Tiến trình bảo lãnh định cư diện Hôn Phu/Hôn Thê K1 (Fiance).

Bước 1: Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ nộp đơn I-129F cho Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Muốn biết thời gian giải quyết hồ sơ ở USCIS, các bạn có thể vào trang Web sau đây: https://egov.uscis.gov/cris/processTimesDisplayInit.do

Bước 2: Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh ”thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797”. Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến National Visa Center thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ.

Khoảng hai tuần sau khi nhận giấy báo chấp thuận (I-797), người bảo lãnh hay người được bảo lãnh có thể liên hệ với National Visa Center để xem National Visa Center nhận được hồ sơ chấp thuận từ USCIS chưa.
Liên hệ NVC qua Phone: (603)334-0700 hoặc Email: Ask NVC!

Bước 3: Sau khi cấp HCM# cho hồ sơ, National Visa Center sẽ chuyển hồ sơ bảo lãnh về cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM để nơi đây tiếp tục giải quyết. (Không như các diện bảo lãnh khác là phải hoàn tất các giấy tờ tại NVC rồi mới được chuyển về Lãnh sự quán)

Khoảng từ 5 đến 7 ngày sau khi National Visa Center chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán, người được bảo lãnh có thể liên hệ với Lãnh sự quán để xem Lãnh sự quán nhận được hồ sơ từ National Visa Center hay chưa.

Khi biết được National Visa Center đang chuyển hồ sơ về cho Lãnh sự quán, người bảo lãnh nên lập mẫu bảo trợ tài chánh I-134 để gởi về cho người được bảo lãnh. Riêng về người được bảo lãnh thì nên tiến hành những giấy tờ theo như yêu cầu trên trang Web

Đường link hướng dẫn nội dung của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

Bước 4: Khi Lãnh sự quán nhận được hồ sơ gốc được chuyển từ National Visa Center, Lãnh sự quán sẽ hoàn tất một số thủ tục hành chánh và gửi bộ hướng dẫn (Instruction Package) cho người được bảo lãnh (theo địa chỉ hoặc có thể bằng email) khoảng 2 tháng sau khi nhận đưiợc hồ sơ từ National Visa Center. Trong bộ hướng dẫn, sẽ có những mẫu DS-156, DS-156K và DS-230 Phần I. Bạn có thể nhấn vào đây http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/iv/maudon/huongdan.html để lấy các mẫu đơn.

Bước 5: Khi người được bảo lãnh báo cho Lãnh sự quán biết họ đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn (form DS-2001), Lãnh sự quán sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn khoảng 3 tháng sau và gửi thư mời phỏng vấn (Appointment Package) trong đó có hướng dẫn để người được bảo lãnh thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Người được bảo lãnh phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn.

Bước 6: Người được bảo lãnh đến Lãnh sự quán để phỏng vấn theo ngày được ghi trong thư mời. Người bảo lãnh không được tham dự phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn người được bảo lãnh bằng tiếng Việt. Nếu người được bảo lãnh không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh sự quán sẽ thông dịch cho người được bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh hội đủ điều kiện để được cấp visa tại buổi phỏng vấn sẽ được đóng tiền EMS để visa sẽ được gởi thẳng về nhà.

Người được phỏng vấn nên mang theo nhiều chứng từ để chứng minh quan hệ chân thật giữa mình và người bảo lãnh. Những chứng từ đó là thư từ, email, hóa đơn điện thoại, biên lai nhận và chuyển tiền, hình ảnh chụp chung của hai ngườI ở những thời điểm khác nhau, v.v…

Bước 7: Nếu được cấp visa, người được bảo có 6 tháng để vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Khi đặt chân đến một cửa khẩu ở Mỹ, người được bảo lãnh sẽ nhận được mẫu I-94 (Arrival / Departure Record hay Phiếu xuất nhập cảnh).

Bước 8: Sau khi qua đến Mỹ, người được bảo lãnh nên tranh thủ đến văn phòng địa phương của Social Security để làm đơn xin thẻ Social Security Number. Những giấy tờ cần nộp là mẫu I-94 và hộ chiếu còn hiệu lực.

Muốn biết văn phòng địa phương của Social Security, bạn có thể vào trang Web https://secure.ssa.gov/apps6z/FOLO/fo001.jsp của Social Security.

Bước 9: Người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Hai người phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người được bảo lãnh đến Mỹ. Nếu kết hôn sau 90 ngày, hai người phải nộp thêm đơn I-130 lúc người được bảo lãnh nộp đơn I-485 xin điều chỉnh qui chế.

Bước 10: Sau khi có giấy kết hôn và nếu có đổi họ (nếu người được bảo lãnh là phái nữ) thì người được bảo lãnh trở lại văn phòng Social Security với giấy kết hôn để đổi họ; Nếu kết hôn mà vẫn giữ họ của mình thì không cần làm bước này.

Lưu ý: Không bắt buộc người nữ phải đổi họ theo họ chồng.

Bước 11: Người được bảo lãnh nộp đơn xin điều chỉnh qui chế. Người được bảo lãnh nên tranh thủ nộp đơn xin điều chỉnh qui chế càng sớm càng tốt. Người được bảo lãnh sẽ bị xem là ở quá thời hạn nếu visa K1 hết hạn mà vẫn chưa nộp đơn xin điều chỉnh qui chế.

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!