Darren Nguyen Ngoc Chuong, Esq.

Luật di trú Hoa Kỳ là loại luật rất phức tạp, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn nhật báo Người Việt mời Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách mục “Tìm Hiểu Luật Di Trú,” đăng hàng tuần trên Người Việt. Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California được Luật Sư Ðoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 238,000 luật sư nhưng chỉ có 161 luật sư có bằng chuyên môn về luật di trú. Ngoài ra, Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS) nên rất có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và thường đại diện thân chủ trước các tòa án di trú. Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín, chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2012 vừa qua, Bộ An Ninh Nội Chính Hoa Kỳ đã công bố rằng họ sẽ ban hành quy định mới về cách cứu xét đơn xin miễn sự hiện diện bất hợp pháp cho các đương đơn là thân nhân trực thuộc của công dân Hoa Kỳ và đang làm đơn xin chiếu khán nhập cảnh.

Quy định mới này chỉ được áp dụng vào trường hợp của những người nào bị lọt vào điều luật 212(a)(9) tức những vị nào có mặt ở Hoa Kỳ bất hợp pháp trên 6 tháng nhưng dưới 1 năm khi rời Hoa Kỳ sẽ bị cấm nhập cảnh 3 năm. Những vị nào có mặt ở Hoa Kỳ bất hợp pháp trên 1 năm khi rời Hoa Kỳ sẽ bị cấm nhập cảnh 10 năm.

Chắc chắn quí bạn đọc sẽ thắc mắc là tại sao đã có mặt tại Hoa Kỳ và đã đang ở trong tình trạng bất hợp pháp thì tại sao rời Hoa Kỳ để bị cấm nhập cảnh 3 năm hoặc 10 năm. Có nhiều trường hợp đương đơn phải rời Hoa Kỳ để xin thị thực di dân để được nhập cảnh Hoa Kỳ. Vì những người nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện fiance tức là diện vị hôn phu vị hôn thê chỉ được làm thẻ xanh với người bảo lãnh đương đơn sang Hoa Kỳ theo diện vị hôn phu vị hôn thê. Nếu đương đơn nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện vị hôn phu vị hôn thê nhưng vì không hợp nên không đi đến hôn nhân hoặc đã làm hôn thú rồi nhưng người bảo lãnh đổi ý không tiếp tục hồ sơ xin thẻ xanh, đương đơn sẽ không được làm thẻ xanh tại Hoa Kỳ dù là lập hôn thú với một người công dân Hoa Kỳ khác. Nếu đương đơn muốn thẻ xanh vì đã lập hôn thú với người công dân Hoa Kỳ khác, đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ, trở về quốc gia của họ và làm đơn xin thị thực tại Tòa Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (TLSQHK).

Theo thủ tục nộp đơn xin miễn trước đây, đương đơn phải rời Hoa Kỳ để làm đơn xin thị thực tại TLSQHK ở quốc gia của họ và phải đợi sau khi TLSQHK quyết định là đương đơn bị lọt vào điều luật 212(a)(9) thì lúc đó đương đơn mới được nộp đơn xin miễn với Sở Di Trú. Nếu Sở Di Trú chấp thuận đơn xin miễn thì TLSQHK sẽ cấp thị thực. Nhưng nếu Sở Di Trú từ chối thì đương đơn sẽ bị kẹt lại và sẽ lọt vào tình cảnh vợ ở một nơi chồng ở một nẻo. Rất nhiều người ở trong tình trạng đó quyết định không rời khỏi Hoa Kỳ vì không có gì chắc chắn là họ được đoàn tụ với người phối ngẫu của mình. Chính vì mối quan tâm đó cho nên vào ngày 6 tháng 1 năm 2012 vừa qua, Bộ An Ninh Nội Chính mới công bố rằng họ sẽ ban hành các quy định mới về cách xét xử đơn xin miễn sự hiện diện bất hợp pháp cho những đương đơn nào là thân nhân trực thuộc của công dân Hoa Kỳ và đang làm đơn xin chiếu khán nhập cảnh. Cụ thể, các thủ tục mới sẽ cho phép các đương đơn nộp đơn xin miễn sự hiện diện bất hợp pháp khi còn có mặt tại Hoa Kỳ. Nếu đơn xin miễn được chấp thuận, đương đơn vẫn phải rời Hoa Kỳ và phải được phỏng vấn bởi Tòa Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ. Nhưng đương đơn sẽ không còn bị điều luật 212(a)(9) cản trở không được cấp chiếu khán. Nếu đương sự bị lọt vào đều luật cấm nhập cảnh khác thì đương đơn phải làm đơn xin miễn điều luật đó trong khi ở ngoài Hoa Kỳ.

Vào ngày 2 tháng 1 năm 2013, Sở Di Trú thông báo quy định mới sẽ được chấp hành vào ngày 4 tháng 3 năm 2013.

Có nhiều người bị TLSQHK từ chối không cấp chiếu khán vì đương đơn lọt vào một trong những điều luật bị cấm nhập cảnh và TLSQHK yêu cầu đương đơn làm mẫu đơn I-601 để xin miễn sự cấm nhập cảnh để nộp vào. Thân nhân của những vị đó liên lạc Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu của chúng tôi để tham khảo. Nhiều vị thì nghĩ rằng chỉ cần làm mẫu đơn I-601 nộp vào là TLSQHK sẽ cấp visa vì hồ sơ đã được chấp thuận rồi TLSQHK mới yêu cầu họ nộp mẫu đơn I-601 vào. Nhiều vị khác thì nói rằng vợ chồng họ đã có mấy người con với nhau rồi thì làm sao TLSQHK dám từ chối visa của họ để mà chia rẽ gia đình của họ? Sự suy nghĩ như vậy là một sự lầm lớn lao. Làm bộ hồ sơ I-601 mà có đủ khả năng để thuyết phục Sở Di Trú không phải là một chuyện đơn giản.

Ðể bộ hồ sơ I-601 được chấp thuận thì đương đơn phải: 1) Hội đủ điều kiện để xin miễn cấm nhập cảnh; 2) Nếu đương đơn không được nhập cảnh để được đoàn tụ thì thân nhân của họ sẽ bị extreme hardship; và 3) Ðương đơn phải đáng được miễn. Tức là dù đương đơn hội đủ điều kiện xin miễn cấm nhập cảnh và thân nhân của họ sẽ bị extreme hardship nếu đương đơn không được cấp visa, mẫu đơn I-601 vẫn có thể bị từ chối vì chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đương đơn không đáng được miễn. Vì lý do đó những quí vị đó đừng nên nghĩ rằng họ chỉ cần nộp mẫu đơn I-601 kèm theo một tờ đơn tường trình là mẫu đơn I-601 của họ sẽ được chấp thuận. Còn những vị có con với nhau, Board of Immigration Appeals (tạm dịch là Tòa Kháng Án Di Trú) có quyết định rằng lý do duy nhất là sự xa cách gia đình không đủ để chứng minh extreme hardship.

Những quí vị nào ở trong tình cảnh cần phải nộp mẫu đơn I-601 để xin miễn sự cấm nhập cảnh, quý vị nên liên lạc đến một vị luật sư di trú để người luật sư di trú đó đại diện và giúp cho quí vị làm bộ hồ sơ xin miễn cấm nhập cảnh. Người luật sư di trú đó sẽ tìm hiểu tình cảnh gia đình của quí vị và thu tập bằng chứng giá trị để làm bộ hồ sơ I-601 đủ khả năng để thuyết phục Sở Di Trú rằng nếu thân nhân của quí vị không được nhập cảnh thì quí vị sẽ bị extreme hardship và hồ sơ của thân nhân quí vị đáng được miễn.

Bản tin chiếu khán

Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho tháng 8 năm 2013.

Ưu tiên 1 – priority date là ngày 1 tháng 9 năm 2006, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 2A – priority date đã được hiện hành, nghĩa là sau khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận và được chuyển sang cho National Visa Center (NVC). NVC sẽ tiến hành thủ tục xin thị thực liền và không cần phải đợi ngày priority date được đáo hạng.

Ưu tiên 2B – priority date là ngày 1 tháng 12 năm 2005, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 3 – priority date là ngày 8 tháng 12 năm 2002, tức là ưu tiên được dành cho con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 4 – priority date là ngày 22 tháng 6 năm 2001, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: