Năm 2014, kết quả tìm trên Google phản ánh sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc, với nhiều từ khóa như “kinh tế Trung Quốc lớn nhất”, “kinh tế Trung Quốc soán ngôi Mỹ” xuất hiện. Song đến năm nay, tình hình đã đảo ngược.

asteelfactoryintangshaninchinashebeiprovince-economy-reuters_FZYMẢnh: Reuters

Theo Bloomberg, quan sát kết quả các từ khóa được tìm kiếm nhiều trên công cụ tìm kiếm Google sẽ cho thấy một sự thật thú vị về mối quan tâm của nhiều người dành cho kinh tế Trung Quốc.
Năm 2014, kết quả tìm kiếm phản ánh sức mạnh đang lên của Đại lục, với nhiều từ khóa như “kinh tế Trung Quốc lớn nhất”, “kinh tế Trung Quốc soán ngôi Mỹ”, “kinh tế Trung Quốc vượt qua Mỹ”, “Trung Quốc nền kinh tế số 1”… được gõ trên Google, theo dữ liệu được cung cấp bởi công cụ tìm kiếm khổng lồ trên. Vẫn có một số kết quả tìm kiếm tiêu cực, phản ánh các biểu hiện suy giảm đã có của kinh tế Trung Quốc. Song tất cả các truy vấn trên còn khá lạc quan.
Đến năm 2015, mọi chuyện đã thay đổi. Sau đợt lao dốc thổi bay 5.000 tỉ USD của thị trường chứng khoán và quá ít dấu hiệu về sự đảo ngược cho nền kinh tế, người lướt web ngày càng sử dụng nhiều hơn các từ khóa “kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm”, “kinh tế Trung quốc sụp đổ”, “kinh tế Trung Quốc đi xuống”, “khủng hoảng kinh tế Trung Quốc”, “tin tức thị trường chứng khoán Trung Quốc”…
Các từ khóa tìm kiếm trên không mang tính khoa học và với những năm khác nhau thì số đông cho ra những kết quả tìm kiếm khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các từ khóa như thế này vẫn thể hiện cảm giác của toàn cầu về nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Trong tháng 1 năm nay, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu đã đưa ra thông điệp cho hay tăng trưởng chậm vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Đến giữa năm, uy tín của phát ngôn trên phần nào bị sứt mẻ bởi các phản ứng vụng về sau khi sàn chứng khoán lao dốc, theo Bloomberg. Tiếp theo đó, nhân dân tệ được phá giá trong tháng 8, gây bất ngờ và gây sốc cho các tài sản thị trường mới nổi.
Trên đây là các kết quả tìm kiếm đã lọc những từ khóa trung lập như “kinh tế Trung Quốc” và thao tác tìm kiếm lặp lại bằng những từ ngữ khác nhau. Các lượt tìm kiếm về Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng tăng vọt đến mức cao nhất như hồi năm 2011, khi số người truy cập internet để tìm thông tin về nhân dân tệ tăng lên.
Không rõ mối quan tâm tìm kiếm trên Google là một loại chỉ báo hàng đầu hay chỉ là sự phản ánh mối quan tâm của cư dân mạng. Dù có ý nghĩa như thế nào, những người đặt niềm tin vào kinh tế Trung Quốc cũng sẽ khó mà hy vọng người dùng internet trên thế giới gõ chữ “kinh tế Trung Quốc phục hồi”, thay vì “kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng” khi tìm kiếm trong năm 2016.

Thu Thảo

Cuộc đời này vốn dĩ là vô thường.

Posted by khaihuy

:

Cuộc đời này vốn dĩ là vô thường.