BA542947-F2D8-4934-92FE-319E27FD699C_w640_r1_s_cx0_cy4_cw0

Những di dân sống sót ngồi trên tàu tuần duyên Bruno Gregoretti của Ý trong lúc thi thể người thiệt mạng được khiêng ra khỏi tàu tuần duyên Bruno Gregoretti của Ý tại Senglea, Valletta Grand Harbour, ngày 20 tháng 4, 2015.

Ngoại trưởng và Bộ trưởng Nội vụ các nước Liên hiệp Châu Âu đang mở một hội nghị chung tại Luxembourg để thảo luận về khủng hoảng di dân ở Địa Trung Hải.

Cuộc họp hôm nay diễn ra giữa lúc Italy vẫn đang tiếp tục cuộc tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn ở Địa Trung Hải truy tìm dấu vết con tàu bị chìm ngoài khơi bờ biển Libya chở theo hàng trăm di dân và cùng lúc đang giải cứu các di dân Syria từ một con tàu khác ngoài khơi duyên hải Sicily.

Trong số 98 di dân Syria trên chiếc tàu xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến hải hành đầy hiểm trở tới Châu Âu có 13 trẻ em.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Châu Âu Federica Mogherini hôm nay tuyên bố EU có ‘nghĩa vụ đạo đức tập trung trách nhiệm để ngăn chặn các thảm họa này tái diễn.

Bà Carlotta Sami, phát ngôn nhân Cao Ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn, nói các di dân mưu tìm cuộc sống tốt hơn ở Châu Âu đang tìm tới đích đến của mình bằng nhiều con đường khác nhau.

“Thêm một hoạt động cứu hộ nữa cho thấy các hoạt động này hiện nay phức tạp ra sao cũng như cho thấy các tuyến đường đa dạng thế nào vì con tàu toàn người tị nạn Syria trên đó lại xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ.”

Một bé gái được đưa lên bờ ở bến cảng Sicily Pozzallo, Ý, sáng ngày 20 tháng 4, 2015.Một bé gái được đưa lên bờ ở bến cảng Sicily Pozzallo, Ý, sáng ngày 20 tháng 4, 2015.

Trong khi đó, người ta e rằng khoảng 700 người hoặc có thể là nhiều hơn thế đã chết trong chiếc tàu bị lật ngoài khơi bờ biển Libya. Có phần chắc sẽ không bao giờ biết được con số chính xác là bao nhiêu.

Tới tối hôm qua, giới hữu trách cho hay có 28 người đã được giải cứu cách đảo Lampedusa của Italy chừng 200 cây số về hướng Nam, và 24 thi thể khác đã được tìm thấy. Lực lượng cứu hộ cho hay đa số những người mất tích dường như bị kẹt trong con tàu dài 20 mét đang nằm dưới đáy đại dương.

Bà Sami nói một người sống sót trong số đó cho hay trên tàu có trẻ em.

Vụ chìm tàu mới nhất này đẩy số người thiệt mạng ở Địa Trung Hải năm nay vượt qua mức 1.500 so với con số khoảng 90 người tị nạn tử vong trong cùng kỳ năm ngoái.

Giới phân tích dự kiến trong vài tháng tới nạn buôn người ở Địa Trung Hải sẽ tồi tệ hơn vì thời tiết ấm áp lên và hứa hẹn về một Châu Âu ổn định và thịnh vượng tiếp tục thu hút những người tị nạn tuyệt vọng từ Châu Phi và xa hơn thế.

Giữa lúc tin tức chi tiết về thảm họa hôm qua đang lan tràn, giới lãnh đạo Tây Âu kêu gọi mở các cuộc họp khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Người đứng đầu chính sách EU, Mogherini, nhấn mạnh ‘Chúng tôi đã nói rất nhiều lần, đừng bao giờ để tái diễn. Đã đến lúc Liên hiệp Châu Âu phải giải quyết thảm trạng này, không được chần chờ.’

Thủ tướng Italy, Matteo Renzi, thúc giục Hội đồng Châu Âu mở cuộc họp đặc biệt đồng thời kêu gọi lãnh đạo các nước cùng làm việc giúp giải quyết vụ khủng hoảng di dân.

Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu Federica Mogherini (giữa) dành một phút im lặng cho các nạn nhân vụ đắm tàu trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Luxembourg, ngày 20/4/2015.Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu Federica Mogherini (giữa) dành một phút im lặng cho các nạn nhân vụ đắm tàu trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Luxembourg, ngày 20/4/2015.

Italy quả quyết rằng các đối tác Châu Âu chưa nỗ lực đủ để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di dân này. Italy là nước chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc giải cứu và cung cấp chỗ ở cho di dân. Năm ngoái, Italy đã giải tán phái bộ tìm kiếm cứu hộ Mare Nostrum, vốn được thay thế bằng một phái bộ nhỏ hơn do EU dẫn đầu.

Trong bài diễn văn truyền hình, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras kêu gọi Liên hiệp Châu Âu đối mặt trực diện với cuộc khủng hoảng. ‘Địa Trung Hải phải thôi trở thành nhà mồ dưới biển và các nước Nam Âu phải thôi trở thành nơi chôn chứa những linh hồn người.’

Tổng thống Pháp, Francois Hollande, hướng sự phẫn nộ của mình tới những kẻ buôn người trên biển, những tay đưa người tị nạn tìm đường trốn chạy khỏi Châu Phi, Nam Á, và nhiều phần của Trung Đông đến tới Châu Âu tương đối an toàn và thịnh vượng hơn.

Tối qua, Chủ tịch EU, Donald Tusk tuyên bố đang xem xét tổ chức một thượng đỉnh khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Trong bài diễn văn hằng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn các thảm họa di dân.

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: