Các giấy tờ được yêu cầu mang theo trong buổi phỏng vấn.
Đương đơn có trách nhiệm đảm bảo nộp đầy đủ tất cả các giấy tờ được yêu cầu tại buổi phỏng vấn. Vui lòng kiểm tra kỹ để đảm bảo hồ sơ của đương đơn có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết, tránh tình trạng phải quay lại Lãnh sự quán nhiều lần.
Đương đơn cần nộp cả bản chính, và bản sao những giấy tờ liệt kê bên dưới. Chúng tôi sẽ trả lại những giấy tờ bản chính sau khi phỏng vấn. Tất cả những giấy tờ không phải bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh có chứng nhận rõ ràng rằng “Bản dịch chính xác” và “Người dịch đủ năng lực dịch thuật”. Đương đơn phải sắp xếp các giấy tờ theo đúng thứ tự được liệt kê dưới đây, và tách riêng tất cả các giấy tờ bản chính. Mỗi đương đơn phải có một bộ hồ sơ riêng. Nếu đương đơn không nộp đủ tất cả các giấy tờ được yêu cầu cho buổi phỏng vấn, hồ sơ của đương đơn có thể bị từ chối hoặc việc in thị thực có thể bị trì hoãn.
1. Đăng ký Địa chỉ: Đương đơn phải NHANH CHÓNG tạo tài khoản trên trang ustraveldocs để đăng ký địa chỉ chuyển phát thị thực trong trường hợp hồ sơ được chấp thuận.
2. Tờ Thông tin Hộ chiếu: Vui lòng in Tờ Thông tin Hộ chiếu (PDF-308KB) và điền đầy đủ nội dung. Quý vị sẽ cần các thông tin này nếu hồ sơ của quý vị được chấp thuận. Việc chuyển phát thị thực có thể bị trì hoãn nếu quý vị không nộp Tờ thông tin hộ chiếu này cho chúng tôi.
3. Bản sao Thư mời phỏng vấn.
4. Trang xác nhận in khi hoàn tất Đơn DS-260 (đối với diện định cư) hoặc Đơn DS-160 (đối với diện K).
5. Hình xin thị thực: Hai (2) hình màu đúng quy cách cho mỗi đương đơn. Đương đơn phải ghi tên, và ngày tháng năm sinh phía sau mỗi tấm hình. Đương đơn có thể tham khảo thêm thông tin về yêu cầu cụ thể đối với hình cho thị thực tại trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
6. Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao.
7. Hộ chiếu: Bản chính và bản sao. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 60 ngày tính từ ngày thị thực Hoa Kỳ hết hạn. Chúng tôi yêu cầu mỗi đương đơn đều phải nộp hai bản sao trang thông tin hộ chiếu riêng, kể cả trẻ em đi chung hộ chiếu với cha mẹ.
8. Hộ khẩu: bản chính và bản sao.
9. Giấy khai sinh: Bản chính và bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh, của mỗi đương đơn có tên trên hồ sơ, và của tất cả các con của đương đơn chính (ngay cả khi người con đó không đi cùng). Trong trường hợp không có giấy khai sinh của người bảo lãnh, Viên chức Lãnh sự sẽ xem xét, và hướng dẫn thêm cho đương đơn khi phỏng vấn. Nếu đương đơn là con nuôi hoặc đương đơn có nhận con nuôi, đương đơn phải nộp thêm giấy cho nhận con nuôi hợp pháp.
10. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (không yêu cầu nếu chưa bao giờ kết hôn):
* Bản chính và bản sao: Giấy đăng ký kết hôn nếu đương đơn đã kết hôn (bản chính và bản sao).
* Bằng chứng hợp pháp về việc chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh, và của các đương đơn (Bản chính và bản sao, Giấy ly hôn hoặc Giấy chứng tử của vợ/chồng cũ, nếu có).
11. Bản chính Phiếu Lý lịch Tư pháp số 2: Lý lịch Tư pháp số 2 được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi đương đơn đang sinh sống, hoặc nơi đương đơn cư trú hợp pháp theo Hộ khẩu, được yêu cầu đối với mỗi đương đơn từ 16 trở lên. Để biết thêm thông tin về Giấy Lý lịch Tư pháp Việt Nam, vui lòng nhấp vào đây.
12. Bản chính Lý lịch Tư pháp nước ngoài (nếu có):
* Đối với đương đơn xin thị thực định cư: Nộp bản chính Lý lịch Tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi đủ 16 tuổi. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.
* Đối với đương đơn xin thị thực diện K: Nộp bản chính Lý lịch Tư pháp được cấp bởi tất cả các quốc gia nơi đương đơn đã cư trú ít nhất sáu tháng kể từ khi đủ 16 tuổi. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.
13. Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có): Bản chính và bản sao. Các đương đơn từng bị kết án phải nộp bản sao có công chứng của mỗi án tích và bất kỳ án tù nào, cho dù sau đó đương đơn được hưởng những ân xá, hay bất kỳ hình thức khoan hồng nào khác. Các án tích cần bao gồm đầy đủ thông tin về các tình tiết liên quan đến việc phạm tội của đương đơn, và phán quyết của tòa, bao gồm bản án, hình phạt hay các hình thức phạt tiền mà người bị kết án buộc phải thi hành.
14. Hồ sơ quân đội (nếu có): Bản sao. Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều phải nộp 1 bản sao hồ sơ quân đội của mình. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.
15. Kết quả kiểm tra sức khỏe: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe, đương đơn sẽ nhận được kết quả kiểm tra sức khỏe trong một phong bì đã niêm phong. ĐƯƠNG ĐƠN KHÔNG ĐƯỢC MỞ PHONG BÌ NÀY. Vui lòng đem theo phong bì niêm phong có kết quả kiểm tra sức khỏe đến buổi phỏng vấn xin thị thực. Trong một số trường hợp, đơn vị khám sức khỏe do Lãnh sự quán chỉ định sẽ gửi thẳng kết quả kiểm tra sức khỏe của quý vị đến Lãnh sự quán. Để biết thêm thông tin, vui lòng nhấp vào đây.
16. Hồ sơ bảo trợ tài chính:
* Đối với đương đơn xin thị thực định cư: Người bảo lãnh, và người đồng bảo trợ phải điền đầy đủ thông tin, ký tên, và nộp Hồ sơ Bảo trợ Tài chính (Mẫu I-864) cho mỗi đương đơn xin thị thực định cư. Mỗi mẫu đơn I-864 của người bảo lãnh, và người đồng bảo trợ phải đi kèm với bản khai thuế thu nhập do Sở Thuế Liên Bang (IRS) cấp hoặc giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất, và các mẫu W-2 liên quan. Để biết thêm thông tin về mẫu I-864, vui lòng truy cập trang: www.uscis.gov/i-864.
Nếu mẫu I-864 do người đồng bảo trợ nộp, người đồng bảo trợ này phải nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp của người đồng bảo trợ như: bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ, hoặc thẻ Thường trú nhân.
Trong trường hợp người bảo lãnh đã nộp đầy đủ các hồ sơ bảo trợ tài chính đến Trung tâm Thị thực quốc gia (NVC), đương đơn không cần nộp lại các hồ sơ này khi phỏng vấn. Nếu chưa nộp, đương đơn vui lòng chuẩn bị các hồ sơ này để nộp vào ngày phỏng vấn. Trong một số trường hợp, nếu giấy tờ tài chính mà đương đơn chuẩn bị không đáp ứng đúng yêu cầu về thu nhập tối thiểu theo hướng dẫn trên trang thông tin I-864P, chúng tôi sẽ yêu cầu đương đơn nộp thêm các giấy tờ chứng minh tài chính khác sau khi phỏng vấn.
Bản sao và bản chụp (scanned) của mẫu đơn I-864, và những chứng từ bảo trợ khác được chấp nhận.
* Đối với đương đơn xin thị thực diện K: Người bảo lãnh có thể điền, và nộp bản chính mẫu đơn bảo trợ tài chính (I-134) cho đương đơn chính, và một bản sao cho mỗi đương đơn phụ thuộc. Ngoài ra cần nộp thêm một bản sao giấy khai thuế thu nhập do Sở Thuế Liên Bang (IRS) cấp, hoặc bản khai thuế liên bang Hoa Kỳ, và các giấy W-2 nếu có.
Đối với trường hợp có người đồng tài trợ: Ngoài những giấy tờ tài chính nêu trên, người đồng tài trợ nên nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ như một bản sao giấy khai sinh, hộ chiếu, giấy nhập tịch, hoặc thẻ Thường trú nhân. Viên chức sẽ quyết định vào buổi phỏng vấn xem có chấp nhận người đồng tài trợ hay không.
17. Bằng chứng về mối quan hệ: Đương đơn cần chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh, và với các thành viên phụ thuộc trong gia đình đi cùng (nếu có).
* Diện hôn phu/hôn thê (K): Vui lòng đề tên và ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian, và phân thành hai nhóm: trước và sau khi đính hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các hình ảnh, thư từ, hóa đơn điện thoại, và những bằng chứng có liên quan khác để hỗ trợ việc chứng minh với Viên chức Lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy hình ảnh ra khỏi album, và chỉ mang theo những hình ảnh rời.
* Diện bảo lãnh vợ-chồng: Vui lòng đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian, và phân thành hai nhóm: trước và sau khi kết hôn. Bằng chứng có thể bao gồm nhưng không giới hạn các hình ảnh, thư từ, hóa đơn điện thoại, và những bằng chứng có liên quan khác để chứng minh với Viên chức Lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy hình ảnh ra khỏi album, và chỉ mang theo những hình ảnh rời.
* Nếu đương đơn là con kế của người bảo lãnh: Giấy chứng nhận kết hôn bản chính của người bảo lãnh và cha mẹ ruột của đương đơn, và một bản sao cùng giấy tờ ly hôn với tất cả vợ hoặc chồng, trước đây của cả hai người.
* Diện bảo lãnh đi làm việc: Người sử dụng lao động của đương đơn tại Hoa Kỳ phải cung cấp bằng văn bản giấy xác nhận cho thấy vị trí công việc họ đã đề nghị cho đương đơn vẫn còn hiệu lực. Giấy xác nhận phải được in trên giấy có tiêu đề/biểu tượng của doanh nghiệp, có chữ ký gốc của người sử dụng lao động, và phải được công chứng.
* Diện bảo lãnh khác: Đương đơn cần chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo… để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh.
Nguồn: Xem tại đây