Notifications
Clear all

[Closed] Hướng dẫn cần thiết


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Topic Hướng dẫn cần thiết.

http://vietditru.org/forum/huongdancanthiet

Tiếp tục theo dõi ở đây.


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa H1B – Định cư Mỹ theo diện lao động chuyên môn.

Visa H1-B là loại visa tạm trú cho phép chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ tuyển dụng và thuê những chuyên gia người nước ngoài trong các ngành nghề chuyên môn làm việc tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Để thỏa yêu cầu visa H1-B, chủ doanh nghiệp tài trợ tuyển dụng và người lao động tiềm năng phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Chủ doanh nghiệp phải tuân theo những yêu cầu trong quy trình xin visa H-1B, cũng như  những quy định của Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) và Bộ Lao động Hoa Kỳ để nhận được Hồ sơ Lao động có điều kiện (LCA).

Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chứng minh rằng mục đích thuê lao động ngoại kiều vì ngành nghề chuyên môn cả trong toàn thời gian hoặc bán thời gian, trong phạm vi nước Mỹ và người lao động tiềm năng phải hội đủ các tiêu chuẩn được yêu cầu.

Visa H1B – Định cư Mỹ theo diện lao động chuyên môn

Các tiêu chuẩn đánh giá của Visa H-1B

Công việc chuyên môn

Công việc phải là công việc chuyên môn, trình độ yêu cầu chung tối thiểu là Cử nhân hay Cao học (hoặc tương đương) liên quan đến công việc chuyên môn. Người mẫu thời trang được nhận giải ưu tứu hay có năng lực xuất sắc cũng có thể xin visa H-1B.

Các vị trí thông thường không yêu cầu bằng cấp cử nhân có thể thuộc công việc chuyên môn nếu vị trí đó quá phức tạp hay đặc biệt mà chỉ duy nhất cá nhân ngoại kiều với bằng chuyên ngành mới có thể đảm nhiệm thực hiện đúng theo yêu cầu công việc. Những vị trí công việc chuyên môn, với yêu cầu cao và phức tạp mà kiến thức chuyên môn tích lũy từ bằng cấp Đại học và Sau đại học với chuyên ngành liên quan là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Những công việc chuyên môn như sau:

Kiến trúc sư, Kỹ sư, Giáo sư, Giáo viên, Nhà nghiên cứu, Chuyên gia y tế, Nhà dinh dưỡng học, Nhà vật lý học, Y tá, Chuyên gia máy tính, Kế toán, Luật sư, Nhà xã hội học, Nhà kinh tế học, Thủ thư và những chuyên gia trong các lĩnh vực khác.

Những điều kiện về trình độ

Chủ doanh nghiệp tuyển dụng phải chứng minh rằng lao động ngoại kiều đáp ứng được những tiêu chí đào tạo đặc biệt được đưa ra cho các lĩnh vực chuyên môn. Theo luật chung, cá nhân lao động người nước ngoài phải tốt nghiệp Cử nhân hay Cao học tại trường Cao đẳng-Đại học được chứng nhận và bằng cấp phải là điều kiện tiên quyết cho việc đánh giá tiêu chuẩn cho công việc chuyên môn.

Nếu lao động ngoại kiều tốt nghiệp tại học viện không thuộc Hoa Kỳ, bằng cấp phải được đánh giá nhằm quyết định liệu có giá trị tương đương với văn bằng được cấp tại Mỹ. Nếu giá trị bằng cấp là tương đương, sẽ không có yêu cầu về kinh nghiệm công việc.

Nếu ngoại kiều không đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp, vẫn có thể thay thế bằng kinh nghiệm làm việc hoặc đào tạo, qua đó 3 năm kinh nghiệm chuyên môn được xem xét tương đương với 1 năm đào tạo Cao đẳng-Đại học (cứ mỗi 3 năm kinh nghiệm làm việc = 1 năm giáo dục Cao đẳng/Đại học).

Bên cạnh đó, nếu luật mỗi bang quy định lao động (như bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kế toán/kiểm toán viên, y tá được chứng nhận) phải có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề chuyên môn để thực hiện theo yêu cầu công việc, thì lao động ngoại kiều phải sở hữu giấy phép hành nghề hợp pháp để hoàn toàn đủ điều kiện.

Những yêu cầu của Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) và Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS)

Ngoài những quy định nghề nghiệp và tiêu chuẩn về giáo dục, chủ doanh nghiệp còn phải tuân thủ những yêu cầu được đưa ra bởi Bộ lao động (DOL) để nhận được Hồ sơ Điều kiện Lao động (LCA). Sau khi DOL chứng nhận Hồ sơ Điều kiện Lao động (LCA), chủ doanh nghiệp phải trình đơn I-129 đến Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) nhằm xin cấp phép sử dụng lao động ngoại kiều dưới diện H-1B, từ đó lao động ngoại kiều có thể được thuê làm việc.

Để hoàn thành toàn bộ quy trình này, chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chứng minh rằng lao động ngoại kiều (visa H-1B) được trả lương dựa trên mức lương trung bình của lao động người Mỹ, còn được gọi là “prevailing wage”. “Prevailing wage” được định nghĩa bởi luật thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ; mức lương trung bình trả cho lao động ngoại kiều tương đương mức lương thuê lao động người Mỹ tại khu vực dự định làm việc. “Prevailing wage” được xác định thông qua National Prevailing Wage Center (NPWC).

Tiếp theo, chủ doanh nghiệp phải chứng minh 6 điều kiện sau:

- Chủ doanh nghiệp phải trả cho người lao động H-1B cao hơn:

- Mức lương thực sự chi trả cho tất cả những cá nhân khác có cùng khả năng và kinh nghiệm, hoặc

- Mức lương trung bình (prevailing wage) của ngành nghề tại “khu vực dự định làm việc” được đưa ra bởi Cục thống kê trọng điểm (MSA) và hẹp hơn là Cục thống kê trọng điểm sơ cấp (PSMA).

- Việc làm của lao động ngoại kiều thông qua visa H-1B sẽ không ảnh hưởng sâu sắc đến điều kiện làm việc của người lao động tại nơi dự định làm việc.

- Không có hoạt động biểu tình/đình công tại nơi làm việc liên quan đến vị trí công việc của lao động ngoại kiều tiềm năng.

- Chủ doanh nghiệp cần hỗ trợ cung cấp những thông báo về thủ tục hồ sơ điều kiện lao động cho đại diện thương lượng riêng của lao động ngoại kiều về công việc chuyên môn thuộc H-1B; trong trường hợp không có người đại diện, phải đăng một cách rõ ràng những thông báo trên website hoặc nơi làm việc trước ngày điền hồ sơ điều kiện lao động, hoặc trong vòng 30 ngày trước khi được điền, và duy trì thông báo trong 10 ngày tiếp theo.

- Chủ doanh nghiệp sẽ duy trì những giấy tờ cần thiết cho việc đánh giá:

- Bản sao Hồ sơ điều kiện lao động đã được điền,

- Bản lương đã chi trả cho người lao động H-1B,

- Một tờ tường trình cách tính lương, và

- Tài liệu cơ bản dùng cho việc xác định lương trung bình “prevailing wage”.

- Chủ doanh nghiệp phải đồng ý thanh toán cho lao động ngoại kiều những chi phí đi lại hợp lý để trở về nước trong trường hợp chủ doanh nghiệp chấm dứt việc thuê lao động ngoại kiều trước thời hạn kết thúc sử dụng lao động được cho phép.

Yêu cầu dành cho chủ doanh nghiệp tài trợ Hoa Kỳ

Để lao động ngoại kiều nhận được visa H-1B, chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải cung cấp việc làm và sẵn sàng tài trợ bằng cách điền đơn xin visa tại USCIS. Nhìn chung, các cá nhân không thể tự nộp đơn xin visa H-1B để làm việc tại Hoa Kỳ. Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải điền đơn bảo trợ hoặc nhờ trợ giúp của luật sư để xin visa H-1B cho lao động ngoại kiều.

Một chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm những dịch vụ điền giấy tờ và thủ tục cần thiết cho quá trình xin visa H-1B và dịch vụ hỗ trợ trên cũng phải là “chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ”. Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể là cá nhân, công ty, tập đoàn, nhà thầu hoặc những hiệp hội/tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ với một mã số thuế của Sở thuế vụ IRS được biết với tên gọi “Mã số Thuế của Doanh nghiệp Liên Bang” (Federal Employer Identification Number hay FEIN). Việc này đòi hỏi phải có một mối quan hệ chủ-người làm thuê, như đã đề cập rằng chủ doanh nghiệp có thể thuê, sa thải, trả lương, giám sát hoặc quản lý công việc của người lao động.

Có 2 yêu cầu chính mà chủ doanh nghiệp phải đáp ứng:

- Chủ doanh nghiệp phải có khả năng chi trả cho người lao động.

- Công việc đưa ra cho lao động ngoại kiều sắp được thụ hưởng diện H-1B nên là một cam kết hợp đồng. Mặc khác, doanh nghiệp thật sự cần lao động ngoại kiều vì yêu cầu của vị trí công việc chuyên môn.

Giới hạn của Visa H-1B

Lưu ý rằng số lượng visa mới dành cho diện H-1B không di trú được phát hành mỗi năm luôn có mức giới hạn. Số lượng visa tối đa hiện tại là 65,000 visas mỗi năm tài khóa; được tính từ ngày 1 tháng 10 đến 30 tháng 9. Ngoài ra, 6,800 visa được dành cho Chi-lê và Singapore dưới Hiệp ước thương mại tự do giữa hai quốc gia này với Hoa Kỳ. Cùng với 20,000 visas dành cho những cá nhân xuất sắc với trình độ Thạc sĩ hoặc cao hơn từ các học viện cao học của Hoa Kỳ. Nếu có bất kỳ số visa còn trống dựa theo hạn mức dành cho Chi-lê/Singapore, visa dư sẽ được dùng cho những ứng viên trượt trong giới hạn thông thường.

Lợi ích của visa H-1B

Một trong những lợi ích lớn nhất của visa H-1B đó là một trong số ít visa có mục đích kép. Nghĩa là, visa H-1B cho phép người giữ visa H-1B có cả “mục đích không di trú” và “mục đích di trú” đối với kế hoạch nhập cư vào Hoa Kỳ. Vì vậy, dù tìm kiếm công việc tạm thời tại Mỹ thông qua Visa H-1B không di trú, người giữ visa H-1B không cần phải duy trì tình trạng tạm trú trong suốt thời gian họ cư trú tại Hoa Kỳ, và lợi thế dành cho người giữa visa H-1B là có thể điền đơn xin định cư và trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ thông qua loại visa định cư dựa trên công việc. Cùng lợi thế nữa là cả hai “mục đích di trú” và “mục đích không di trú” đều không làm trì hoãn nhau.

Người thân được đi cùng

Visa H-1B cho phép vợ/chồng và con cái độc thân (dưới 21 tuổi) của lao động ngoại kiều được phép đi cùng họ và sinh sống tại Hoa Kỳ một cách hợp pháp với visa H-4, vợ/chồng và con cái phải xin visa riêng khi muốn làm việc.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa B2 – Định cư Mỹ theo diện du lịch hoặc điều trị bệnh ngắn hạn.

Visa Du lịch là loại visa không di trú dành cho các cá nhân mong muốn đến Hoa Kỳ trong thời gian ngắn để du lịch hoặc điều trị bệnh (Visa B-2).

Visa B-2 có thể còn được dùng với mục đích nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Thông thường visa Du học chỉ giúp sinh viên tham gia các chương trình học toàn thời gian hoặc đào tạo nghề tại những trường được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Nhưng nếu một cá nhân đang du lịch tại Mỹ nhưng lại muốn tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn và không vì mục đích bằng cấp, và khóa học này ngắn hơn 18 giờ mỗi tuần, thì họ có thể được phép học theo diện Visa B-2. Một ví dụ đó là nếu một người đang du lịch lại Hoa Kỳ, và trong thời gian đó học muốn học 1 lớp dạy nấu ăn trong 2 ngày vì sự thích thú (không có ý định nhận bằng cấp), thì trường hợp này được phép theo diện visa B-2.

Visa B2 – Định cư Mỹ theo diện du lịch hoặc điều trị bệnh ngắn hạn

Những ai sẽ cần đến Visa B-2?

  • Các cá nhân muốn đến du lịch tại Mỹ.
  • Các cá nhân muốn thăm bạn bè và người quen tại Mỹ trong thời gian ngắn.
  • Các cá nhân muốn đi Mỹ để chữa trị bệnh.
  • Người nước ngoài đến Mỹ để kết hôn với công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú dân, theo văn phòng lãnh sự quán và USCIS rằng sau khi kết hôn, các cá nhân sẽ phải rời Mỹ một thời gian, mặc dù mục đích cuối cùng là định cư.
  • Vận động viên không chuyên, nghệ sĩ,…sẽ tham gia các hoạt động tương ứng tại Mỹ và không nhận được bất kỳ trợ cấp nào.
  • Các cá nhân đến Mỹ để tham gia các hội nghị được tổ chức bởi các tổ chức xã hội.
  • Các cá nhân phụ thuộc của các thành viên người nước ngoài của các lực lượng quân đội Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ tại Mỹ.
  • Các cá nhân phụ thuộc của người giữ Visa D hoặc B-1 đi theo, hoặc người phụ thuộc của cá nhân không nhập cư với lý do không thuộc phạm vi phát sinh liên quan. Ví dụ, cha mẹ lớn tuổi của người giữ visa E.
  • Các cá nhân dự định đến Mỹ để nộp đơn xin gia nhập quân đội Hoa Kỳ và hưởng chế độ nhập tịch với các chính sách phúc lợi đặc biệt theo tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ.

Quy trình nộp đơn xin cấp visa B-2 đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận. Hồ sơ không phạm bất cứ lỗi nào là rất quan trọng trong lần đầu tiên, bởi vì sẽ khó khăn, nếu không kể bất khả thi, trong việc nhận visa B-2 nếu bị đánh trượt hoặc đã từng bị từ chối cấp visa trước đây. Các lỗi trong quá trình nộp đơn xin cấp visa B-2 có thể làm bạn vĩnh viễn không thể xin visa du lịch Hoa Kỳ được.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa F1 – Định cư Mỹ theo diện du học.

Visa F-1 dành cho sinh viên tham gia chương trình toàn thời gian hoặc học thuật  tại trường Cao đẳng/Đại học được chứng nhận bởi Bộ Nhập Cư và Hải Quan Hoa Kỳ và hỗ trợ bởi Hệ thống thông tin du học sinh và khách mời trao đổi (SEVIS).

Visa F1 – Định cư Mỹ theo diện du học

Visa F-1 có hiệu lực đến khi sinh viên hoàn tất chương trình học. Visa F-1 cũng cho phép sinh viên làm việc trong khuôn viên trường và trong môt số trường hợp có thể làm việc bên ngoài khuôn viên trường. Thêm vào đó, sinh viên diện visa F-1 có đủ điều kiện nộp đơn vào Chương trình thực tập và đào tạo chuyên môn (Employment-authorized practical training) sau khi hoàn thành chương trình học. Chương trình đào tạo này được giới hạn trong 12 tháng nhưng vẫn có thể được gia hạn đến tối đa là 29 tháng dành cho sinh viên chuyên ngành khoa học, công nghệ, kỹ sư, hay toán học. Sinh viên diện visa F-1 có thể chuyển tiếp sang trường khác và thay đổi chuyên ngành học trong khi du học tại Hoa Kỳ. Một khi sinh viên  hoàn tất chương trình học hoặc chương trình đào tạo thực hành (trong các trường hợp thích hợp), họ có 60 ngày để rời khỏi nước Mỹ.

Tiêu chuẩn dành cho Visa du học F-1

Sinh viên phải được ghi danh vào chương trình đào tạo học thuật, chương trình đào tạo ngôn ngữ, hoặc chương trình đào tạo nghề ;

  • Trường Cao đẳng-Đại học mà sinh viên xin nhập học phải được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS);
  • Sinh viên phải tham gia vào chương trình học toàn thời gian tại trường;
  • Trình độ Anh ngữ của sinh phiên phải thông thạo hoặc được nhận vào chương trình dự bị tiếng Anh.
  • Sinh viên phải có nguồn hỗ trợ tài chính đầy đủ trong suốt quá trình học được ước tính.
  • Sinh viên phải duy trì trường trú bên ngoài nước Mỹ và không dự định định cư tại Hoa Kỳ.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa M1 – Định cư Mỹ theo diện du học nghề.

Visa M-1 dành cho sinh viên đăng ký vào các chương trình ngoài học thuật hoặc đào tạo nghề.

Một số ví dụ về chương trình Đào tạo nghề: Cơ khí, Kỹ thuật, các lớp dạy nấu ăn, chương trình ngôn ngữ, đào tạo hàng không hoặc chương trình về thẩm mỹ. Không giống như visa F1, visa M-1 chỉ có thời hạn trong 1 năm. Sinh viên có thể nộp đơn gia hạn tạm trú tối đa 3 năm. Ngoài ra, người giữ visa M-1 chỉ được phép giảm môn học vì lý do liên quan đến sức khỏe cho tổng thời gian tốt đa là 6 tháng. Trong khi người giữ visa F-1 có thể thoải mái chuyển tiếp đến các trường khác, sinh viên diện M-1 thông thường chỉ được chuyển tiếp trong vòng 6 tháng đầu tiên của chương trình. Tương tự visa F-1, visa M-1 tạo cơ hội cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) quy định mỗi sinh viên diện M-1 theo học các chương trình Đào tạo nghề được quyền có 1 tháng làm việc cho mỗi 4 tháng học tập. Ngoài ra, sinh viên tham gia chương trình đào tạo thực hành được phép làm việc tối đa 6 tháng. Điều này có nghĩa là thời gian tối đa của sinh viên có thể lưu lại Mỹ theo diện visa M-1 là 3 năm 6 tháng. Tuy nhiên, visa M-1 không cho phép sinh viên làm việc trong khi học tập. Bên cạnh đó, visa M-1 cho phép sinh viên có 30 ngày để chuẩn bị rời Hoa Kỳ sau khi hoàn tất việc học.

Visa M1 – Định cư Mỹ theo diện du học nghề

Tiêu chuẩn dành cho Visa du học nghề M-1

  • Sinh viên phải đăng ký vào chương trình Đào tạo nghề hoặc ‘ngoài học thuật’ ;
  • Trường sinh viên nộp đơn xin nhập học phải được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) ;
  • Sinh viên phải ghi danh vào chương trình toàn thời gian tại trường ;
  • Trình độ Anh ngữ của sinh phiên phải thông thạo hoặc được nhận vào chương trình dự bị tiếng Anh ;
  • Sinh viên phải có nguồn hỗ trợ tài chính đầy đủ trong suốt quá trình học được đề ước tính; và
  • Sinh viên phải duy trì trường trú bên ngoài nước Mỹ.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Định cư Mỹ: Hết hạn thẻ xanh phải làm sao?

Ngày hết hạn thẻ xanh rất quan trọng. Đối với những người có thẻ xanh 10 năm sẽ không có ngày hết hạn quy chế thường trú nhân hợp pháp của họ. Ngày hết hạn chỉ áp dụng cho tấm thẻ xanh mà thôi. Tuy nhiên, không vì thế mà ngày trên thẻ xanh bị xem thường.

Định cư Mỹ : Hết hạn thẻ xanh phải làm sao?

Một tấm thẻ xanh 10 năm hết hạn cũng giống như sổ thông hành (passport). Nếu sổ thông hành Hoa Kỳ hết hạn, người này vẫn là công dân Hoa Kỳ nhưng sổ thông hành hết hạn không thể được dùng để du hành ngoài đất nước Hoa Kỳ. Nếu thẻ xanh 10 năm hết hạn, thường trú nhân này vẫn là một thường trú nhân hợp pháp nhưng thẻ xanh hết hạn không thể được dùng để du lịch quốc tế hoặc chứng minh sự hợp lệ đối với việc làm.

Vì thế, các Thường trú nhân có thẻ xanh 10 năm được yêu cầu nộp đơn I-90 để xin gia hạn thẻ xanh trong thời hạn trước 6 tháng khi thẻ này hết hạn.

Thẻ xanh Hai năm dành cho những người cư trú có điều kiện thì khác. Quy chế Thường trú nhân “có điều kiện” được cấp cho những hồ sơn xin thẻ xanh dựa trên vấn đề hôn nhân, khi hôn thú được cấp dưới hai năm vào thời điểm hồ sơ này được chấp thuận. Người cư trú “có điều kiện” phải nộp đơn xin hủy bỏ điều kiện này trong vòng 90 ngày trước thẻ xanh hai năm hết hạn.

Thẻ xanh 2 năm khác với thẻ xanh 10 năm.

Khi thẻ xanh 10 năm hết hạn, người này vẫn giữ quy chế thường trú nhân hợp pháp. Tuy nhiên, đối với thường trú nhân “có điều kiện”, ngày hết hạn trên thẻ xanh sẽ chấm dứt quy chế thường trú nhân của họ nếu họ không nộp đơn I-751 đúng kỳ hạn.

Trong vòng 90 ngày trước khi chấm dứt hạn kỳ 2 năm, người cư trú “có điều kiện” phải nộp đơn I-751 để “hủy bỏ điều kiện” này. Không nộp đơn I-751 trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh hai năm hết hạn sẽ làm mất quy chế thường trú nhân hợp pháp, và nguy hại hơn nữa, người này có thể bị đặt trong tiến trình bị trục xuất. Vì thế, ngày hết hạn phải được quan tâm nghiêm chỉnh.

Mẫu đơn đúng để xin hủy bỏ “điều kiện” này cho người có Thẻ xanh 2 năm là đơn I-751. Một sai lầm tai hại thường xảy ra cho thường trú nhân “có điều kiện” là họ đã nộp đơn sai vào cuối thời gian hạn kỳ 2 năm. Họ phạm lỗi lầm vì đã nộp đơn I-90 để xin thay thế thẻ Thường trú nhân 2 năm. Đơn I-90 không thể được dùng để xin hủy bỏ “điều kiện” để có một tấm thẻ xanh vĩnh viễn. Và sự việc thường xảy ra là Sở Di trú đã nhận được những đơn I-90 này. Vài tháng sau đó, Sở di trú thông báo cho đương đơn biết rằng họ không thể dùng đơn I-90, vào lúc thẻ xanh hai năm đã hết hạn và các đương đơn này đã mất quy chế thường trú nhân hợp pháp.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Định cư Mỹ: Thường trú nhân là gì?

Thường trú Hoa Kỳ là tình trạng di trú cho phép người nhập cư sống, và làm việc vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Người nhập cư nước ngoài nhận được cư trú vĩnh viễn, và hợp pháp sẽ được cấp một thẻ cư trú hay còn được biết đến là thẻ xanh.

Định cư Mỹ: Thường Trú Nhân là gì?

Những đương đơn xin EB-5 visa trở thành Thường trú nhân sau khi mẫu đơn I-526 của họ được thông qua bởi USCIS. Tuy nhiên, trong bước này của quy trình xin EB-5 visa, họ trở thành Thường trú nhân có điều kiện 2 năm thay vì thường trú nhân vĩnh viễn. Điều này cho phép đương đơn đến Hoa Kỳ có thể xem xét được việc đầu tư EB-5 của họ sau thời gian 2 năm. Vào cuối giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ nộp đơn thường trú hoàn toàn bằng việc điền vào mẫu I-829. Ngay khi đơn này được chấp nhận, nhà đầu tư, vợ/chồng, và con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của họ có thể sống, và làm việc vĩnh viễn ở Hoa Kỳ trong suốt phần đời còn lại của mình. Họ cũng có được toàn bộ quyền công dân Hoa Kỳ sau 5 năm.

Các quyền Thường trú (Người giữ Thẻ xanh)

Thường trú nhân Hoa Kỳ, còn được gọi là những người giữ thẻ xanh, được cấp nhiều quyền lợi. Thường trú nhân có thể sống và làm việc vĩnh viễn tại bất cứ đâu ở Hoa Kỳ. Vì vậy, thường trú nhân có thể chọn để định cư và làm việc ở bất kỳ tiểu bang nào của Hoa Kỳ mà họ mong muốn.

Thường trú nhân được bảo vệ hoàn toàn trước luật pháp liên bang, tiểu bang và địa phương của Hoa Kỳ. Thường trú nhân có quyền tiếp cận một trong những hệ thống giáo dục cao học tốt nhất trên thế giới và có thể tránh được việc nộp lệ phí quốc tế tại các trường đại học và cao đẳng trong tiểu bang. Nhờ việc sống ở Hoa Kỳ, thường trú nhân cũng có thể tiếp cận gần hơn đến dịch vụ chăm sóc y tế cấp thế giới. Nếu muốn, thường trú nhân cũng có thể đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian thường trú của mình. Họ cũng có quyền trở thành công dân Hoa Kỳ nếu họ chọn làm vậy, mặc dù điều này không phải yêu cầu bắt buộc cho việc thường trú.

Các quyền thường trú

  • Sống và làm việc tại bất kỳ nơi nào của Hoa Kỳ
  • Được bảo vệ hoàn toàn bởi luật pháp liên bang, tiểu bang và địa phương Hoa Kỳ
  • Tiếp cận hệ thống giáo dục cao học đẳng cấp thế giới
  • Tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cấp thế giới
  • Có thể đi du lịch bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ
  • Lựa chọn để nhận quyền công dân Hoa Kỳ

Những trách nhiệm của Thường trú nhân

Bên cạnh việc được cấp những quyền mở rộng, thường trú nhân cũng phải thực hiện nhiều trách nhiệm. Họ phải nộp các loại thuế được áp dụng, giống như điều một công dân Hoa Kỳ phải làm. Điều này có nghĩa là thường trú nhân phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân với Sở Thuế Vụ Hoa Kỳ (IRS). Thuế này được dựa trên tổng thu nhập của Thường trú nhân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những người nhập cư từ các quốc gia có hiệp ước thuế với Hoa Kỳ có thể nhận một tín dụng để thanh toán thuế nước ngoài. Người giữ thẻ xanh cũng phải thanh toán tất cả các khoản thuế đang áp dụng tại tiểu bang. Giống như công dân Hoa Kỳ, Thường trú nhân phải đăng ký với Dịch Vụ Chọn Lọc nếu họ là nam tuổi từ 18 đến 25. Đăng ký với Dịch vụ chọn lọc giúp những người đàn ông này có đủ điều kiện để được rút ra khỏi quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp Hoa Kỳ có chiến tranh. Thường trú nhân cũng phải có phẩm chất đạo đức tốt.

Trách nhiệm thường trú

  • Trả các loại thuế áp dụng tại tiểu bang.
  • Trả các loại thuế áp dụng tại liên bang.
  • Đàn ông tuổi từ 18 đến 25 đăng ký Dịch vụ chọn lọc.
  • Phẩm chất đạo đức tốt.
  • Những yêu cầu về thể chất.

Thường trú – Quyền công dân

Công dân Hoa Kỳ và thường trú không giống nhau. Thường trú nhân không được phép giữ hộ chiếu Hoa Kỳ. Thay vào đó, thường trú nhân vẫn là công dân của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Thường trú nhân Hoa Kỳ không được phép tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử hay chạy đua các chức vụ của Hoa Kỳ. Công dân có thể dễ dàng đưa các thành viên gia đình đến Mỹ hơn và có cơ hội tiếp cận lớn hơn với các công việc liên bang. Công dân Hoa Kỳ cũng có đủ điều kiện để nhận được nhiều chương trình về lợi ích, và hỗ trợ liên bang hơn như Medicare và An sinh Xã hội. Thường trú nhân phải tuân theo các yêu cầu trong quá trình cư trú mà công dân Hoa Kỳ không phải tuân theo.

Ví dụ, Thường trú nhân có thể mất tình trạng cư trú nếu họ ở bên ngoài Hoa Kỳ hơn một năm mà không có giấy phép tái nhập cảnh phù hợp, nếu họ có giấy phép tái nhập cảnh nhưng không có visa quay trở lại sau hai năm, nếu họ chuyển tới một quốc gia khác với ý định sống ở đó vĩnh viễn, hoặc nếu họ không nộp tờ khai thuế liên bang trong khi sống ở nước ngoài trong bất kì khoảng thời gian nào. Để được hưởng đầy đủ các quyền công dân, Thường trú nhân phải nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ. Thường trú nhân có thể trở thành một công dân Hoa Kỳ toàn diện bằng cách nộp đơn xin quốc tịch thông qua USCIS. Thông thường, thường trú nhân có thể nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ đầy đủ sau thời gian năm năm đã sống tại Hoa Kỳ.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa B1 – Định cư Mỹ theo diện công tác ngắn hạn.

Visa B-1 dành các doanh nhân đến Hoa Kỳ công tác với một khoảng thời gian ngắn để tham gia các hoạt động kinh doanh hợp phát, như tham gia những cuôc họp, hội nghị, thương lượng hợp đồng và tư vấn.

visa định cư canada diện doanh nhân

Người giữ visa B-1 không thể làm việc tại Mỹ và không được trả lương tại đây. Các cá nhân, đang mong muốn làm việc tại Hoa Kỳ nên nộp đơn xin cấp visa diện lao động, như Visa H-1B hay Visa L-1.

Những ai sẽ cần đến Visa B-1?

  • Các cá nhân dự định tham gia những hội nghị về khoa học, giáo dục, chuyên môn, kinh tế hoặc tôn giáo, hội nghị, hội thảo.
  • Các cá nhân đang dự định làm việc cho các dự án cụ thể tại Hoa Kỳ và được trả lương bởi chủ doanh nghiệp người nước ngoài; các chuyên gia kinh tế dự định tham gia vào các hoạt động thương mại ( không phải lao động hay làm việc lâu dài), như thương thảo hợp đồng hoặc hoạt động tư vấn với các đối tác kinh doanh.
  • Các cá nhân dự định các chương trình nghiên cứu độc lập, thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc các hoạt động tương tự khác.
  • Các doanh nhân, dự định tham gia các hoạt động khảo sát, đầu tư mở chi nhánh tập đoàn nước ngoài tại Hoa Kỳ, nhưng không thể lưu lại Hoa Kỳ để quản lý công việc kinh doanh.
  • Các trợ lý cá nhân hoặc địa phương đến Mỹ cùng với một chủ doanh nghiệp là công dân Mỹ hoặc chủ doanh nghiệp người nước ngoài diện Visa không di trú B, E, F, H, I, J, L, M, O, P, R, hoặc TN.
  • Chuyên viên kỹ thuật có nhu cầu vận hành mạng lưới thiết bị dưới hình thức hợp đồng mua bán, hoặc cung cấp các dịch cụ hậu mãi.
  • Các doanh nhân cần tham gia các cuộc họp, là thành viên Ban Hội đồng Quản trị (BOD) của những tập đoàn Hoa Kỳ.
  • Các cá nhân mong muốn quan sát các hoạt động kinh doanh, chuyên môn, hoặc đào tạo nghề miễn là không thuộc vào các hoạt động “trực tiếp”
  • Các vận động viên chuyên nghiệp cần tham gia các chuyến thi đấu trao giải.
  • Người đại diện thu mua của chủ doanh nghiệp người nước ngoài có nhu cầu đến Mỹ nhằm mua hàng hóa, các bộ phận lắp ráp, hoặc nguyên vật liệu thô được sử dụng tại các quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ.
  • Các doanh nhân người nước ngoài cần đến Hoa Kỳ với mục đích kiện tụng.

Quy trình nộp đơn xin cấp visa B-1 đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận. Hồ sơ không phạm bất cứ lỗi nào là rất quan trọng trong lần đầu tiên, bởi vì sẽ khó khăn khăn, nếu không kể bất khả thi, trong việc nhận visa B-1 nếu bị đánh trượt hoặc đã từng bị từ chối cấp visa trước đây. Các lỗi trong quá trình nộp đơn xin cấp visa B-1 có thể làm bạn vĩnh viễn không thể xin visa du lịch Hoa Kỳ được.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Tổng hợp thông tin cơ bản về visa du lịch Mỹ.

Định nghĩa của Sở Di trú Mỹ về visa du lịch: visa du lịch Mỹ là visa không di dân dành cho những cá nhân muốn nhập cảnh vào Mỹ theo những mục đích sau:

  • Công việc tạm thời (B-1).
  • Du lịch, tham quan, thăm thân (B-2).
  • Kết hợp hai mục đích trên (B-1/B-2).

Tổng hợp thông tin cơ bản về visa du lịch Mỹ

Với nhóm công việc tạm thời. Những mục đích sau được xác định nằm trong nhóm:

  • Tư vấn với các đối tác kinh doanh.
  • Tham dự hội nghị khoa học, giáo dục, chuyên môn, hoặc kinh doanh.
  • Giải quyết bất động sản.
  • Đàm phán, thương lượng hợp đồng.

Với nhóm du lịch, tham quan, thăm thân. Những nội dung cơ bản sau sẽ thuộc nhóm:

  • Du lịch theo tour.
  • Kỳ nghỉ.
  • Thăm viếng bạn bè hoặc người thân.
  • Điều trị y tế.
  • Tham gia vào các sự kiện xã hội được tổ chức bởi các tổ chức huynh đệ, xã hội, hoặc dịch vụ.
  • Sự tham gia của các vận động viên nghiệp dư trong các hoạt động âm nhạc, thể thao, hoặc các sự kiện tương tự hoặc các cuộc thi, nếu không được trả tiền để tham gia.
  • Ghi danh vào một khóa học ngắn giải trí, chứ không phải cho tín chỉ theo một mức độ (ví dụ một lớp nấu ăn hai ngày trong khi đi nghỉ).

Đăng ký visa

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký online

  • Hoàn thiện mẫu đơn DS-260 online và in ra, mang theo khi bạn được phỏng vấn.
  • Bạn cần upload ảnh khi làm đơn online.

Bước 2: Phỏng vấn

Về cơ bản, việc phỏng vấn nói chung sẽ không bắt buộc với những người nộp đơn có độ tuổi nhất định được liệt kê dưới đây, viên chức lãnh sự vẫn có quyền yêu cầu phỏng vấn bất kỳ ứng viên nào.

  • Ứng viên từ 13 tuổi trở xuống không yêu cầu phỏng vấn.
  • Ứng viên nằm trong giới hạn tuổi từ 14 đến 79 bắt buộc phải phỏng vấn.
  • Ứng viên từ 80 tuổi không yêu cầu phỏng vấn.

Giấy tờ yêu cầu:

  • Hộ chiếu: phải còn hiệu lực khi đương đơn có mặt tại Hoa Kỳ và hợp pháp tại quốc gia cư trú.
  • Mẫu đơn DS-260.
  • Biên lai thanh toán phí xin visa.
  • Ảnh.

Tới Hoa Kỳ với mục đích chữa bệnh:

Nếu đương đơn có nhu cầu chữa bệnh tại Hoa Kỳ, nhân viên lãnh sự có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ cho cuộc phỏng vấn:

  • Bệnh án trong nước phải nêu rõ tình hình của bạn cần phải nhận được sự điều trị ngoài nước.
  • Thư của một bác sỹ hoặc bệnh viện hoặc cơ sở y tế sẵn sàng điều trị cho bạn. Trong đó cần nêu rõ thời gian và chi phí điều trị cụ thể.
  • Chứng minh tài chính của bạn đủ điều kiện để chi trả cho phí điều trị, đi lại, sinh hoạt. Hồ sơ tài chính được thể hiện qua báo cáo thuế, thu nhập hoặc sổ tiết kiệm.

Một vài thông tin kèm theo:

  • Visa du lịch Mỹ không cho phép ứng viên làm việc.
  • Chính phủ Hoa Kỳ không đảm bảo mọi ứng viên nộp hồ sơ đều đủ điều kiện xin visa vì vậy ứng viên không nên lập kế hoạch tài chính hoặc mua vé máy bay trước khi nhận được visa.
  • Trừ trường hợp visa bị hủy bỏ hoặc thu hồi, những visa thông thường có giá trị tới tận ngày hết hạn. Vì vậy mặc dù hộ chiếu của đương đơn hết hạn nhưng visa vẫn có giá trị sử dụng. Trường hợp này bạn cần làm hộ chiếu mới sau đó có thể sử dụng visa còn giá trị kèm với cả 2 hộ chiếu hết hạn cùng với hộ chiếu mới

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa H1B – Định cư Mỹ theo diện lao động chuyên môn.

Visa H1-B là loại visa tạm trú cho phép chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ tuyển dụng và thuê những chuyên gia người nước ngoài trong các ngành nghề chuyên môn làm việc tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Để thỏa yêu cầu visa H1-B, chủ doanh nghiệp tài trợ tuyển dụng và người lao động tiềm năng phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Chủ doanh nghiệp phải tuân theo những yêu cầu trong quy trình xin visa H-1B, cũng như  những quy định của Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) và Bộ Lao động Hoa Kỳ để nhận được Hồ sơ Lao động có điều kiện (LCA).

Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chứng minh rằng mục đích thuê lao động ngoại kiều vì ngành nghề chuyên môn cả trong toàn thời gian hoặc bán thời gian, trong phạm vi nước Mỹ và người lao động tiềm năng phải hội đủ các tiêu chuẩn được yêu cầu.

Visa H1B – Định cư Mỹ theo diện lao động chuyên môn

Các tiêu chuẩn đánh giá của Visa H-1B

Công việc chuyên môn

Công việc phải là công việc chuyên môn, trình độ yêu cầu chung tối thiểu là Cử nhân hay Cao học (hoặc tương đương) liên quan đến công việc chuyên môn. Người mẫu thời trang được nhận giải ưu tứu hay có năng lực xuất sắc cũng có thể xin visa H-1B.

Các vị trí thông thường không yêu cầu bằng cấp cử nhân có thể thuộc công việc chuyên môn nếu vị trí đó quá phức tạp hay đặc biệt mà chỉ duy nhất cá nhân ngoại kiều với bằng chuyên ngành mới có thể đảm nhiệm thực hiện đúng theo yêu cầu công việc. Những vị trí công việc chuyên môn, với yêu cầu cao và phức tạp mà kiến thức chuyên môn tích lũy từ bằng cấp Đại học và Sau đại học với chuyên ngành liên quan là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Những công việc chuyên môn như sau:

Kiến trúc sư, Kỹ sư, Giáo sư, Giáo viên, Nhà nghiên cứu, Chuyên gia y tế, Nhà dinh dưỡng học, Nhà vật lý học, Y tá, Chuyên gia máy tính, Kế toán, Luật sư, Nhà xã hội học, Nhà kinh tế học, Thủ thư và những chuyên gia trong các lĩnh vực khác.

Những điều kiện về trình độ

Chủ doanh nghiệp tuyển dụng phải chứng minh rằng lao động ngoại kiều đáp ứng được những tiêu chí đào tạo đặc biệt được đưa ra cho các lĩnh vực chuyên môn. Theo luật chung, cá nhân lao động người nước ngoài phải tốt nghiệp Cử nhân hay Cao học tại trường Cao đẳng-Đại học được chứng nhận và bằng cấp phải là điều kiện tiên quyết cho việc đánh giá tiêu chuẩn cho công việc chuyên môn.

Nếu lao động ngoại kiều tốt nghiệp tại học viện không thuộc Hoa Kỳ, bằng cấp phải được đánh giá nhằm quyết định liệu có giá trị tương đương với văn bằng được cấp tại Mỹ. Nếu giá trị bằng cấp là tương đương, sẽ không có yêu cầu về kinh nghiệm công việc.

Nếu ngoại kiều không đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp, vẫn có thể thay thế bằng kinh nghiệm làm việc hoặc đào tạo, qua đó 3 năm kinh nghiệm chuyên môn được xem xét tương đương với 1 năm đào tạo Cao đẳng-Đại học (cứ mỗi 3 năm kinh nghiệm làm việc = 1 năm giáo dục Cao đẳng/Đại học).

Bên cạnh đó, nếu luật mỗi bang quy định lao động (như bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kế toán/kiểm toán viên, y tá được chứng nhận) phải có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề chuyên môn để thực hiện theo yêu cầu công việc, thì lao động ngoại kiều phải sở hữu giấy phép hành nghề hợp pháp để hoàn toàn đủ điều kiện.

Những yêu cầu của Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) và Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS)

Ngoài những quy định nghề nghiệp và tiêu chuẩn về giáo dục, chủ doanh nghiệp còn phải tuân thủ những yêu cầu được đưa ra bởi Bộ lao động (DOL) để nhận được Hồ sơ Điều kiện Lao động (LCA). Sau khi DOL chứng nhận Hồ sơ Điều kiện Lao động (LCA), chủ doanh nghiệp phải trình đơn I-129 đến Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) nhằm xin cấp phép sử dụng lao động ngoại kiều dưới diện H-1B, từ đó lao động ngoại kiều có thể được thuê làm việc.

Để hoàn thành toàn bộ quy trình này, chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chứng minh rằng lao động ngoại kiều (visa H-1B) được trả lương dựa trên mức lương trung bình của lao động người Mỹ, còn được gọi là “prevailing wage”. “Prevailing wage” được định nghĩa bởi luật thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ; mức lương trung bình trả cho lao động ngoại kiều tương đương mức lương thuê lao động người Mỹ tại khu vực dự định làm việc. “Prevailing wage” được xác định thông qua National Prevailing Wage Center (NPWC).

Tiếp theo, chủ doanh nghiệp phải chứng minh 6 điều kiện sau:

  • Chủ doanh nghiệp phải trả cho người lao động H-1B cao hơn:
    • Mức lương thực sự chi trả cho tất cả những cá nhân khác có cùng khả năng và kinh nghiệm, hoặc
    • Mức lương trung bình (prevailing wage) của ngành nghề tại “khu vực dự định làm việc” được đưa ra bởi Cục thống kê trọng điểm (MSA) và hẹp hơn là Cục thống kê trọng điểm sơ cấp (PSMA)
  • Việc làm của lao động ngoại kiều thông qua visa H-1B sẽ không ảnh hưởng sâu sắc đến điều kiện làm việc của người lao động tại nơi dự định làm việc.
  • Không có hoạt động biểu tình/đình công tại nơi làm việc liên quan đến vị trí công việc của lao động ngoại kiều tiềm năng.
  • Chủ doanh nghiệp cần hỗ trợ cung cấp những thông báo về thủ tục hồ sơ điều kiện lao động cho đại diện thương lượng riêng của lao động ngoại kiều về công việc chuyên môn thuộc H-1B; trong trường hợp không có người đại diện, phải đăng một cách rõ ràng những thông báo trên website hoặc nơi làm việc trước ngày điền hồ sơ điều kiện lao động, hoặc trong vòng 30 ngày trước khi được điền, và duy trì thông báo trong 10 ngày tiếp theo.
  • Chủ doanh nghiệp sẽ duy trì những giấy tờ cần thiết cho việc đánh giá:
    • Bản sao Hồ sơ điều kiện lao động đã được điền,
    • Bản lương đã chi trả cho người lao động H-1B,
    • Một tờ tường trình cách tính lương, và
    • Tài liệu cơ bản dùng cho việc xác định lương trung bình “prevailing wage”
  • Chủ doanh nghiệp phải đồng ý thanh toán cho lao động ngoại kiều những chi phí đi lại hợp lý để trở về nước trong trường hợp chủ doanh nghiệp chấm dứt việc thuê lao động ngoại kiều trước thời hạn kết thúc sử dụng lao động được cho phép.

Yêu cầu dành cho chủ doanh nghiệp tài trợ Hoa Kỳ

Để lao động ngoại kiều nhận được visa H-1B, chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải cung cấp việc làm và sẵn sàng tài trợ bằng cách điền đơn xin visa tại USCIS. Nhìn chung, các cá nhân không thể tự nộp đơn xin visa H-1B để làm việc tại Hoa Kỳ. Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ phải điền đơn bảo trợ hoặc nhờ trợ giúp của luật sư để xin visa H-1B cho lao động ngoại kiều.

Một chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm những dịch vụ điền giấy tờ và thủ tục cần thiết cho quá trình xin visa H-1B và dịch vụ hỗ trợ trên cũng phải là “chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ”. Chủ doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể là cá nhân, công ty, tập đoàn, nhà thầu hoặc những hiệp hội/tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ với một mã số thuế của Sở thuế vụ IRS được biết với tên gọi “Mã số Thuế của Doanh nghiệp Liên Bang” (Federal Employer Identification Number hay FEIN). Việc này đòi hỏi phải có một mối quan hệ chủ-người làm thuê, như đã đề cập rằng chủ doanh nghiệp có thể thuê, sa thải, trả lương, giám sát hoặc quản lý công việc của người lao động.

Có 2 yêu cầu chính mà chủ doanh nghiệp phải đáp ứng:

  • Chủ doanh nghiệp phải có khả năng chi trả cho người lao động.
  • Công việc đưa ra cho lao động ngoại kiều sắp được thụ hưởng diện H-1B nên là một cam kết hợp đồng. Mặc khác, doanh nghiệp thật sự cần lao động ngoại kiều vì yêu cầu của vị trí công việc chuyên môn.

Giới hạn của Visa H-1B

Lưu ý rằng số lượng visa mới dành cho diện H-1B không di trú được phát hành mỗi năm luôn có mức giới hạn. Số lượng visa tối đa hiện tại là 65,000 visas mỗi năm tài khóa; được tính từ ngày 1 tháng 10 đến 30 tháng 9. Ngoài ra, 6,800 visa được dành cho Chi-lê và Singapore dưới Hiệp ước thương mại tự do giữa hai quốc gia này với Hoa Kỳ. Cùng với 20,000 visas dành cho những cá nhân xuất sắc với trình độ Thạc sĩ hoặc cao hơn từ các học viện cao học của Hoa Kỳ. Nếu có bất kỳ số visa còn trống dựa theo hạn mức dành cho Chi-lê/Singapore, visa dư sẽ được dùng cho những ứng viên trượt trong giới hạn thông thường.

Lợi ích của visa H-1B

Một trong những lợi ích lớn nhất của visa H-1B đó là một trong số ít visa có mục đích kép. Nghĩa là, visa H-1B cho phép người giữ visa H-1B có cả “mục đích không di trú” và “mục đích di trú” đối với kế hoạch nhập cư vào Hoa Kỳ. Vì vậy, dù tìm kiếm công việc tạm thời tại Mỹ thông qua Visa H-1B không di trú, người giữ visa H-1B không cần phải duy trì tình trạng tạm trú trong suốt thời gian họ cư trú tại Hoa Kỳ, và lợi thế dành cho người giữa visa H-1B là có thể điền đơn xin định cư và trở thành thường trú nhân hợp pháp tại Hoa Kỳ thông qua loại visa định cư dựa trên công việc. Cùng lợi thế nữa là cả hai “mục đích di trú” và “mục đích không di trú” đều không làm trì hoãn nhau.

Người thân được đi cùng

Visa H-1B cho phép vợ/chồng và con cái độc thân (dưới 21 tuổi) của lao động ngoại kiều được phép đi cùng họ và sinh sống tại Hoa Kỳ một cách hợp pháp với visa H-4, vợ/chồng và con cái phải xin visa riêng khi muốn làm việc.

Nguồn: Xem tại đây


khahan
(@khahan)
Noble Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 1379
Topic starter  

Visa EB4 – Định cư Mỹ theo diện tay nghề nhập cư đặc biệt.

Visa EB4 – Định cư Mỹ theo diện tay nghề nhập cư đặc biệt không cần giấy chứng nhận lao động.

Yêu cầu để cấp visa EB4:

  • Đương đơn của EB4 phải là Amerasian (con của lính Mỹ).
  • Góa phụ/người góa vợ, hoặc người nhập cư đặc biệt và có sự chấp thuận FORM I-360.
  • Với sự ngoại lệ của một nhân viên hoặc nhân viên củ của cơ quan Mỹ tại nước ngoài.
  • Không cần giấy chứng nhận lao động cho một số nhập cư đặc biệt.

Nguồn: Xem tại đây


Share: