“Một ngàn năm qua, mối quan hệ giữa Hồi giáo và Công giáo là một mối quan hệ đầy chua chát và cay đắng. Có những vị Giáo Hoàng đã tuyên chiến chống lại người Hồi giáo và người Do Thái, chẳng hạn như những cuộc Thập Tự Chinh. Nhưng ngày nay, một kỷ nguyên mới đang được mở ra, một vị Giáo Hoàng mang trong mình sự hiểu biết và cảm thông đối với Hồi giáo và các tôn giáo khác.”

pope

Nhiều người Hồi giáo tin rằng Đức Thánh Cha Francis là người đã xây dựng lại hình ảnh của Vatican đối với cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới. photo courtesy: Reuters/ Osman Orsal

Imam Talib Abdur Rashid, một tín đồ Hồi giáo và là một nhà hoạt động xã hội lâu năm, cho hay ông rất ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Francis vì những nỗ lực của Ngài để giải quyết các vấn đề về nhân quyền, môi trường, và “sự thiêng liêng của sự sống”. Abdur Rashid nói thêm rằng Đức Thánh Cha đã tập trung vào những vấn đề liên quan đến người nghèo, đặc biệt là người Mỹ da đen, trong đó có việc loại bỏ án phạt tử hình và chấm dứt mức án tù chung thân. Abdur Rashid, người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo Mosque of Islamic Brotherhood ở Harlem, New York cho biết:

“Ngài ấy đang làm một công việc tuyệt vời!”

Giữa Hồi giáo và Toà Thánh Vatican vốn có mối quan hệ căng thẳng từ nhiều năm nay, gây ra những cuộc biểu tình tại những quốc gia mà người Hồi giáo chiếm đa số. Tuy nhiên, Giáo hoàng Francis đang tìm cách để xoa dịu những căng thẳng, nhấn mạnh những giá trị đạo đức của cả hai bên và chia sẻ về đức tin. Ngài thậm chí còn hôn Kinh Coran và thúc đẩy những cuộc đối thoại với cộng đồng Hồi giáo. Những nỗ lực của Đức Thánh Cha đã giúp lấp đầy kẽ nứt sâu sắc giữa hai cộng đồng đức tin. Những nhà lãnh đạo Hồi giáo cho rằng Đức Thánh Cha đã đến để thể hiện một hình mẫu của các giá trị tôn giáo mà cộng đồng của họ cũng tuân thủ. Việc Đức Giáo Hoàng Francis đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo đảng Cộng hoà và những người bảo thủ đang ra sức chống lại những người Hồi giáo, đã khiến cho mối quan hệ giữa hai cộng đồng tôn giáo phát triển thêm một bậc nữa. Theo Sayyid Syeed, giám đốc của Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ:

“Một ngàn năm qua, mối quan hệ giữa Hồi giáo và Công giáo là một mối quan hệ đầy chua chát và cay đắng. Có những vị Giáo Hoàng đã tuyên chiến chống lại người Hồi giáo và người Do Thái, chẳng hạn như những cuộc Thập Tự Chinh. Nhưng ngày nay, một kỷ nguyên mới đang được mở ra, một vị Giáo Hoàng mang trong mình sự hiểu biết và cảm thông đối với Hồi giáo và các tôn giáo khác.”

Trong khi cuộc đối thoại giữa người Hồi giáo và Công giáo ở Hoa Kỳ đã kéo dài trong nhiều thập niên, nhiều người Hồi giáo cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI không có nhiều hoạt động để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai tôn giáo. Khi Đức Thánh Cha Francis trở thành Đức Giáo Hoàng, nhiều người Hồi giáo vẫn tỏ ra bất mãn với Vatican. Nhưng sau khi Ngài bày tỏ tầm nhìn đa nguyên của mình và ý định tiếp cận với cộng đồng Hồi giáo, cuối cùng phía Hồi giáo cũng đã có một tiếng thở dài nhẹ nhõm.

Hàng chục đại diện của các cộng đồng Hồi giáo người Mỹ đã được mời tham dự một cuộc họp liên tôn giáo vì hoà bình vào ngày thứ Sáu tại Viện bảo tàng Quốc gia 11 tháng 9 ở New York trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha. Ngoài ra, một số các nhà lãnh đạo Hồi giáo cũng như những cộng đồng tôn giáo khác cũng được dự kiến sẽ cùng tham gia với Đức Giáo Hoàng trong suốt chuyến thăm Hoa Kỳ của Ngài. Tahir Kukaj, lãnh đạo của Trung tâm Văn hoá Hồi giáo Albania ở Staten Island, New York, người cũng được mời tham dự cuộc họp liên tôn giáo, cho biết:

“Là một người Hồi giáo và cũng là một nhà lãnh đạo Hồi giáo, tôi tin rằng Đức Francis đến để mang theo thần khí của sự thật. Ngài kêu gọi cho hoà bình và công lý và những gì Ngài ấy nói là xuất phát từ chính tấm lòng của mình.”

Ngoài sự tôn trọng vì những lập trường của Đức Thánh Cha về một loạt các vấn đề kinh tế và xã hội, những người Hồi giáo còn ca ngợi Ngài bởi những lập trường chính trị vững vàng về những vấn đề liên quan đến Trung Đông – những vấn đề vốn rất quan trọng đối với những người Hồi giáo. Trong tháng Sáu vừa qua, Vatican đã chính thức công nhận Palestine là một nhà nước. Và trong tháng Chín, Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi mỗi giáo xứ Công giáo hãy đón nhận một gia đình tị nạn người Syria. Abdur Rashid chia sẻ:

“Đó là những vấn đề mà người Hồi giáo chúng tôi rất quan tâm, và chúng là những vẫn đề liên quan đến nhân quyền. Hầu hết những người Hồi giáo ở Mỹ và đặc biệt ở New York, là những người nhập cư. Nhiều người trong số họ cũng là những người tị nạn, vì vậy tôi nghĩ rằng những việc làm của Đức Cha Francis sẽ nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ người Hồi giáo.”

Theo IB Times

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: