1

Từng phụ trách an ninh tình báo nhưng có tiếng là nhà cải cách, ông Kiều Thạch đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa lại một số nguyên lý pháp trị sau vụ Thiên An Môn 1989.

Vào đảng Cộng sản năm mới 15 tuổi, ông trở thành nhân vật quan trọng, và có lúc làm Phó chủ tịch Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị.

Một số nhà quan sát tin rằng ông còn là đối thủ của Giang Trạch Dân và có cơ hội lên nắm quyền cao nhất trong Đảng nếu như ông Giang không được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình lựa chọn.

‘Thách thức Giang Trạch Dân’

Tân Hoa Xã đưa tin ông Kiều Thạch qua đời vì bệnh, và nói ông ‘từng thách thức Giang Trạch Dân’ trong lời văn hiếm có trên báo chí chính thống Trung Quốc về các lãnh tụ.

Tuy thế, có các nhà quan sát khác tin rằng ông Kiều Thạch chưa hề có ý định thay thế ông Giang Trạch Dân mà chỉ muốn dùng một cơ chế trong Đảng để ngăn ông Giang hay bất cứ một lãnh tụ hàng đầu nào khác trở nên độc đoán như Mao.

Ông Kiều Thạch được cho là có công thúc đẩy việc lập ra chế độ tuần tự về hưu của các Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ở Trung Quốc, và cùng nhóm các nhân vật cao cấp về hưu, ông giám sát quá trình này.

Trước đó, Trung Quốc rơi vào tình trạng một ông Mao Trạch Đông nắm quyền cho tới khi chết nhưng cơ chế mới buộc mọi lãnh tụ phải về hưu khi đến tuổi.

Vị thế của ông Kiều Thạch khá đặc biệt vì ông từng nắm ngành an ninh Trung Quốc, theo dõi toàn bộ các cán bộ cao cấp vì thế có ý kiến nói ông có thể kiểm soát được họ cả khi đã về hưu.

Dù báo chí Trung Quốc ca ngợi ông như ‘nhà cải cách’, các bình luận trên BBC và Foreign Affairs giải thích rằng đây là ‘cải cách’ theo nghĩa làm bớt đi quyền lực của các tập đoàn nhà nước và thay đổi thủ tục trong Đảng Cộng sản để tăng dân chủ nội bộ chứ không phải ‘tự do dân chủ’ theo định nghĩa quốc tế.

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: