Tỷ lệ người đóng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trên số người hưởng lương hưu giảm nhanh là nguyên nhân chính đang làm thu-chi của quỹ này mất cân đối nghiêm trọng. Số người tham gia đóng BHXH mới chiếm 20% lực lượng lao động. Nếu năm 1996, có 217 người đóng cho 1 người hưởng lương hưu, thì đến năm 2012 chỉ còn gần 9,3 người đóng cho 1 người hưởng.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đến năm 2020, quỹ lương hưu của Việt Nam bắt đầu bị thâm hụt. Và trong khoảng từ 9-10 năm sau đó sẽ cạn kiệt. Đây là kết quả nghiên cứu sâu rộng của ILO về quỹ hưu trí của Việt Nam theo đề nghị của chính quyền Việt Nam.

Nguyên nhân
Tỷ lệ người đóng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) trên số người hưởng lương hưu giảm nhanh là nguyên nhân chính đang làm thu-chi của quỹ này mất cân đối nghiêm trọng. Số người tham gia đóng BHXH mới chiếm 20% lực lượng lao động. Nếu năm 1996, có 217 người đóng cho 1 người hưởng lương hưu, thì đến năm 2012 chỉ còn gần 9,3 người đóng cho 1 người hưởng.
Trong khi đó, theo kết quả điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), nguyên nhân khác khiến số thu thấp là mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ đạt 66% tiền lương thực tế do các doanh nghiệp tìm cách lách luật. Hiện nay, mức lương đóng BHXH chỉ đạt 2,8 triệu đồng/tháng trong khi tiền lương thực tế ở khối doanh nghiệp nhà nước lên đến 3,8 triệu đồng/tháng.
Vấn đề nan giải trong quản lý, sử dụng, giám sát quỹ BHXH hiện nay là tình trạng trốn đóng và nợ BHXH diễn ra ở hầu hết địa phương. Tổng số nợ BHXH năm 2013 là hơn 4.700 tỷ đồng nhưng chỉ trong 3 tháng đầu năm nay đã lên đến hơn 11.000 tỷ đồng.
Tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ là không thuyết phục. Photo courtesy: Baodatviet.vn
Trốn tránh đóng BHXH diễn ra rất phức tạp, cả nước có 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 150.000 doanh nghiệp tham gia BHXH. Theo Bộ LĐ-TB-XH, số người thuộc diện phải nộp BHXH bắt buộc khoảng 16 triệu nhưng chỉ có gần 11 triệu người đóng BHXH làm cho số thất thu lên đến 91.000 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc chi trả lương hưu cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang Quân đội và Công an cũng là nguyên nhân làm cho quỹ lương hưu bị thâm thụt nghiêm trọng. Không những vậy, việc chi lương hương cho những đối tượng thuộc lực lượng này về hưu quá sớm cũng là nguyên nhân góp vào việc thâm thụt quỹ BHXH.
Cho dẫu đang là thời bình nhưng Việt Nam luôn duy trì số quân nhân lúc nào cũng đông đảo. Việt Nam có khoảng 500.000 quân trong tất cả binh chủng. Chính quyền CSVN chưa bao giờ công bố con số lực lượng Công an trong cả nước, nhưng trong một lần công bố tại cuộc họp Quốc hội, ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an cho biết, tại Sài Gòn có khoảng 25.000, tại Hà Nội có 20.000 công an các loại. Không những vậy, trong suốt thời gian kể từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm chức Thủ tướng, ông đã thăng cấp cho cả hàng trăm lãnh đạo Công an, từ Đại tá lên Thiếu tướng, và từ Thiếu tướng lên Trung tướng. Việc thăng hàm, phong chức đã tác động rất nhiều đến quỹ BHXN ở Việt Nam.
Đối với lực lượng vũ trang, chính quyền dành ưu đãi đặc biệt đối với họ. Lực lượng này không phải chịu quy định tuổi hưu giống như luật công chức, viên chức nhà nước. Trong suốt thời gian dài rất nhiều người mới trên 40, 50 tuổi đã nghỉ hưu. Trong khi đó lương và phụ cấp cao nên chế độ hưởng lương cũng rất cao so với đối tượng công chức, viên chức khác. Một người học trung cấp công an đến 45 tuổi nghỉ hưu, lương được hưởng 6 triệu/tháng. Trong khi một hiệu trưởng làm việc đến 55, 60 tuổi nhưng lương hưu chỉ hơn 4 triệu/tháng. Và việc này cũng góp phần ảnh hưởng đến nguồn quỹ BHXH.
Tăng tuổi nghỉ hưu có phải là giải pháp?
Trong phiên họp Quốc hội, bà Bộ trưởng LĐ-TB-XH Nguyễn thị Hải Chuyền cho biết, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ (lương hưu-NV) so với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng nhanh, năm 2007 chỉ chiếm 57,2%, 2008 con số này là 73,7%, 2011 là 77%, 2102 là 68,6%. Tuổi nghỉ hưu thấp dẫn tới thời gian đóng BHXH ngắn và thời gian hưởng lương hưu dài. Bà Chuyền cho biết thêm.
Trước nguy cơ có thể vỡ quỹ BHXH, Bộ LĐ-TB-XH đã đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu: Từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức trong chính quyền CS cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 65 tuổi đối với nam. Từ năm 2020 trở đi áp dụng với các nhóm đối tượng còn lại.
Việc kiến nghị kéo dài tuổi nghỉ hưu đang gặp rất nhiều điều bất hợp lý. Mới đây, theo thống kê được báo chí đăng tải, Việt nam có khoảng hơn 72.000 thạc sỹ và cử nhân bị thất nghiệp. Đó chỉ là con số được biết tới, con số chính thức chắc hẳn phải nhiều hơn. Vì vậy, việc nới tuổi nghỉ hưu sẽ khiến cho số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp càng nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng, trẻ bị thất nghiệp, còn già lại chẳng được về hưu. Và chính việc nới tuổi hưu sẽ là tác nhân ngăn cản cho người trẻ mất cơ hội thăng tiến trong hàng loạt vị trí kế cận.
Trong một mặt khác, việc nới tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn đến việc những người có chức, có quyền không những chỉ ngăn cản sự phát triển của người trẻ, mà họ còn khuynh loát, dùng chức vụ để tham nhũng, thâm thụt ngân sách quốc gia. Xã hội Việt Nam ngày nay với rất nhiều vụ giết người, cướp của xảy ra tàn bạo, da man. Đó cũng chính là nguyên nhân do giới trẻ không có được việc làm nhưng mãi chạy theo những đua đòi thời đại. Việc nới tuổi nghỉ hữu sẽ tiếp tay cho tệ nạn xã hội ngày càng trở nên khó kiểm soát.
Để biện minh cho giải pháp nới tuổi nghỉ hưu để giải quyết áp lực nguy cơ vỡ quỹ BHXH, nhiều quan chức trong chính quyền CSVN đem độ tuổi nghỉ hưu của các nước trên thế giới để so sánh với Việt Nam. Đây là một sự ngụy biện, bất hợp lý rất lớn. Nó cho thấy rằng, chỉ nhằm đạt được mục tiêu mà chính quyền bất chấp tất cả. Vì thể trạng, sức khỏe của người Việt Nam không thể nào so sánh được với các quốc gia khác. Môi trưởng làm việc ở Việt cực kỳ vất vã. Không những vậy họ còn bị bóc lột một cách thậm tệ. Thu nhập và mức sống ở Việt Nam không thể so sánh với các nước khác. Các nước họ có thu nhập cao, môi trường làm việc, chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng được chu đáo nên sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Trong khi với thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay không để đảm bảo cho họ có thể kéo dài độ tuổi lao động. Việc nới tuổi nghỉ hưu chẳng khác nào là bốc lột sức lao động của họ.
VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: