Sự thật vụ cha bị con ngược đãi đuổi ra ở chuồng lợn

Xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, ông Huỳnh Tấn Lộc viết đơn kiện chính… con ruột của mình. Thế nhưng, ít ai biết được những lần cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình là do chính ông gây ra.

Bi kịch của một gia đình

Những ngày qua, vụ việc ông Huỳnh Tấn Lộc (ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mang đơn gõ cửa các cơ quan chính quyền và các báo đài thưa kiện vì bị con ruột và họ hàng đánh đập, ngược đãi đã làm rúng động dư luận.

Theo trình bày của ông Lộc, năm 2012, con gái thứ 3 của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh từ TP.HCM về quê yêu cầu ông chia đất cất nhà ở. Ngày 23/4/2012, ông Lộc chia cho con gái của mình 500m2 đất và định cất căn nhà lá cho con ở tạm, nhưng Linh không đồng ý mà đòi phải cất nhà kiên cố. Vì không có tiền cất nhà theo yêu cầu nên ông Lộc bị con gái chửi rủa. Khoảng 10 ngày sau, khi ông Lộc và bà Nguyễn Thị N. (vợ không hôn thú của ông Lộc) đang ăn cơm thì các con ông Lộc và những người khác (tổng cộng 11 người) xông vào nhà đánh và làm nhục bà N. tới tấp bằng cách xé quần áo của bà trước mặt nhiều người.

Ông Lộc mắc võng, ở ngoài vườn.

Không những vậy, nhóm người này còn lấy điện thoại di động của bà N. ném xuống sông. Bà N. bị thương nặng phải lên bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) điều trị. Sau vụ việc này, các con ông Lộc liên tục chửi mắng cha bằng những lời lẽ thô tục, khó nghe, bắt ông dỡ nhà đi nơi khác. Chính vì vậy, ông phải dọn ra chuồng heo ở. Cô con gái Trúc Linh của ôngcòn đập phá đồ dùng cá nhân mà ông để ở chuồng heo. Hết nơi tá túc nên ông về nhà mẹ ruột rồi ra vườn che bạt, giăng võng dưới gốc cây làm nhà…

Ông Bùi Văn Tăng, chủ tịch UBND xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy) cho biết: “Nguyên nhân sâu xa của sự việc xuất phát từ những mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình. Trước đây, ông Lộc cưới bà Nguyễn Thị Bé Tư và sinh được bốn người con gái. Khi cô con gái thứ tư là Huỳnh Thị Mỹ Lợi còn rất nhỏ thì vợ chồng ông xảy ra mâu thuẫn vì ghen tuông. Chẳng bao lâu sau, bà Tư mắc chứng tâm thần, mỗi khi phát bệnh, bà lại đi lang thang khắp nơi. Được sự giúp đỡ của người thân, ông Lộc nuôi 4 cô con gái ăn học đến nơi đến chốn, dù có nhiều khó khăn nhưng gia đình luôn đầm ấm.

Trong thời gian nuôi bé Mỹ Lợi ăn học, ông Lộc kết hôn với bà Phan Thị Xuân và có với bà này hai đứa con trai. Dù bà Xuân không dọn về ở chung với các cô con gái của ông Lộc nhưng hai bên sống rất hòa thuận. Tuy nhiên, không lâu sau, ông Lộc, bà Xuân lại xảy ra bất hòa, ông Lộc về nhà mình sinh sống, còn bà Xuân một mình nuôi dạy hai con trai trong khi hai người vẫn là vợ chồng hợp pháp. Sau khi về nhà, ông Lộc đi bán bảo hiểm nhân thọ và quen bà Nguyễn Thị N. (quê ở xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy). Bà này đã dọn về ở với ông Lộc như vợ chồng từ năm 2007 (không có hôn thú). Cũng chính vì chuyện này mà cha con ông Lộc trở nên mâu thuẫn với nhau.

Chuồng heo – nơi ông Lộc và bà N. ở để chăm heo đẻ (ảnh Thơ Trịnh).

Ai mới là nạn nhân?

Tiếp tục cuộc trò chuyện với PV, ông Bùi Văn Tăng cho biết: Tháng 4/2012, vì mâu thuẫn với chồng nên con gái thứ ba của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh cùng hai đứa con từ Sài Gòn về sống trong nhà ông Lộc. Sự việc này càng đẩy bi kịch gia đình ông Lộc đến mức cao trào, tình cảm giữa cha con ông Lộc ngày càng sứt mẻ. Mâu thuẫn xảy ra, ông Lộc không muốn con gái và cháu ngoại mình ở chung một nhà. Chính vì vậy, cha con họ thường xuyên gây gổ với nhau. Mỗi lần gây gổ, ông Lộc lại báo với chính quyền xã là con gái mình muốn chia cắt tình cảm của ông với bà N..

Chính quyền xã Mỹ Long đã cho mời hai bên đến để hòa giải nhưng ông Lộc vẫn tiếp tục phản ứng không cho con gái và cháu ngoại ở chung. Thậm chí, nhiều lần ông còn mang đồ dùng học tập của hai cháu vứt ra ngoài. Không những thế, ông còn cắt đường dây điện dẫn vào nhà nhưng lại đổ lỗi cho con. Ông Lộc còn nói lãnh đạo địa phương bao che cho con cháu ông rồi mang đơn đi kiện khắp nơi. Cơ quan chức năng huyện Cai Lậy đã trực tiếp xuống địa phương xác minh và hòa giải.

Ngày 4/4/2012 (âm lịch), nhà mẹ đẻ của ông Lộc có đám giỗ nên con cháu về tụ họp. Lúc này, bà Xuân và con gái thứ 2 của ông là Huỳnh Thị Kiều Oanh tổ chức đánh ghen bà N. tại nhà ông Lộc. Anh em họ hàng có mặt tại đám giỗ nghe tin nên chạy lên xem. Khi đó, có nhiều người khuyên ngăn nhưng cũng có người vì quá bức xúc với cách đối xử của ông Lộc với con cái nên đã buông những lời khó nghe. Và ông Lộc vu là anh em dòng họ phối hợp với con gái để đánh đập ông và bà N.. Sau khi xảy ra vụ việc, ông Lộc đã mang đơn thưa kiện và công an huyện Cai Lậy đã xuống xác minh, phạt hành chính, nhắc nhở những người có liên quan.

Tuy nhiên, ông Lộc ngày càng khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên phức tạp hơn. Chính quyền xã đã nhiều lần cử cán bộ đi xác minh nhưng không có chuyện chị Linh ngược đãi cha mình. Tuy nhiên, vì quá bức xúc nên cũng có lần chị Linh buông lời nói nặng với cha. Việc ông Lộc dọn ra ở chuồng heo không phải do bị các con xua đuổi như lời ông nói mà là nhân dịp heo đẻ nên ông và bà N. ra đó ngủ để chăm heo. Khi chính quyền mời ông Lộc lên để phân tích đúng, sai nhưng ông điềm nhiên trả lời: “Công an huyện mời tao mới đi chứ chính quyền xã mời tao không đi”. “Thái độ của ông khiến những người lãnh đạo như chúng tôi rất khó xử. Cứ như thế, những mâu thuẫn gia đình đã kéo dài suốt 3 năm nay”, ông Tăng nói.

Nỗi khổ tâm của con cái

Tiếp PV trong căn nhà ọp ẹp, lụp xụp, chị Huỳnh Thị Trúc Linh không khỏi xót xa khi nhắc lại những sự việc do cha mình gây nên. Chị Linh cho biết: “Lần nào xảy ra mâu thuẫn, ba tôi cũng mang đơn đi kiện và toàn nói sai sự thật trước cơ quan chức năng. Tôi chỉ có ba là chỗ dựa tinh thần để vượt qua chuyện buồn trong cuộc sống riêng. Thế nhưng, ba cứ một mực cho rằng ba mẹ chồng xúi tôi về giành ăn với cha. Trong khi, hàng tháng bố mẹ chồng vẫn đều đặn gửi tiền về phụ giúp tôi nuôi hai cháu. Thậm chí, ba còn cắt hộ khẩu của tôi”.

Theo lời chị Linh kể, từ ngày sống với bà N., tính tình của ba chị đã thay đổi hoàn toàn, không còn là một người cha hết lòng yêu thương các con như trước. Vì nghe theo những lời xúi giục của bà N., không ít lần ba chị đánh đập chị nhưng lại la làng nói chị hành hung, ngược đãi cha mình. Thậm chí, có lần chị Linh gặp tai nạn trên đường, ông Lộc còn lạnh lùng nói với người gây tai nạn: “Sao mày không thắng, rồi cắm đầu xuống cho ba mẹ con nó chết đi?”. Nghe những lời tàn nhẫn ấy, chị Linh đau đớn tột độ.

Chị Linh tâm sự: “Tuy nhiên, dù có đánh đập hay chửi mắng thế nào thì đó cũng vẫn là ba của mình. Quan trọng hơn nữa, từ trong sâu thẳm, tôi biết ba không phải là người tàn nhẫn với con cái. Vì thế, đã bao nhiêu lần, tôi viết đơn kiện ba nhưng rồi lại xé và đốt đi. Mai này, ba ốm đau thì cũng là do chúng tôi lo liệu bởi việc ba ở với bà N. chỉ là tạm thời. Bà N. đến với ba tôi không phải xuất phát từ tình yêu thương mà chỉ là muốn lợi dụng ổng”.

Nhắc đến mẹ mình, chị Linh ngậm ngùi: “Ba tôi có tính lăng nhăng nên mẹ tôi mới trở nên điên loạn. Khi em út chào đời được mấy ngày tuổi, mẹ tôi không chịu được khi nhìn thấy cảnh ba ôm ấp người tình ngay trước mặt mẹ nên đã rối loạn tinh thần, rồi lột quần áo đi ngoài đường. Việc ba nói ba bị tôi đuổi khỏi nhà nên phải dọn ra chuồng heo ở là hoàn toàn sai sự thật. Thời gian đó thời tiết quá nóng nực, nhà nhỏ hẹp và heo của ba sinh con nên ba và bà N. dọn ra đó ở cho mát và cũng là để giữ heo. Tôi chỉ mong ba tôi tỉnh ngộ và dừng những việc sai trái của mình để mọi người được bình yên”.

Ông Lộc từng là giáo viênNgày 31/5, ông Bùi Văn Tăng, chủ tịch UBND xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Ông Lộc từng là giáo viên thời trước và xóa mù chữ cho không ít người dân. Chính vì thế, bi kịch xảy ra trong gia đình ông hiện nay khiến không ít người bất ngờ, sửng sốt”. PV đã tìm mọi cách để tìm gặp ông Lộc để làm rõ những thông tin liên quan, nhưng không được. Nhiều người dân cho biết, ông Lộc chỉ đến trực tiếp các tòa soạn báo, đài để phản ánh, còn nếu PV tìm đến thì ông Lộc sẽ tránh mặt vì sợ con cái trong nhà sẽ tiết lộ nhiều thông tin trái ngược với mình.

Thơ Trịnh

 *********************

Thiên tử cùng giường với ba thế hệ

 

Câu chuyện trộm vợ của vua cha nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và người mẹ kế bị Lý Trị chiếm đoạt không ai khác chính là vị nữ hoàng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc: Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên vốn tên thật là Võ Chiếu, sinh năm 625, trong một gia đình quý tộc ở tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc.

Hoàng đế ‘yêu’ cả mẹ kế lẫn cô ruột

 

Theo ghi chép của sử sách, thì Võ Chiếu vào cung của vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân làm tài nhân (người thiếp cấp thứ 5 trong hậu cung) năm 635 khi mới 10 tuổi. Có lẽ vào cung khi còn quá nhỏ, nên Võ Chiếu không được Lý Thế Dân sủng hạnh mà chỉ được làm một người hầu việc bút mực cho Hoàng đế. Thế nhưng không phải vì thế mà Võ Chiếu không được Thái Tông chú ý tới. Thấy tên Võ Chiếu của nàng không hay, Thái Tông bèn đổi tên cho nàng thành Mỵ (với nghĩa là xinh đẹp, dịu dàng), vì vậy, ngày nay người ta còn gọi Võ Tắc Thiên là Võ Mỵ Nương.

Khi Võ Mỵ Nương bước vào tuổi lớn thì cũng là lúc Lý Thế Dân đã về già. Ông vua qua đời ở độ tuổi 50 này có lẽ không có nhiều thời gian để quan tâm đến tâm tư của một người thiếp mới đang ở độ tuổi mới lớn. Chính vì vậy, trong thời gian này, Võ Mỵ Nương bắt đầu để ý đến một người trẻ hơn, đó chính là thái tử Lý Trị.

Dù chỉ kém nhau 3 tuổi, tuy nhiên, về thân phận thì Võ Mỵ Nương là vợ thứ của Đường Thái Tông, nghĩa là mẹ kế của Lý Trị. Vì vậy, lúc bấy giờ mặc dù Lý Trị rất thích Mỵ Nương và muốn chiếm nàng về làm của riêng song chỉ dám giấu kín chuyện đó trong lòng. May sao, tới năm 649, Đường Thái Tông qua đời. Tuy nhiên, theo luật lệ nhà Đường lúc bấy giờ, khi Hoàng đế băng hà thì Võ Mỵ Nương phải xuống tóc, vào chùa Cảm Nghiệp tu hành để tỏ lòng trung trinh với tiên đế.

Hình minh họa

Nhưng Võ Mỵ Nương chẳng phải đợi lâu. Chỉ hai năm sau đó, nhân một chuyến lên chùa Cảm Nghiệp thắp hương, Cao Tông Lý Trị gặp lại người trong mộng một thời của mình và quyết định đưa nàng trở lại cung. Hành động của Cao Tông đã gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các đại thần. Bởi lẽ, Võ Mỵ Nương dù đã xuống tóc nhưng danh nghĩa vẫn là vợ cũ của Thái Tông, tức mẹ kế của Cao Tông. Nay Cao Tông làm vậy là đưa mẹ kế lên long sàng làm bậy, một hành động không thể chấp nhận theo con mắt của các nhà Nho.

Tuy nhiên, Cao Tông lúc này còn quản gì đến luân thường đạo lý mà các đại thần nhắc tới nữa. Ông vua trẻ vừa mới lên nắm quyền bất chấp tất cả đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung phong làm Chiêu nghi. Rồi vài năm sau đó, bằng sự mưu mô và tham vọng của mình, Võ Mỵ Nương đã từ phận Chiêu nghi leo lên ngôi vị Thần phi, Hoàng hậu, Thiên hậu rồi Nữ hoàng. Nhưng đó là chuyện về sau này.

Không chiếm đoạt vợ của cha như Đường Cao Tông, nhưng thành tích của ông vua trẻ Lưu Tử Nghiệp thời Nam Bắc Triều chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải lắc đầu lè lưỡi. Lên ngôi khi mới 15 tuổi, nhưng Lưu Tử Nghiệp đã để ý người chị ruột của mình là Công chúa Sơn Âm và tìm cách chiếm đoạt bằng được.

Loạn luân với chị ruột đã đành, một thời gian sau đó ông vua trẻ họ Lưu lại tìm mọi cách để đưa người cô ruột của mình vào hậu cung để hầu hạ. Khi cuộc tình chung đụng giữa Lưu Tử Nghiệp và Công chúa Sơn Âm đã nhạt dần, một lần, Sơn Âm nói với Lưu Tử Nghiệp rằng, bệ hạ thì có tam cung lục viện, mỹ nữ hàng đàn trong khi ta thì chỉ có mỗi một phò mã mà thôi như vậy thực không công bằng.

Tử Nghiệp thấy Sơn Âm nói có lý, nên sai người tìm cho Sơn Âm hơn 30 người đàn ông tuấn tú khỏe mạnh để cô ta luân phiên hành lạc mua vui. Sau khi thỏa mãn người tình, ông vua 15 tuổi nói với chị mình rằng: “Ta đã làm vừa ý của nàng nhưng nay trong tam cung lục viện thật nhưng chẳng có ai xinh đẹp được như nàng. Khi ta muốn vui vẻ cùng nàng thì nàng lại đang bận vui vẻ với người khác. Vì vậy, giờ nàng phải tìm cho ta một người thay thế, giúp ta có thể vui vẻ, như vậy mới công bằng”.

Nghĩ tới nghĩ lui, Sơn Âm nghĩ ngay tới Tân Thái Công chúa rất xinh đẹp có thể khiến Tử Nghiệp thích nên tiến cử ngay với y. Cô Công chúa Tân Thái này vốn là em gái của Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn, cha đẻ của Tử Nghiệp, cũng tức là cô ruột của ông ta. Trước đó Tân Thái Công chúa đã được Hiếu Vũ Đế gả cho Ninh Sóc tướng quân Hà Mại do lập được nhiều công trạng lớn. Vì vậy, giữa thanh thiên bạch nhật, Lưu Tử Nghiệp không thể ngang nhiên chiếm đoạt Tân Thái Công chúa về cho mình được.

Tuy nhiên, ông vua háo sắc nào có quan tâm đến chuyện thân sơ hay lễ giáo. Ngay khi được Sơn Âm “tiến cử”, Tử Nghiệp cho mời Tân Thái Công chúa vào cung rồi lưu lại ở đó, không cho về. Sau đó, Tử Nghiệp nhiều lần đến phòng của Tân Thái Công chúa ở suốt nhiều đêm liền không chịu ra ngoài. Tướng quân Hà Mại thấy vợ mình “có đi mà không có về” nên tìm kiếm khắp nơi.

Biết chuyện, Lưu Tử Nghiệp bèn cho người mang đến cho Hà Mại một chiếc quan tài nói rằng Tân Thái Công chúa vào cung chơi đã đột tử, nay mang thi thể về trả lại. Hà Mại mở quan tài ra, bên trong quả thực có một thi thể. Tuy nhiên, người nằm trong quan tài không phải là Tân Thái Công chúa mà là của một cung nữ bị Lưu Tử Nghiệp đầu độc chết để thế thân. Hà Mại đương nhiên biết chuyện đánh tráo này, trong lòng rất căm phẫn.

Để trả thù, vị tướng quân họ Hà đã âm thầm chiêu mộ thích khách, lập kế hoạch giết chết Lưu Tử Nghiệp đưa Tấn An Vương Lưu Tử Huân lên làm Hoàng đế. Tuy nhiên, kế hoạch chưa được thực hiện thì bị tiết lộ, Lưu Tử Nghiệp sai người giết sạch toàn bộ gia đình Hà Mại.

Cùng giường với ba thế hệ

Nhiều người nghĩ rằng, chuyện cưỡng đoạt con dâu, hay mẹ kế của những ông vua nói trên đã là chuyện ghê tởm và khó chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, trong chốn hậu cung Trung Quốc cổ đại, nhiều ông vua còn cậy quyền lực chiếm đoạt cả nhiều thế hệ ngay chính những người thân của mình.

Chiêu Vũ Đế Lưu Thông là ông vua nhà Hán Triệu, một triều đại của người Hung Nô nổi tiếng dâm loạn. Theo luật lệ của người Hung Nô, khi người cha chết, các bà vợ của cha đều thành mẹ của con trai. Nhưng sau khi lên nối ngôi, để có thể chiếm đoạt những phi tần của cha mình, Lưu Thông cho sửa luật lệ này thành: “Khi cha chết thì vợ cha thành vợ con”. Thế rồi, bất chấp sự phản đối của các đại thần, vị vua này mặc sức hành lạc với các những người mẹ kế xinh đẹp của mình. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Một lần, Lưu Thông đến nhà Lưu Diệu, em con chú và cũng là quan trong triều. Lưu Thông nhìn thấy hai người con của Diệu là Lưu Anh, Lưu Nga nhan sắc tuyệt trần, liền hạ lệnh bắt đưa hai cô cháu này nhập cung, dù Lưu Diệu hết lẽ can ngăn. Để hợp thức hóa, ngày hôm sau Lưu Thông đã cho sửa luật cấm lấy người trong họ của người Hung Nô thành “người trong gia tộc có thể lấy nhau”.

Sau đó, cũng dựa vào “quy định” này, Lưu Thông không chỉ cưỡng chiếm được hai cô cháu họ, con gái Lưu Diệu, mà sau đó còn đưa cả bốn đứa cháu gái của Diệu vào cung. Theo vai vế, bốn cô này phải gọi Lưu Thông bằng ông bác. Vì thế, Lưu Thông nổi danh trong sử sách về chuyện ba thế hệ cùng chung giường với vua. Thậm chí, sau đó, Lưu Thông còn phong cho Lưu Anh, con gái của Lưu Diệu, cũng tức là cháu gái của mình làm Hoàng hậu bất chấp sự ngăn cản của các đại thần.

Một ông vua khác cũng nổi tiếng về chuyện không kiêng dè bất cứ thứ quy định nào, cứ là mỹ nữ và vừa mắt vua thì đều nạp vào cung để làm phi tần, phục vụ chuyện chăn gối cho vua. Đó chính là Kim Phế Đế Hoàn Nhan Lượng. Hoàn Nhan Lượng từng tuyên bố rằng: “Cuộc đời của ta có 3 việc lớn. Một là việc quốc gia đại sự, tất cả đều do ta quyết định. Hai là cầm quân đi đánh giặc ở nơi xa. Ba là được cưới những cô gái xinh đẹp nhất trong thiên hạ làm vợ”.

Vì đặt mục tiêu là có thể lấy tất cả những cô gái xinh đẹp trong thiên hạ về làm vợ, nên Hoàn Nhan Lượng bất kể thân sơ, hễ cứ là mỹ nữ vừa mắt mình đều bắt về cung phục vụ. Thành ra, trong số những mỹ nữ làm phi tần trong hậu cung của Hoàn Nhan Lương không ít là anh chị em họ, các bà thím, bà dì, cháu gái, em vợ cho tới cô ruột.

Nguyên nhân là vì, sau khi lên ngôi, Hoàn Nhan Lương vì bảo vệ ngôi báu của mình nên có bao nhiêu người thân thích có khả năng đe dọa ngai vàng là y tìm cách giết sạch. Thế là, tất cả những mỹ nữ từng thuộc về những người họ hàng này nhất loạt bị Hoàn Nhan Lượng nạp vào cung làm phi tần.

PN (BNT)

************************

Tranh cãi vì tấm biển “cấm ăn cắp vặt” bằng tiếng Việt ở Nhật Bản

(iHay) Bức ảnh chụp tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết rõ ràng bằng tiếng Việt và được cho là xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang gây nhiễu loạn trên cộng đồng mạng.

Bức ảnh do một fanpage Facebook của hội những người Việt Nam ở Nhật đăng tải từ hôm qua 8.6. Trong ảnh, có thể thấy rõ ràng tấm biển “Cảnh Cáo” được viết bằng tiếng Việt, và phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn bên dưới.

 
Bức ảnh gây xôn xao – Ảnh: Chụp màn hình Facebook

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”.

 

Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó “đá đồ” nhiều nhiều như thế nào. Cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó
Nickname Minh Thái

Mặc dù chưa xác định được thực hư của tấm biển này, nhưng căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh chụp lại, nhiều dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.

Rất nhiều ý kiến cho rằng đối tượng bị cảnh cáo trong tấm biển chính là người Việt bởi “không có lửa thì làm sao có khói”. Phải chăng nhiều khách Việt đã “gửi” lại ấn tượng không đẹp đẽ trong mắt những người bạn Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ?

Nickname Tạ Hữu Hiếu bày tỏ: “Xấu chưa kìa, nhắc riêng cho người Việt nhá. Chẳng nhẽ du học sinh, dân du lịch, xuất khẩu lao động sang đấy mà lại làm trò mèo này nhiều thế sao? Đừng làm xấu hình ảnh người Việt!”.

 

 
Một ý kiến lập luận tấm biển cảnh cáo dành riêng cho người Việt

Còn theo nickname Minh Thái: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó “đá đồ” nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.

Trong khi đó nickname Huỳnh Khánh Ngọc lại quả quyết: “Cái vụ này đang nổi tiếng ở Nhật, cái biển này cũng là có thật, chẳng ai rảnh hơi mà bôi nhọ người Việt Nam. Toàn người Việt tự bôi tro vào người mình thôi”.

Bên cạnh những ý kiến “ném đá”, nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra bình tình để suy nghĩ đa chiều về bức ảnh này. Theo nickname RaTu: “Thực ra một cái bảng, chính xác hơn là một cái ảnh chụp một cái bảng ở đâu đó, không rõ nguồn gốc, không người chứng thực, thì ai thích hiểu như thế nào mà chẳng được. Tại sao chỉ vì một cái ảnh vô căn cứ ở đâu đó, mà chúng ta lại tự suy diễn một cách tiêu cực, tự hạ thấp nhân phẩm dân tộc của ta như vậy nhỉ?”.

 
Cuộc tranh luận về bức ảnh này vẫn đang rất nóng”

Minh Jun cũng có cùng quan điểm: “Các bạn cứ phải làm loạn lên. Theo mình nghĩ là do cái vùng mà có cái biển đó ở Nhật là vùng có nhiều người Việt sinh sống nên người ta viết song ngữ cho dễ hiểu thôi. Có nói là người Việt Nam ăn cắp đâu mà chưa gì đã xồn xồn lên nói xấu hổ này nọ”.

Ngay trên trang fanpage Facebook đầu tiên đăng tải bức ảnh gây xôn xao này, cũng dẫn kèm lời tựa rất đáng để người ta phải suy ngẫm: “Giả sử một người Nhật quen bạn, nhìn thấy một tấm biển tương tự và hỏi thẳng bạn vấn đề này bạn sẽ ứng phó ra sao!!! Xin đừng làm ảnh hưởng đến những người sắp, đang và đã sống tốt ở Nhật nói riêng và cộng đồng người Việt cũng như đất nước Việt Nam nói chung”.

 

Tháng 9.2012, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài.

Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

 

Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều trên các diễn đàn và Facebook. Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ họ xấu hổ với những hành động xấu xí của một bộ phận người Việt ở nơi đất khách, khiến người dân ở đó phải treo biển “phân biệt đối xử”.

Linh San
Ảnh chụp màn hình

***************

Khi nam sinh thích được “lái máy bay”

Đó là câu chuyện của D. (SN 1987, sinh viên trường CĐ KT- KT) là một vệ sĩ “đặc biệt” cho bà chủ công ty Y.

Sếp bà vốn không thích chuyện quan hệ ngoài luồng, nhất là với trai trẻ. Nhưng ông nhà có tính lăng nhăng, luôn khinh thường vợ mình quê mùa, xấu xí.

Bi kịch khó tin của trai bao sinh viên 1

Sau này, D. thích bà ta thật. Cậu không còn thấy khó chịu khi đi cạnh một người đàn bà luống tuổi, sự chăm chút dành cho bà ta cũng không phải xuất phát từ tiền nữa -(Ảnh minh họa)

“Hận” chồng, bà tìm đến thẩm mỹ làm đẹp, nâng cấp thân hình, quyết tâm săn bồ trẻ cho lão chồng sáng mắt.

Ngay lúc ấy, D. tìm đến công ty xin làm bảo vệ kho hàng. Sếp bà nhìn D. không chớp mắt bởi thân hình vạm vỡ nhưng lại rất thư sinh của cậu.

Bà ta cho D. 3 ngày thử việc, 1 tuần sau sếp bà đặt thẳng vấn đề “giao dịch khách hàng với chị”. Tất nhiên, chuyện giao dịch thường diễn ra ở nhà hàng, khách sạn.

D. kể: “Lạ một điều, cứ sau mỗi lần ân ái, bà ấy thường để cho em một phong bì 3 vé, bên ngoài ghi tên …chồng mình gửi tặng”.

Sau này, D. thích bà ta thật. Cậu không còn thấy khó chịu khi đi cạnh một người đàn bà luống tuổi, sự chăm chút dành cho bà ta cũng không phải xuất phát từ tiền nữa. Đúng lúc đó, sếp bà tuyên bố cắt hợp đồng với D., vì“chồng chị đã hối cải, quay về với vợ”.

D. nói: “Lúc đó, em khóc, cầu xin bà ấy quay lại, hay tuần gặp nhau đôi ba lần cho đỡ nhớ…”. Nhưng sếp bà không nghe.

D. nổi cơn ghen ngược, đi cặp với chính bồ cũ của chồng người tình. “Chị tin nổi không, tụi em đã gửi hình ân ái của 2 đứa đến vợ chồng bà ấy. Con bé kia ức lão hứa mua cho con xe 4 chỗ nhỏ xinh, thế mà lão ấy xù, được em bàn cách trả thù, nó thích chí lắm”, D. cười gằn sau tiếng thở dài.

Nhưng sếp bà vẫn nhất quyết không gặp D., chỉ nhắn lại cái tin cuối cùng: “Em làm chị thất vọng”. Sau đợt ấy, D. trở nên vô cảm với những người con gái xung quanh.

Bi kịch từ những xấp seri

Vì miếng cơm manh áo, nhiều nam sinh tặc lưỡi vài lần đi bán thân, vì tiền dễ kiếm, chấp nhận làm “thiêu thân” lao vào cuộc chơi đêm.

Đồng tiền kiếm nhanh, không nhọc sức như một “lực hút” khó cưỡng.

Bi kịch khó tin của trai bao sinh viên 2

Ước mơ trở thành chàng kỹ sư cơ khí năm nào của G. cứ tan biến sau mỗi đêm miệt mài chiều khách nuôi thân… – (Ảnh minh họa)

H.A, K, N.H…những sinh viên trẻ, khỏe, có học thức tự biến mình thành “thân tầm gửi” chỉ được bóc tách bằng những xấp tiền 500k. Đêm dài lắm mộng, những bi kịch từ đó thêm phần đau xót.

Lại nói về H.A (SN 1988, sinh viên trường CĐXD), sau khi quyết định từ bỏ “ông bồ bé nhỏ” để chạy theo tiếng gọi tình yêu với cô bạn thân cùng bàn đã phải chịu một kết cục bi thảm.

Đó là những trận đánh ghen giữa ông già và cô gái, những cái bạt tai, những câu chửi tục tĩu.

“Em không nghĩ cơn điên của ông ta ghê gớm như vậy, ông ta bắt em đứng nhìn bạn gái chịu trận. Đêm về, ông ta nhìn em trừng trừng, không nói không rằng, rồi lăn ra khóc rưng rức. Sáng hôm sau, ông ta đòi hết mọi thứ, quần áo, tiền, xe cộ và tuyên bố “từ” em. Em nhẹ nhõm bước đi, nhưng được đúng 1 tuần thì phải quay về”, H.A tâm sự.

Sở dĩ, “con sói” H.A quay về với chủ bởi không chịu được cảnh đói. 15 ngàn/suất cơm khác xa với những KFC, Pizza, lẩu…mỗi trưa, tối “bồ già” thường order để chiều chuộng.

“Thú thật, em thấy hoảng loạn mỗi khi nhớ lại thời kỳ gặm mì gói trường kỳ, em muốn ăn ngon, em cần tiền, cần một người cho em những thứ đó. Ai cũng được”, H.A cúi mặt nói.

“Nhưng ông chủ cũng nhớ em, sau trận đánh ghen, ông ấy cho người tìm em, kêu em quay trở lại, có lẽ chẳng ai “chịu nổi” ông ấy ngoài em”, H.A nói tiếp.

Vậy là H.A quay trở lại con đường cũ, sáng đi học, chiều luyện cơ, tập tạ, tối về “lao động” trên giường.

“Chụt, lâu mới thấy cưng đó nha, ghét ghê đó”, một người đàn ông bất ngờ hôn lên má H.A. Không vừa, H.A bẹo lại má người đó rất yêu: “Bữa nay em bận, bữa khác em massage cho”.

Không may mắn như H.A, G. (SN 1990, sinh viên CĐCN) đã phải ra đi tay trắng sau vụ đòn “ngứa ghẻ hờn ghen” của tay quản lý, kiêm “người tình bí mật”.

Chuyện là G. quen thân một cô bé PG mới vào làm, sinh năm 1993, xinh đẹp, trong sáng. Mối tình “vụng trộm” kéo dài đúng 1 tháng thì bị tay quản lý phát hiện.

“Hắn rất nhẹ nhàng, không chửi mắng tụi em, chỉ bắt em lấy dao lam dạch 1 chữ X trên má trái của nhỏ bạn gái, rồi xát muối ớt lên. Chưa hết, mái tóc dài nhỏ nuôi mấy năm trời bị hắn đổ keo 502 sau phải cắt cụt lủn. Em năn nỉ xin chịu thay thì bị hắn tát cho 2 cái đau điếng.

Quần áo của em hắn đem ra đốt hết sạch. Tiền bạc trong tài khoản bị hắn thu hồi lại. Sau vụ đó, bạn gái em kinh sợ, bảo lưu 1 kỳ về quê. Em mất tất cả, tình, tiền…”, G ngậm ngùi kể lại.

Nhưng vốn quen cuộc sống phong lưu, không chịu nổi cảnh cơm bụi, trà đá, G. lại”bắt mối”.

Đăng số điện thoại, rao bán “kinh nghiệm tình trường” trên các web sex, sẵn sàng “say yes” với tình một đêm, G. tự biến mình thành “call boy” chuyên nghiệp.

Ước mơ trở thành chàng kỹ sư cơ khí năm nào của G. cứ tan biến sau mỗi đêm miệt mài chiều khách nuôi thân…

*********************

U50 gạ tình sinh viên chốn đông người

Nhiều “quý bà”, thậm chí “quý ông” thừa tiền nhưng thiếu tình thường đến các quán bar, vũ trường, công sở… để gạ tình trai trẻ, nhất là các nam sinh viên nghèo đi làm thêm.

“Quý bà” tán… sinh viên

Tình cờ, tại một quán ăn trên phố Quang Trung (Hà Nội), tôi nghe được câu chuyện mà Nam và nhóm bạn “tua” lại về việc bị… gạ tình ngay tại quán bar trên phố Nhà Thờ. Nam đang học năm thứ 3 của một trường ĐH ở thủ đô.

Để trang trải cuộc sống và có tiền học thêm, cậu đã xin làm phục vụ tại quán bar – nơi nhiều khách “sộp” và người nước ngoài hay lui tới. Công việc chính của Nam trong quán bar là bưng rượu đến từng bàn và rót rượu nếu khách yêu cầu.

Là một quán bar nổi tiếng nên khách đến đây đủ thành phần và tiêu tiền như rác. Nam cho biết, có hôm tiền “bo” của khách cho cậu đã gần hai triệu đồng. Khách đến bar có rất nhiều phụ nữ ở tuổi sồn sồn, họ đến để xả stress sau những giờ miệt mài đi spa, làm đẹp và đợi… chồng về.

Nam nháy mắt cười với hai người bạn đi cùng: “Trai trẻ cao to, khỏe mạnh, có body (cơ thể) đẹp là “miếng mồi ngon” cho các quý bà ở tuổi hồi xuân. Họ sẵn sàng chi đậm để rủ trai trẻ đi chơi, mua sắm…”.

Theo lời Nam, làm quen với người khác giới ở các vũ trường, quán bar là nơi khá lý tưởng, vì trong tiếng nhạc xập xình, trong hơi rượu ngà ngà và động chạm xác thịt, con người ta dễ “đổ” hơn.

Quang Anh làm trong vũ trường trên phố Nguyễn Du (Hà Nội) cho hay: “Trai trẻ mà bị các quý bà… gạ gẫm thường không thoát được “lưới tình”. Quý bà sồn sồn thường rất tâm lý, biết chiều chuộng. Nhìn thấy ưng mắt là đến lân la nói chuyện, làm quen, rồi sau đó rủ đi chơi. Với sức mạnh của đồng tiền, khó trai trẻ  nào có thể cưỡng lại được”.

Tại quán bar Bue (đường Trường Chinh, Hà Nội), Trần Bình Lục – nhân viên của quán cho chúng tôi biết: “Vào tháng 3 vừa rồi, khi em vừa bưng chai rượu ra bàn thì 2 phụ nữ là khách quen của quán kéo áo em và nói nhỏ “em có muốn đi chơi cùng các chị không, mọi chi phí chị bao hết, lại còn có tiền mang về nữa”.

Nghe xong, em biết ngay là 2 quý bà ấy rủ đi qua đêm. Nhìn khuôn mặt họ già như mẹ mình, em thấy “nản”, đành nói là có việc bận”.


Lớp học thể hình là nơi người đồng tính thường đến để gạ tình (ảnh minh họa).

Lớp học thể hình là nơi người đồng tính thường đến để gạ tình (ảnh minh họa).

Theo Lục, hầu hết các quý bà thường xuyên lui tới quán bar, vũ trường đều là những người thừa tiền nhưng thiếu tình. Ban ngày, họ tới làm đẹp tại các spa, để níu kéo tuổi thanh xuân… Buổi tối, họ tới đây để trò chuyện, uống rượu và nếu có trai trẻ nào vừa mắt, thì “rủ” đi giải khuây.

Anh Ngọc Quân – quản lý quán bar T. trên phố Nhà Thờ bật mí: “Làm quản lý nhiều năm ở đây nên tôi biết, việc trai trẻ phải lòng các quý bà rất nhiều, người cần tiền, người cần tình…”.

Bị người đồng tính nước ngoài gạ tình

Nhiều sinh viên cho biết, họ bị gạ tình trắng trợn. Không chỉ bị những phụ nữ sồn sồn tán tỉnh mà ngay ở lớp học thêm, họ cũng bị… đàn ông liếc mắt đưa tình.

Hoàng Tiến Phương (ngõ 112, Nguyễn An Ninh, Hà Nội) tâm sự: “Tại lớp học tại chức trong trường đại học Kinh tế Quốc dân, em bị một người đàn ông chừng 45 tuổi… gạ tình.

Ban đầu, em cứ tưởng do ngồi cạnh nhau nói chuyện hợp nên chú ấy quý, ai ngờ có lần chú ấy rủ về nhà ở phố Định Công chơi, vừa đóng cửa, chú ấy liền sờ soạng, quá hoảng, em bật cánh cửa chạy ra. Thì ra, chú ấy bị đồng tính”.

Tiến Phương cho biết, sau lần “hú hồn” đó, một tuần sau cậu mới dám đến lớp. Người đàn ông kia khi nhìn thấy Phương thì cười khẩy rồi quay sang nói chuyện “thân mật” với một sinh viên trong lớp quê ở Bắc Giang.

Việc bị gạ tình trắng trợn như trên thật là ngoài sức tưởng tượng với một thanh niên chưa va chạm. Phương cho biết, cậu sinh viên người Bắc Giang giờ ăn, ngủ, sinh hoạt tại nhà người đàn ông kia với vai trò là… “vợ bé”.

Trong một lớp tập thể hình nam tại đường Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) còn có cả chuyện trai trẻ bị người đồng tính nước ngoài gạ tình. Là một trung tâm thể hình lớn, nên nhiều người nước ngoài cũng thường xuyên đến đây tập luyện, tuy nhiên không phải ai cũng có mục đích trong sáng như thế.

Trần Lâm (sinh viên năm thứ 4, trường đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội) cho biết: “Nhiều trai Tây bị đồng tính chuyển cách làm quen với bạn tình tại lớp tập thể hình.

Thay vì đến những quán bar, vũ trường, họ lại đến các lớp tậåp thể hình nam để mục sở thị những chàng trai khỏe mạnh, bụng “sáu múi”. Có lần, em đang tập ở máy chạy ngoài hành lang, thì có người đàn ông nước ngoài ra nhìn em từ đâu đến chân, rồi nói là trông em rất… hấp dẫn, sau đó, rủ em đi ăn.

Tuy nhiên, do “nghe nhạc hiệu, đoán chương trình” được nên em từ chối. Họ cũng không lấy đó làm phiền đâu, vẫn đi tập, vẫn tìm những “mồi ngon” ở đây. Ai bản lĩnh thì không sao, nếu đi một lần là “nghiện” ngay, vì vừa được ăn, được tiền lại được… sung sướng nữa”.

Từ việc bị người đồng tính gạ gẫm, nhiều trai trẻ đã trượt dốc theo độ ăn chơi của… người tình. Nhiều người bỗng dưng trở thành người đồng tính lúc nào không biết. Họ chỉ có cảm xúc và  thấy “dễ chịu” khi gặp mặt người tình đồng giới.

Bác Đoàn Phong (đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Cạnh nhà tôi có một cậu thanh niên 20 tuổi tên Long, từ nhỏ đến lớn bình thường, dạo gần đây thấy chơi thân với một số người nước ngoài cùng giới.

Không biết thế nào mà tháng trước lại đòi ra ở riêng với người nước ngoài kia khiến bố mẹ… phát hoảng. Nghe đâu, bị “lây” đồng tính từ người nước ngoài kia, giờ bố mẹ cấm cửa nhưng cũng không ăn thua, dọn quần áo đi sống với họ rồi”.

***********************

Ngọc Hân đẹp tinh khôi trong tà áo dài trắng

(iHay) Ngọc Hân dịu dàng trong tà áo dài trắng tinh khôi góp mặt trong chương trình giao lưu nghệ thuật.

Tối 8.6, Hoa hậu Việt Nam 2010 nhận lời mời tham gia chương trình giao lưu nghệ thuậtNgười là niềm tin tất thắng diễn ra tại TP.HCM. Diện tà áo dài trắng tinh khôi, Ngọc Hân nhẹ nhàng gây ấn tượng với công chúng bằng vẻ đẹp duyên dáng “rất Việt Nam”.

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 1

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 2

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 3

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 4

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 5

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 6

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 7

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 8

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 9

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 10

Hoa hậu Ngọc Hân khoe dáng với áo dài trắng 15

Minh Nguyễn
Ảnh: Tân Đà Lạt

**********************

Mối tình đầu khó quên của sao Hoa ngữ

(iHay) Mối tình đầu luôn là những chuyện rất “thầm kín” của các ngôi sao nổi tiếng. Thành Long từng yêu năm 16 tuổi, Lý Băng Băng chủ động tỏ tình nhưng bị từ chối rất bẽ bàng…

Thành Long  yêu từ năm 16 tuổi

Thành Long chia sẻ với HumanTV rằng anh biết yêu lần đầu năm 16 tuổi. Khi đó anh chưa có sự nghiệp và không có nhiều tiền. Tình yêu gần như là tất cả cuộc sống! Thành Long rảnh đến nỗi thường xuyên dành cả buổi chiều chỉ để ngồi tâm sự với bạn gái trong công viên.

 

Nhưng sau này khi suy nghĩ dần chín chắn, Thành Long nhận thấy điện ảnh mới là niềm đam mê lớn nhất của đời mình. Anh chia tay mối tình đầu và dành toàn tâm toàn ý để cống hiến cho môn nghệ thuật thứ 7.

Châu Tấn 22 tuổi mới biết yêu

Châu Tấn luôn vốn được biết đến như mẫu phụ nữ Trung Quốc truyền thống, rất coi trọng tình yêu. Vì vậy phải đến năm 22 tuổi cô mới biết đến “mùi vị” của ái tình.

 

Người đẹp chia sẻ, năm 1996, cô đã gặp một nam ca sĩ có giọng hát “hút hồn” trong một hộp đêm. Giọng hát của chàng đã khiến Châu Tấn rung động tới mức mắt ngấn lệ. Sau khi làm quen, Châu Tấn phát hiện chàng rất “hợp cạ”, có nhiều điểm chung về tính cách với cô.

Cặp đôi này từng bàn tới chuyện kết hôn sau khi chàng dành dụm được chút vốn liếng. Nhưng chàng yêu cầu Châu Tấn sau khi kết hôn không được đi đóng phim. Cũng giống Thành Long coi điện ảnh là đam mê lớn nhất đời mình, Châu Tấn đã từ chối lời cầu hôn và chia tay.

Lâm Tâm Như và mối tình đầu 4 tháng

Mối tình đầu của Lâm Tâm Như là thành viên trong đội bóng rổ của trường cấp ba của cô. Chàng có ngoại hình cực kỳ giống ngôi sao Nhật Bản Yoshida Eisaku.

 

Khi đó Lâm Tâm Như 16 tuổi, cũng mơ mộng như bao thiếu nữ rằng tình đầu sẽ ngọt ngào và dài lâu. Tuy nhiên, chỉ sau 4 tháng hẹn hò, anh điển trai này đã đề nghị chia tay Lâm Tâm Như với lý do hai người còn chưa trưởng thành và chín chắn.

“Thanh mai trúc nữ” Huỳnh Hiểu Minh – Triệu Vy

Mối quan hệ giữa Huỳnh Hiểu Minh và Triệu Vy từ lâu đã tốn không ít giấy mực của báo chí. Hai người từng là bạn cùng lớp Diễn xuất khóa 96 tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (Trung Quốc). Từ khi mới vào trường, Huỳnh Hiểu Minh đã ngay lập tức mê mẩn cô nàng Triệu Vy cá tính với đôi mắt to tròn, thông minh.

 
Ảnh thời sinh viên của Huỳnh Hiểu Minh và Triệu Vy

Khi đó, Triệu Vy đã trở thành diễn viên nổi tiếng với bộ phim Hoàn Châu Cách Cách, còn Huỳnh Hiểu Minh vẫn chưa có cơ hội để tỏa sáng. Vì vậy mà anh chàng đã ôm “mối tình câm” với Triệu Vy suốt thời gian học Đại học.


Đôi bạn Đại học nồng nàn trong một cảnh phim

Phải chờ tới khi khẳng định được tên tuổi trong làng giải trí Hoa ngữ, Huỳnh Hiểu Minh mới đủ can đảm để bộc bạch với công chúng rằng anh từng đem lòng “thầm thương trộm nhớ” Triệu Vy.

Trương Bá Chi và chuyện tình “một ngày”

Trương Bá Chi thẳng thắn thừa nhận mối tình đầu của cô diễn ra khi cô sống ở Úc. Chuyện tình của họ thậm chí chỉ kéo dài… một ngày nên ngay cả đến tên của người đó cô cũng không nhớ nổi.

 

Qua ngày thứ hai thì bạn trai đã lên máy bay đến một nước khác để du học. Trương Bá Chi khi đó còn nhờ chị gái viết một bức thư tình hết sức mùi mẫn da diết gửi cho chàng. Éo le là chàng không biết tiếng Trung Quốc, còn Trương Bá Chi lại không thông thạo tiếng Anh lắm, vì vậy mối tình này đã nhanh chóng lụi tàn.

Lý Băng Băng tỏ tình thất bại năm 21 tuổi

Nữ diễn viên Lý Băng Băng từng tiết lộ với HumanTV, trong đời cô chỉ có một lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng cô chủ động tỏ tình với một người đàn ông. Lý do hết sức đơn giản: “Vì thấy sao anh ấy đẹp trai quá”.

 

Lý Băng Băng đã bạo dạn thổ lộ vớichàng: “Em thích anh!”. Nhưng lời tỏ tình của cô bị từ chối.

“Sự cố” này đã để lại nỗi ám ảnh đối với Lý Băng Băng. Cô nói với HumanTV: “Chuyện xảy ra năm tôi 21 tuổi: Bị người khác từ chối tình cảm đúng là một cảm giác vô cùng khó chịu. Sau đó tôi cũng không còn dám thổ lộ tình cảm với ai nữa, đành đợi đến khi có ai đó đến yêu tôi rồi tôi mới yêu lại”.

Tibo
Ảnh: HumanTV

*************************

Chăm sóc mộ phần phạm nhân giữa rừng: Nghĩa tử là nghĩa tận

 

Nằm giữa vùng đồi núi u tịch, xung quanh là những rừng cây xà cừ, tràm, khu nghĩa trang phạm nhân của phân trại 3, Trại giam Thủ Đức (Z30D), gần như tách biệt hẳn với phân trại. Hơn 40 ngôi mộ của các phạm nhân chết vì mắc bệnh nặng, bệnh nan y, họ đã không được gia đình đưa về hoặc không có thân nhân nên đành nằm lại lẻ loi, hiu quạnh nơi đây… Dưới lớp cỏ rêu xộc mùi ẩm mục là nỗi buồn cay đắng của những thân phận bị chính gia đình, người thân của mình ruồng bỏ…

 

Lo phần hậu sự cho phạm nhân

 

 

 

 

Có lẽ không nhiều người biết về những nghĩa trang ở Trại giam Z30D (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) – nơi chôn cất những phạm nhân lìa đời vì bệnh tật hiểm nghèo, bệnh nan y trong thời gian thụ án. Quả thật, ngay bản thân chúng tôi trước khi tới trại giam này cũng không hình dung được lại có những nghĩa trang như thế tồn tại ở đây.

Theo Thượng tá Nguyễn Thiết Hùng, Phó giám thị Trại giam Z30D, ngoài nghĩa trang phạm nhân của Phân trại 3 (K3) thì tại hai Phân trại 1 (K1) và Phân trại 2 (K2) đều có nghĩa trang dành cho phạm nhân – đây là hai khu nghĩa trang chính của Trại giam Z30D và số lượng mộ tại hai nghĩa trang này cũng nhiều gấp hai, ba lần nghĩa trang phạm nhân của Phân trại 3.

Ai cũng biết trước đây vùng đất Trại giam Z30D đang tọa lạc vốn thuộc về rừng thẳm, nhưng sự khắc nghiệt, hiểm trở của thiên nhiên đã dần dần quy thuận theo bàn tay, khối óc của tập thể cán bộ, chiến sĩ của trại. Đến nay nơi đây đã được quy hoạch, xây dựng thành những phân trại khang trang, những rừng cao su, điều, xoài, tràm, xà cừ, sao, dầu ngút ngàn, với quy mô trại giam lớn nhất cả nước. Cũng trên mảnh đất này, hàng nghìn đối tượng cộm cán, cả nghìn con người lầm lỗi, đang được cải tạo “phục thiện” chờ ngày quay về với cộng đồng.

Nhưng cũng chính trong hành trình tranh đấu giúp những con người lầm lỗi xóa bỏ cái ác, hướng về cái thiện ấy, có không ít cán bộ, chiến sĩ phải trả giá bằng chính sinh mạng, hạnh phúc của riêng mình. Theo Thượng tá Nguyễn Thiết Hùng, trong số phạm nhân trại đang quản lý hiện nay, tỷ lệ phạm nhân có tiền án, tiền sự rất cao, riêng phạm nhân có tiền án chiếm tới gần 40%, số bị nhiễm HIV, AIDS chiếm trên 11%, điều đó đã gây khó khăn rất lớn cho trại trong công tác quản lý, giáo dục và chăm sóc y tế cho phạm nhân cũng như cán bộ của trại.

Điển hình như Đại úy Nguyễn Quang Ánh (bác sĩ Phân trại 3) đã bị nhiễm HIV từ chính phạm nhân (mang bệnh AIDS giai đoạn cuối) mà mình chăm sóc, điều trị, khiến gia đình nhỏ đang hạnh phúc yên ấm của anh bỗng nhiên đổ vỡ, người vợ trong lúc cùng quẫn đã tự vẫn, bỏ lại chồng con với nỗi đau khôn nguôi.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian công tác tại trại, Đại úy Nguyễn Quang Ánh cùng nhiều đồng nghiệp của mình cũng đã nhiều lần phải chứng kiến sự đau đớn, tuyệt vọng của các phạm nhân mang bệnh trước lúc lâm chung. Nhưng đau đớn hơn nữa, anh còn nhiều lần chứng kiến cảnh những phạm nhân sắp chết này bị gia đình, người thân ruồng bỏ, từ mặt, không muốn có trách nhiệm lo hậu sự cho con em mình…

“Trước đây gần như mỗi phân trại đều có nghĩa trang, vì ở đây diện tích đất lớn, nhưng sau này theo sự chỉ đạo của Ban Giám thị trại không muốn để đất đai hoang hóa đồng thời cũng cần có quy hoạch lại các phân trại, do đó cho đến nay có thể nói trại có ba nghĩa trang phạm nhân là K1 (trước đây do được hình thành đầu tiên nên nghĩa trang K1 cũng có quy mô khá lớn), K2, K3, trong đó nghĩa trang K2 hiện tại có quy mô lớn nhất vì tại phân trại này số lượng bệnh nhân mang các loại bệnh nặng, truyền nhiễm như lao, HIV, ung thư… chiếm tỷ lệ cao, do đó tỷ lệ tử vong của phạm nhân ở K2 cũng khá lớn. Riêng nghĩa trang tại Phân trại K3 hiện tại có 42 ngôi mộ, trước đó số lượng mộ lớn hơn nhưng do thân nhân có điều kiện đã tiến hành bốc mộ, số còn nằm lại vì hoàn cảnh đơn chiếc, không có thân nhân hoặc bị thân nhân từ bỏ…”, Đại úy Nguyễn Quang Ánh cho biết.

Theo quy định chung, nếu một phạm nhân đang thụ án tại trại mà bệnh tình trở nặng rồi tử vong thì trại sẽ thông báo sự việc cho cơ quan chủ quản, cơ quan liên quan như tòa án, chính quyền địa phương, Tổng cục VIII – Bộ Công an… sau đó tiếp tục thông báo về cho gia đình để người thân đến hoàn tất các thủ tục giấy tờ đưa con em mình về. Tuy nhiên, cũng không hiếm trường hợp gia đình, người thân hoàn toàn chối bỏ trách nhiệm, không nhận con em về lo hậu sự. Lúc đó, theo quy định phạm nhân sẽ được trại tổ chức mai táng theo chế độ chung.

 

Để những ngôi mộ không còn hiu quạnh

 

 

 

Nằm cách khá xa phân trại chính, nghĩa trang K3 gần như lọt thỏm giữa vùng đồi núi thênh thang, gió thốc lồng lộng. Đa số những phạm nhân được an táng tại đây đều là những trường hợp có hoàn cảnh gia đình trớ trêu như mồ côi, người lang thang, cơ nhỡ, gia đình đổ vỡ; ở ngoài đời là những tay anh chị có số má, ăn chơi nghiện ngập, nhưng khi bị đưa vào trại họ mang các căn bệnh truyền nhiễm, nan y nên sau một thời gian thụ án họ đã không vượt qua được bệnh tật và tử vong tại trại. Được sự quan tâm của Ban Giám thị, Hội đồng cán bộ và các cán bộ chiến sĩ của trại, họ đã được tổ chức hậu sự và chôn cất chu đáo tại nghĩa trang này. Nhưng do không gian xung quanh và điều kiện đất đai ở khu vực nghĩa trang, vùng đất ở khu vực này gần như chỉ là sỏi đá, do đó để đào được một cái huyệt có khi mất cả một buổi sáng.

Cũng theo Đại úy Nguyễn Quang Ánh thì cán bộ chiến sĩ của trại luôn quan tâm chăm lo đến nơi đặc biệt này, mùa khô thì cho phạm nhân ra nghĩa trang làm cỏ chống cháy, mùa mưa cỏ mọc xanh um nên phải phát dọn thường xuyên. Lễ tết, ngày rằm, ngày giỗ, cán bộ chiến sĩ cùng các đội phạm nhân lại đến dọn dẹp, làm cỏ, hương khói cho họ, trong khi đó gia đình các phạm nhân này gần như hoàn toàn không lui tới.

Cho đến giờ cán bộ chiến sĩ của trại vẫn không thể nào quên được nhiều trường hợp phạm nhân mang bệnh nặng, biết không qua khỏi, họ được tạm đình chỉ thi hành án để đưa về địa phương nhưng gia đình nhất quyết không nhận dù chính quyền địa phương hết lòng khuyên nhủ nên họ đành phải quay trở lại trại và ra đi rất thương tâm. Rồi cũng có trường hợp phạm nhân được tạo điều kiện thông báo cho gia đình về tình trạng nguy kịch của mình, nhưng vì nhiều lý do người thân đã không tin chuyện con em mình nói, để đến khi đơn vị báo tin về nhiều gia đình ở xa nên đã không đến kịp, bắt buộc trại phải đứng ra lo hậu sự cho phạm nhân…

 

Những nén nhang cho linh hồn người chết.

“Trường hợp gia đình không nhận con em mình về xảy ra không ít, bản thân tôi đã từng đến tận nhà người thân ruột thịt báo tin, rồi chính quyền địa phương cũng ra sức nói điều thiệt hơn, nhưng họ vẫn không nhận vì sự ghét bỏ, oán hận trước những việc làm sai trái trước đó của phạm nhân nên gần như họ chẳng còn chút tình cảm nào – những trường hợp này khiến phạm nhân rất sốc và buồn tủi, nên khi trở lại trại họ ra đi rất nhanh”, Đại úy Nguyễn Quang Ánh tỏ ý buồn phiền.

Có thể kể một vài trường hợp cụ thể, như phạm nhân Trương Joan (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) hiện mộ phần vẫn còn ở trại – trước khi mất anh này thi hành án ở trại trong tình trạng bị bệnh AIDS giai đoạn cuối, khoảng đầu năm 2002 khi được Đại úy Ánh đưa về gia đình để chuẩn bị lo hậu sự thì dù được chính quyền địa phương khuyên nhủ, nhưng mẹ ruột, anh trai, em gái của anh này kiên quyết không nhận, bắt buộc cán bộ trại phải đưa phạm nhân này trở lại trại và chỉ một thời gian rất ngắn sau đó anh ta chết trong tâm trạng buồn tủi. Hay trường hợp phạm nhân Dư Quan Hoàng ở Quán Trường, Thái Nguyên, phạm tội do buôn bán ma túy số lượng lớn. Dù còn khá ít tuổi nhưng đối tượng này bị nghiện nặng và nhiễm HIV, đến khi bệnh trở nặng khó qua khỏi, do quê quán ở xa nên Hoàng được trại tạo điều kiện gọi điện về cho gia đình.

“Do phạm nhân này đã rất yếu nên các cán bộ phải xốc nách để đưa ra bàn cho gọi điện thoại về nhà, và dù phạm nhân không muốn gia đình đưa mình về quê mà chỉ muốn người thân vào cho anh này gặp mặt để có lời xin lỗi trước khi chết cho thanh thản, nhưng không ngờ gia đình đã cạn tình cạn nghĩa bảo rằng có chết đâu thì chết đừng làm phiền đến gia đình nữa, khiến phạm nhân này sốc nặng và ra đi nhanh chóng…”, Đại úy Nguyễn Quang Ánh kể lại.

Nhắc lại trường hợp phạm nhân Bùi Văn Phú (SN 1958, quê Đà Nẵng, mất và chôn cất tại nghĩa trang K3 từ năm 2001) – kẻ đã trực tiếp lây căn bệnh thế kỷ cho mình trong một lần khám chữa, tên này đã dùng chiếc bô để bông băng thấm đẫm máu của hắn tấn công và hất bô máu đó vào người anh, Đại úy Ánh bày tỏ: “Với Phú, do anh ta bất hợp tác với cán bộ của trại rồi chống đối đến khi yếu quá và chết tại trại. Do xa quê và cũng không có thân nhân nên phạm nhân này đã được Ban Giám thị và Hội đồng cán bộ chỉ đạo chôn cất chu đáo. Thực sự đến giờ tôi chẳng có gì oán trách anh ta, bởi đơn giản anh ta đã ở thế giới bên kia, còn mình may mắn vẫn còn đang sống, đang công tác và cống hiến, khám chữa bệnh cho các phạm nhân khác. Mỗi lần đến đây tôi vẫn tới mộ anh ta và thắp những nén nhang coi như sự chia sẻ, tha thứ cho linh hồn anh ta được thanh thản và siêu thoát”.

 

Đại úy Nguyễn Quang Ánh trước mộ phần phạm nhân Bùi Văn Phú.

Đúng như lời Đại úy Nguyễn Quang Ánh đã nói, mỗi lần đến nghĩa trang này, anh lại thấy chạnh lòng. Dù hiểu rằng nhiều gia đình đã phải chịu quá nhiều đau thương, khổ sở từ chính những lỗi lầm, sai phạm của con em họ, đến mức những sợi dây tình cảm cuối cùng đều đã mất, chẳng còn gì nên nhiều người đã không màng đến chuyện sống chết của con em mình, khiến nhiều phạm nhân cuối cùng phải ra đi trong nỗi đau khôn nguôi.

Tuy nhiên, “con em mình có những lỗi lầm trong quá khứ và họ đã phải trả giá bằng những bản án, những ngày tháng lao tù, nhưng khi bị bệnh tật họ vẫn rất cần được sự chia sẻ động viên cũng như tha thứ từ phía gia đình, người thân của họ. Trường hợp xấu hơn khi họ không thể vượt qua được bệnh tật rồi tử vong, do đó tôi rất mong các gia đình nên suy nghĩ lại, để người chết ra đi được thanh thản mà người sống cũng không phải nặng lòng.

Đối với những gia đình có phạm nhân phải nằm lại tại nghĩa trang này thì cũng nên có hành động quan tâm hơn đến mộ phần của con em mình để an ủi hương hồn của những người đã chết, mong sao những phạm nhân này sẽ được gia đình mình đón nhận dù đó chỉ là những nấm mồ, nắm xương mang về để họ được yên nghỉ đúng ở nơi cội nguồn mình sinh ra. Thực sự chúng tôi chẳng bao giờ mong muốn sẽ tiếp tục có những ngôi mộ như thế này nữa”, Đại úy Nguyễn Quang Ánh chia sẻ

HK CHUYỂN

*************************

Những nhà vệ sinh “ngốn” bạc tỷ ở Quảng Ngãi trông thế nào?

“Sở dĩ nhà vệ sinh này được đầu tư hàng trăm triệu đồng là do tuân thủ thiết kế, thi công ‘kỹ thuật cao’, nền móng vững chắc theo yêu cầu của đối tác nước ngoài hỗ trợ nguồn vốn ODA công trình”, phó giám đốc Sở lý giải…

 

Có 13 điểm trường ở Quảng Ngãi được hỗ trợ đầu tư dự án cấp nước và nhà vệ sinh với tổng vốn hơn 5,7 tỷ đồng. Riêng dự án cấp nước và nhà vệ sinh trường THCS Long Hiệp, huyện miền núi Minh Long, dự toán ban đầu gần 623 triệu đồng. Đến khi phê duyệt thì dự án được điều chỉnh còn 593 triệu đồng.
Trong ảnh: Bên ngoài khu nhà vệ sinh của THCS Long Hiệp. Ảnh: NLĐ
Thiết bị bên trong khu nhà vệ sinh trị giá 600 triệu đồng. Ảnh: NLĐ
Cận cảnh bên ngoài công trình nhà vệ sinh trường THCS Long Hiệp, huyện miền núi Minh Long trị giá 600 triệu đồng. Ảnh: Vnexpress
Bồn nước dùng trong sinh hoạt và nhà vệ sinh trường THCS Long Hiệp liên tục bị hỏng, Ban giám hiệu nhà trường phải gọi thợ bắc thang sửa chữa. Ảnh: Vnexpress
Cổng trường THCS Long Hiệp hoen gỉ, trống hoác, trong khi đó nhà vệ sinh và hệ thống cấp nước sơ sài ở trường này lại “ngốn” hơn nửa tỷ đồng. Ảnh: Vnexpress
Công trình nhà vệ sinh gắn với cấp nước ở trường THCS Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa “ngốn” hơn 710 triệu đồng. Ảnh: Vnexpress
Cơ sở vật chất trường THCS Long Hiệp xuống cấp, cũ nát. Ảnh: Vnexpress

****************

 

XE HƠI “MADE IN CAMBODIA”

Trông người lại nghĩ đến ta…
Bao giờ Việt Nam tự sản xuất được một chiếc moped (xe gắn máy)?

Cambodia, quốc gia láng giềng của Việt Nam,
lần đầu tiên vừa cho ra mắt chiếc xe hơi mà họ tự sản xuất. 

Tin cho hay, chiếc xe hơi chạy điện này do Công ty Heng Development Ltd của Cambodia sản xuất.
Công ty này có vốn 20 triệu đô la, hùn chung với một công ty chế tạo xe hơi của Đức không nêu rõ tên. Nhà máy chiếm một phần đất rộng 20 mẫu nằm tại tỉnh Kandai, gần thủ đô Phnong Pênh.

Chiếc xe thuộc series có tên Angkor do kỹ sư Nhean Phaloek thiết kế lấy
được ra mắt ngay sau khi việc xây dựng nhà máy vừa hoàn tất.


Trong ngày khởi công xây dựng nhà máy, bà tổng giám đốc Sieng Chan Heng cho biết,
nhà máy sẽ mướn khoảng 300 nhân công và có khả năng sản xuất
từ 500 đến 1,000 chiếc trong năm đầu tiên.

 

 

 

Angkor là kiểu xe chạy điện gồm loại hai chỗ ngồi và bốn chỗ ngồi. Xe nặng từ 700 đến 800 kg,
trang bị với hệ thống computer và có thu sẵn giọng nói của ba thứ tiếng Khmer,
tiếng Anh và Tiếng Hoa. Trị giá mỗi xe sẽ không quá 10,000 đô la.


Loại xe hai chỗ ngồi có thể chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h và bình điện có thể xài hết đoạn đường 500 km. Trong khi dòng bốn chỗ lại có thể chạy nhanh từ 120 đến 160 km/h.

 

 

 

 

(Hình ảnh của: TANG CHHIN SOTHY/AFP/Getty Images)

 

 

 

 

Song Phương chuyển

**********************

Bắn trọng thương cậu bé 13 tuổi vì tưởng nhầm là thú

Cầm súng vào rừng đi săn thú, phát hiện trong lùm cây có tiếng động, cậu bé Thông nổ súng và làm một cháu bé 13 tuổi bị thương nặng.

 

Miền núi Nghệ An vẫn nóng về tình trạng người dân dùng súng kíp đi săn bắn trong rừng, gây nên nhiều cái chết thương tâm.
Miền núi Nghệ An vẫn nóng về tình trạng người dân dùng súng kíp đi săn bắn trong rừng, gây nên nhiều cái chết thương tâm..

Sáng ngày 7/6, cơ quan chức năng huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cho biết, vụ việc nói trên xảy ra vào khoảng 11h30 phút ngày 5/6, tại bản Nậm Khiên 1, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn.

Vào thời gian trên, em Lầu Bá Thông (14 tuổi, trú tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) mang súng kíp vào rừng ở Nậm Khiên 1 để săn thú, bắn chim. Trong lúc đi rình thú bất ngờ Thông phát hiện trong bụi cây lớn có tiếng động. Tưởng là thú rừng, Thông ngắm thẳng bụi cây bóp cò.

Tiếng súng vừa vang lên, một đứa trẻ ngã xuống. Thông chạy tới và phát hiện đã bắn nhầm em Lầu Bá Nênh (13 tuổi, trú xã Nậm Càn). Chính quyền sở tại phối hợp cùng đồn biên phòng Nậm Cắn đã vào rừng sơ cứu và đưa em Nệnh cấp cứu.

Sau khi sự việc xảy ra, Đồn biên phòng Nậm Càn đã lập biên bản tạm giữ súng của em Thông và phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết vụ việc.

Theo Lany Nguyễn
Dân Trí

********************

Trốn nụ hôn bà bán thịt, ông thợ hồ mất bạc tỷ?

Bà Mai cho rằng do hai người có “tình ý” từ trước nên ông Xiêm tặng bà tờ vé số độc đắc, còn ông Xiêm thì bảo bà giật lấy chứ ông không tặng.

 

“Sợ” bà hàng xóm ôm hôn nên mất tiền tỉ

 

 

Ông Trần Văn Xiêm (SN 1958, ngụ ấp Hoà Nghĩa, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) làm nghề thợ hồ. Khoảng 9h ngày 22/4/2013, khi đang xây nhà cho một gia đình ở khu 7, thị trấn Cai Lậy thì một phụ nữ bán vé số đến chào hàng. Trong tay người bán có bốn tờ, ông Xiêm chọn mua 3 tờ cùng mang số seri 021056, do Công ty xổ số Đồng Tháp phát hành.

Cất mấy tờ vé số vào bóp, ông tiếp tục công việc của mình, đến chiều mới về nhà chuẩn bị mồi nhậu cho mấy anh em thợ xây.

Về đến đầu ấp, người dân đang rôn rả bàn tán việc một số người trong ấp cùng trúng vé số giải “an ủi” 100 triệu đồng. Chuyện là hai ngày trước đó trong ấp có một người chết, thọ 56 tuổi. Khi đang xây mộ cho người quá cố, có người rao bán vé số có seri cuối 56, trùng với tuổi người chết, cả bốn người cùng mua, trúng giải 100 triệu đồng.

 

Ông Xiêm cho rằng quan hệ giữa mình và bà hàng xóm là “trong sáng”
Ông Xiêm cho rằng quan hệ giữa mình và bà hàng xóm là “trong sáng”.

 

 

Về đến nhà, ông Xiêm cặm cụi chuẩn bị mồi nhậu trong bếp thì nhận được cuộc điện thoại từ bà Vũ Dương Thị Thuỳ Mai (SN 1967, nhà ở đầu ngõ). “Bà ấy hỏi tôi hôm qua khi xây mộ có mua vé số không, tôi nói không, chỉ mua sáng nay. Bà kêu tôi ra gặp để bà soi kết quả hộ”, ông Xiêm thuật lại.

Ra gặp người hàng xóm, ông Xiêm kể lại đã mở bóp đưa ra một tờ vé số, bà Mai giật lấy. Sau một hồi nhắn tin nhận kết quả, thiếu phụ dùng ngón tay che 3 con số đầu trên seri tờ vé số rồi giơ cao, thốt lên: “Anh trúng 100 triệu rồi”. Ông chưa kịp phản ứng gì thì thiếu phụ năn nỉ nũng nịu giờ đang nợ 100 triệu, xin ông “làm phúc cho tờ vé số”.

“Tôi nói đây là lần đầu tiên trúng số, chỉ cho 50 triệu thôi, còn 50 triệu mang về nhà cho vợ vui”, ông Xiêm thuật lại. Nhưng thiếu phụ không đồng ý, lại tiếp tục năn nỉ. “Bà ấy định ôm cổ đòi hôn tôi. Kỳ quá, tôi liền chạy đi, bả tiếp tục chạy theo níu áo lại. Ngại ngùng nên tôi chạy về nhà, mặc bà ấy giữ tờ vé số”, ông Xiêm nói.

Khi đó trong ví ông vẫn còn hai tờ vé số, ông nhờ con trai nhắn tin xem kết quả, thì mới biết cả 3 tờ trúng giải đặc biệt, tổng số tiền 4,5 tỉ đồng. Tiếc của, ông lão quay lại gặp bà Mai: “Không phải trúng 100 triệu em ơi, trúng 1,5 tỉ lận. Em trả vé số đi, anh sẽ cho em 500 triệu”. Ông Xiêm cho biết khi ấy bà hàng xóm “quỳ xuống vái lạy mình” rồi thủ thỉ: “Anh về đừng nói với vợ con, em cũng sẽ không nói với ai. Đợi mấy ngày êm đã rồi anh em mình cùng đi lãnh thưởng”.

Ông lão cho rằng khi ấy mình đã trúng hai tờ, còn tờ này nếu đi lãnh cùng bà Mai thì cùng lắm là chia đôi, nên tặc lưỡi đồng ý quay về nhà. Tối hôm đó khoảng 21h, bà Mai gọi điện thoại cho ông lần nữa: “Anh cứ ngủ ngon đi, để vài bữa nữa mình cùng đi lãnh giải””.

 

 

 

 

Vụ “lật kèo” 1,5 tỉ đồng

 

 

Dù đã trúng vé số độc đắc nhưng sáng hôm sau ông Xiêm vẫn đi làm thợ hồ bình thường. Trước khi đi ông ghé quán cà phê gần nhà bà Mai. Gặp ông, bà đon đả nói: “Anh về cắt lại tóc, nhuộm đen rồi cùng em đi lãnh giải”.

Đến 9h, khi đang làm, ông nhận điện thoại từ bà Mai: “Em trót nói với chồng là trúng vé số rồi, em không đi lãnh với anh nữa, sẽ cùng chồng đi lãnh luôn, anh đừng nói với ai”.

Nghĩ bà hàng xóm đã “lật kèo”, ông gọi cô con gái ở nhà sang bà Mai ngăn cản. Lúc này thiếu phụ quay mặt, thẳng thừng nói tờ vé số là ông Xiêm tặng nên không trả lại. Hai bên cãi lộn nhau một hồi thì ông Xiêm về đến nơi.

“Trước đông đủ bà con cô bác, tôi gọi bà Mai ra thề độc: “Nếu tôi tặng tờ vé số thì cả nhà tôi chết, còn nếu bà giật vé số của tôi thì cả nhà bà chết”, nhưng bà không dám thề”. Thấy bà hàng xóm nhất quyết không chịu trả, ông về nhà, thảo đơn trình báo sự việc.

 

Bản tường trình ông Xiêm gửi công an
Bản tường trình ông Xiêm gửi công an.

 

 

Dư luận địa phương bàn tán xôn xao vụ tranh chấp tờ vé số hy hữu. Cùng lúc ấy, bà Mai đi nói với mọi người: “Tôi với ổng có “quan hệ” mấy năm nay nên ổng mới mua vé số tặng tôi, nay thấy trúng giải đặc biệt nên đòi lại”.

Giá trị vụ tranh chấp vượt quá 500 triệu nên vụ việc được công an huyện chuyển cho công an tỉnh thụ lý. Hai đương sự được mời lên lấy lời khai. Tại cơ quan công an, bà Mai một mực nói tờ vé số độc đắc được ông hàng xóm tặng, chứ mình không giật.

Bà nói ông hàng xóm tặng mình lúc 15h ngày 22/4/2013. Thế nhưng qua xác minh, thời gian này ông Xiêm đang xây nhà tại thị trấn Cai Lậy, có rất nhiều người làm chứng. Cảnh sát lần đến đại lý vé số ở thị trấn Cai Lậy xác minh, được chủ đại lý và người bán vé số xác nhận ông Xiêm là người mua tờ vé đang tranh chấp. Đến Công ty xổ số Đồng Tháp, được biết người thân của bà Mai đã đến lãnh thưởng.

Trước đây, gia đình ông Xiêm với bà Mai là hàng xóm thân thích “tắt lửa tối đèn”. Ông lão trúng vé số 4,5 tỉ, nay vẫn lẩm nhẩm tính được những chuyện “mớ rau con cá” xa lắc xa lơ.

“Bà Mai làm nghề bán thịt heo, cứ mỗi lần ế hàng là gọi điện nhờ tôi mua giúp vài ký, lần nào tôi cũng vui vẻ nhận lời. Nhà tôi có bốn người con, đám cưới nào bà Mai cũng đến mừng 100 nghìn đồng. Bà Mai chỉ có một con trai, hôm con bà ấy lấy vợ, tôi đến mừng 500 nghìn đồng. Tôi không để ai thiệt cả”, ông Xiêm nói.

 

 

 

 

Quan hệ “trong sáng” hay “dò số xổ liền”?

 

 

Ông Xiêm cho biết, hai vé số còn lại, ông đã đi lãnh lấy 3 tỉ đồng. Số tiền này ông gửi ở ngân hàng, sau này chia đều cho con cái, không phân biệt trai gái. Ông mượn trước hàng xóm 120 triệu đồng mở tiệc ăn mừng, mua tặng anh em họ hàng thân thích mỗi người một chỉ vàng.

Với các đồng nghiệp thợ xây làm cùng, ông bỏ ra gần 20 triệu mua bảo hiểm lao động cho mọi người. Giờ trở thành tỷ phú, ông vẫn ngày ngày tiếp tục công việc thợ hồ. Chỉ có điều khác là từ ngày trúng vé số, ông đi làm không lấy tiền công, chỉ làm “từ thiện” cho gia chủ.

Về tờ vé số đang tranh chấp, ông lão cho hay vụ việc phải đưa ra tòa, khi nào nhận lại được sẽ dùng hết số tiền đó làm từ thiện giúp người nghèo.

Phóng viên cũng đã tìm đến nhà bà Mai để xác minh câu chuyện. Thiếu phụ này nhất quyết cho rằng tờ vé số được ông Xiêm tặng chứ bà không giật, sau đó không đồng ý cung cấp bất kỳ thông tin gì nữa. “Tôi chờ công an giải quyết thôi, giờ tôi không biết nói gì nữa”, bà Mai nói.

Chuyên gia pháp lý cho rằng đây quả là một vụ việc khó. Cái khó không phải ở chỗ rắc rối pháp lý, mà khó vì không xác định được quan hệ giữa ông Xiêm và bà Mai như thế nào, là tặng cho, hay bà Mai “giật lấy”?. Nếu không “thân thiết quá mức”, sao ông lão 55 tuổi đang làm cơm chiều, nghe thiếu phụ 46 tuổi í ới đã vội chạy ra ngay “dò số”. Thân thiết như thế nào, ông mới dễ dàng gật đầu chấp nhận “cưa đôi” giải thưởng?.

Theo Pháp luật Việt Nam

****************************

Ép thiếu nữ tiếp 40 lượt khách mua dâm một ngày

 

Những cô gái bị lừa bán sang Trung Quốc ép làm gái bán dâm ê chề, khổ nhục khi một ngày tiếp đến hơn 40 người mua dâm. 

 

Ngày 7/6, Công an TP.Cần Thơ đã hoàn tất kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thành Hiếu (27 tuổi, ngụ xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), Hà Văn Ngọc (19 tuổi, ngụ thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) về hành vi “buôn bán người và buôn bán trẻ em”, Phan Thị Sen (44 tuổi, ngụ xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) về hành vi “buôn bán người”.

 

 

Ép thiếu nữ tiếp 40 lượt khách mua dâm một ngày

 

 

Cùng về hành vi này, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Phạm Nguyễn Anh Huy (20 tuổi, ngụ xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ).

Dụ thiếu nữ đi du lịch rồi bán qua biên giới

Kết quả điều tra xác định, khoảng năm 2009, Nguyễn Thành Hiếu quen biết với một người tên Nam (chưa rõ lai lịch). Qua những lần tiếp xúc, Nam nói với Hiếu về các tỉnh khu vực phía Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn, tìm những cô gái trẻ đẹp, mới lớn đưa ra Quảng Ninh cho Nam bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Để Hiếu tận lực giúp sức, Nam cũng đưa ra cái giá khá hời: một trường hợp thành công Hiếu được chia 30 triệu đồng.

Thấy công việc nhàn hạ, thu nhập cao nên Hiếu bàn với Hà Văn Ngọc, Phạm Nguyễn Anh Huy về các vùng nông thôn săn lùng các cô gái trẻ người non dạ để đưa ra cửa khẩu Móng Cái cho đồng bọn bán sang Trung Quốc. Với chiêu có công việc nhàn hạ, mức lương cao, vừa sống sung túc nơi đất khách vừa có tiền gởi về cho gia đình, Nguyễn Thành Hiếu cùng đồng bọn đã lừa được hơn 10 thiếu nữ.

Trong số những nạn nhân, hoàn cảnh của N.T.M.Th (SN 1998, ngụ huyện Cần Đước, tỉnh Long An) khá thương tâm, em bị bán sang Trung Quốc sống những ngày nhục nhã ê chề. Năm 2012, Th bị nhóm này lừa bán khi mới bước sang tuổi 15. Theo lời Th. kể, trong những lần đi chơi, qua lời bạn bè nên quen với 2 người anh “tốt bụng” là Hiếu và Huy. Thấy cô gái mới lớn, có dáng người mảnh dẻ khá xinh xắn nên cả 2 dụ dỗ đi du lịch vịnh Hạ Long.

Sau khi dẫn Th ra Hạ Long chơi, cả bọn đón xe lên Hà Nội. Tại đây, Hiếu và Huy đón xe ôm đưa Th lên cửa khẩu Móng Cái và giao cho một người phụ nữ khoảng 40 tuổi để đưa sang Trung Quốc. Chẳng chút nghi ngờ, Th theo người này vượt biên trái phép. Khi vừa đặt chân qua nước bạn, Th bị đưa vào nhà thổ ép bán dâm. Khi Th không đồng ý thì bị dọa nhốt vào phòng không cho ăn, cho “ma cô” chặt tay hoặc bán đi nơi khác với viễn cảnh còn tồi tệ hơn.

Trong những ngày sống tại đây, Th phải làm ngày, làm đêm với “tần suất” cao để cấn trừ số tiền nợ cộng với lãi suất “cắt cổ” do bọn chúng tự đặt ra. May mắn, cuối năm 2012, Th trốn thoát được về Việt Nam và tố cáo hành vi của nhóm buôn người.

“Người anh đồng hương tốt bụng”

Một trong những nạn nhân của Hiếu là H.T.V.Tr (SN 1995, ngụ huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ), bị hoa mắt trước cảnh viễn về công việc nhàn nhạ, mức lương ương cao nên đã sập bẫy. Tiếp xúc với PV, Tr vẫn trong tâm trạng hoảng loạn và chua xót khi nói về những ngày tủi nhục bên đất khách.

Cùng là đồng hương, nên Huy biết khá rõ hoàn cảnh của gia đình Tr. Những lần đi chơi cùng, nghe “người anh đồng hương” nói có quen biết nhiều người bên Trung Quốc đang cần tuyển nhân viên sang bán quần áo, làm phục vụ với công việc khá nhàn nhạ, lương cao nên Tr rất quan tâm.

Khi thấy Tr đã “cắn câu”, Huy liền báo cho Hiếu và Nam tổ chức đưa nạn nhân ra cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) rồi giao cho một phụ nữ tổ chức vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Trái ngược với viễn cảnh sung sướng Tr nghĩ, khi vừa qua đến Trung Quốc, người phụ nữ kia đẩy Tr vào nhà thổ cho chủ chứa ép bán dâm.

Mỗi ngày, bọn chúng bắt Tr phải tiếp 40 lượt khách, quá sức chịu đựng của một cô gái nhỏ nhắn mới lớn như Tr. Trong một nhờ may mắn Tr chạy thoát khỏi nhà chứa và tìm đường về Việt Nam, đến cơ quan công an tố cáo hành vi của nhóm buôn người.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, với thủ đoạn trên từ năm 2010 đến cuối năm 2012, Nguyễn Thành Hiếu, Hà Văn Ngọc, Phạm Nguyễn Anh Huy cùng Phan Thị Sen đã dụ dỗ 11 ô gái ở các địa phương (như Kiên Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, TPHCM, Cần Thơ, Long An…) bán qua Trung Quốc làm gái mại dâm.

************************

Tá hỏa bán hơn 3 tỷ đồng cho gánh đồng nát

 

(VTC News) – Mới đây, một phụ nữ ở Thượng Hải (Trung Quốc) tên Lin đã vô tình bán 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỷ đồng) trong mớ giấy loại cho gánh đồng nát. 

Người thu mua giấy tờ cũ tên Zhong cho biết, cô mua đồng nát ở tầng 4 một tòa chung cư, sau đó cô Lin gọi cô lên tầng 6 để bán 20kg giấy loại, trong đó có 2 túi có bọc báo bên ngoài. Khi cầm 2 bọc này, bản thân cô Zhong chỉ nghĩ đó là giấy loại nên cân như bình thường.

Khoảng 1 tiếng rưỡi sau, Lin và chồng vội vã tìm cô Zhong và trình bày sự việc. Hai vợ chồng vội vàng bới trong đống phế liệu. Đến khi bọc tiền được lấy ra, cô Zhong mới ngả ngửa khi biết vừa thu mua được số tiền 1 triệu nhân dân tệ.

Tá hỏa bán hơn 3 tỷ đồng cho gánh đồng nát

Cô Zhong nói: “Thật là may mắn, tất cả số tiền vẫn ở trong đống phế liệu và chủ nhân đã lấy lại được”.
Giải thích về việc để nhiều tiền mặt trong nhà, cô Lin cho biết, ông xã cần dùng tiền trong một số lúc quá cần thiết và từ chối cung cấp các thông tin liên quan.
Hồi tháng 7/2012, vợ chồng Kenneth Allen và Kristy Allen ở bang Tennessee (Hoa Kỳ) phát hiện túi lạ trong thùng rác. Sau khi mở ra kiểm tra, bên trong có chứa 130.000 USD. Ngoài ra, trong túi còn lọ nước hoa và một chiếc ví. Thông qua giấy tờ trong ví, hai người đã tìm được chủ nhân chiếc túi để trả lại.

 

Bích Phương 

***************************

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: