Nhưng sắc lệnh hành pháp này, sau khi Quốc hội thất bại trong việc ban hành Cải cách Nhập cư Toàn diện, đã bị tòa án cấp thấp hơn chặn lại khi Texas và 25 tiểu bang do Cộng hòa lãnh đạo khởi kiện chính quyền.

nhap cu

TT Obama tuyên bố sắc lệnh hành pháp về chính sách nhập cư vào tháng 11 năm 2014 – Photo Courtesy: NPR

Hôm nay ngày 19 tháng giêng, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tuyên bố, sẽ xem xét và đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của hành động hành pháp của Tổng thống Obama về vấn đề nhập cư.

Tối cao Pháp viện sẽ xem xét, liệu Tổng thống có quyền tuyên bố hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp được phép ở lại và làm việc mà không hề lo sợ bị trục xuất hay không?

Vào tháng 11 năm 2014, Tổng thống Obama công bố kế hoạch ngăn chặn việc trục xuất gần 5 triệu người nhập cư hiện đang sinh sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Ngay thậm chí trước khi kế hoạch của ông cất cánh, tòa án ở những cấp thấp hơn đã chặn chúng lại.

Vào cuối năm ngoái, một tòa phúc thẩm liên bang ở New Orleans, tiểu bang Louisiana, đã tát chính quyền Obama bằng phán quyết, cho rằng Tổng thống đã vượt quá quyền hạn pháp lý khi ban hành sắc lệnh hành pháp.

Bây giờ thì thủ tục phúc thẩm sẽ đem vấn đề này ra trước Tối cao Pháp viện, nơi sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về tính hợp hiến của Tổng thống trong vấn đề liên quan.

Chương trình được gọi tắt là DAPA (Hoãn thi hành đối với Cha mẹ Công dân Mỹ hoặc Thường trú nhân hợp pháp) cho phép những người đang sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ ít nhất 5 năm, có con cái là công dân Hoa Kỳ hay là thường trú nhân hợp pháp, và không phạm trọng tội cũng như tái phạm tội nhẹ, sẽ được phép ở lại và được cấp giấy phép làm việc.

Tổng thống Obama muốn mở rộng chương trình này, áp dụng cho cả những người nhập cư đến Mỹ khi còn nhỏ.

Tổng thống cho biết, ông có thể thực hiện những hành động này dưới vỏ bọc của “tự do truy tố” (prosecutorial discretion – Sự châm chước và tha thứ được giải quyết linh hoạt tùy theo mỗi tình huống riêng), trong đó chính quyền có quyền quyết định người nào bị trục xuất. Chính quyền cho rằng chương trình là một cách cho chính phủ với nguồn lực bị hạn chế có thể ưu tiên những người nhập cư bất hợp pháp nào sẽ bị trục xuất trước.

Nhưng sắc lệnh hành pháp này, sau khi Quốc hội thất bại trong việc ban hành Cải cách Nhập cư Toàn diện, đã bị tòa án cấp thấp hơn chặn lại khi Texas và 25 tiểu bang do Cộng hòa lãnh đạo khởi kiện chính quyền.
Tối cao Pháp viện dự kiến sẽ xử vụ kiện này vào tháng tư, và đưa ra phán quyết vào tháng 6. Đây là cơ hội cuối cùng cho Tổng thống thực thi chương trình trước khi rời nhiệm sở vào tháng giêng sang năm.

Các quan chức Tòa Bạch Ốc không hề tỏ ra lúng túng trước tuyên bố của Tối cao Pháp viện, họ tự tin vẫn chiếm ưu thế. Phát ngôn viên Josh Earnest cho biết, hành động bảo vệ hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp của ông Obama “hoàn toàn nằm trong quyền hạn, phạm vi thẩm quyền của Tổng thống Hoa Kỳ.”
Tuyên bố của Tối cao Pháp viện cũng nhận được nhiều phản ứng khác nhau.

Ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người từng ủng hộ cải cách nhập cư nhưng sau đó lại chuyển sang cứng rắn về vấn đề này, ngay lập tức bày tỏ tin tưởng vào Tòa án sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Tổng thống.

Dân biểu tiểu bang Illinois Luis Gutierrez thuộc đảng Dân chủ chia sẻ sự ủng hộ đối với hành động hành pháp của Tổng thống, trong khi bà Hillary Clinton đăng trên mạng Twiss, ủng hộ, và cho rằng những hành động của Tổng thống sẽ yên vị.

Thượng nghị sĩ Harry Reid, tiểu bang Nevada, lãnh tụ thiểu số Thượng viện, lại đổ lỗi cho Hạ viện đã không bỏ phiếu Cải cách Nhập cư Toàn diện, đẩy ông Obama đến việc ký sắc lệnh hành pháp.

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: