Cho Lý Nhã Kỳ vào buồng lái, phi công bị phạt

 

Theo đó, vụ việc xảy ra từ ngày 11/4 vừa qua trên chuyến bay số hiệu VN 595, hành trình Hồng Kông đi TP HCM.

Lãnh đạo Cục Hàng không VN ngày 9/5 cho biết sẽ xử phạt cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng chuyến bay vì đã mời Lý Nhã Kỳ vào buồng lái máy bay Airbus 321 tạo dáng, chụp ảnh.

Theo đó, vụ việc xảy ra từ ngày 11/4 vừa qua trên chuyến bay số hiệu VN 595, hành trình Hồng Kông đi TP HCM. Tuy nhiên, cho tới gần đây, những bức ảnh chụp Lý Nhã Kỳ mặc quần áo ngủ (kiểu đồ thể thao) tạo dáng trong buồng lái máy bay được tung trên mạng khiến các quan chức hàng không giật mình.

Trong nhiều bức ảnh, đáng lưu ý có 2 ảnh chụp với cơ trưởng và cơ phó, Lý Nhã Kỳ đội mũ phi công và ngồi hẳn lên ghế phụ của cơ phó. Điều đáng nói, lúc đó, máy bay đang ở chế độ bay ổn định. Và việc này đã uy hiếp an toàn bay.

Sau khi xem những bức ảnh trên, ngay lập tức Thanh tra Cục hàng không vào cuộc và mời các bên liên quan tới để lập biên bản. Thông tin ban đầu cho biết, do mến mộ cựu Đại sứ Du lịch nên tiếp viên đã mời Lỹ Nhã Kỳ vào buồng lái máy bay. Đang điều khiển máy bay, nhưng các phi công vẫn rời ghế lái để nhường chỗ cho Lý Nhã Kỳ và thay phiên nhau, quay mặt lại cùng chụp ảnh.

 

Chiều cùng ngày, liên lạc với Lý Nhã Kỳ, cô nói: “Anh hỏi cái này làm gì? Điều này có liên quan gì tới anh và em đâu”. Khi phóng viên nói đó là một bức ảnh đẹp có chân dung cựu Đại sứ Du lịch, Lý Nhã Kỳ báo bận họp.
Sáng 9/5, một lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, riêng việc cho người không có nhiệm vụ vào buồng lái máy bay (không xin phép) đã là vi phạm. Trong trường hợp này, máy bay đang hoạt động, phi công lại còn cho người lạ ngồi vào ghế điều khiển thì mức độ “uy hiếp an toàn bay còn nặng hơn”.

Trong khi đó, trên diễn đàn của những người làm hàng không, bên cạnh những bức ảnh này có nhiều lời bình lấy làm tiếc cho những người vừa lái máy bay, vừa chụp ảnh với người đẹp. Đa số ý kiến cho rằng, đây là điều không thể chấp nhận được!

Một số bức ảnh Lý Nhã Kỳ “tạo dáng” cùng cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trên máy bay./.

 

 

 

Đình chỉ tổ bay mời Lý Nhã Kỳ vào buồng lái chụp ảnh

(Dân trí) – Sáng nay (10/5), ông Nguyễn Trọng Thắng – Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam – đã ký quyết định chưa từng có tiền lệ, đình chỉ bay đối với cơ trưởng và tổ lái chuyến bay VN 595 của Vietnam Airlines vì đã “mời” diễn viên Lý Nhã Kỳ vào buồng lái.

Tổ bay VN 595 bị đình chỉ công tác vì mời Lý Nhã Kỳ vào buồng lái chụp ảnh
Tổ bay VN 595 bị đình chỉ công tác vì mời Lý Nhã Kỳ vào buồng lái chụp ảnh
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam tước quyền sử dụng giấy phép lái máy bay và chứng chỉ tiếp viên hàng không 1 tháng đối với cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng chuyến bay Airbus 321.

Luật Hàng không quy định, trên máy bay người có quyền hạn cao nhất là cơ trưởng của chuyến bay. Vì thế, chiếu theo Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 3/6/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụngcơ trưởng của chuyến bay VN 595 là ông Nguyễn Ngọc Như Ý bị Thanh tra Cục Hàng không lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính với 2 hành vi.

Cụ thể: Cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý  đã thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình theo quy định, gây uy hiếp an toàn hàng không với mức phạt 3 triệu đồng và hành vi cho người vào buồng lái không đúng quy định với mức phạt 4 triệu đồng.

Tổng mức phạt dành cho cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý là 7 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái máy bay vận tải hàng không trong 1 tháng.

Với cơ phó Nguyễn Xuân Hải, Thanh tra Cục Hàng không xử phạt vì hành vi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình theo quy định gây uy hiếp an toàn hàng không (theo điểm b, khoảng 3. điều 9, Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 3/6/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng) với mức phạt 3 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái máy bay vận tải hàng không trong 1 tháng.

Tiếp viên trưởng Lâm Quang Tiến bị phạt tiền 750.000 đồng và tước quyền sử dụng chứng chỉ tiếp viên hàng không 1 tháng vì hành vi thực hiện nhiệm vụ không đúng theo chứng chỉ chuyên môn đã được cấp.

Như Dân trí đã đưa tin, tổ bay của Vietnam Airlines khi đang thực hiện chuyến bay mang số hiệu VN 595 từ Hồng Kông về TP.HCM hôm 11/4 đã chủ động “mời” hành khách là diễn viên Lý Nhã Kỳ vào buồng lái để tạo dáng chụp ảnh, lí do được giải thích là vì mến mộ nữ diễn viên này.

Trước đó, ngày 7/5 Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam đã mời cơ trưởng, cơ phó, tiếp viên trưởng và hành khách Lý Nhã Kỳ đến làm việc. Qua xác minh làm rõ cho thấy diễn viên Lý Nhã Kỳ không có lỗi, vì cô này vào buồng lái máy bay khi đã được sự đồng ý của cơ trưởng của chuyến bay.

Được biết, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam phi công để hành khách vào buồng lái trong lúc máy bay đang cất cánh.

Châu Như Quỳnh

**************************

Sở sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương để trồng cây rừng?

“Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở Tài nguyên Môi trường là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi sau đó trồng lên một số cây lên để giữ đất rừng?” – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đặt ra câu hỏi.

Trước thông tin Việt Phủ Thành Chương và gia đình ca sỹ Mỹ Linh (Sóc Sơn) đã xây dựng trái phép trên đất rừng, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngại, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên.

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – một trong những người từng chứng kiến việc xây dựng Phủ Thành Chương từ những viên gạch đầu tiên

 

 

 

PVMới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, công trình Phủ Thành Chương thuộc địa bàn xã Hiền Ninh (Sóc Sơn) xây dựng trái phép trên đất rừng. Là một người đã từng biết đến Phủ Thành Chương từ khi mới được xây dựng, ông có đánh giá thế nào về sự việc này?

 

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Trước tiên, người ta cứ lấy lý do là bảo vệ đất rừng, một lý do nghe rất hợp lý nhưng theo tôi trong trường hợp này thì đầy khiên cưỡng. Bởi vì vùng đồi nơi xây dựng Phủ Thành Chương là một vùng hoang vu, trơ trọi.

Tôi biết Việt Phủ Thành Chương từ khi mới bắt đầu xây dựng những viên gạch đầu tiên. Tất nhiên, việc xây dựng lớn như vậy là đã có sự xin phép chính quyền địa phương.

Nếu đó là đất rừng, là chính sách, là chiến lược Nhà nước, là bất khả xâm phạm liên quan đến những vấn đề quốc phòng, an ninh thì không bao giờ Phủ Thành Chương có thể được xây dựng một cách thanh thiên bạch nhật mà không ai có ý kiến gì hoặc cơ quan chức năng không có biện pháp xử phạt. Cho nên theo tôi, vấn đề ở đây là do cách nhìn nhận không đến nơi đến chốn trong việc quản lý đất rừng.

Thứ hai, chúng ta cần phải xem lại toàn bộ khu vực đó. Đó có phải là một cánh rừng hay một khu rừng nguyên sinh quốc gia mà chúng ta bảo tồn đến từng thân cây, ngọn cỏ? Và Phủ Thành Chương hay những người khác đã đặt lên đó, phá vỡ toàn bộ hệ thống đó? Khi nói đến việc xây dựng Phủ Thành Chương chúng ta phải biết rằng: khu vực Thành Chương xây dựng phủ là khu vực đã giao cho dân sử dụng vì nó không thuộc phạm vi rừng phải bảo vệ.

Các khu vực rừng quốc gia chúng ta đã có chính sách, chúng ta đã bảo vệ, quy hoạch, khoanh vùng, có những chính sách đặc biệt đối với rừng quốc gia như ở mọi nơi trên toàn đất nước. Những vấn đề này đã có từ rất lâu rồi, chứ không phải bây giờ mới đặt ra cái đó. Nhưng việc quản lý rừng của chúng ta rất yếu kém, rất tệ hại và việc nhìn nhận những nơi cần bảo vệ thì chúng ta lại không bảo vệ.

 

 

PVViệt Phủ Thành Chương được biết đến như một nơi bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc. Vậy dưới góc độ văn hóa, ông nhận định thế nào về vụ việc này?

 

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Việt Phủ Thành Chương thực chất là cái gì? Nó không phải là một khu du lịch, mặc dù có một số người rêu rao rằng nó có kinh doanh du lịch nhưng thực chất không phải. Nó không phải được làm ra để phục vụ du lịch như một chuỗi nhà hàng, ăn uống, nghỉ ngơi, mát- xa, bể bơi… Nó là một quần thể văn hóa.

Nhiều  đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Thành phố đã từng đến đó tham quan và phải thừa nhận nó như là một di sản văn hóa mới. Phủ Thành Chương đã từng đón tiếp Vua và Hoàng hậu và các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm Việt Nam. Rồi một số Bảo tàng, các Tổ chức văn hóa lớn trên thế giới đã có hồ sơ về Phủ Thành Chương.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực đã đến thăm quan Phủ Thành Chương. Vì khi Nhà nước chưa làm được bao nhiêu thì ở Thành Chương đã xây dựng được một khu văn hóa với rất nhiều những giá trị truyền thống, dân gian, những di sản như cổ vật… Và hiện nay nó thực sự đã trở thành một địa chỉ văn hóa.

Tôi nghĩ dù cho là một cá nhân như Thành Chương thì trong một chính sách văn hóa đúng, đáng lẽ Nhà nước phải cùng với Thành Chương, trợ giúp Thành Chương để bảo vệ, phát triển, quảng bá nó nữa chứ không phải muốn hủy hoại, phá nó đi.

Cùng với đó, ở khu vực này còn có Học viện Phật giáo, cùng với Việt Phủ Thành Chương có thể trở thành điểm kết nối với nhau, tạo thành khu vực văn hóa tâm linh của người Việt. Và theo tôi biết, trong dự định của Thành Chương sau này, có thể sẽ sử dụng một phần nào đó để phục vụ Phật giáo, làm thành quần thể tâm linh văn hóa Phật giáo – Việt Nam gắn kết nhuẫn nhuyễn, hài hòa với nhau trong đời sống người Việt. Tôi cho đó là một ý tưởng rất hay.

Xét ở một khía cạnh khác, giả dụ như khu đất này có nằm trong một chính sách về rừng thì khi trước Phủ Thành Chương được xây dựng, cơ quan chức năng phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Hoặc nếu như anh Thành Chương có một đề án kỹ lưỡng thì Nhà nước có thể chọn một vùng đất khác để giao cho Thành Chương làm.

Huống hồ khi anh Thành Chương làm đã được các cấp đồng ý và được mọi người nhìn nhận. Vậy thì dù bây giờ, nếu nó có nằm trong chính sách về đất rừng thì Việt Phủ Thành Chương cũng là một trường hợp ngoại lệ và chúng ta cần có một chính sách xử lý đặc biệt để bảo tồn nó huống hồ đó là khu vực mà Nhà nước đã chính thức cho người dân được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng.

Còn nói về mặt kinh doanh, đây là một khu chứa đựng rất nhiều di tích văn hóa, rất nhiều vật thể văn hóa mà người dân trong nước và nước ngoài đến thăm quan thì việc thu phí, một phần rất nhỏ thôi để đầu tư, chi trả tiền lương cho những người trông giữ, làm việc, tu bổ, rồi tiền điện, tiền nước… theo tôi như thế là hợp lý, chứ không phải đây là một khu nhà hàng, khu khách sạn, khu resort… nó khác hoàn toàn. Thế nên đặt vấn đề đây là một khu du lịch để kinh doanh theo tôi là không thiện chí.

Như vậy, lấy lý do thứ nhất là đất rừng, lý do thứ hai là kinh doanh du lịch đặt ở đây là không hợp lý và tôi vô cùng  ngạc nhiên khi nghe được những thông tin này.

 

Lấy lý do đó là đất rừng và Phủ Thành Chương xây dựng vì mục đích kinh doanh để kết luận xây dựng trái phép và thu hồi là không hợp lý

 

 

 

PVTheo những lý do mà ông phân tích trong vụ việc Phủ Thành Chương được cho là xây dựng trái phép trên khu đất rừng, vậy ông có đánh giá gì về động thái của Sở Tài Nguyên và Môi trường trong vấn đề này?

 

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi muốn đặt ra một câu hỏi như thế này đối với các lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường: Giả sử như Việt Phủ Thành Chương xây dựng trái phép thật thì mục đích cuối cùng của Sở là để làm gì? Sau khi thu lại Sở sẽ đập nát đi? Sau đó trồng một số cây lên để giữ đất rừng?

Bản thân việc quản lý tài nguyên môi trường của chúng ta đã mắc lỗi rất nhiều. Càng ngày những khu rừng càng bị tàn phá không thương tiếc, sông hồ bị nhiễm độc nghiêm trọng.

Những cái đang hiện hữu, cần phải bảo vệ như thế mà không bảo vệ, lại quay sang một vụ việc như thế này thì tôi không hiểu được.

Tôi lấy ví dụ đơn giản như việc quản lý môi trường, xây dựng ngay tại nội thành Hà Nội thôi. Người dân vứt rác, thải rác đầy hồ. Người ta lấn hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, rồi lấp cả hồ để xây dựng thì các cơ quan quản lý tài nguyên môi trường ở đâu? Ngay như Công viên Thống Nhất người ta đã quyết định xây khách sạn năm sao trong đó.

Nếu không có dư luận lên tiếng thì họ đã phá tan một khu vườn quan trọng cho một đô thị.  Nếu không phải là người không hiểu biết thì chỉ là lợi ích, nghĩa là họ đã nhận lợi ích rồi mới cho phép làm như thế.

Quay lại chuyện của Phủ Thành Chương, tôi đã từng chứng kiến khu đồi xây dựng Phủ Thành Chương trước đây chỉ là một quả đồi trơ trọi, lưa thưa vài bụi cây. Nghĩa là nó không phải là một rừng cây bị chặt phá đi để xây dựng. Cho đến bây giờ, nó đã hoàn toàn khác.

Tôi vẫn nói với nhiều người, nếu xem lại những bức ảnh lúc đầu thì giống như một giấc mơ. Đó thực sự là một cố gắng phi thường của Thành Chương. Vậy mà sau từng đấy năm lại xảy ra chuyện như thế này thì thật là hài hước.

Tôi cho là có vấn đề bất ổn đằng sau đó. Phải chăng có một số cá nhân không thích chuyện này? Phải chăng một vài cá nhân nghĩ đến quyền lợi từ chuyện này? Phải chăng có cách nhìn thiển cận trong chuyện này? Đấy là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cá nhân tôi mà còn là của những người đang quan tâm đến Việt Phủ Thành Chương xét một cách công bằng. Tôi cam đoan nếu việc này được đưa ra đàng hoàng, được thảo luận, nghị sự thì vấn đề sẽ khác. Những người quản lý môi trường phải nghe được điều đó.

Thiên nhiên và văn hóa đều quan trọng. Nhưng cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng về vùng đất đó, vùng rừng, lịch sử nơi đó cho rõ ràng. Cộng với những giá trị của Phủ Thành Chương thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn.

 

 

PVKhông chỉ Việt Phủ Thành Chương mà còn có rất nhiều hộ gia đình khác cũng bị kết luận là xây dựng trái phép trên đất rừng, điển hình như gia đình ca sỹ Mỹ Linh ở xã Minh Phú. Phủ Thành Chương là một địa chỉ văn hóa và chúng ta cần phải bảo vệ. Nhưng đối với những hộ gia đình như ca sỹ Mỹ Linh thì chúng ta có nên ứng xử như thế nào thưa ông?

 

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Theo tôi bản thân các gia đình họ cũng không nghĩ là họ vi phạm. Vì khi họ xây dựng cũng đã được sự cho phép của chính quyền địa phương. Việc xây dựng này không phải như xây một tổ kiến mà không ai biết. Nếu là việc xây dựng nhà nghỉ, khu vui chơi nhỏ thì chúng ta cần phải xem xét lại, phải có chính sách khác. Nếu nó thật trầm trọng thì phải tính đến việc chuyển dời các gia đình đi hoặc một biện pháp khác khả thi.

Tuy nhiên lỗi phần nhiều ở đây là do cơ quan quản lý, hoặc ở địa phương, hoặc ở cấp cao hơn trong sự việc này. Bởi không phải tự nhiên mà nhiều hộ gia đình lên đó xây dựng, đào bới mà không ai biết.

Luật pháp là phải hướng dẫn, giải thích cho người dân để họ hiểu rõ và thực hiện, chứ không phải đã tồn tại cả chục năm nay rồi bây giờ mới đem ra mổ xẻ.

 

 

Xin chân thành cảm ơn ông!

 

 

Theo Duyên Duyên
Đất Việt

**************************

Sống như thời “ăn hang ở lỗ”, dân làng cổ Đường Lâm kêu cứu

“Khổ lắm, chán lắm… cứu dân chúng tôi với” đang là tiếng kêu của nhiều người dân trong làng cổ Đường Lâm thay vì nụ cười chào đón du khách.

Trả lại danh hiệu Di tích quốc gia: Không phải thích là được!

Sự việc 78 người dân của 60 hộ dân tại làng cổ Đường Lâm cùng kí tên vào lá đơn xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia khiến Vietnamnet lập tức trở lại nơi này. Vì phải tuân theo Luật di sản khi Đường Lâm trở thành di tích quốc gia từ năm 2005 đã khiến toàn bộ các ngôi nhà trong làng cổ không được cấp phép xây dựng.

Điều đáng nói là dân số của làng ngày càng tăng nhưng người dân lại không được tự ý xây dựng hay cơi nới chính ngôi nhà của họ. Vì thế không ít hộ có tới 3 cặp vợ chồng cùng ngủ chung một phòng chỉ rộng hơn 10m2.

Không có đủ giường, đứa bé nằm chung với bố mẹ, đứa lớn trải chiếu nằm dưới đất. Có gia đình mọi thứ từ bàn ghế, giường chiếu, tủ quần áo, bếp gas và ban thờ đều “nhét” chung một phòng.

Khổ sở với việc sinh hoạt chật chội, nhiều người dân không thể giấu nổi bức xúc: “Tôi không thể hiểu giữa cuộc sống văn minh như hiện nay mà chúng tôi phải nấu cả bếp bên cạnh giường ngủ. Phòng ở thì nhỏ mà có tới đến 3 thế hệ đêm đến ngủ chung một nơi chả khác nào thời kì ăn hang ở lỗ cả, thử hỏi nếu là chú liệu chú có muốn sống ở đây nữa không?”

 

 

Căn nhà của bà Phan Thị Tuyết trong làng cổ Đường Lâm có 8 người sinh sống bao gồm bà Tuyết, 2 cặp vợ chồng là con của bà và 3 đứa trẻ. Người con dâu của bà hiện tại đang mang bầu và không biết khi sinh sẽ phải phân chia căn phòng này thế nào. Trong khi nhà hàng xóm bên cạnh vừa được xây 2 tầng khang trang thì nhà của bà thì lại bị cấm xây.

 
Trong căn phòng này có 8 người sinh sống. Chỉ có 2 chiếc giường nên đêm đến chiếu sẽ được trải ra sàn lấy chỗ ngủ.
Phần mái bị hư hỏng được cột tạm bằng cây gỗ.

 

Ngay trên đầu giường, mái ngói gạch đã bị mục nát có thể nhìn xuyên qua. Khi trời mưa thì cả gia đình coi như mất ngủ.
Phần tường của căn nhà đã bắt đầu nứt thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng.
Vợ chồng hai người con của bà Tuyết đang phải sống chung trong cùng một phòng.
Ngôi nhà của ông Hạnh ngay tại mặt đường làng. Căn phòng nơi ông làm việc sửa chữa đồ điện tử cũng chính là phòng khách của gia đình.
Gia đình ông Hạnh ít chật hơn vì có 4 người. Đứa con trai lớn được nằm ở phòng ngoài ngăn bằng bức vách mỏng.
Những ngày hè nóng bức ông Hạnh phải trải chiếu nằm đất để nhường chỗ cho vợ và đứa con 3 tuổi.
Ngôi nhà của ông Phan Văn Toàn với 12 người sinh sống. Căn phòng rộng nhất cũng chưa tới 15m2 được kê liền nhau 3 chiếc giường.
Vì gia đình có nghề mộc, không có nơi làm xưởng nên hàng ngày việc nấu nướng được tiến hành ngay cạnh cửa ra vào.
Nhà ông Phan Văn Tuấn có 6 người gồm 2 người già, 1 cặp vợ chồng và 2 trẻ con.

 
Nhà của ông Tuấn chỉ có 1 gian nên tất cả việc sinh hoạt, nấu nướng, tiếp khách đều ở trong một căn phòng như thế này. Cả gia đình cùng nằm chung trên một chiếc phản và 1 chiếc giường. Tủ quần áo không đủ chỗ để cất nên cũng đành phải cho vào túi nilon để ở cuối giường.

Nguyễn Hoàng

*****************

Những khoảnh khắc hài hước trong đám cưới

Cô dâu làm rơi cả răng giả vào cốc nước thánh, “troll” đúng lúc cặp đôi bắt đầu làm nghi lễ với cha xứ, cô dâu bị thiên nga đuổi…

Rơi cả răng giả khi làm lễ.
Rơi cả răng giả khi làm lễ.
Không kiềm chế được cảm xúc.
Không kiềm chế được cảm xúc.
Chơi khó nhau rồi.
Chơi khó nhau rồi.
Đang ngon trớn thì ngã.
Đang ngon trớn thì ngã.
“Troll” đúng giờ phút quan trọng.

Cô dâu làm rơi cả răng giả vào cốc nước thánh, “troll” đúng lúc cặp đôi bắt đầu làm nghi lễ với cha xứ, cô dâu bị thiên nga đuổi…

Cô dâu bị con chó tè vào váy cưới.
Cô dâu bị con chó tè vào váy cưới.
Tuyệt chiêu
Tuyệt chiêu “tiểu lý phi hoa”.
Quá đen cho đội chú rể.
Quá đen cho đội chú rể.
Em bé tức giận cô dâu đi lấy chồng chăng?
Em bé tức giận cô dâu đi lấy chồng chăng?
Cặp đôi mải chụp ảnh đến nỗi bị sóng biển xô ngã.
Cặp đôi mải chụp ảnh đến nỗi bị sóng biển xô ngã.

 

*******************

“Dị nhân” ở Hòa Bình

Sinh ra và lớn lên ở xứ Mường Động (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), “dị nhân” Bạch Chí Tình (SN 1956) làm được những điều mà người bình thường không dễ làm được: Tự chữa khỏi bệnh nan y khi mới 12 tuổi, trở thành vận động viên điền kinh khi bị bệnh tim bẩm sinh, làm ca sĩ và có thể chơi được hầu hết các nhạc cụ, có thời kỳ trở thành đại gia phố núi…

Cuộc đời ông lắm tài nhưng cũng nhiều tật, nên thời trai trẻ “hoành tráng” bao nhiêu thì về già tủi cực bấy nhiêu. Hiện nay, ông đang sống một mình trong căn nhà cấp 4 xập xệ ở Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

12 tuổi, tự chữa khỏi bệnh nan y bằng thuốc trong rừng

Cuối năm 2012, trong một lần tham gia lễ hội tại một xã vùng cao tỉnh Hòa Bình, chúng tôi giật mình khi gặp lại “nghệ sĩ Y Moan” đang biểu diễn. Điều mà ai cũng biết người nghệ sĩ này đã qua đời vào ngày 1/10/2010. Qua những cán bộ ở địa phương, chúng tôi cũng đã biết được “bản sao” của nghệ sĩ Y Moan kia là ai. Ông tên thật là Bạch Chí Tình, với biệt danh “Y Cớt Tình” và điều đặc biệt là ông cũng chọn những ca khúc biểu diễn đều là nhạc của Nguyễn Cường và phong cách biểu diễn thì y trang Y Moan, nên người ta vẫn gọi ông với cái tên đầy trìu mến “nghệ sĩ Y Moan của núi rừng Tây Bắc”.

Bẵng đi một thời gian, mới đây trong một chuyến công tác, chúng tôi mới có dịp về thăm người nghệ sĩ đặc biệt này. Người dân ở khu vực ngã ba Bãi Chạo tận tình chỉ cho chúng tôi đường vào nhà của “ông Tình nuôi lợn Mán” – bởi nghề chính hiện nay của ông là chăn nuôi lợn – cách đường lớn khoảng hơn cây số. Ông ra tận cổng đón khách, rồi dẫn chúng tôi vào một căn nhà cấp 4 xập xệ. Bên trong dù đầy đủ tiện nghi nhưng đồ đạc thì vô cùng bừa bộn, hôi hám. Phía bên trong là hai dãy chuồng lợn với 6 nái sề và vài chục lợn con lúc nhúc phía dưới, rồi ngan, gà, vịt được ông nuôi chung với nhau. Theo lời ông nói thì “các con và vợ ông sống ở ngôi nhà ngay mặt đường cái, nhưng vợ chồng không hợp nhau nên ông ở luôn trong này, vừa tự do thoải mái lại dễ bù khú với đám bạn bè “văn nghệ sĩ”.

Cũng như những lần tiếp khách trước, ông chuẩn bị sẵn đồ nhậu để thết đãi chúng tôi. Đồ nhậu của ông là những thứ có sẵn, do tự tay ông nuôi trồng được như gà trong chuồng, cá dưới ao, măng, rau trong vườn. Người em gái bán tạp hóa nghe nói ông có khách đã mang cho ông anh chục lon bia lạnh cùng đồ ăn, nhưng ông chỉ nhận bia vì đồ ăn ông đã chuẩn bị rồi. So với lần gặp trước, lần này ông tỏ ra là một lão nông chi điền, đang vui cảnh điền viên hơn là dáng dấp của người nghệ sĩ. Với sự chân thành của người dân tộc vùng cao, chúng tôi cảm thấy ông dễ gần, dễ mến và bộc tuệch hơn trong cách ăn nói, chuyện trò.

Ông tâm sự: “Tôi sống một mình ở đây đã nhiều năm và điều quan trọng là cảm thấy thoải mái. Ngôi nhà tuy nhỏ, nhưng lòng tôi rất rộng, tính tôi rất thanh niên. Vì vậy, cánh thanh niên trong và ngoài làng vẫn thỉnh thoảng đến chơi, nghe tôi hát và thổi sáo. Nhiều cô cậu tối thứ bảy, chủ nhật còn tranh thủ đến nhờ và tôi dạy đàn, sáo, nhị, đánh cồng chiêng… miễn phí”. Ngôi nhà nhỏ này chẳng mấy khi thiếu vắng tiếng hát, tiếng chiêng, tiếng sáo, bởi cứ thích hát là tha hồ thể hiện, thích thổi sáo, đánh đàn, thậm chí là treo cả giàn cồng chiêng lên đánh râm ran cả tiếng đồng hồ cũng chẳng làm phiền đến ai.

 

Chân dung Bạch Chí Tình

Sinh năm 1956, là con thứ năm trong một gia đình vốn dòng dõi quan lang ở xứ Mường Động (“Nhất Pi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”) ở Kim Bôi, Hòa Bình. Từ lúc lọt lòng mẹ, cậu bé Bạch Chí Tình đã không được khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. Những lúc bạn bè cùng trang lứa chạy nhảy, vui đùa thì Tình chỉ ngồi thui thủi một góc. Thời thơ ấu của cậu chỉ gắn với bệnh tật, nay bệnh viện này, mai bệnh viện khác. Kết quả ở tất cả cách bệnh viện đều giống nhau khi kết luận cậu bị bệnh hở van tim 2 lá (vào thời kỳ đó người mắc phải bệnh này cũng coi như căn bệnh nan y, vô phương cứu chữa). Sau nhiều năm, trâu bò, lợn gà trong nhà cũng dần đội nón ra đi vì căn bệnh của cậu.

Khoảng năm 1968, khi đó Hà Nội bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, các bệnh viện phải dần sơ tán về các tỉnh. Lúc đó, cậu bé Tình 12 tuổi và bệnh tật ngày càng nặng hơn, trước đây còn đi lại được nay chỉ nằm một chỗ, người chỉ còn da bọc xương. Bệnh viện lắc đầu, bố mẹ đành gạt nước mắt đưa con về “chờ chết”. Sự sống thoi thóp từng ngày, hơi thở yếu ớt dần cứ “3 nhịp thở thì 1 nhịp tắc”. “Tôi có thể cảm nhận được phần từ thắt lưng xuống đến chân tê cứng, cấu vào thịt không thấy đau, mà sau này tôi mới biết là mình đã chết một nửa người. Mỗi buổi tối tôi đều bắt bà nội bế ra ngoài sân để nhìn ánh trăng, vì sợ khi chết đi không còn được nhìn thấy nữa” – ông Tình kể.

Một hôm đang nằm ngắm trăng, cậu bé Tình bỗng nhớ tới ông nội và nhớ tới những vị thuốc mà ngày nhỏ thường hay bên ông xem ông bốc thuốc cho mọi người trong bản. Như có điều mách bảo, ngay sáng hôm sau Tình nói trong hơi thở mệt nhọc, bắt bằng được bà nội lên khu rừng trước nhà lấy cho những vị thuốc gồm: Cùn gấc, ngái, xạ đen, xạ vàng về rửa sạch rồi cho vào 2 nồi đổ đầy nước đun. Một nồi đun sôi kỹ để xông cơ thể rồi tắm toàn thân, còn một nồi đun cho tới khi cạn chỉ còn một chén nước nhỏ để uống.

“Lúc đó, tôi khao khát sống hơn bao giờ hết. Mặc dù nằm liệt giường nhưng tôi vẫn cố uống thuốc, nhờ bà, mẹ xông tắm hằng ngày rồi lại gắng gượng húp từng thìa cháo” – ông Tình nhớ lại. Cho dù không thể nuốt được nữa, nhưng Tình vẫn bảo bà, mẹ nấu thêm để húp lấy nước. Từ chỗ chết nửa người, cậu bé Tình dần cảm nhận được mạch máu đã bắt lưu thông trên toàn cơ thể, cậu càng cố gắng nhiều hơn. Những lúc sáng sớm, Tình còn bắt mọi người đưa ra nằm dưới sân sưởi nắng để hấp thụ thêm sức sống.

Sau khoảng 3 tháng thì cậu bé Tình có thể bước khỏi giường, dò dẫm bước đi trước con mắt thán phục của mọi người và cũng khoảng bằng đó thời gian, sức khỏe của Tình dần hồi phục như một điều thần kỳ. Biết mình thoát chết, cậu bé Tình không chỉ thường xuyên dùng bài thuốc do chính mình tìm ra, mà còn chăm chỉ tập luyện thể dục. “Thật kỳ diệu, tôi có thể sống sót trong sự kinh ngạc của gia đình, bởi căn bệnh này đến bệnh viện lúc đó cũng còn bó tay. Nhờ sự khao khát sống mà tôi đã sống sót đến tận bây giờ” – ông Tình chia sẻ. Khi bệnh tật thuyên giảm, Bạch Chí Tình lại tiếp tục theo học và đã học văn hóa hết cấp II, lúc đó là lớp 7.

Bệnh tim vẫn nhập ngũ, còn đoạt giải… điền kinh

Năm 1976, ông tham gia quân đội lúc 20 tuổi. Sau thời gian huấn luyện ông được phân về Trung đoàn 220, thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân (đóng quân tại Đại Mỗ, Hà Nội). Trong thời gian ở quân đội, ngoài việc luyện tập thao trường, ông thấy nhiều anh em trong đơn vị bị bệnh mà thời kỳ đó thuốc thang khan hiếm, phải nằm bệnh xá thì mới được phát thuốc. Vốn biết về cây thuốc nam, ông đã không thể khoanh tay đúng nhìn trước bệnh tật của anh em hằng ngày vẫn ăn ở, luyện tập cùng nhau.

 

Giới thiệu giàn cồng chiêng quý

 

 

“Hôm đó cả đơn vị bị ngộ độc, trong lúc chờ xe và y tá trên quân đoàn xuống, tôi đã đi lấy cây nhọ nồi mọc quanh đơn vị, giã nhỏ lấy nước cho anh em uống. Mọi người nôn được hết chất độc ra ngoài, thế là khỏi, đến khi đoàn quân y xuống thì mọi người đã hoàn toàn khỏe mạnh” – ông Tình nhớ lại. Từ đó anh em trong đơn vị gọi ông bằng cái tên “Tình thuốc nam” là như vậy. Đi bộ đội, định bụng bỏ nghề bốc thuốc, nhưng như cái nghiệp, sau lần đó hết thủ trưởng đơn vị đến anh bạn cùng đơn vị đều nhờ Tình lấy thuốc để chữa bệnh. Tiếng lành vượt ra cả ngoài doanh trại, những người dân mỗi lần thấy Tình ra ngoài đều xúm đến nhờ anh “Tình thuốc nam” chữa bệnh cho.

Từ hồi nhỏ ông Tình đã biết chơi nhiều thứ nhạc cụ, nhất là sáo vì vừa dễ mang theo lại ai cũng thích vì âm điệu dân gian, dễ hiểu. “Hồi đó, khi đi hái thuốc tôi thường đem theo một cây sáo để thổi. Khi chỉ nghe thấy tiếng sáo thì dân làng đã ra đón rồi. Có gia đình, người thân khỏi bệnh còn giết con lợn cả tạ khao anh em chúng tôi” – ông Tình kể lại.

Trong thời gian ở quân đội, ông Tình còn nhớ rất rõ một kỷ niệm mà đến nay ông vẫn không hiểu vì sao mình lại có thể làm được như vậy. Một lần trung đoàn tổ chức thi điền kinh để cổ vũ phong trào rèn luyện thể dục, thể thao cho các chiến sĩ. Tất nhiên, biết mình bị bệnh không thể chạy điền kinh, nhưng thường ngày ông Tình vẫn luyện tập chăm chỉ cùng đồng đội. Hôm đó, vận động viên của đơn vị bị cúm từ đêm hôm trước nên không thể thi đấu. Tiểu đội trưởng Hoàng Đảm đang loay hoay chưa biết tìm ai thay thế, thì ông buột miệng nói “chạy như vậy thì thua tôi chắc”. Nghe được câu nói, tiểu đội trưởng đã hỏi lại, biết mình lỡ lời nhưng trước không khí cuồng nhiệt ông đánh liều vào đường đua.

“Sau khi chạy được vài vòng thì thấy các anh em khác vượt lên dẫn đầu cả vòng sân. Tuy nhiên, tôi vẫn kiên trì chạy. Càng về những vòng cuối thì các anh em khác càng bị đuối sức và tụt lại. Lúc đó tôi mới dồn sức để chạy lên dẫn đầu và vượt xa họ. Tôi đã chiến thắng trong cuộc thi chạy đường dài ngoạn mục, khi bỏ xa các đối thủ khác cả vòng sân. Phần thưởng lúc đó chỉ là chiếc khăn mùi xoa tượng trưng, nhưng tôi thấy mình đã chiến thắng được bệnh tật” – ông Tình nhớ lại.

Chiếm trái tim người yêu của… sếp!

Còn một câu chuyện nữa trong thời kỳ đi lính, khi đó Tình đã trở thành người được cả đơn vị yêu mến. Lúc đó, anh Tiểu đội trưởng Hoàng Đảm thích một thiếu nữ tên Mai gần đơn vị trong làng Đại Mỗ, hai anh em cũng hay đi chơi cùng nhau. Một lần mẹ của Mai bị trúng gió, bất động toàn thân (mà y học gọi là tai biến mạch máu não – PV). Đang luống cuống không biết phải xử lý thế nào thì hai anh em vừa đến nhà chơi. Xem qua tình trạng của mẹ Mai, Tình nói bệnh có thể chữa được, không cần phải đưa đi viện.

Dù không tin nhưng biết Tình có tay nghề thuốc nam, lại đã chữa trị nhiều ca bệnh nên Mai và Huỳnh Đảm đồng ý. Sau khi dùng gừng đập nhỏ bóp với rượu xoa bóp toàn thân và cho bệnh nhân uống, những ngày sau đó ông dùng các vị thuốc nam kết hợp vừa uống, vừa xông, vừa tắm. Chỉ mất hơn 1 tuần nằm bẹp, bà cụ đã ngồi dậy tự làm được những công việc nhẹ nhàng hằng ngày. Sau nửa tháng thì cụ đã trở lại hoàn toàn bình thường và ăn ngủ tốt hơn cả lúc trước khi bị bệnh.

Điều trớ trêu là sau đó, Mai đã từ chối tình cảm của Hoàng Đảm để xin được “nguyện đời vì anh” với Tình vì đã cứu mẹ cô thoát khỏi bàn tay tử thần, hoặc ít nhất cũng là toàn thân bất toại. Điều đó đã gây ra sự hiểu lầm tình bạn giữa 2 người, cho dù Tình ra sức khuyên Mai, nhưng cô nhất quyết không chịu.

Không lâu sau chiến sĩ Tình cũng xin ra quân khi hết thời hạn, cho dù nhiều thủ trưởng đã đến gặp và đặt vấn đề muốn chuyển Tình sang lính chuyên nghiệp gắn bó cuộc đời với quân đội, nhưng Tình đã thẳng thắn từ chối. Khi có quyết định hôm trước, thì ngay hôm sau Tình đã lên xe về quê. Thực ra, đó cũng là sự trốn chạy trước tình yêu của Mai, vì Tình cảm thấy có lỗi với người bạn thân Hoàng Đảm và từ đó không bao giờ ông gặp lại cả 2 người nữa.

Theo Doãn Kiên – Thanh Tâm (Lao Động)

 

************************

Chàng trai chết hụt đến 8 lần

Rơi từ độ cao gần 5m, đau tim, viêm phổi, ung thư… là những cái chết mà chàng trai này trải qua.

Matthew Hawksley được coi là anh chàng vừa dũng cảm vừa may mắn nhất thế giới.

Matthew, 25 tuổi gặp tai nạn đầu tiên khi anh đi lặn biển. Không dự đoán được độ sâu của nước anh bị va phải những tảng đá nhọn. Kết quả, dù sống sót nhưng anh bị vỡ xương sống và tim ngừng đập.

 

Rơi từ độ cao gần 5m nhưng anh vẫn sống

Cuộc sống của anh đã được cứu sống 4 lần trong vòng 30 phút bởi các nhân viên y tế tại Grange, Co Sligo nơi anh đang đi nghỉ cùng bạn bè.

Cuộc sống của anh còn bị đe dọa một lần khác vào tháng 6/2011 khi anh bị hôn mê kéo dài 5 tuần lễ. Anh cũng đánh bại cả căn bệnh viêm phổi.

 

Cuộc song của ăn gắn liền với rất nhiều các bệnh viện

Khi tỉnh dậy anh bị tê liệt chân tay nhưng đã có thể đi lại được trong vòng 5 tháng.

4 tháng sau đó, anh bình phục nhưng lại phát hiện mình bị ung thư tinh hoàn.

Matthew tâm sự: “Tôi có cảm giác giống như mình là người đàn ông kém may mắn nhất. Nhưng tôi cũng cho rằng mình là người may mắn nhất. Tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn bã hay khó chịu”.

 

Sau khi chết hụt 8 lần anh tích cực hơn với các hoạt động từ thiện

 

 

Hiện tại anh đang lên kế hoạch hỗ trợ các tổ chức từ thiện chống căn bệnh ung thư và cột sống.

Thùy Vân (Theo T.S)

 

**************************

10 ảnh hot trong ngày trên Facebook

Hàng loạt nghệ sĩ nam nữ cùng nude trên thiếp mời dự ‘Đêm hội chân dài’ khiến dư luận chú ý.

MC Trấn Thành và bạn gái chụp ảnh “tự sướng” tình cảm.
Ca sĩ Đoan Trang khoe ảnh với vòng 1 nóng bỏng trong bộ bikini sexy và chú thích: “Bơi cả buổi chiều. Thầy dạy bơi giỏi mà trò thì…”
Ca sĩ Phương Thanh hóa thân thành cô thôn nữ duyên dáng bên cánh đồng lúa ở Hà Tĩnh.
Hình ảnh ngày bé đáng yêu của nữ ca sĩ Khởi My được nhiều fan yêu thích.
Hiệp “Gà” chia sẻ bức ảnh chụp “vợ 3” trong chiếc áoblouse trắng của nữ y tá đang chăm chú đọc hồ sơ bệnh nhân khi trực đêm.
Tấm giấy mời tham dự “Đêm hội chân dài 7” với hình ảnh nhiều nghệ sĩ nam nữ cùng nude khiến dư luận chú ý.
Việc Sir Alex Ferguson quyết định nghỉ hưu và ngừng dẫn dắt câu lạc bộ Manchester United khiến hàng trăm nghìn fan bóng đá tiếc nuối. Ngày hôm qua, những hình ảnh của “huyền thoại” Ferguson tràn ngập các trang mạng xã hội.
Để thanh minh về việc không phẫu thuật thẩm mỹ, Triệu Vy phái công bố bức ảnh cô đang khám mắt và khẳng định rằng mình đã bị viêm mắt hơn một tháng.
Khó khăn không có nghĩa là “không thể”. Nó đơn giản chỉ là bạn cần cố gắng nhiều hơn.
Những bức ảnh thuộc bộ ảnh “Thoát” với cảnh một cô gái khỏa thân uốn éo các tư thế trong nỗ lực quyến rũ một người đàn ông đang ngồi thiền bị cộng đồng mạng “ném đá” vì sự phản cảm.

Studs tổng hợp

*********************

Những điều ít biết về nghi phạm bắt cóc 3 phụ nữ suốt 10 năm

  Ariel Castro, nghi phạm bị truy tố vì bắt cóc và hãm hiếp 3 phụ nữ tại bang Ohio, Mỹ suốt 10 năm được xếp vào nhóm người không thiện, không ác. Y được biết đến là một nhạc sỹ cởi mở, thân thiện với hàng xóm nhưng cũng từng ngược đãi vợ cũ.

Hiện chưa rõ Castro kiểm soát 3 người phụ nữ trên bằng cách nào suốt chừng đó năm bởi các nạn nhân cho biết họ chỉ được ra khỏi nhà 2 lần trong vòng 10 năm qua. Cả 2 lần đó Castro đều chuyển họ vào trong gara và bắt họ dùng các vật dụng hóa trang, bao gồm cả tóc giả.

Castro từng là lái xe buýt cho một trường học trước khi bị sa thải

Trong quá trình khám phá ngôi nhà, cảnh sát cũng tìm thấy dây thừng và xích nhưng họ cho biết không có vẻ cho thấy Castro đã dùng thuốc với Amanda Berry, 27 tuổi, Gina DeJesus, 23 tuổi và Michelle Knight, 32 tuổi.

Một điều lạ nữa là không một ai từng ghé qua hoặc hàng xóm sống gần căn nhà này hay biết rằng có thể có người bị nhốt bên trong.

“Ariel giữ không cho ai đến gần”, phó cảnh sát trưởng Ed Tomba khẳng định với báo giới hôm 8/5 sau khi nghi phạm 52 tuổi bị truy tố về tội bắt cóc và hãm hiếp.

Nhân thân tốt

Castro là hậu duệ của một gia đình lớn đã di cư tới Cleveland, Mỹ từ Yauco, Puerto Rico sau Thế chiến thứ 2. Cha của y, Nona Castro, mất năm 2004, từng làm chủ một cơ sở buôn bán ô tô. Ông chú của Castro là Julio “Cesi” Castro, 78 tuổi, từng là một nhân vật trụ cột trong cộng đồng người Mỹ La-tinh tại địa phương. Hiện ông Julio vẫn đang điều hành một cửa hàng có tên Caribe Grocery.

Trên đại lộ Seymour Avenue, Castro ít nhiều cũng có tiếng tốt.

“Tôi từng sống ở đây 1 năm, từng cùng nướng thịt ngoài trời với ông ta. Chúng tôi cùng ăn sườn nướng và vài thứ linh tinh, nghe nhạc salsa. Anh biết tôi đến từ đâu rồi đó”, một nhân viên nhà hàng có tên Charles Ramsey, hàng xóm của Castro và cũng là người giải cứu nạn nhân Berry cho biết.

Ramsey nhớ lại từng thấy Castro chơi ở sân sau với những con chó của mình. Trên trang Facebook, Castro tỏ ra thích thú với các mục về ô tô và xe máy.

Từ trái qua phải: 3 nạn nhân Gina DeJesus, Amanda Berry và Michelle Knight

Ông Julio Castro thì cho biết cháu mình đã rời khỏi gia đình lớn sau khi cha mất năm 2004, cùng năm Gina DeJesus mất tích và 1 năm sau khi Berry chịu chung số phận. Trước đó 2 năm Knight cũng mất tích. “Có lẽ nó thuộc tuýp người có 2 cuộc sống khác nhau”, ông Julio nhận định.

Ngược đãi vợ con

Năm 2005, vợ cũ của Castro là Grimilda Figueroa, người đã qua đời hồi năm ngoái, đã cáo buộc trong một phiên tòa gia đình rằng chồng mình “thường xuyên bắt cóc” 2 con gái của họ là Emily và Arlene và “giữ chúng không cho gặp mẹ”.

Cũng trong hồ sơ này, Figueroa cho biết đã hai lần bị gãy mũi, gãy xương sườn, bị gãy một răng, hai lần bị chật khớp vai và một lần bị tụ máu não. Bà yêu cầu thẩm phán ra lệnh “ngăn chặn không cho Castro dọa giết mình”.

Con trai của Castro và bà Figueroa là Anthony Castro, 31 tuổi, một nhân viên ngân hàng tại Cincinnati, bang Ohio khẳng định với tờ Daily Mail hôm 7/5 rằng, mẹ anh đã đưa cả 3 con ra khỏi nhà năm 1996 sau nhiều năm chịu đựng bạo hành.

“Tôi cũng từng bị đánh”, Anthony nói. “Chúng tôi chưa bao giờ thực sự thân thiết bởi những chuyện đó và cũng hiếm khi trò chuyện với nhau”. Vậy nhưng lại không có dấu hiệu nào cho thấy Castro từng bị kết tội bạo hành trong gia đình.

Một điều lạ lùng nữa là, theo kênh Fox, người chồng thứ hai của bà Figueroa, ông Fernando Colon từng bị FBI thẩm vấn năm 2004 do có liên quan đến sự biến mất của Berry và DeJesus.

Cùng trong năm đó Castro ra đối chất với Colon khi viên bảo vệ bị xét xử, kết tội và bị liệt vào danh sách những kẻ tấn công tình dục sau khi Colon có hành vi quấy rối 2 con gái của Castro. Hiện Colon đang có kế hoạch kháng cáo các cáo trạng này.

Suốt 22 năm, Castro vẫn lái xe buýt đưa đón học sinh, trước khi để xảy ra nhiều vụ việc khiến bị sa thải tháng 11/2012. Mức lương tên này được nhận khi đó là 18,91 USD/giờ, tờ Cleveland Plain Dealer khẳng định.

Năm 2004, Castro bỏ mặc một học sinh thuộc diện giáo dục chuyên biệt ở một mình trên xe để đi mua bánh hamburger. Năm 2009, y bị đình chỉ công tác vì quay đầu xe trái luật. Đến năm 2012, Castro bị đình chỉ một lần nữa vì lái xe buýt của trường đi mua sắm. Cũng trong năm này, y bị đuổi việc vì đã bỏ chiếc xe tại một trường tiểu học cách nhà hai khu phố trong nhiều giờ để “về nghỉ”.

Trong lúc rảnh rỗi, Castro thường chơi ghi ta bass với một ban nhạc La-tinh khá nổi tiếng ở địa phương là Grupo Kanon trong khoảng 15 năm.

“Ông ta có thể chơi nhưng những năm gần đây ngày càng trở nên cố chấp và thiếu ổn định”, Ivan Ruiz, trưởng ban nhạc, người biết Castro khoảng 20 năm qua khẳng định. “Giống như thể ông ta không thể rời nhà mình”.

Anthony Castro thì cho biết anh chỉ nói chuyện với cha vài lần mỗi năm nhưng cứ khi nào anh tới nhà ở số 2207 đại lộ Seymour thì cũng chỉ được không quá 20 phút là phải về. Thậm chí anh còn bị bố mình ngăn cản không cho vào một số căn phòng.

Thanh Tùng
Theo AFP

*********************************

Con gái Tập Cận Bình bị đồn hẹn hò con trai tỷ phú

(Dân trí) – Tập Minh Trạch, con gái duy nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được cho là đang hẹn hò với con trai một trong những người đàn ông giàu nhất Trung Quốc.

Đệ nhất tiểu thư Trung Quốc Tập Minh Trạch.

Đệ nhất tiểu thư 21 tuổi hầu như không xuất hiện trước công chúng kể từ khi cha cô trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc. Nhưng cô này bị đồn là đang có quan hệ tình cảm với Liang Yezhong, “quý tử” của người sáng lập tập đoàn máy móc công nghiệp Sany, Liang Wengen.

Liang Yezhong, 29 tuổi, đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Đại học Warwick (Anh) và hiện là phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính và bí thư đoàn thanh niên tại Sany, một trong những hãng chế tạo máy móc hạng nặng lớn nhất thế giới.

Ông Liang Wengen được tạp chí Forbes của Mỹ xếp hạng là người giàu thứ 6 Trung Quốc, với khối tài sản ước tính lên tới 7,3 tỷ USD tính tới tháng 3 năm nay.

Tỷ phú 57 tuổi rất quan tâm tới việc tìm bạn đời cho con trai và được cho từng treothưởng 1 triệu Nhân dân tệ (160.000 USD) cho bất kỳ ai có thể giới thiệu một bạn gái xứng đáng cho con trai ông.
Liang Yezhong năm nay 29 tuổi.

Ông chủ tập đoàn Sany gần đây đã chuyển trụ sở công ty từ Trường Sa, tỉnh Hồ Nam ở miền trung nam Trung Quốc, tới thủ đô Bắc Kinh, và một trong những lý do cho việc di chuyển này được cho là nhằm hỗ trợ mối quan hệ giữa Liang Yezhong và Tập Minh Trạch.

Một số tờ báo lá cải của Trung Quốc đưa tin rằng Liang từng có một loạt các mối tình dang dở trong quá khứ và có thời hẹn hò với một sinh viên đại học Thượng Hải vào năm 2011.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là ủng hộ mối quan hệ của con gái với Liang.

Tập Minh Trạch từng học tại Đại học Harvard (Mỹ) nhưng đã trở về nước ngay trước đại hội đảng toàn quốc của Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái, khi cha cô được bầu làm Tổng bí thư.

Theo một nguồn tin chưa được xác nhận, Bạc Qua Qua, “quý tử” nhà cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, từng theo đuổi Tập Minh Trạch. Bạc Qua Qua cũng từng học Đại học Harvard.

Các nguồn tin khác cho biết mối quan hệ giữ Liang và Tập Minh Trạch chỉ là tin đồn. Liang đã có người yêu, một cô gái trẻ từng gặp Liang

 

trong khi anh này đi du học ở nước ngoài và không xuất thân từ một gia đình quyền lực.

An Bình
Tổng hợp

 

************************

“Phố Trung Quốc” ở Hà Tĩnh

Nhiều người Trung Quốc “nhờ” người Việt đứng tên mua đất kinh doanh, cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt.

Một trong những cửa hàng ở xã Kỳ Liên có vốn của lao động Trung Quốc.

 

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người.

 

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng lao động Trung Quốc ở cảng Vũng Áng thời điểm cao nhất khoảng 600-700 người. Hầu hết số lao động này thuộc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa. Đây là công ty lớn nhất cảng Vũng Áng với 34 nhà thầu chính, 72 nhà thầu phụ.

 

Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xã Kỳ Liên, cho biết: “Hầu như những cửa hàng có bảng hiệu 100% tiếng Trung là nhà hàng của lao động Trung Quốc mua nhưng sổ đỏ lại đứng tên người Việt. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh…”.

 

Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan.

 

Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”.

 

Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc không có một từ tiếng Việt.

 

Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng phòng Văn hóa-Thể thao huyện Kỳ Anh, cho biết sau khi tình trạng các cửa hàng kinh doanh đặt biển hiệu sai quy định (không viết chữ Việt, không viết tên nước ngoài lên trên chữ Việt, tên nước ngoài phải nhỏ hơn tiếng Việt…), chúng tôi đã thành lập đoàn đi kiểm tra, ban đầu chỉ buộc ghi lại, tháo dỡ biển và tuyên truyền cho bà con hiểu về các quy định của luật pháp Việt Nam đối với việc lắp đặt các biển quảng cáo, cửa hàng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chưa chấp hành. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý.

 

Ông Vũ Lân, Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, cho biết có một số người Trung Quốc kết hôn với người Việt rồi về đây kinh doanh hoặc làm quen với người dân địa phương rồi nhờ người mình đứng tên mua đất. “Những trường hợp này mình biết nhưng do người Việt đứng tên nên mình không thể cấm. Mình chỉ giao cho xã theo dõi, kiểm tra nắm tình hình” – ông Lân nói!

 

Theo ông Văn Minh Quốc, Chủ tịch UBND xã Kỳ Liên, ở nước Việt mà toàn thấy tiếng Trung là không được. Về những trường hợp người Trung Quốc đứng sau người Việt mua đất, nếu diễn ra trên diện rộng rất khó quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

 

Thiếu tá Tô Vĩnh Lâm, Tổ trưởng Tổ Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Formosa, Công an huyện Kỳ Anh, cho biết việc quản lý người nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những lao động đăng ký, họ đi lại theo thời vụ (đi ba tháng theo diện du lịch), sống không tập trung mà rải rác ở công trường, trong khu dân cư.

 

Theo Viết Long

Pháp Luật TPHCM

*********************************

Trung Quốc tranh cãi vì cháu gái Mao Trạch Đông lọt top nhà giàu

(Dân trí) – Cháu gái của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và chồng vừa được gia nhập danh sách những người giàu Trung Quốc, làm dấy lên một cuộc tranh cãi lớn về mối quan hệ giữa chính trị và tài sản cá nhân.

Kong Dongmei và chồng Chen Dongsheng

 

Với gia sản ước tính 5 tỷ Tệ (hơn 800.000 USD), Kong Dongmei, cháu gái của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, và chồng Chen Dongsheng đứng ở vị trí thứ 242 trong danh sách 500 người giàu vào năm 2013 của tạp chí New Fortune ở Quảng Đông.

Chen là chủ tịch của công ty bảo hiểm nhân thọ Taikang ở Bắc Kinh, còn Kong là một cổ đông lớn và là giám đốc. Cô là con gái của Lý Mẫn, người con duy nhất còn sống của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông và người vợ thứ hai Hạ Tử Trân. Cô gia nhập công ty bảo hiểm từ những ngày đầu vào năm 1992 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh.

 

Kong cũng có bằng thạc sỹ tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, vào năm 1999. Là chủ tịch của một công ty văn hóa ở Bắc Kinh, với một hiệu sách nhằm bảo vệ văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Kong không hổ danh là cháu gái của Mao Trạch Đông. Cô cũng viết 4 cuốn sách bán rất chạy về ông mình.

 

Hé lộ về tài sản gia đình Kong dường như đối nghịch với Thiếu tướng Mao Xinyu, con của người con trai thứ hai của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông. Năm 2009, Thiếu tướng Mao Xinyu đã cho biết với báo chí Trung Quốc đại lục rằng: “Di sản của gia đình Mao là trung thực và sạch sẽ. Không một thành viên nào trong gia đình Mao tham giakinh doanh. Tất cả đều sống với đồng lương khiêm tốn.”

 

Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Trung tâm dữ liệu Trung Quốc, đại học Thanh Hoa nổi tiếng Trung Quốc cho thấy, sinh viên là con của những ông bố, bà mẹ làm quan chức tốt nghiệp trường này có thể kiếm tiền nhiều hơn những sinh viên khác 15%.

 

Tờ Beijing Evening Post hôm qua 8/5 đưa tin, Li Hongbin, phó giám đốc trung tâm cho biết dữ liệu cho thấy xuất thân gia đình là nguyên nhân có sự khác biệt 15% trong lương khởi điểm.

 

“Có bằng chứng rõ ràng rằng…nguồn gốc gia đình quan chức có phần trong các tài sản thêm đó”, Li nhận định.

 

Cuộc khảo sát, được thực hiện với 6.059 sinh viên tốt nghiệp từ 19 trường đại học kể từ năm 2010, cho thấy con em của các gia đình giàu có được tuyển nhiều hơn vào các ngành tài chính, các cơ quan chính phủ, các học viện xã hội và các tổ chức quốc tế, trong khi những sinh viên tốt nghiệp xuất thân từ những gia đình bình thường được tuyển nhiều hơn vào các ngành công nghiệp, như mỏ, sản xuất và xây dựng.

 

Cuộc khảo sát dường như cho thấy, sự bảo trợ là nhân tố lớn khiến khoảng cách thu nhập giữa những người có xuất thân khác nhau gia tăng.

Tuy nhiên, đối nghịch hoàn toàn với nguồn gốc xuất thân của Kong Dongmei, người đứng đầu danh sách những người giàu nhất Trung Quốc là Zong Qinghou lại bắt đầu sự nghiệp bằng nghề thu hoạch muối ở tỉnh Chiết Giang. Người đồng sáng lập ra tập đoàn nước giải khát nổi tiếng Trung Quốc Wahaha có tài sản ước tính 70 tỷ Tệ.

 

Vũ Quý

Theo SCMP

**************************

Phong Nha – Kẻ Bàng rúng động tin trúng trầm 100 tỷ

TP – Hai cha con ông Tr. ở thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được cho là đã may mắn trúng trầm “khủng” ngay trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

 

Làng Trằm Mé, nơi cha con ông Tr. sinh sống, được cho là trúng trầm “khủng”.

Đòi đặt cọc trăm tỷ

Sự việc bị bại lộ khi những người trong làng Trằm Mé biết được địa điểm khu vực trúng trầm của cha con ông Tr. và kéo nhau lên mót lại (vét xái). Hàng chục lái trầm khắp nơi nghe thông tin cũng đã đổ về Trằm Mé mấy ngày qua để làm giá, xem hàng của cha con ông Tr.

Một người hàng xóm của cha con ông Tr. Nói rằng, cách đây gần 1 tuần, cha con ông Tr. vào khu vực rừng Sa Lu, thuộc Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng (chừng 2 giờ đi bộ từ trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng) đốn gỗ khung ngoại về làm nhà thì may mắn gặp một cây trầm rục (đã chết).

Hai cha con ông Tr. lặng lẽ khai thác và gùi mất hai ngày, hai đêm mới đưa hết số trầm nói trên về nhà. Trong quá trình khai thác, cha con ông Tr. lại tiếp tục phát hiện một cây trầm sinh (còn sống) khác cách cây trầm rục không xa. Riêng cây trầm sinh này, sau khi khai thác, cha con ông Tr. đã phải thuê một chuyến xe ô tô và công nông mới đưa về được.

Người hàng xóm của ông Tr. nói, ông được ông Tr. cho xem một cục trầm (dạng dầu cô đặc) khoảng 15kg. Theo ông này, cha con ông Tr. đang sở hữu nhiều cục trầm như vậy.

“Lúc đầu, mấy người hàng xóm như chúng tôi đến xem, ông Tr. cho mỗi người một cục trầm bằng đốt ngón tay làm kỷ niệm, có người mua 1 triệu rứa là tui bán. Còn những người đi vét xái cũng được mỗi người vài chục triệu. Giờ tin đồn lan nhanh quá, ông Tr. không cho xem nữa mà giấu trầm ở đâu rồi không biết”, người hàng xóm ông Tr. nói.

Một thương lái trong vùng nói, ông Tr. ra điều kiện nếu chồng đủ 100 tỷ thì cho xem một nửa hàng. Ông này gọi những người bạn lái trầm khác đến góp vốn được 50 tỷ đồng mang đến, nhưng ông Tr. cương quyết không cho xem.

Hiện không chỉ lái trầm ở Quảng Bình mà ở Hà Tĩnh, Nghệ An, TPHCM… cũng đã có mặt, ăn chực nằm chờ ở Trằm Mé với hy vọng giao dịch được lô hàng nói trên.

“Tin đồn dữ quá, làm cha con ông Tr. sợ cơ quan chức năng nên giờ trốn đâu mất, không ai tìm thấy. Nhưng anh em đã lỡ đến đây rồi nên đành nán lại để xem hàng bằng được. Lô hàng này của ông Tr. chắc chắn là tốt, bởi một ít trầm của những người vét xái mà chúng tôi mua được đã thuộc dạng hàng đỉnh”, một thương lái cho biết.

Thắt chặt kiểm soát

Có mặt ở Phong Nha – Kẻ Bàng, PV Tiền Phong ghi nhận một lực lượng kiểm lâm đông đảo của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được huy động để kiểm soát các ngả vào ra cửa rừng.

Tại trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng, barie được hạ sát và những kiểm lâm viên chốt chặn ở đây kiểm tra kỹ lưỡng những chuyến xe vào ra trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, kể cả xe du lịch động Thiên Đường.

Qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Tịnh (người vừa nhậm chức Giám đốc VQG Phong Nha – Kẻ Bàng) cho biết, ông đang xuống hiện trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thu thập thông tin. Lãnh đạo VQG nhận được thông tin lúc 10 giờ sáng ngày 7/5.

Ngay lập tức, ông triệu tập cuộc họp khẩn với lực lượng kiểm lâm để triển khai các phương án ứng phó. Lực lượng các trạm được điều động chi viện quân về khu vực trạm Trộ Mơợng để ngăn người dân kéo nhau vào rừng mót trầm. Đồng thời, cử một tổ công tác vào hiện trường để thu thập thông tin.

Theo ông Tịnh, tổ kiểm tra hiện trường báo cáo đã phát hiện hai hố đào nằm gần nhau. Trong đó một hố, nghi là nơi cây trầm rục bị đốn hạ, gần như không còn một mảnh gỗ nào, hố còn lại thì vương vãi khá nhiều gỗ còn tươi của cây dó.

Lâm tặc đã cưa cây dó này ra nhiều khúc, dùng rìu bổ thành nhiều mảnh để tìm trầm, khúc nào không có trầm thì họ để lại. Nhiều khả năng một lượng lớn gỗ của cây dó nói trên đã được mang đi.

Một lực lượng khác của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cũng đã về Trằm Mé tìm hiểu, nhưng gia đình ông Tr. đã khóa cửa bỏ đi đâu không tìm thấy. VQG đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, để ngăn chặn, bắt giữ nếu gia đình ông Tr. có trầm đưa ra giao dịch.

 

Ông Tịnh chia sẻ, ông nhậm chức trong bối cảnh VQG Phong Nha – Kẻ Bàng vừa trải qua nhiều mất mát về tài nguyên rừng cũng như cán bộ trong hàng loạt vụ xâm hại rừng của lâm tặc.

Nhiệm vụ ưu tiên trước mắt của ông là tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng. Ngoài việc thanh lọc, siết lại lực lượng kiểm lâm vườn, ông sẽ ký lại hợp đồng với người dân bản địa về bảo vệ rừng. Công việc này bị gián đoạn từ khi dự án 661 kết thúc, dẫn đến tình trạng người dân vào rừng thời gian qua ngày một gia tăng.

Hoàng Nam

 

*******************

Hang động chứa đầy quan tài bằng thân cây

Trèo đến hang, anh chăn dê toát mồ hôi khi thấy hàng chục cỗ quan tài gỗ xếp ngay ngắn trên các giá gỗ lớn khắp ba tầng hang.

Sông Luồng đoạn cách bãi Ca Da, ngã ba hợp lưu với sông Mã (Thanh Hóa) chừng vài trăm mét, dòng chảy xuyên qua vách núi đá Pha Hang Ma dựng đứng tạo nên một chiếc hang lớn có tên rùng rợn là hang Ma. Xuôi theo dòng chảy, trên cao chót vót đỉnh dốc đá dựng thẳng đứng, tưởng như không ai trèo lên được có một cửa động có tên là Pó Cúng (hay còn gọi là Lụng Buốc Mu).

Bãi đất bằng phía sau sườn núi Pha Hang Ma là một bãi tha ma với hơn 1.000 ngôi mộ cổ. Tương truyền, đó là mộ của nghĩa quân Lam Sơn do các tướng Lê Sát, Lê Hào và Khằm Ban chỉ huy, bị tử trận khi đánh đồn Tùng Hóa (trại Quan Da) của địch.

Với người dân địa phương, vùng đất hoang vu với những cái tên bí hiểm ấy chỉ càng nhắc bà con tránh xa, không đến gần làm gì. Nhưng rồi, một buổi chiều đông năm 1997, chân núi Pha Hang Ma xuất hiện một người dân bản Khằm (cách chừng 1,5 km) nặng nhọc trèo ngược dốc.

Từ hang Ma nhìn ra ngoài.

Mấy con dê nhà anh đi lạc vào trong núi. Tiếc của nên quên cả sợ hãi, anh cứ theo dấu phân dê mà đạp đá tai mèo, bẻ cây đu cành trèo tới. Bỗng anh giật thót mình, vì khuất trong lùm cây dại ngay trên đầu mình là một miệng hang lớn, đen ngòm bí hiểm. Thường ngày đứng bên kia sông Luồng, anh có nhìn thấy cửa động Pó Cúng nhỏ như hốc đá, chứ chưa thấy miệng hang này.

Định tụt xuống, nhưng tính tò mò trỗi dậy, anh lại quyết níu vào các rễ cây, bám theo vách núi dựng đứng leo lên khám phá. Vừa đu người trèo đến miệng hang, anh toát mồ hôi hột khi thấy trước mặt là hai cỗ quan tài to lớn, nằm chĩnh chện trên giá gỗ, án ngữ giữa lối vào.

Mặc dù rất khiếp sợ nhưng lúc đó không còn đủ sức để leo ngay xuống, anh liều lĩnh ngồi ngay cửa hang nghỉ. Nhìn vào trong, thấy miệng hang nhỏ nhưng bên trong khá rộng và sáng, nên anh tự tin bước vào. Thì ra đây là một lối vào khác của động Pó Cúng. Nhìn quanh quất trong hang, anh thấy thêm hàng chục cỗ quan tài gỗ lớn nhỏ khác xếp ngay ngắn trên các giá gỗ lớn khắp ba tầng hang rộng lớn.

Đem câu chuyện mắt thấy tay sờ này về kể trong các bữa rượu, anh chỉ nhận được những tiếng cười chế giễu. Bực mình, anh thách thức mấy người thanh niên khác theo mình trở lại động núi. Từ đó, anh chàng chăn dê này được coi là người đầu tiên phát hiện ra những chiếc quan tài bí ẩn đã được cất giấu dễ đến cả ngàn năm nay trong động núi Pha Hang Ma.

Do động Pó Cúng nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nên anh Vũ Văn Đạt (lúc ấy là Phó Giám đốc Khu) vui vẻ dẫn đường. Đường chim bay thì ngắn, nhưng từ thị trấn Hồi Xuân muốn đến Pó Cúng phải lần lượt vượt qua cả sông Mã lẫn sông Luồng.

Núi Pha Hang không đồ sộ lắm, nhưng đường lên thì cực kỳ hiểm trở. Chỉ sơ sẩy một chút, tay bám trượt hay bất ngờ đạp đá dưới chân lở ra, thì toàn thân chắc sẽ như những quả dưa hấu bị người ta ném ra từ cửa sổ của tòa cao ốc.

Động Pó Cúng này có thể coi là rộng lớn và quy mô nhất trong số những động có táng quan tài cổ đã được tìm thấy ở Việt Nam. Động sâu chừng 30 mét, cao hơn 10 mét, được chia làm ba ngăn như ba gian nhà lớn mà tầng thứ ba là tầng chính. Hai cửa ra vào của động đều cao chừng 5 mét, rộng hơn 2 mét, cũng chính là hệ thống thông gió tự nhiên hoàn hảo khiến lòng hang khá khô ráo, không khí thoáng đãng và ánh sáng đầy đủ.

Trong số hàng chục cỗ quan tài được đục từ nguyên thân gỗ lớn xếp đầy ba tầng hang động này đã có nhiều chiếc mục hỏng, lại bị cạy bật tấm ván thiên, nhưng nhìn chung phần lớn còn khá nguyên vẹn. “Lần trước lên đây, còn thấy ở hang ngoài có một cái đầu lâu vỡ, cũng nghĩ là cần bảo quản, nhưng tôi không dám đem xuống”, anh Đạt nói. Nền hang đầy phân dê, không rõ có tự bao giờ, lẫn trong những viên đá lạ, hình thù đẹp đẽ nằm vương vãi.

Ngoài những viên đá xanh tròn nhẵn có thể chỉ có dưới lòng sông Luồng, sông Mã, có một viên thạch anh trắng muốt, to và tròn như chiếc mũ cối. Rõ ràng khối thạch anh này là thứ đá được cố ý đem đến từ nơi khác, không thuộc phạm vi dãy núi này, còn nó có vai trò gì trong nghi thức mai táng thì không rõ.

Quan tài gỗ để ngổn ngang trong hang Ma.

Khi nhận được thông tin về những cỗ quan tài kỳ lạ, các nhà khoa học của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tức tốc lên đường về Quan Hóa để tìm hiểu thực địa, bước đầu xác định được niên đại và chủ nhân của những cỗ quan tài táng trên động núi này.

Theo tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Trưởng phòng Nghiên cứu thời kỳ đồ đá, Viện Khảo cổ học, người đã trực tiếp tham gia nghiên cứu tại Quan Hóa, thì việc các quan tài được đưa vào đặt trong động núi mà không chôn vùi hoàn toàn có thể giải thích.

Thuật ngữ chuyên ngành khảo cổ gọi nghi thức mai táng người chết này là huyền quan táng, nhai táng chế, nhai động táng hay ma nhai táng. Đây là hình thức để đưa quan tài của người chết vào an nghỉ trong các hang động trên vách núi đá cao, thẳng. Việc những chiếc quan tài đục từ nguyên thân cây gỗ được đặt trên các giá gỗ trong lòng động (chứ không phải đặt dưới nền) ở nơi đây là minh chứng thuyết phục nhất, xác thực nhất về hình thức huyền quan táng.

Từ các đồ vật táng cùng thu lượm được bên trong động và chất gỗ của các quan tài gỗ được gọt đẽo tinh xảo, các nhà khoa học xác định niên đại của chúng vào khoảng thời đại kim khí, trước sau công nguyên một thế kỷ, kéo dài tới thời Trần – Lê. Những mảnh xương chi, răng, sọ người cùng một số đồ tùy táng hiện còn lưu giữ được, cho phép xác định chủ nhân là tộc người Bách Việt, cư trú vùng phía Đông Nam sông Dương Tử.

“Chủ nhân của những cỗ quan tài chắc chắn là một tộc người thuộc dòng Bách Việt, đã cư trú ở vùng đất Quan Hóa từ ngàn năm trước. Còn là người Khơ Mú, người Mường hay người Thái cổ xưa thì chúng tôi đang nghiên cứu, hiện chưa đủ cứ liệu kết luận”, tiến sĩ Nguyễn Gia Đối cho biết.

PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học cho biết thêm: “Qua nghiên cứu ở những hang động huyền quan táng, tôi cho rằng, hình thức mai táng này xuất phát từ quan niệm của người xưa, con người được sinh ra từ đá và khi chết sẽ trở về nguồn cội là đá.

Cũng như một số hình thức mai táng khác của văn hóa cự thạch, xung quanh ngôi mộ là các hòn đá lớn dựng đứng, hoặc mộ đá, thể hiện quan niệm xưa rằng, linh hồn người chết nương tựa và bám vào trong các hòn đá”.

Tại Việt Nam, những quan tài độc mộc trong động núi ở Quan Hóa là phát hiện đầu tiên và quy mô nhất về hình thức mai táng này. Ở các huyện Quan Sơn, Mường Lát (Thanh Hóa) cũng có hình thức mai táng tương tự, nhưng số lượng quan tài ít hơn nhiều.

Tại ngọn núi đá dựng đứng nằm ngay kề dòng sông Lò, thuộc bản Máy (xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) cũng có một hang động sâu chừng 15 mét, cao hơn 7mét. Trong động có khoảng 14 cỗ quan tài được đục từ nguyên thân các cây gỗ lớn nhỏ, chiếc nào cũng có một hoặc hai đầu chốt bằng gỗ. Chiếc quan tài lớn nhất dài chừng 2,7 mét, rộng khoảng 0,4 mét, nhỏ hơn một chút so với cỗ quan tài lớn nhất bên động Pó Cúng (Quan Hóa) và có khá nhiều quan tài nhỏ.

Cách quần thể hang động núi Pha Hang Quen không xa, ở các hang núi của Pha Dờn (bản Muỗng, xã Trung Xuân, Quan Sơn) cũng còn khá nhiều các cỗ quan tài như vậy. Hang núi Pha Dờn rộng rãi, cao thoáng như trong lòng một ngôi nhà sàn lớn, có nhiều hang hốc bên trong. Theo số đếm của anh Hà Văn Niêm, trưởng bản Muỗng, trong hang chứa khoảng hơn 50 tấm “thuyền”, tức khoảng gần 30 bộ quan tài cổ.

Theo VTC

************************

Chủ tịch xã chạy trốn qua cửa sổ nhà nghỉ

Đang “tâm sự” với một nữ nhân viên thì bị phát hiện, Chủ tịch xã vội trèo qua lan can tầng 2 rồi nhảy xuống bỏ chạy tháo thân, vứt lại xe ôtô.

Ngày 8/5, Ban thường vụ huyện ủy Quảng Xương (Thanh Hoá) vừa miễn nhiệm chức danh Đảng uỷ viên, Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong đối với ông Nguyễn Gia Khang vì “không còn đủ uy tín và khả năng đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao”. Trước đó, huyện ủy cũng đã nhận được tố cáo ông Nguyễn Gia Khang vì quan hệ bất chính với nữ thủ quỹ ngân sách xã trong nhà nghỉ của anh Nguyễn Xuân Thìn và dòng họ Nguyễn Xuân.

Theo đó, vào ngày lễ Valentine năm 2013, anh Thìn phát hiện ông Khang lái chiếc xế hộp màu đen chở vợ mình là Nguyễn Thị Nhung (thủ quỹ xã Quảng Phong) đi chơi. Vốn trước đó đã nghi ngờ hai người này có quan hệ tình cảm trên mức bình thường nên anh Thìn bí mật thuê taxi bám theo. Sau nhiều giờ chạy lòng vòng, chiếc xe vào nhà nghỉ Ngọc Oanh. Sau đó, ông Khang cùng chị Nhung thuê phòng.

Anh Thìn cũng vào thuê một phòng kế bên để nghe ngóng rồi nhờ lễ tân vờ hỏi chứng minh thư của ông Khang để bắt quả tang, nhưng ông này vẫn không mở cửa phòng. Bức xúc, anh Thìn quát lớn, xưng tên rồi đập cửa, dọa gọi công an. Ông Khang biết đã bị lộ liền trèo qua cửa sổ tầng 2, nhảy xuống đất chạy thục mạng, bỏ lại ôtô.

Nhà nghỉ Ngọc Oanh, nơi ông Khang đưa nữ thủ quỹ vào tâm sự. Ảnh: Lê Hoàng

Vợ anh Thìn xác nhận, việc ông Chủ tịch rủ đi thành phố chơi và đưa vào nhà nghỉ tâm sự là có thật. “Ông Khang nhiều lần gọi điện hối thúc đòi gặp tôi và rủ tôi vào nhà nghỉ. Ông ấy nói muốn gặp tôi vì nhớ quá”, chị Nhung tường trình và cho biết thêm, hôm đó ông Khang mới chỉ cởi áo vét và ôm chị này thì bị phát hiện, chứ “hai người chưa có gì cả”.

Ông Đào Duy Hùng, Bí thư đảng ủy xã Quảng Phong, cho biết, kể từ sau khi xảy ra vụ việc, cả ông Khang và chị Nhung gần như nghỉ việc cơ quan. “Anh Khang cáo ốm và bận việc gia đình nên thi thoảng mới đảo qua văn phòng rồi lại đi. Có lần trong cuộc họp, anh ấy đã tâm sự, không còn mặt mũi nào làm lãnh đạo nữa nên muốn xin một thời gian thu xếp công việc để nghỉ công tác”, ông Hùng nói và cho biết thêm, hiện bà Nguyễn Thị Thị Nhung cũng đã bị cho nghỉ việc.

Lê Hoàng

********************

Sống sót kỳ diệu sau 1 tháng trôi dạt trên Thái Bình Dương

(Dân trí) – Hai ngư dân từ một quốc đảo ở Thái Bình Dương đã sống sót sau gần 1 tháng lênh đênh trên biển nhờ ăn cá sống và uống nước mưa.

Tàu cá Pacific Princess tại Samoa thuộc Mỹ đã cứu sống hai ngư dân của quốc đảo Kiribati trên vùng biển cách xa quê hương của họ gần 700km.

Thuyền trưởng Alfred Canepa trên tàu Pacific Princess cho hay ông đã tìm thấy 2 ngư dân sau khi nhìn thấy những chấm nhỏ trông như một đàn chim trên màn hình radar trong khi đang đánh bắt cá ngừ.

“Tôi đã đi kiểm tra và may mắn là tôi phát hiện ra một chiếc thuyền nhỏ và có hai người đàn ông đang trôi dạt trên biển”, Canepa nói.

Ông Canepa cho hay hai ngư dân, trong độ tuổi 20 và 40, đang đánh cá trên một chiếc thuyền nhỏ thì động cơ thuyền bị hỏng và sóng biển đã cuốn họ ra xa bờ.

“Các cư dân đã bị suy nhược sau gần 4 tuần trôi dạt trên biển cho tới khi được tìm thấy. Thật là địa ngục”, ông Canepa nói.

“Khi họ được đưa lên tàu, ngay lập tức tôi đã đưa cho họ nước uống… Thời tiết khô nên họ không có nhiều nước mưa để uống. Họ đã bắt đầu phải uống nước biển và điều đó có thể gây chết người. Họ không thể sống sót quá 3 ngày nữa nếu uống nước biển”, Canepa nói thêm.

Canepa cho hay đề nghị đầu tiên của 2 ngư dân sau khi uống nước là tới bàn thờ trên tàu, nơi họ cầu nguyện trong suốt 3 giờ để ăn mừng sự sống sót kỳ diệu của họ.

Sau khi cứu sống, tàu Pacific Princess đã từ bỏ hành trình đánh bắt được lên kế hoạch và chạy tới cảng gần nhất tại thủ đô Honiara của quần đảo Solomon hôm 5/5. Các thủ tục đang được tiến hành để 2 ngư dân được trở về nhà.

Đây không phải lần đầu tiên có một trường hợp sống sót kỳ diệu như vậy trên Thái Bình Dương rộng lớn.

Hồi năm 2006, ba người Mexico đã được tìm thấy đang lênh đênh ở giữa Thái Bình Dương trên con thuyền rách nát, 9 tháng sau khi khởi hành trong một chuyến đi câu cá mập.

 

 

Vào năm 1992, hai ngư dân, cũng từ Kiribati, đã lênh đênh trên biển suốt 177 ngày trước khi dạt vào bờ tại Samoa.

An Bình
Theo AFP

 

************************

Vợ Tổng thống Nam Phi mất trang sức đắt tiền trên máy bay

(Dân trí) – Người vợ 3 của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đang tính chuyện phát đơn kiện một trong các hãng hàng không nước này sau khi bà bị mất các nữ trang trị giá trên 50.000 USD trên một chuyến bay.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và bà vợ Thobeka.

Bà Thobeka Madiba-Zuma, một cựu nhân viên ngân hàng, cho biết 36 món trang sức đựng trong một chiếc hộp mỹ phẩm Clarins đã bị đánh cắp khỏi hành lý của bà trong một chuyến bay hồi tháng 12 năm ngoái.

Tờ Beeld đưa tin, trong số những món đồ bà Thobeka liệt kê bị mất có các nữ trang kim cương trị giá 48.000 USD, gồm một vòng tay kim cương, hai bộ khuyên tai kim cương, các vòng tay và vòng cổ, 2 nhẫn kim cương, một nhẫn kim cương và vàng hình con rắn.

Một lá thư được gửi tới hãng hàng không SA Airlink có đoạn viết: “Làm ơn hãy tìm lại khẩn cấp số nữ trang của bà Thobeka”.

Theo Beeld, số nữ trang trên được đặt trong một vali không khoá và không được bảo hiểm. Tuy nhiên, hãng hàng không SA Airlink đã bác bỏ các thông tin nói rằng hành lý của bà Thobeka đã bị lục lọi sau một cuộc điều tra của hãng, trong đó có việc xem lại băng hình giám sát và thẩm vấn tất cả các nhân viên.

Vụ mất trộm nữ trang xảy ra khi bà Thobeka bay từ Nelspruit tới sân bay quốc tế OR Tambo tại Johannesburg để tháp tùng chồng tại một hội nghị trước dịp Giáng sinh năm ngoái.

Trong lá thư gửi hãng hàng không SA Airlink, bà Thobeka đã miêu tả chi tiết thời điểm bà còn nhìn thấy chiếc túi đựng nữ trang và khi phát hiện ra số trang sức bị mất.

Theo tờ Beeld, bà Madiba-Zuma đã gặp các luật sư để chuẩn bị các thủ tục nhằm kiện hãng hàng không SA Airlink.

 

 

Bà Thobeka là vợ thứ 3 của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, một người theo chế độ đa thê, khi kết hôn với ông hồi năm 2010. Ngoài bà 3 bà vợ này, ông Zuma còn có 2 người vợ khác, một người đã mất và một người khác đã ly hôn.

An Bình
Theo Telegraph

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: