Notifications
Clear all

[Closed] Bảo Lãnh Cho Cha Mẹ (nếu Con Ngoài Giá Thú)


vietditru
(@vietditru)
Estimable Member Admin
Joined: 11 years ago
Posts: 189
Topic starter  

BẢO LÃNH CHA - NẾU CON NGOÀI GIÁ THÚ

Trường hợp công dân Mỹ là con ngoài giá thú (cha mẹ không đăng ký kết hôn với nhau) muốn bảo lãnh cho mẹ, ngoài những giấy tờ cần thiết ra không đòi hỏi thêm gì khác. Riêng bảo lãnh cha thì cần phải hợp pháp hóa mối quan hệ cha con.

Con hợp pháp/ theo giá thú
Hợp pháp hóa được định nghĩa là “hành động đưa 1 đứa con ngoài giá thú vào tình trạng theo giá thú”. Hành động hợp pháp hóa này chỉ có thể được thực hiện bởi người cha ruột của đứa trẻ trong trường hợp người mẹ ruột và cha ruột của đứa trẻ không sống cùng nhau hoặc người mẹ ruột đã bỏ rơi đứa trẻ. Để đứa trẻ nhận được những quyền lợi di cư, người cha phải làm theo quy định hợp pháp cần thiết để thiết lập quyền lợi cho đứa trẻ theo Luật di trú.

Khác biệt giữa 1 đứa trẻ theo giá thú và ngoài giá thú là trong trường hợp con ngoài giá thú, người cha phải có quyền nuôi dưỡng con, phải là cha ruột của đứa trẻ và phải có bằng chứng cho thấy thành ý về mối quan hệ cha con này.

Theo luật di trú, để có thể hợp thức hóa cho 1 đứa trẻ, cần đáp ứng 4 yêu cầu sau:

  • Hành động hợp pháp hóa cho đứa trẻ theo tuân theo luật tại nơi cư trú của đứa trẻ hoặc cha đứa trẻ.     
  • Đứa trẻ phải dưới 18 tuổi vào thời điểm hợp pháp hóa.
  • Người cha phải có quyền nuôi dưỡng đứa trẻ tại thời điểm hợp pháp hóa, nếu chỉ có quyền giám hộ thể chất sẽ không đủ yêu cầu.
  • Đứa trẻ phải là con ruột của người cha. Quan hệ cha con có thể được thiết lập bằng những bằng chứng cơ cấp (giấy khai sinh) hoặc bằng chứng thứ cấp (giấy khám sức khỏe, học bạ hoặc xét nghiệm máu).

Một khi đáp ứng được những tiêu chuẩn trên, người cha có thể tiến hành các bước tiếp theo để hợp pháp hóa cho đứa trẻ. Dưới đây là những phương thức tiến hành trong quá trình hợp pháp hóa đứa trẻ.

  • Tuân theo luật pháp tại đất nước hoặc tiểu bang mà đứa trẻ hoặc người cha đang cư trú và loại trừ mọi sự phân biệt hợp pháp;
  • Việc tái hôn của cha mẹ ruột đứa trẻ;
  • Sắc lệnh của tòa;
  • Sự thừa nhận chính thức quan hệ cha con và/ hoặc;
  • Sự công nhận rõ ràng về quan hệ cha con.

Share: