1

Người dân Myanmar đợi kết quả sơ bộ của cuộc tổng tuyển cử tự do lần đầu tiên tại Myanmar trong 25 năm.

Khoảng 80% cử tri được cho là đã đi bầu, một bước lớn nữa chia tay nhiều thập niên của chính quyền quân đội.

Đảng đối lập Liên đoàn Tự do vì Dân chủ (NLD) của lãnh tụ Aung San Suu Kyi được trông đợi sẽ thu được đa số phiếu tại quốc hội tuy bà Suu Kyi bị ngăn cản không thể trở tổng thống.

Đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết Phát triển (USDP), được quân đội hậu thuẫn, nắm quyền từ 2011.

Giới quan sát nói nhìn chung việc bỏ phiếu được tiến hành trôi chảy mặc dù có một số vụ việc bất thường.

Đám đông ủng hộ viên tụ tập bên ngoài trụ trở của NLD tại Yangon từ chiều tối hôm qua để nghe kết quả trong khi một quan chức của đảng này đọc thông báo thúc giục họ bình tĩnh đợi nghe từ nhà.

Giới chức Myanmar nói kết quả sơ bộ sẽ được công bố nội trong ngày thứ Hai.

Tổng thống đương nhiệm trước đó nói nhà cầm quyền sẽ chấp nhận kết quả bầu cử.

Image copyright AP
Image caption Tổng thống đương nhiệm nói nhà cầm quyền sẽ chấp nhận kết quả bầu cử.

Ông Thein Sein nói hôm thứ Sáu:” Tôi sẽ công nhận chính phủ mới được thành lập dựa trên kết quả bầu cử”.

30 triệu cử tri đủ tư cách bầu cử. Phải tới sáng ngày thứ Hai 9/11 mới có kết quả tương đối rõ ràng.

Hơn 6.000 ứng viên từ hơn 90 đảng đang tranh cử vào 664 ghế của nghị viện. Tuy nhiên 25% số ghế đã dành sẵn cho phe quân sự, được cho là thân đảng cầm quyền USDP.

Bà Suu Kyi, người từng lĩnh giải Nobel vì hoà bình, bị cấm làm tổng thống vì theo hiến pháp, người có con cái quốc tịch nước ngoài không thể đảm nhiệm chức vụ này.

Hôm thứ Năm 5/11, bà nói bà sẽ “ở trên tổng thống” nếu như đảng của bà chiến thắng. NLD phải giành ít nhất 67% số ghế mới chiếm được đa số tại Quốc hội.

Bầu cử tự do

Image copyright Reuters
Image caption Đảng NLD của bà Suu Kyi được cho sẽ giành nhiều phiếu

Hàng trăm nghìn người, trong có người dân tộc thiểu số Rohingya theo Hồi giáo, không có quyền bầu cử, dẫn tới quan ngại về tính công bằng của cuộc bầu.

Không có trưng cầu dân ý nào thực sự đáng tin cậy ở trong nước nên khó đoán trước diễn tiến.

Trước bầu cử, an ninh được tăng cường trong toàn quốc, với khoảng 40.000 cảnh sát được huy động canh gác các điểm bỏ phiếu.

Nằm dưới chính quyền quân sự trong gần nửa thế kỷ, gần đây Myanmar đã có nhiều cải cách kinh tế và chính trị.

Bà Suu Kyi từng nêu quan ngại về gian lận bầu cử. Trong cuộc bầu năm 1990, đảng NLD giành đa số nhưng kết quả này không được công nhận.

Về phần mình, chính phủ cảnh báo thay đổi quá nhanh sẽ dẫn tới bất ổn.

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: