Có được quốc tịch Mỹ từ lâu vẫn được xem là giấc mơ của tất cả những người dân nhập cư. Nhưng theo một bảng thống kê mới nhất thì con số người Mỹ từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ trong năm 2014 đã tăng lên rất cao so với các năm trước.

givingupx

Con số những người từ bỏ quốc tịch Mỹ ngày càng tăng cao, nhất là trong hai năm gần đây. Photo Courtesy: dailymail.co.uk
Theo số liệu được công bố hàng quý bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vào năm 2014 có đến 3,415 người Mỹ đã từ bỏ quốc tịch Mỹ. Trước đó, vào năm 2013, con số này cũng ở mức ngấp ngưỡng 2,999 người. So với mức trung bình của những năm trước, số người Mỹ từ bỏ quốc tịch Mỹ trong năm 2014 đã tăng lên gấp 221 %. Và sự gia tăng này đã dẫn đến việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tăng lệ phí xin từ bỏ quốc tịch từ 450 Mỹ Kim (như trước đây) lên đến 2,350 Mỹ Kim. Nguyên nhân là do số lượng đơn nộp vào quá nhiều khiến số lượng công việc tại cơ quan này bị quá tải.
Những lý do mà người Mỹ quyết định từ bỏ quốc tịch của mình rất đa dạng, nhưng phần lớn nguyên nhân là do hệ thống thuế của Hoa Kỳ. Những người Mỹ đang sống ở nước ngoài phải nộp các loại thuế đánh vào thu nhập toàn cầu (worldwide income) và phải nộp các báo cáo về tài khoản ngân hàng, tài chính và các thông tin được yêu cầu khác. Nếu không thực hiện đúng những điều trên, họ có thể bị phạt tiền và thậm chí là bị truy tố hình sự. Rất nhiều người Mỹ đang sống và làm việc tại các quốc gia khác cho rằng luật thuế của Hoa Kỳ rất bất tiện và vô lý. Ngoài khoản thuế phải đóng cho Hoa Kỳ, những người này còn phải đóng thuế tại các quốc gia mà họ đang cư trú.
Những quy định và pháp luật về thuế của Hoa Kỳ rất rắc rối và khó hiểu, nhưng các hình phạt cho việc coi thường luật thuế cũng rất tốn kém và nặng. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí còn có một hệ thống toàn cầu được gọi là FBARS, một cơ quan chuyên thực hiện những hình phạt dân sự và hình sự đối những công dân Hoa Kỳ đang cư trú tại nước ngoài, những người ‘dám coi thường’ luật pháp về thuế. Ngoài ra, khi tài sản ở nước ngoài của một người Mỹ đạt đến một mức cụ thể, họ phải nộp một loại tài liệu có tên Form 8938 và một loạt các thủ tục khác, thường được gọi FATCA.
Hơn 100 ngân hàng nước ngoài tại các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Nga và Trung Quốc, cung cấp tên của những người Mỹ sở hữu những tài khoản ngân hàng đạt đến một mức cụ thể tại các ngân hàng này cho chính phủ Hoa Kỳ hàng năm. Điều này khiến một số ngân hàng nước ngoài khác không muốn nhận những tài khoản có chủ là người Mỹ để tránh những thủ tục giấy tờ rắc rối.
Thậm chí, khi một người Mỹ quyết định từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ, họ cũng gặp phải không ít khó khăn khi phải trả khoản thuế có tên gọi ‘thuế xuất cảnh’.
Người đồng sáng lập Facebook, Eduardo Saverin là một trong những ví dụ điển hình về việc người Mỹ từ bỏ quốc tịch Mỹ. Saverin đã bỏ quốc tịch Hoa Kỳ để chuyển đến sống tại Singapore. Sau khi Saverin rời đi, thượng nghị sĩ Churck Schumer và Bob Casey đã đề cử một dự luật mới tăng gấp đôi mức thuế xuất cảnh đối với những ai muốn rời khỏi Hoa Kỳ vì lý do tiền thuế, đặc biệt là với những người sở hữu tài sản trên 2 triệu Mỹ Kim.
Theo luật hiện hành, để rời khỏi Hoa Kỳ, một người phải chứng minh rằng họ đã có năm năm tuân thủ đầy đủ luật thuế của Hoa Kỳ. Không chỉ những người có quốc tịch Mỹ, mà những ‘thường trú nhân’ dài hạn nếu muốn từ bỏ Thẻ Xanh – Green Card – có thể cũng phải đóng thuế xuất cảnh.
Những người mang hai quốc tịch Canada – Hoa Kỳ đang cố gắng từ bỏ quyền công dân Mỹ của họ nhiều đến mức số đơn nộp vào bị tồn đọng hàng loạt tại Đại sứ quán Mỹ ở Toronto.
VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: