D48AF6FB-89E1-459B-AE0C-5861C597E1F2_w640_r1_s_cx0_cy3_cw0

Chiến tranh tại Iraq, Ukraine và Syria đã tạo ra những làn sóng người tị nạn, thu hút sự chú ý trở lại về con số lớn người dân bị thất tán trong nhiều năm. Vào lúc cộng đồng thế giới kỷ niệm Ngày Tị nạn Thế giới vào ngày hôm nay, con số những người phải rời bỏ nhà cửa đã lên đến hơn 45 triệu người, cao nhất trong hai thập niên qua. Những cuộc tranh chấp vũ trang vẫn là nguyên nhân chính yếu, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Zlatica Hoke.

Con số những người tị nạn và thất tán ngay trong nước ở Iraq đang gia tăng. Những người Iraq rời bỏ nhà cửa sau khi đồng minh tiến vào Iraq năm 2003 trong những năm gần đây có thêm những người Syria nữa cũng cùng chung số phận. Tình trạng thất tán ở quy mô lớn tái diễn với những cuộc tấn công của phe nổi dậy Sunni tại miền bắc Iraq. Nhiều người sắc tộc Turkmen đã rời bỏ thành phố Tal Afar.

Một người Turk nói:“Chúng tôi thực sự sợ hãi. Chúng tôi sợ là một quả bom sẽ rơi trúng chúng tôi hay là việc gì đó sẽ xảy ra đối với chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải rời bỏ nhà cửa.”

Các thành viên của Mặt trận Turkmen Iraq nói họ sẽ chống trả lại.

Ông Kasim Kar, thuộc Mặt trận Turmen Iraq nói: “Những người Turkmen đang trong tình trạng khó khăn tại Tal Afar. Có khoảng 150.000 người đã đi lánh nạn, Họ cần sự giúp đỡ. Họ sẽ không bao giờ quên được những gì xảy ra.”

Một số trẻ em sinh ra tại các trại tị nạn chưa bao giờ thấy được quê hương.Một số trẻ em sinh ra tại các trại tị nạn chưa bao giờ thấy được quê hương.

Những người tị nạn Syria tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng đang bắt đầu mất hy vọng được trở về nhà. Một số trẻ em sinh tại đây chưa bao giờ thấy được quê hương. Người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc ông Antonio Guterres đã đi thăm một số trại tị nạn quá tải trong tuần này. Ông nói:

“Chúng tôi chỉ có 20% trẻ em Syria tại Libăng được đi học chính thức, trong các trường chính thức nơi các em có thể có được một chứng chỉ, để có thể sử dụng để tiến về phía trước trong cuộc sống của các em. Do đó chúng tôi làm được rất ít. Chúng tôi cần được sự hỗ trợ nhiều hơn của cộng đồng quốc tế để giúp người tị nạn Syria, nhưng cũng cần nhiều sự hỗ trợ đối với các nước như Libăng và Jordan, là những nước đang gặp những thách thức to lớn.”

Những quốc gia gần vùng tranh chấp tiếp nhận một số lớn người tị nạn có thể thấy được là chăm sóc cho những người này là một gánh nặng to lớn. Ông Guterres liên tiếp kêu gọi thêm tiền tặng dữ từ các nước phát triển.

“Một thái độ bác ái và đoàn kết của cộng đồng quốc tế liên hệ đến những người tị nạn Syria và đối với những quốc gia đón nhận họ là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Và điều cộng đồng quốc tế đang làm thì rất ít so với những thống khổ và những nhu cầu của những người chúng tôi gặp, nói rõ hơn là những người chúng tôi gặp ngày hôm nay.”

Trong khi những quốc gia cấp viện gặp khó khăn trong việc thỏa mãn những cầu của các người tị nạn hiện nay, những cuộc tranh chấp mới tạo nên những làn sóng những người sơ tán mới. Có khoảng 90.000 người rời khỏi vùng có cuộc tấn công của quân đội Pakistan chống lại những phần tử chủ chiến tại vùng Bắc Waziristan trong tháng này.

Một cư dân rời khỏi vùng Mir Ali tại Bắc Waziristan nói:

“Chúng tôi bỏ chạy vì bị oanh tạc. Khi máy bay phản lực bắt đầu thả bom và các máy bay trực thăng võ trang bắt đầu oanh kích khắp nơi, chúng tôi quyết định bỏ chạy.”

Theo Liên hiệp quốc, chỉ riêng trong năm qua, cứ mỗi 4 giây là có một người phải rời bỏ nhà cửa. Tuy nhiên con số này chỉ là một khía cạnh của thảm kịch nhân loại này. Chiến tranh làm tan nát hàng ngàn gia đình. Gần một nửa người tị nạn dưới 18 tuổi, và con số ngày càng nhiều đang tự mình bỏ chạy.

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: