Pham

 
Nghi can gốc Việt, Minh Quang Phạm, 32 tuổi, đã kháng cáo quyết định tước quyền công dân Anh của Bộ trưởng Nội vụ Anh quốc, bà Theresa May.

Làm nghề thiết kế đồ họa từng sống ở đông nam London, ông Phạm bây giờ đang bị giam giữ ở New York, đối diện với cáo buộc liên quan đến khủng bố. Giới chức cáo buộc anh ta tham gia Al Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP), được huấn luyện tại Yemen và hỗ trợ vật chất cho nhóm khủng bố này.

Anh ta bị cáo buộc dùng kỹ năng đồ họa để giúp ra đời tạp chí Inspire, ấn phẩm tiếng Anh của AQAP sau khi lén lút đến Yemen vào năm 2010. Nhưng anh ta lại thông báo với vợ, một người Anh, rằng mình đi du lịch sang Ireland, theo cáo trạng nộp lên ở Hoa kỳ.

Tại tòa quận Nam ở New York hồi đầu tháng, ông Phạm không nhận năm tội danh khủng bố. Nếu bị kết tội, anh ta sẽ đối diện với mức án 40 năm tù.

Mốc thời gian kháng cáo

Sinh ra ở Việt nam nhưng gia đình Minh Quang Phạm rời đất nước khi anh ta còn bé, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 12 tuổi. Năm 2011, bà Bộ trưởng Nội vụ Anh đã gởi thông báo tước quốc tịch Anh của ông Phạm vì lí do an ninh quốc gia, cáo buộc anh ta liên quan đến “Hồi giáo cực đoan.”

Nhưng sau đó tại phiên điều trần năm 2012, anh đã đã kháng án thành công chống lại quyết định này tại Ủy ban Kháng cáo Di trú Đặc biệt (Siac) với lập luận anh ta sẽ bị vô quốc tịch.

Mặc dù nhà nước Việt nam không công nhận quyền công dân của người này, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm năm 2013, thẩm phán đã đồng ý với Bộ Nội vụ nghi can có quốc tịch Việt nam theo luật pháp nước này.
Tháng 11 năm ngoái, Phạm kháng cáo với quyết định của tòa Thượng thẩm. Theo luật sư, thân chủ ông ta đương nhiên bị mất quốc tịch Việt nam khi nhập quốc tịch Anh.

Trong ba phút điều trần tại tòa Thượng thẩm hôm thứ tư, Pháp quan Carnwath cho biết, “không có bằng chính chính phủ Việt Nam đối xử Phạm không phải công dân Việt. Vì vậy Phạm không vô quốc tịch tại thời điểm Bộ Nội vụ đưa ra quyết định.”

Phát ngôn viên Bộ Nội vụ nói: “Chúng tôi hài lòng với phán quyết của tòa Thượng thẩm về vụ này. Sẽ không thích hợp nếu đưa ra lời bình luận thêm về vụ cá nhân này, đặt biệt khi vẫn còn nhiều vấn đề trước các phiên xử.”

Bước tiếp theo

Trường hợp của ông Phạm lại một lần nữa được đưa ra Siac, nơi một số vấn đề theo luật Liên minh Châu âu (EU) sẽ được quyết định. Những vấn đề này không được đưa ra tại phiên điều trần ở tòa Thượng thẩm. Nếu bị tước quốc tịch Anh, ông Phạm cũng sẽ mất luôn quốc tịch EU và không có quyền kháng cáo tại Tòa Tư pháp EU.

Vào năm 2011 khi Phạm bị tước quyền công dân, luật pháp Anh quốc chưa cho phép việc tước quyền công dân một ai đó khiến người ấy bị vô quốc tịch. Tuy nhiên, luật bây giờ đã thay đổi. Bộ Nội vụ Anh có thể tước quốc tịch công dân của họ thậm chí ngay cả khi làm cho người này vô quốc tịch.

Phạm là trường hợp tước quốc tịch thứ hai lên tới tòa Thượng thẩm. Trường hợp đầu tiên là Hilal Al-Jedda vào năm 2013. Trường hợp đó, Bộ Nội vụ đã mất quyền kháng cáo tước của tịch một công dân Anh sinh ra ở Iraq. Các thẩm phán nhất trí việc tước quốc tịch sẽ dẫn đến làm cho người đàn ông sinh ra ở Iraq này bị vô quốc tịch.

Thay vì phục hồi quốc tịch cho Al-Jedda, bà Bộ trưởng May vẫn đưa ra lệnh tước quốc tịch thứ hai chỉ sau vài tuần thua tại tòa Thượng thẩm. Điều này dẫn đến thủ tục phúc thẩm mới tại Siac trong năm nay.

(Nguồn: thebureauinvestigates.com)

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: