Tổng thống Mỹ Barack Obama từng hỏi Steve Jobs: “Tại sao iPhone không được sản xuất tại Mỹ?”. Không trả lời thẳng vào câu hỏi, nhưng người sáng lập iPhone cho biết rằng, sản phẩm của Apple không thể là “Made in USA”

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng hỏi Steve Jobs: “Tại sao iPhone không được sản xuất tại Mỹ?”. Không trả lời thẳng vào câu hỏi, nhưng người sáng lập iPhone cho biết rằng, sản phẩm của Apple không thể là “Made in USA” bởi vì nếu như thế nó sẽ không thể tận dụng được những lợi ích mà iPhone hiện đang sở hữu ở nước ngoài. Tuy nhiên, đây là chuyện 5 năm về trước. Cuối năm ngoái, Apple đã khởi công xây dựng một dây chuyền sản xuất máy tính Mac tại Mỹ. Tất nhiên, lý do không phải do lời kêu gọi của Tổng thống Obama mà bởi chính Apple thấy nhiều lợi ích khi đưa dây chuyền sản xuất trở lại quê hương.

Bài toán thông minh
Made in USA 3
Và không chỉ có Apple, các đại gia công nghệ và sản xuất của Mỹ như Google, General Electric, Caterpillar, và Ford… cũng đang có xu hướng chuyển dần nhà máy sản xuất trở về nước Mỹ hoặc cho xây thêm nhà máy ở quê nhà. General Electric (GE) năm 2012 đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ TrungQuốc về tiểu bang Kentucky và lên kế hoạch tạo ra 1.300 việc làm mới. Nhà bán lẻ khổng lồ Walmart cũng vừa ra tuyên bố sẽ bày bán lượng hàng hoá trị giá 50 tỷ USD với nhãn hiệu “Made in USA” trong vòng 10 năm tới. Xu hướng này được dự đoán sẽ còn kéo dài trong suốt thập kỷ này.

> Một cuộc khảo sát mới công bố của The Boston Consulting Group (BCG) cho thấy, hơn một nửa CEO ở các công ty Mỹ có doanh thu lớn hơn 1 tỷ USD đang có kế hoạch hoặc ý tưởng quay trở về. Ba yếu tố quan trọng nhất là chi phí nhân công, chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp cận khách hàng. Một số nhân tố khác bao gồm trình độ nhân công, chi phí vận chuyển và môi trường kinh doanh.
>
> Cuộc hồi hương của hàng loạt thương hiệu Mỹ diễn ra trong bối cảnh chi phí lao động tại các công xưởng của thếgiới như Trung Quốc, Ấn Độ tăng mạnh. Thập kỷ vừa qua, lương của người lao động ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng từ 10-20%/năm, trong khi mức lương trong ngành sản xuất ở Mỹ chỉ tăng trung bình 2,3% /năm. Theo nghiên cứu của AlixPartners – một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, đến năm 2015, chi phí sản xuất tại Trung Quốc sẽngang bằng với chi phí tại Mỹ và châu Âu.
>
> Do vậy, theo Chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ (AAM) – Scott Paul, quay trở lại sản xuất sản phẩm tại Mỹ là một bài toán thông minh về lâu dài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giờ đây nhận ra việc gia công ở nước ngoài có những nhược điểm về khoảng cách địa lý, khiến phí vận chuyển tăng vọt, thời gian giao hàng chậm trễ và các rắc rối vềquản lý chất lượng, trong khi sản xuất ở Mỹ có lợi thế về giá năng lượng. Họ cũng nhận ra rằng việc thuê gia côngở nước ngoài trong khi tiếp tục duy trì nghiên cứu và phát triển (R&D) ở quê nhà có ảnh hưởng không tích cực tới các hoạt động đổi mới.
>
> Tuy nhiên, không chỉ có những lý do đó, cần phải trở về, bởi vì, cũng theo khảo sát của BCG, 80% trong số 5.000 người tiêu dùng được khảo sát trên khắp thế giới vẫn sẵn sàng trả thêm tiền để mua những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, trong đó có các thiết bị điện tử. Thậm chí, người Trung Quốc cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền để được sởhữu những sản phẩm Made in USA.
>
> Thêm vào đó, với mong muốn thúc đẩy nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho công dân Mỹ, các bang Alabama,Pennsylvania và Mississippi… đang “trải thảm đỏ” thu hút các công ty mang nhà máy trở về nước Mỹ. Chính sáchở mọi cấp cũng đang dành khá nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút giới chủ quay về Mỹ. Thế giới phẳng không khép lại
>
> Trên thực tế, không chỉ các doanh nghiệp phương Tây mới tìm cách đem dây chuyền sản xuất về quê nhà, ngay cảcác thương hiệu lớn của những thị trường mới nổi như Tata Group, Lenovo cũng đang tìm cách khuếch trương thương hiệu, năng lực sản xuất và nhân công ở phương Tây. Như vậy, đây không phải là một xu hướng nhất thời mà là một trào lưu trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu sau hai thập kỷ phát triển trong mô hình “thế giới phẳng”.
>
Việc sản xuất tại Mỹ ngày càng được tiếp cận với năng lượng giá rẻ nhờ vào dầu và khí đốt. Ngược lại, việc sản xuất bên ngoài nước Mỹ lại bị đội chi phí bởi hàng loạt các yếu tố mới thay đổi. Như vậy, việc sản xuất quay trở vềMỹ đơn giản cũng chỉ là việc các nhà sản xuất di chuyển tới những nơi có thể tận dụng lợi thế sẵn có, để mang lại hiệu quả cao nhất và tương lai cho sự nghiệp kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, việc đưa cơ sở sản xuất ra nước ngoài trước đây về tổng thể đã làm nền kinh tế Mỹ suy yếu. “Tại saoMỹ cần phục hưng sản xuất”, trong cuốn sách mang tên như vậy, GS. Willy Shih thuộc Trường Kinh doanh Harvard viết: “Khi từ bỏ công đoạn sản xuất sản phẩm, bạn sẽ mất rất nhiều giá trị gia tăng. Mỗi năm, kỹ nghệ sản xuất tạo doanh số 1.800 tỷ USD và 1 USD hoạt động sản xuất tạo ra 1,48 USD cho nền kinh tế”.

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: