Dân biểu tiểu bang David Chiu thuộc đảng Dân chủ ở San Francisco hôm thứ 5 đã lên tiếng khen ngợi Sophia’s Beauty Lounge và các mỹ viện làm móng khác trong thành phố đã đồng hành cùng với Sở Môi trường giúp nhân viên làm móng được làm việc trong môi trường an toàn, không bị các hóa chất độc hại ảnh hưởng.

Nail

Sophia Nguyễn tự hào vì mỹ viện làm móng Sophia’ Beauty Lounge của mình trên đường Cesar Chavez  Street, gần đường Mission là một trong 30 tiệm Nail được thành phố San Francisco công nhận là “Mỹ viện Nail lành mạnh.”
Với miếng nhãn dán trên cửa kiếng, San Francisco xác thực mỹ viện của cô Nguyễn không dùng các sản phẩm làm móng chứa hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên cũng như khách hàng.
Sophia Nguyễn cho biết, được công nhận tiệm lành mạnh không phải điều gì quá khó. Chỉ cần nghiên cứu những điều cơ bản, cộng với một chút sáng tạo.
Khi mở tiệm, Nguyễn mua những sản phẩm làm móng không chứa những thành phần độc hại như Toluene (chất được pha vào sơn móng tay, gây cay mắt, ngứa mũi, ngứa ngoài da, thậm chí có thể tổn thương gan và thận), Formaldehyde (chất gây những chứng bệnh ngoài da và hô hấp), hay chất dibutylphthalate – DBP (phụ gia cho chất kết dính hay mực in), đặc biệt đe dọa đến phụ nữ mang thai, đã được Châu Âu cấm sử dụng. Cô cũng bảo đảm nhân viên của mình hành nghề an toàn.
Một nhân viên từ Sở Môi trường San Francisco đã ghé kiểm tra tiệm, đưa ra những lời khuyên bổ ích, sau đó không hẹn, bất ngờ ghé lại thanh tra lần cuối. Kết quả mỹ mãn, Nguyễn nhận được tấm chương và miếng nhãn có logo Chương trình Mỹ viện Nail Lành mạnh dán trên cửa kiếng.
“Có những giá ẩn phải trả cho việc làm đẹp móng tay,” ông Chiu nói.
Tại mỹ viện Sophia’s Beaty Lounge của Nguyễn hôm thứ năm, dân biểu Chiu tuyên bố việc thành lập Lực lượng Đặc nhiệm tiệm Nail Lành mạnh. Ông cũng giải thích các tiệm nail trên khắp tiểu bang cần phải theo gương của Nguyễn vì lợi ích của nhân viên và khách hàng.
Người ta cũng đang xem xét cần phải ghi ra các chất có trong những sản phẩm thẩm mỹ nổi tiếng, và tăng cường luật An toàn Thẩm mỹ của California bằng cách mở rộng phạm vi và khả năng thực thi.
Lực lượng Đặc nhiệm sẽ làm việc qua mùa thu năm nay về các vấn đề tồn tại tại tiệm nail, với mục tiêu theo đuổi pháp lý bắt đầu từ tháng giêng sang năm, Chiu cho biết.
“Lực lượng sẽ xem xét những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và cùng làm việc để giải quyết, đưa ra những giải pháp hữu hiệu,” Chiu nói. Trên hết, những thay đổi lành mạnh này sẽ có lợi cho cả chủ tiệm vì sẽ thu hút được nhiều khách tới.
Chiu cho hay có hơn 100.000 nhân viên làm móng ở California, trong đó hơn 80% gốc Á, và 50% đang ở độ tuổi sinh con.
Chương trình Tiệm Nail lành mạnh của Sở Môi trường San Francisco là một chương trình được công nhận, nhằm hỗ trợ các tiệm làm móng thực hiện thay đổi, và đề cao những nỗ lực của họ.
Chương trình giúp các tiệm nail dùng sản phẩm an toàn hơn, trang bị hệ thống thông gió tốt hơn, và những nỗ lực của họ sẽ được công nhận. Khởi đầu từ năm 2010, chương trình đã có 5 quận hạt ở California ứng dụng, theo ông Chiu.
Julia Liou, Giám đốc kế hoạch và phát triển tại Cơ quan Dịch vụ Y tế cho người gốc Á ở Oakland và người đồng sáng lập Chương trình Mỹ viện Móng tay Lành mạnh California (California Healthy Nail Salon Collaborative) cho biết nhân viên làm móng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng lại bị bỏ qua, không để ý tới. Tiếp xúc thường xuyên có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh và hư thai.
Cô nói, nhân viên làm móng không nên lựa chọn giữa kiếm sống và giữ gìn sức khỏe. Cũng theo Julia, cần phải có sự hỗ trợ nhiều hơn ở cấp chính quyền tiểu bang để khuyến khích các mỹ viện có môi trường làm việc lành mạnh và an toàn hơn.
Theo Catherine Porter, Giám đốc chính sách tại Chương trình Mỹ viện Móng tay Lành mạnh California, có nhiều sản phẩm thẩm mỹ chuyên nghiệp không dán nhãn đầy đủ thành phần hóa chất, đôi khi chỉ gói gọn trong chữ “hương liệu,” nhưng có khả năng cả 100 chất hóa học trong đó.
Port cho biết, Nghị sĩ Dianne Feinstein của California đã đề ra một dự luật thẩm mỹ vào đầu năm hướng đến những sản phẩm thẩm mỹ an toàn hơn, nhưng hiện tại dự luật vẫn còn nằm trên bàn giấy. Có rất nhiều công ty sản xuất hóa chất và sản phẩm thẩm mỹ chống lại những dự luật như vậy.
Debbie Raphael, Giám đốc Sở Môi trường San Francisco, phát biểu, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm và phải tái tạo công thức sản xuất, và đẩy những hóa chất độc hại khỏi sản phẩm.
Nancy Buermeyer, nhà chiến lược chính sách cao cấp tại Quỹ Ung thư Vú, tỏ ra quan ngại khi so sánh với Liên minh Châu Âu, nơi đã cấm khoảng 1.100 hóa chất sử dụng trong thẩm mỹ, trong khi Mỹ khá lỏng lẻo, với chỉ 10 hóa chất bị cấm.
Dân biểu Lorena Gonzalez thuộc đảng Dân chủ ở San Diego phát biểu, “ Chúng ta phải giải quyết bất kỳ rạn nứt nào trong hệ thống khiến cho nhân viên làm móng không được hưởng lương cơ bản, và làm việc trong môi trường được bảo vệ như những người khác.”
VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: