Điều khó hiểu khi kết luận về “Sự gian dối” trong những hồ sơ diện Vợ-Chồng và Hôn Phu-Thê bị từ chối.

Sự gian dối nói ở đây có nghĩa là đương đơn đã cố ý che dấu một – hoặc nhiều dữ kiện sẽ đưa đến việc bất hợp lệ để được cấp chiếu khán (visa). Nếu Lãnh sự nghi ngờ mối quan hệ, họ sẽ nói đã có sự gian dối. Lý do nào họ kết luận có sự gian dối? Họ thường nói rằng đương đơn – người được bảo lãnh – không thể trả lời những câu hỏi về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ. Đúng, đương đơn có thể thiếu một số thông tin về người bảo lãnh, nhưng không thể cho rằng có sự gian dối được. Đây cũng chỉ là cách Lãnh sự muốn từ chối một hồ sơ khi không có bằng chứng – hoặc không thể trả lời – về một câu hỏi hoặc một yêu cầu nào đó.

Sau khi một hồ sơ bị từ chối, Lãnh sự gửi đơn bảo lãnh về lại cho Sở di trú tại Hoa Kỳ để duyệt xét và có thể bị hủy bỏ. Điều này tùy vào người bảo lãnh phải chứng minh cho Sở di trú hiểu rằng Lãnh sự sai lầm và không hề có sự gian dối nào hết. Nếu người bảo lãnh thất bại trong việc phản bác lại quyết định của Lãnh sự, hồ sơ của đương đơn sẽ ghi mãi chữ “có sự gian dối”.

Trong hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée), người bảo lãnh có thể quyết định nộp một hồ sơ hôn phu-thê mới hoặc quyết định kết hôn và người bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng. Nếu đơn bảo lãnh mới được Sở di trú chấp thuận, khi đương đơn đi phỏng vấn lần thứ hai và có thể bị từ chối một lần nữa vì hồ sơ được ghi chú là “có sự gian dối”. Lãnh sự sẽ khuyên đương đơn nên nộp đơn I-601 Yêu Cầu Miễn (Áp dụng việc vi phạm) cho Sở di trú tại Hoa Kỳ. Vấn đề là Sở di trú hiếm khi chấp thuận đơn I-601.

Điều cũng có thể xảy ra là Sở di trú tại Hoa Kỳ sẽ từ chối đơn bảo lãnh mới nếu đơn bảo lãnh đầu tiên đã bị hủy bỏ vì “gian dối’. Hầu như người ta không thể thuyết phục Sở di trú rằng không hề có sự gian dối nào hết.

Mười năm trước, chúng tôi đã thực hiện một bản danh sách những lý do tại sao những hồ sơ bị từ chối trong các chương trình phát thanh hội thoại di trú của văn phòng Robert Mullins International. Chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng về nhiều thông tin mà người được bảo lãnh ở Việt Nam phải biết về người bảo lãnh bao gồm lý lịch cá nhân cũng như đời sống ở Hoa Kỳ. Từ những hồ sơ của thân chủ, chúng tôi cũng đã đưa ra những thí dụ về những câu hỏi của Lãnh sự. Kể cả những câu hỏi mà chỉ có đương đơn trả lời được nếu người này đang sống ở Hoa Kỳ với người bảo lãnh, và vì thế, các đương đơn không thể trả lời được vì chưa hề sống ở Hoa Kỳ.

Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, Sở di trú sẽ gửi cho người bảo lãnh giấy Thông báo dự định hủy bỏ (Hồ sơ) và họ sẽ nhắc lại những lý do tại sao Lãnh sự trả đơn bảo lãnh. Thực ra, hầu hết những lý do này không thể bị xem là có ý định gian dối, nhưng Sở di trú chỉ dựa vào những gì Lãnh sự nói khi họ trả đơn bảo lãnh. Bây giờ là việc người bảo lãnh phải phản bác giấy Thông báo dự định hủy bỏ (Hồ sơ) của Sở di trú.

Điểm quan trọng ở đây là khi Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh bị hoàn trả từ Lãnh sự, họ giả định rằng Lãnh sự từ chối hồ sơ vì những lý do cụ thể, và điều này có nghĩa là Sở di trú chưa hề biết khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Sở di trú nghĩ rằng Lãnh sự có những lý do chính đáng để từ chối hồ sơ.

Lãnh sự không có ý định từ chối đơn bảo lãnh vì những lý do đã hiện hữu khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh. Chẳng hạn, nếu tuổi tác của người bảo lãnh và người bảo lãnh quá chênh lệch, Sở di trú đã biết điều này khi chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Lãnh sự không có quyền trả hồ sơ về Sở di trú vì lý do tuổi tác chênh lệch.

Khi Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú, họ đính kèm một lá thư cho biết người được bảo lãnh không biết rõ về người bảo lãnh, hoặc quan hệ không phù hợp với truyền thông văn hóa của Việt Nam. Điều này lại cho thấy chẳng có lý do hợp lý nào để có nói rằng đương đơn vì phạm tội gian dối cả.

Thí dụ, Lãnh sự nói rằng người được bảo lãnh không thể mô tả thành phố mà người bảo lãnh đang sống, không thể cho biết tên những người bạn của người bảo lãnh, không biết tên người chủ của người bảo lãnh, hai người chỉ có một lễ đính hôn hoặc lễ cưới quá nhỏ, hoặc hai người đính hôn hay kết hôn rất vội khi gặp nhau lần đầu tiên, hoặc người được bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) không thể cung cấp những dữ kiện căn bản về kế hoạch kết hôn ở Hoa Kỳ.

Không có điểm nào nêu trên có thể bị xem là có ý định gian dối cả, nhưng gian dối là lý do mà Lãnh sự từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

Nếu đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée) bị trả về cho Sở di trú ở Hoa Kỳ, phải mất thời gian khá lâu Sở di trú mới liên lạch với người bảo lãnh với thư Thông báo dự định hủy bỏ (Hồ sơ). Người bảo lãnh có thể tính đến việc bỏ hồ sơ này và quyết định kết hôn để bảo lãnh diện vợ chồng. Nhưng, nếu Sở di trú hủy bỏ Đơn bảo lãnh Hôn Thê, họ sẽ ghi chú có “sự gian dối” vào hồ sơ của đương đơn. Vì thế, không bảo giờ xem thường việc trả lời giấy Thông báo dự định hủy bỏ (Hồ sơ) của đơn bảo lãnh đầu tiên mặc dù hai người có dự tính nộp đơn bảo lãnh mới.

Lãnh sự đã cho chúng tôi biết rằng họ sẽ duyệt xét đơn bảo lãnh hôn phu-thê mới hoặc đơn bảo lãnh vợ-chồng mới, nhưng nếu đơn bảo lãnh thứ nhất bị Sở di trú hủy bỏ, thì Lãnh sự sẽ không chấp thuận cấp chiếu khán cho đương đơn trong lần phỏng vấn thứ hai. Họ sẽ bảo đương đơn phải nộp đơn xin Đơn yêu cầu miễn (Áp dụng việc vi phạm) I-601.

Hỏi đáp Di trú

– Hỏi: Có cách nào tránh việc bị từ chối vì lý do gian dối không?

– Đáp: Không có cách nào chắc chắn cả. Nhưng điều có thể giúp ích là đơn bảo lãnh nên kèm theo một bản tường trính mối quan hệ giữa hai người và cũng nên trình bày bất cứ lý do nào có thể sẽ bị Lãnh sự từ chối. Với cách này, Lãnh sự không thể viện cớ rằng Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh mà không biết tất cả dữ kiện đã được trình bày trong hồ sơ bảo lãnh. Nói với Sở di trú những điều mà người được bảo lãnh sẽ không thể biết một cách hợp lý về đời sống của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và những điều mà Lãnh sự có thể dùng để từ chối đơn xin chiếu khán của đương đơn.

– Hỏi: Nếu Lãnh sự từ chối hồ sơ và nói rằng người được bảo lãnh phải nộp đơn I-601 với Sở di trú thì điều gì sẽ phải làm?

– Đáp: Đơn I-601 phải cho thấy người bảo lãnh sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng nếu ở Hoa Kỳ nhưng không có người được bảo lãnh bên cạnh, hoặc người bảo lãnh cũng sẽ lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nếu phải về Việt Nam sống với người được bảo lãnh.

– Hỏi: Nếu Lãnh sự trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú ở Hoa Kỳ, bao lâu Sở di trú mới liên lạc với người bảo lãnh?

– Đáp: Có thể từ 6 tháng đến một năm. Người bảo lãnh nên kiểm lại với Lãnh sự xem họ đã trả đơn bảo lãnh về lại Sở di trú từ bao giờ, và phối kiểm với Sở di trú để có thể phản bác quyết định của Lãnh sự Hoa Kỳ.

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!