Thực hư chuyện cậu bé chữa bệnh như… phim kiếm hiệp

(Dân trí) – Sau một thời gian lắng xuống, mới đây, dư luận lại rộ lên thông tin về chuyện một cậu bé ở xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có đôi chân nóng ran, có khả năng chữa bệnh mà không cần thuốc…

Mới sinh ra đã mắc “bệnh lạ”

Theo chân cán bộ xã Thăng Long, chúng tôi đến gia đình ông Đẳng Sử Linh ở xóm Ốc, xã Thăng Long. Biết chúng tôi là phóng viên, ông Linh phủ nhận những thông tin cho rằng con ông có khả năng chữa bệnh ung thư. Ông Linh cho biết, những ca bệnh ung thư gia đình ông không nhận chữa.

Người có khả năng chữa bệnh ở nhà ông Linh là cậu con trai út của vợ chồng ông, em Đặng Sử Bắc (sinh năm 1996). Bắc có biểu hiện lạ từ lúc mới 13 ngày tuổi, rất hay quấy khóc, gia đình đã đưa đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra bệnh gì.

Đến năm 2004, chân Bắc có biểu hiện ngày một nóng hơn. Đỉnh điểm như năm 2006, chân Bắc nứt ra như củ khoai luộc, đưa đi viện Bắc lại chết lâm sàng. Khỏi trận “chết ngất” được 2 ngày, Bắc lân la lại hỏi thăm và có sờ nắn vào chỗ đau của ông Nguyễn Văn Sáu (ông Sáu hiện đã mất) đang điều trị bệnh suy tim và khớp tại bệnh viện. Sau đó gia đình ông Sáu có đưa chai rượu và 20.000đ cảm ơn vì được Bắc chữa khỏi bệnh. Tin đồn từ đó lan ra rằng Bắc có khả năng chữa bệnh. Cứ thế rất nhiều người đã tìm đến gia đình ông Linh để được chữa bệnh.

“Nhiều người tìm đến khiến gia đình tôi rất vất vả. Tôi đã đem con đi tránh nhưng khi về họ lại đến. Khi người ta đến nhà nhờ xoa cái không lẽ mình không giúp. Sau một thời gian, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người yêu cầu mỗi trường hợp đến chữa bệnh phải ghi lại tên tuổi, địa chỉ để sau này trung tâm về kiểm tra. Nếu đến đông quá thì rất phức tạp, nhất là đối với chính quyền địa phương. “Cậu” (ông Linh gọi con là cậu- PV) cũng đã chữa được cho nhiều người rồi”, ông Linh cho biết.

Đang dở câu chuyện, chúng tôi trông thấy một cậu bé với khuôn mặt khôi ngô, trắng trẻo, bàn chân có lớp da nhăn nheo đi từ nhà trong ra, ông Linh giới thiệu đấy là cậu con trai có khả năng “đặc biệt” của mình.

Lớp da ngoài chân “cậu” có biểu hiện nứt nẻ, nhăn nheo.

 

 

 

Cậu bé ngồi xuống ghế với vẻ mệt mỏi. Bắc cho biết: “Em không đi xa được, phải có người đỡ, ở trong nhà em chỉ đi men men thôi”. “Người cháu như con cá rời xa nước là không được”, ông Linh đỡ lời con.

Chữa bệnh bằng phương pháp “truyền nội công”

Giải thích về trường hợp chữa bệnh đầu tiên của mình, Bắc cho biết: “Đi nằm viện thấy người ta đau, em có sờ, nắn chỗ đau thì thấy họ đỡ. Em cũng không biết em có khả năng gì cả, khi em truyền cho người ta thì em thấy tê tê trong người”.

Quan sát trong nhà ông Linh có 5- 6 người. Hỏi ra mới biết họ là những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Như muốn giải thích thêm cho “ân nhân” của mình, anh Quách Văn Luyến (sinh năm 1985), một bệnh nhân đang điều trị tại đây cho biết: “Tôi bị thoái hóa sống lưng, cổ, đau thần kinh tọa từ năm 2008. Tôi đã đi chữa ở bệnh viện Như Thanh và các thầy thuốc nhưng không khỏi. Tôi xuống đây điều trị được 2 tháng rồi. Ngày trước khi mới xuống đi lại khó khăn, xuống đây cậu chữa đỡ đau thoái hóa còn lại chỉ đau ở mông và kéo xuống chân tê buốt. Đến hiện tại tôi thấy bệnh đỡ khoảng 70%. Bây giờ có thể xách cả thùng nước mà không thấy đau, đi lại dễ dàng”.

Cậu đang truyền nội công cho bệnh nhân.

“Cậu” đang truyền “nội công” cho bệnh nhân.

Theo anh Luyến, phương pháp mà anh được điều trị là “cậu” dùng tay ấn vào chỗ đau, trong khi cậu chữa bệnh mình tập trung tinh thần vào chỗ đau.

“Thời gian đầu khi mới có tiếng tăm thì nhiều người đến chữa bệnh thật, nhưng từ năm 2008, tôi thực hiện theo lời của trung tâm thì ngày cũng có 7 – 8 người thôi. Có cả những người ở các tỉnh khác nhưng ít. Có người gọi điện đến thì tôi chối. Có những ngày người đến đông nhưng cháu mệt không làm”, ông Linh cho biết.

Đang ngồi nói chuyện, như “nóng trong người”, Bắc đi ra giếng nước ngâm chân, hai bệnh nhân đang điều trị tại đây cũng đi theo ra, người múc nước, người đấm bóp đôi chân của Bắc. Theo gia đình cho biết thì từ năm 2006 đến nay Bắc không đi viện nữa. Ở nhà, cứ mỗi lần ngâm vào nước bệnh nóng chân mới đỡ. Nói là bệnh chân nóng ran, nhưng khi chúng tôi chạm vào đôi chân thì không có cảm giác nóng mà thậm chí còn rất mát.

Nói về khả năng chữa bệnh của cậu con trai, ông Linh cho biết, người bệnh nào lâu nhất cũng chỉ hai tháng là khỏi. Mà những người bệnh đến đây điều trị chủ yếu là bệnh khớp, thoái hóa đốt sống.

“Mỗi bệnh nhân điều trị tại nhà gia đình yêu cầu đóng góp 40.000đ tiền ăn, còn những bệnh nhân khác gia đình không thu tiền có thì bỏ mươi nghìn để thắp hương, tùy tâm. Có người sau khi điều trị xong thấy được thì người ta cho 500, 1 triệu. Chữa là giúp cho đời thôi còn không quan trọng tiền nong. Mục đích gia đình làm sao cho em khỏi bệnh và tìm ra bí quyết của em chữa khỏi bệnh cho người ta”, ông Linh phân trần.

Củng cố thêm “thành tích” đặc biệt của con, ông Linh dẫn chứng có những người bị liệt, nhưng khi đến gia đình ông và chữa đúng một tháng là đi lại được như trường hợp chị Lê Thị Hằng, người ở xã Tế Thắng, huyện Nông Cống. Hiện chị Hằng đã lấy chồng về tỉnh Phú Thọ.

Có những thời điểm người bệnh cũng như những người dân hiếu kỳ nghe tin đã kéo đến gia đình ông Linh rất đông nên chính quyền địa phương đã vào cuộc can thiệp. “Trước đây bệnh nhân đến đây điều trị tối thì ở lại, còn ngày thì đi nơi khác vì công an cấm”, ông Linh nói.

Hay như có một cô giáo tên Hà, quê ở xã Trung Thành, Nông Cống bị ngộ dại, sau khi vào nhà Bắc 3 ngày thì không thấy ngảy nhót nữa. Trường hợp này theo như lời ông Linh đã được điều trị khỏi bệnh.

Từ đầu đến cuối, chúng tôi thấy một người đàn ông với dáng vẻ mệt mỏi, hết đứng lại ngồi rồi nằm trên giường, hỏi ra mới biết đó là bệnh nhân Trịnh Đình Liên, ở xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn. “Tôi bị bệnh hạch ở dưới cổ, đi chữa, khám, chụp hôm thì có, hôm thì không nên không mổ được. Chữa thuốc tây không khỏi nên xuống đây nhờ cậu chữa, xuống từ ngày 20/5 âm lịch. Hôm trước xuống đây giọng nói nhỏ, đau đầu, giờ thấy dễ nói”, anh Liên cho biết.

Các bệnh nhân đang xoa bóp cho cậu.
Các bệnh nhân đang xoa bóp cho “cậu”.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Viết Thân, Chủ tịch UBND xã Thăng Long cho biết: “Cậu bé này bị bệnh và đã nổi lên từ năm 2006 – 2007. Những thông tin về việc cậu bé biết lái ô tô, chữa bệnh là đồn nhảm, làm cho tình hình trên địa bàn phức tạp. Chúng tôi đã liên hệ với Trung tâm y tế dự phòng về xác minh và hoàn toàn không có cơ sở nào xác định được người này có thể chữa bệnh”.

“Về phía địa phương cũng đã làm các biện pháp tuyên truyền đối với người dân đó chỉ là tin đồn. Xã cũng đã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể vào cuộc tuyên truyền, làm công tác tư tưởng. Một thời gian đã lắng xuống, nếu có trương hợp nào đến chữa bệnh, chúng tôi chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra chặt chẽ. Cũng có một số người đến chữa bệnh, chúng tôi đã báo cáo lên huyện và huyện cũng đã có ý kiến chỉ đạo”, ông Thân cho biết thêm.

Chưa ai chứng minh về khả năng chữa bệnh của cậu bé này và cũng chưa có cơ sở nào xác nhận những bệnh nhân đến đây đều được chữa khỏi bệnh. Nhưng việc dư luận và người dân từ nhiều nơi tìm đến đã khiến cho chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

Ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo anh em công an, Phòng Lao động thương binh và xã hội xuống nắm bắt tình hình. Hôm trước dã định mời một số nhà ngoại cảm về. Đây là vấn đề tâm linh nên để khẳng định được cũng khó”.

Duy Tuyên

*********************

Mộ cổ về đâu?

(Dân trí) – Ít ai ngờ được, hàng chục khối đá to nhỏ với nhiều hình thù dị dạng nằm lăn lóc trên lề đường dẫn vào khu Văn miếu Trấn Biên (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) lại chính là phần dương của ngôi mộ hợp chất Cầu Xéo cổ nhất từng được khai quật.

 

 

 

 

“Tủi phận” mộ cổ

 

 

 

 

Thi hài cụ bà trong mộ cổ Cầu Xéo được đưa vào bảo tàng – Ảnh T. Thúy

 

 

Hơn 1 năm từ ngày khảo sát (5/8/2010) đến khi hoàn thành (16/9/2011), cuộc khai quậtmộ cổ hợp cất Cầu Xéo địa phận thị trấn Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) để giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây cơ bản được hoàn thành với việc xử lý toàn bộ phần kiến trúc ngôi mộ và quan tài, trong đó, xác ướp được đưa về bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai.

Gần 2 tháng sau, tại Bảo tàng Đồng Nai, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh tổ chức công bố kết quả ban đầu quá trình khai quật, nghiên cứu mộ cổ hợp chất Cầu Xéo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mộ cổ Cầu Xéo là mộ hợp chất – loại vật liệu xây dựng phổ biến vùng Nam bộ xưa, có nhiều chi tiết trang trí, phối trí và kiến trúc độc đáo chỉ thấy ở phần mộ của các vị quan lại, quyền quý.

Thi hài khai quật được xác định có giới tính nữ độ 50-60 tuổi, cao khoảng 1,5m, phỏng đoán là phu nhân một gia đình quý tộc thông qua các vật tùy táng sang trọng và khá lạ. Qua phân tích bằng phương pháp Carbon 14, ngôi mộ có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII. Ngôi mộ cổ này mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Việt xưa và là ngôi mộ hợp chất cổ nhất từng được khai quật tại khu vực này. Mộ cổ Cầu Xéo đã được khai quật khoa học và dự tính phục hồi nguyên trạng tại Văn miếu Trấn Biên để phục vụ giới khoa học tiếp tục nghiên cứu về lịch sử – văn hóa và nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.

 

 

Phần dương mộ cổ Cầu Xéo nằm lăn lóc bên đường vào Văn miếu Trấn Biên

 

 

 

Để việc khảo sát, khai quật thành công, Đoàn công tác do PGS.TS. Phạm Đức Mạnh (Trưởng Bộ môn Bảo tàng học & Di sản văn hóa, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM) là trưởng đoàn, cùng Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân (Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Đồng Nai), ông Đỗ Đình Truật (Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ) và nhiều cán bộ ban ngành địa phương cùng tiến hành khảo sát, giám định ngôi mộ cổ hợp chất Cầu Xéo và phải làm việc cật lực, ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại.

Càng bắt tay vào công việc, các nhà chuyên môn về khảo cổ càng thấy hứng thú, đam mê bởi những nét kỳ bí với rất nhiều chi tiết vô cùng độc đáo và cũng có thể nói là lần đầu tiên được thấy ở dạng mộ cổ hợp chất tại Việt Nam. Với tất cả những giá trị như vậy, nhưng hiện nay, khi “chủ nhân” của ngôi mộ cổ đã an nghỉ trong bảo tàng, ngôi mộ được đưa về đâu?

 

 

 

 

Mộ cổ nằm lăn lóc

 

 

 

 

Những khối đá trong kiến trúc mộ cổ Cầu Xéo nằm “lăn lóc” bên đường

 

 

Một buổi trưa nắng gắt của ngày đầu tháng 7/2013, chúng tôi có mặt tại khu vực đường vào Văn miếu Trấn Biên (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), dọc hai bên đường những hàng cây, thảm cỏ xanh mướt trông rất bắt mắt. Chạy được khoảng 300m, bên lề đường ngổn ngang những khối đá với nhiều hoa văn kỳ lạ. Có khối hình chữ nhật, có khối hình tròn, có cả một mảng với tấm bia mờ nhạt chữ. Trước sự tò mò, quan sát, so sánh của chúng tôi, một người đàn ông đứng tuổi từ bên trong nghĩa trang gia tộc Võ Hà bước ra cho biết : “Mộ cổ Cầu Xéo đó! Những khối đá này nằm ở đây hơn 1 năm rồi. Họ chở đến, bỏ ở bên đường rồi chẳng ái đoái hoài gì đến”.

Nhìn phần dương của ngôi mộ cổ Cầu Xéo nằm “lăn lóc” như cục đá vô tri, nhiều người dân Biên Hòa xót xa trước một “kho văn hóa” quý đang bị “hắt hủi”. “Giá trị của những khối đá kia là vô giá. Từ những khối đá này nếu được quan tâm, chúng ta sẽ tìm ra được dấu chân của cha ông ngày trước một lòng mở cõi phương Nam” – anh Quốc (một du khách đến thăm Văn miếu Trấn Biên) tâm sự.

 

 

Phần bia của ngôi mộ cổ

 

 

 

Trước đó, PGS.TS. Phạm Đức Mạnh từng nhận định, đây là di tích mộ cổ có khá nhiều chi tiết trang trí, phối trí và kiến trúc độc đáo riêng, lạ, lần đầu tiên được khám phá tại Việt Nam, cần được phục hồi nguyên trạng để phục vụ giới nghiên cứu lịch sử – văn hóa vật thể – phi vật thể nói riêng và phục vụ cho công tác đào tạo, giáo dưỡng các thế hệ trẻ “tri ân tiên tổ”, phục vụ nhân dân nói chung.

Đặc biệt, nhà nghiên cứu mộ cổ Đỗ Đình Truật (Viện phát triển Bền vững vùng Nam Bộ) đã từng kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Nai phải bảo quản toàn bộ kiến trúc dương phần (khối lượng ước tính ban đầu nặng khoảng mấy chục tấn) di dời về Văn miếu Trấn Biên Đồng Nai để bảo tồn.

Theo ông Lê Trí Dũng, Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng Đồng Nai thừa nhận những khối đá được đặt để một cách hỗn loạn trên lề đường chính là ngôi mộ cổ ở Cầu Xéo. Ban đầu Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ đưa về phục dựng bên trong khuôn viên nghĩa trang gia tộc Võ Hà bởi đã có sự đồng thuận của những người quản lý nghĩa trang. Tuy nhiên, khi đưa về đến đây thì những người có trách nhiệm tại nghĩa trang này từ chối. Vì thế đành phải bỏ lăn lóc trên lề đường.

 

Ông Dũng cho biết thêm, sắp tới sẽ quy hoạch nghĩa trang Võ Hà thành khu kiến trúc nghĩa trang mộ cổ và mộ cổ Cầu Xéo sẽ được đưa vào đây, cùng với những ngôi mộ sẵn có, thành một quần thể mộ cổ độc đáo riêng có ở Biên Hòa. Hơn một năm nay, ban quản lý di tích danh thắng đã 2 lần làm văn bản trình UBND tỉnh về việc phục dựng nhưng vẫn chưa có kết quả.

Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm “giải pháp” thì phần dương của ngôi mộ cổ hợp chất Cầu Xéo vẫn tiếp tục nằm lăn lóc bên lề đường như những cục đá vô tri!

Trung Kiên

*********************

Ở những vùng đói khổ & Nhìn vào hiện thực

Buổi triển lãm ảnh ngoài trời ở London về bảy cộng đồng đang sống trong cảnh khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới, dưới con mắt của các nhiếp ảnh gia làm việc cho Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) và Panos Pictures. Sau London, triển lãm sẽ lần lượt tới các nước châu Âu trong mùa hè này.
Trong ảnh là gia đình Haryoo, Tarjaan và con trại tám tháng tuổi Peeriyo, ở Umerkot, tỉnh Sindh, Pakistan. Triển lãm chính thức mở cửa vào ngày Ti nạn Quốc tế 20/06, do Ủy ban Cứu trợ Nhân đạo châu Âu và ban Bảo vệ Công dân tổ chức.
 image
Người phụ nữ này là Muna, do nhiếp ảnh gia Abbie Trayler-Smith chụp. Bà chạy khỏi cuộc chiến ở Syria để tới sống ở Mafraq, Jordan. Muna nói: “Được hít thở không khí quê nhà thì không còn gì bằng. Nhưng tôi cũng không hối tiếc khi ra đi. Ở Syria tôi đã rất sợ hãi, còn ở đây tôi bị đói. Tôi có thể chịu đựng cơn đói, nhưng nỗi sợ thì không thể.”
 image
Người phụ nữ này được chụp lại trong lúc đang chờ sinh nở ở bệnh viện Hagadera
Hospital, ở Dadaab, Kenya. Nơi đây có tới khoảng 500.000 người chạy trốn chiến tranh và hạn hán kéo dài nhiều năm ở Somali.

Ở Mali, xung đột và hạn hán khiến nhiều gia đình buộc phải bỏ quê hương. Nia (phải) nói: “Ngày xưa cuộc sống tốt hơn bao nhiêu vì thực phẩm đầy đủ. Bây giờ chỉ kiếm đủ tiền để mua thức ăn thôi mà lúc nào cũng chật vật. Tôi không biết là tương lai sẽ thế nào. Liệu mọi chuyện còn khó khăn hơn thế này không? Nói chung, cuộc sống rất khó khăn trên khắp thế giới. Tôi nghĩ là mọi người cũng đang trải qua các vấn đề tương tự ở khắp nơi.”
Berndadette đang sống ở trại Bulengo IDP, Cộng hòa Dân chủ Congo, sau khi chạy khỏi bạo lực nổ ra ngay gần nhà cũ. Bà nói: “Con gái tôi bị dân quân bắt đi. Tôi không biết bây giờ nó còn sống hay đã chết. Nó rất đẹp. Một trong các anh trai tôi vẫn còn giữ ảnh của nó – anh ấy không sống trong trại này nhưng thỉnh thoảng tôi đến thăm anh để nhìn lại tấm ảnh.”
Ở Mali, xung đột và hạn hán khiến nhiều gia đình buộc phải bỏ quê hương. Nia (phải) nói: “Ngày xưa cuộc sống tốt hơn bao nhiêu vì thực phẩm đầy đủ. Bây giờ chỉ kiếm đủ tiền để mua thức ăn thôi mà lúc nào cũng chật vật. Tôi không biết là tương lai sẽ thế nào. Liệu mọi chuyện còn khó khăn hơn thế này không? Nói chung, cuộc sống rất khó khăn trên khắp thế giới. Tôi nghĩ là mọi người cũng đang trải qua các vấn đề tương tự ở khắp nơi.”

Berndadette đang sống ở trại Bulengo IDP, Cộng hòa Dân chủ Congo, sau khi chạy khỏi bạo lực nổ ra ngay gần nhà cũ. Bà nói: “Con gái tôi bị dân quân bắt đi. Tôi không biết bây giờ nó còn sống hay đã chết. Nó rất đẹp. Một trong các anh trai tôi vẫn còn giữ ảnh của nó – anh ấy không sống trong trại này nhưng thỉnh thoảng tôi đến thăm anh để nhìn lại tấm ảnh.”
 Mathieu Nsanzugwimo trở về Burundi từ năm 2008 nhưng thấy đất nhà mình đã bị họ hàng chiếm mất. Khi ông đi đòi lại đất, bạn bè, họ hàng định giết ông. Mathieu phải nằm viện mất một năm, còn những người đánh đập ông cũng ngồi tù một năm.
Liên hoan Ảnh Berlin khai trương với nhiều tên tuổi trong làng nhiếp ảnh. Ngoài ra đây cũng là dịp để dân trong nghề thảo luận về tương lai nhiếp ảnh, và ảnh chụp bằng máy di động.
Một tác phẩm của Christopher Morris, người Mỹ. Ông không chỉ chụp ảnh chiến sự mà hoạt động cả trong lĩnh vực ảnh thời trang (như trong hình) và ảnh chân dung.
Rob Hornstra từ Hà Lan tự xuất bản các tác phẩm của mình, thuộc dạng ảnh tài liệu. Ông tập trung ghi lại hình ảnh các vùng thuộc Liên Xô cũ. Bộ ‘101 nhà tỷ phú’ của ông mô tả chân dung những người nghèo khó, nạn nhân của chủ nghĩa tư bản rừng rú.
Năm 2009, Rob Hornstra cộng tác với tác giả và nhà làm phim Arnold van Bruggen để làm một dự án 5 năm về Sochi, thành phố bên bờ Biển Đen, nơi sẽ tổ chức Thế vận hội mùa Đông 2014.
Bắt đầu từ Bức tường Berlin bị sụp đổ năm 1989, Kai Wiedenhofer chụp nhiều ‘rào chắn nổi tiếng’ trên thế giới. Chẳng hạn chợ Shurja ở Baghdad được canh phòng bởi lính có vũ trang và có lớp rào chắn bê-tông. Trong hình là cảnh chợ vào một ngày thứ Sáu vắng vẻ.
Lối vào khu dân cư Bayya ở Baghdad có lính Iraq canh giữ. Liên hoan Ảnh ở Berlin cũng có 36 bức toàn cảnh về những đường ranh giới.
Qua dự án Paco, Valerio Bispuri, nghệ sỹ người Ý, tìm hiểu thế giới ma tuý tại châu Mỹ Latinh. Paco chính là một loại ma tuý rẻ tiền từ chất đọng lại khi sản xuất cocaine. Trong hình là hai thiếu niên dùng Paco tại Bahia, Brazil.

 

Liên hoan Ảnh Berlin sẽ mở cho đến 13/7/2013 tại nhiều điểm trong thành phố.

 

image

Những người ủng hộ Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia vẫy cờ trong cuộc tổng tuyển cử tại Phnom Penh.
 image
Hành khách ngồi trên phi cơ Aeroflot Airbus A330 hướng tới thủ đô Havana của Cuba tại phi trường Sheremetyevo ở Moscow, Nga. Một phi cơ chở khách Nga rời Moscow đi Havana mà không có dấu hiệu nào cho biết là cựu nhân viên kế ước của cơ quan tình báo Mỹ Edward Snowden có mặt trên phi cơ.
 Một cô gái biểu tượng của Hiến pháp Ukraina “bị đóng đinh trên cây thập tự.” Những người hoạt động kêu gọi nhân dân Ukraina hành động để bảo vệ Hiến Pháp trước ngày Hiến Pháp được tổ chức vào 28-6.
Những xe đang cháy tại nơi xảy ra tai nạn ở Almaty, Kazakhstan. Một xe bồn 16 tấn bị lật sau một tai nạn làm các xe khác và một khu chúng cư kế cận bị bốc cháy.

Côn trùng và chim bay trong một bãi rác khi một người lượm rác vác đồ đi qua tại New Delhi. Ấn Độ.
Cô dâu sắp cưới Lizzi Chapman, 23 tuổi, uống nước táo qua một cái phễu khi tới Glastonbury, nơi cô mừng đêm liên hoan dành cho phụ nữ vào ngày thứ nhì của lễ hội âm nhạc Glastonbury tại Worthy Farm ở Somerset, nước Anh.
Một hiện tượng khí quyển được gọi là “sun dog” nhìn thấy tại Lapaz, El Salvador, 26-6-2013. Quầng sáng chung quanh mặt trời gây ra bởi sự khúc xạ của ánh sáng mặt trời vì những tinh thể đá nhỏ trong khí quyển.

Một người Philippines đứng bên cạnh lá cờ nước mình khi những chiếc dù nhiều màu tô điểm đình làng tại vùng ngoại thành San Juan, phía đông Manila, Philippines.

 

Báo Mai gửi HNPD

http://baomai.blogspot.com/2013/06/o-nhung-vung-oi-kho-nhin-vao-hien-thuc.html

************************

Mát-xa sinh lý không phạm tội

 

Một phán quyết gần đây của tòa án ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc được cho là sẽ được cánh đàn ông ưa thích mát xa của lạ ở nước này chào đón như một tin mừng, theo tờ Huffington Post

 

Tệ buôn bán dâm ở Trung Quốc coi là phạm pháp
Năm ngoái, Tòa phúc thẩm thuộc Tòa án Nhân dân thành phố Phật Sơn đã phán quyết rằng việc thực hiện kích dục trên cơ thể người khác để đổi lấy tiền không phải là bất hợp pháp và những người thực hiện hành vi này không nên bị truy tố, theo một nhật báo địa phương được tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc trích giới thiệu.
Mại dâm vẫn còn bất hợp pháp ở Trung Quốc, kể từ khi bị cấm bởi Đảng Cộng sản vào năm 1949, Carlo Davis, tác giả bài báo trên Huffington Post lưu ý.
Tuy nhiên, tòa án Phật Sơn đã phán quyết rằng kích dục bằng tay và “xoa bóp bằng ngực”, trong đó một phụ nữ thực hiện mát-xa với một người đàn ông bằng bộ ngực của mình, không phải là hành vi tình dục, và do đó không phạm tội mại dâm, tờ Nhật báo Nandu cho hay.
Vụ án khởi phát từ sự kiện hồi tháng 7/2011 khi bốn người đàn ông bị bắt vì điều hành một phòng xoa bóp, mát-xa ở tỉnh Quảng Đông vốn cung cấp “công đoạn cuối sung sướng” và các dịch vụ “mát-xa sinh lý, kích dục khác” cho khách hàng, theo tờ South China Morning Post.
Những người đàn ông này đã bị kết tội “tổ chức mại dâm” và bị Tòa sơ thẩm ở thành phố Phật Sơn kết án năm năm.
‘Kháng án’
Cứ một trong năm cơ sở mát-xa của Trung Quốc có can dự vào tệ nạn mại dâm”
Hy vọng thay đổi bản án, các bị cáo đã kháng án lên Toà án phúc thẩm.
Tại đây, họ được Tòa phán quyết là không phải chịu trách nhiệm hình sự do những bằng chứng ‘không rõ ràng,’ do ‘áp dụng những điều khoản luật pháp không phù hợp’ và được trao trả tự do nhanh chóng.
Mát-xa sinh lý với nhiều hình thức được cho là kích dục sử dụng các bộ phận trên cơ thể như miệng, tay v.v… lâu nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương tại Trung Quốc
Một tường trình hồi năm 1999 của Tân Hoa Xã cho thấy cứ một trong năm cơ sở mát-xa của Trung Quốc có can dự vào tệ nạn mại dâm, theo hãng tin AP.
Ở Quảng Đông, người dân địa phương bị bối rối bởi phán quyết mới đây cả tòa về mát-xa sinh lý và dịch vụ ‘công đoạn cuối sung sướng’.
Tuy nhiên phán quyết của Tòa án ở Phật Sơn có thể chỉ là một quyết định cá biệt ở cấp địa phương
Theo Hoàn cầu Thời báo, cảnh sát Bắc Kinh hôm thứ Năm đưa ra một thông điệp nói những người cung cấp dịch vụ mát-xa ‘công đoạn cuối sung sướng’ vẫn sẽ bị truy tố dựa trên một nghị định hồi năm 2001.
Nghị định này xếp tình dục bằng miệng và kích dục bằng tay, hay mát-xa sinh lý vào hành vi tệ nạn mại dâm.
Tờ Thời báo Kinh doanh Quốc tế nhấn mạnh rằng các phán quyết của tòa án ở Trung Quốc “thường không thiết lập tiền lệ ràng buộc.”
Điều này có nghĩa là pháp luật về mua bán dâm của Trung Quốc có thể về cơ bản vẫn không thay đổi trong tương lai gần.

Báo Mai Gửi HNPD

http://baomai.blogspot.com/2013/06/mat-xa-sinh-ly-khong-pham-toi.html

*****************

Thà chồng ngoại tình còn hơn ‘chơi’ gái

Nhà văn Trang Hạ.
“Nếu có một thói xấu nào của đàn ông trong hôn nhân khiến tôi tha thứ được, thì đó chính là ngoại tình. Với tôi, thà chồng ngoại tình còn hơn việc anh ta “chơi” gái, bóc bánh trả tiền” – nhà văn Trang Hạ chia sẻ.
Tình yêu không phải bùa hộ mệnh
– Trong hôn nhân, có phải Trang Hạ cũng bị va đập, vỡ mộng từ “Yêu” tới “Chung sống”?

 

– Tôi nghĩ ngược lại, hôn nhân giúp ta phát hiện ra nhiều điều bền chặt và vững vàng hơn. Mà nếu chỉ yêu thôi, ta cứ nghĩ tình yêu có thể đạp đổ được tất cả những điều ấy. Ví dụ như môn đăng hộ đối, sự hài hòa về quan điểm sống.

 

 

Và hôn nhân làm một số điều khác thực sự có giá trị hơn. Ví dụ như, yêu vì người kia thỏa mãn cái tôi của mình, nhưng lấy được họ rồi, mới thấy cái tôi chính là thứ cản trở hòa hợp. Yêu vì được yêu, cưới vì muốn bên nhau mãi, nhưng sống với nhau rồi, lại phát hiện ra rằng duy trì được “khoảng trời riêng” mới là tiền đề của hạnh phúc.
– “Khoảng trời riêng”  mà chị nói có bao gồm cả những giây phút “ngoài vợ, ngoài chồng” không?
– Nếu có một thói xấu nào của đàn ông ở trong hôn nhân khiến tôi tha thứ được, thì có thể là ngoại tình. Với tôi, thà chồng ngoại tình còn hơn việc anh ta “chơi” gái, “bóc bánh trả tiền”.
– Đơn thuần là “trả tiền, bóc bánh” thì phải dễ bỏ qua hơn chứ?
– Nhiều người vợ đô thị cũng nghĩ giống bạn. Nhưng bạn nên nhớ rằng, nếu như người đàn ông của bạn coi thường những người phụ nữ ngoài đường, như việc anh ta sẵn sàng trả tiền để được lên giường với một ai đó, thì bạn đừng nghĩ mình là ngoại lệ được tôn trọng. Thà anh ấy lừa dối mình nhưng biết yêu thương, tử tế với một người phụ nữ khác thì còn dễ chấp nhận hơn là sự đánh đổi bởi một sự coi thường khác.
– Nhưng điều đó bao hàm nguy cơ sẽ mất luôn người đàn ông của mình. Việc anh ta có “tử tế” hay không đâu còn quan trọng nữa?
– Tôi thì nghĩ, một người đàn ông ngoại tình có thể tôi còn quyến rũ anh ta trở lại với tôi được. Còn một người đàn ông trả tiền để “chơi” gái thì tôi không bao giờ yêu lại được. Vì tin rằng, anh ta cũng trả tiền để bao vợ, chỉ là theo cách khác mà thôi. Tôi xứng đáng với một người đàn ông tử tế hơn.
Điều nhỏ nhặt làm nên hạnh phúc
– Thế theo chị, tấm bùa hạnh phúc nằm ở đâu?
– Điều duy nhất mang lại hạnh phúc là sự hài hòa, cân bằng. Người ta lấy làm chồng có thể không phải là người ta yêu nhất, cũng không phải là người yêu ta nhất, mà là người tới đúng thời điểm nhất. Thời điểm cả hai sẵn sàng bước vào cuộc hôn nhân. Sẵn sàng chấp nhận điều chỉnh mình cho cuộc sống chung.
– Nhưng gốc rễ để có sự điều chỉnh đó là gì, nếu như không phải là tình yêu, là ước muốn đem đến cho nhau hạnh phúc?
– Không phải hôn nhân là một quá trình thỏa hiệp lâu dài sao? Mà trong đó, chúng ta thay đổi để sống lâu dài hơn nữa với những ràng buộc và trách nhiệm? Điều quan trọng nhất là, trong tất cả những quá trình đó, chúng ta đều hạnh phúc và tự do. Chúng ta đều tự nguyện, lựa chọn, đều trưởng thành, đạt được những thành tựu mới mà nếu như không cưới nhau và chung sống, sẽ chẳng hề có. Tình yêu có một phần trong đó nhưng không phải là tất cả.
– Không phải thay đổi được một người đàn ông là việc khó khăn nhất hay sao? Ở chừng mực nào đó tôi thấy là sự chấp nhận chứ không phải thỏa hiệp. Như việc ngoại tình. Như việc chúng ta đầu tắt mặt tối trong khi chồng bù khú với bạn bè hay giải trí đâu đó
– Tôi cho rằng, đó là do cách của mỗi bà vợ khác nhau mà thôi. Một ngày chúng ta đều có 24 giờ, chúng ta cũng có những nhu cầu nhỏ nhặt mong được chiều chuộng y như anh ấy. Vậy mà bạn tự nhận lấy những thứ lặt vặt như là bổn phận vô điều kiện ở một người vợ.
Bạn đã khiến người đàn ông sống bên cạnh bạn đánh mất thói quen rằng, bạn rất cần đến đôi bàn tay và sự chia sẻ của anh ấy.
– Nhưng nếu chính người đàn ông không muốn thay đổi thì sao?
– Vậy sao bạn lại cưới một người đàn ông như thế?
Thiêng liêng hai chữ “bạn đời”
 – Vậy  theo chị, làm sao để có được sự thỏa hiệp tốt nhất?
– Hãy coi nhau là bạn – bạn đời. Hai chữ đó thật thiêng liêng, rưng rưng hơn tên gọi vợ – chồng, thắm thiết và sâu nặng hơn tiếng ông xã, bà xã. Sống với nhau đến mức có thể làm bạn của nhau, làm đầy và làm hạnh phúc cuộc sống của nhau, khiến người kia thấy tự do trong hôn nhân, như thể trong tình bạn, thật hiếm.

Nó cho thấy sự bình đẳng, không phân chia ngôi thứ chồng – vợ, giới tính. Chúng ta sống cùng nhau và tìm kiếm hạnh phúc khi ở cùng nhau.
– Và hẳn Trang Hạ có được điều đó trong hôn nhân của mình?
– Có một dạo tôi bị chỉ trích rất nặng nề vì việc “vứt” con cho chồng nuôi để tìm kiếm những gì tôi muốn có. Rồi giờ đến lượt chồng tôi lại phải chịu những chỉ trích nặng nề về việc để một mình tôi phải cáng đáng gia đình. Nhưng đó là điều chúng tôi lựa chọn. Và cảm thấy tự do, hạnh phúc với những điều đó.
– Có bao giờ chị nghĩ, do chị là nhà văn, thông minh, sắc sảo, nên dễ đạt được “thỏa hiệp” hơn chăng?
– (Cười) Ông xã tôi không bao giờ đọc sách Trang Hạ viết. Nhưng lại lên mạng đọc blog Trang Hạ hàng ngày. Anh ấy thấy tôi sống thật và viết cũng thật, nên không phản đối. “Độc giả chồng” thế là ổn rồi, tôi còn mong gì hơn?

 

http://baomai.blogspot.com/2013/07/tha-chong-ngoai-tinh-con-hon-choi-gai.html

 

Báo Mai gửi đến HNPD

**************************

“Bụi đời Chợ Lớn” phát tán trên mạng – đạo diễn Charlie Nguyễn bức xúc

 

Sau khi thông tin “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu vĩnh viễn , cư dân mạng đã dậy sóng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng đây là một điều vô cùng đáng tiếc vì ngay từ khi xuất hiện những hình ảnh đầu tiên với sự tham ga của Johnny Trí Nguyễn, bộ phim đã được chờ đợi và kì vong sẽ làm nên một cú hích cho điện ảnh Việt trong mùa hè này.

 

 

Tuy nhiên sau khi kiểm duyệt, Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện của Cục Điện ảnh đã có kết luận: Phim Bụi đời Chợ Lớn vi phạm Luật Điện ảnh; phim cảnh các băng đảng xã hội đen ngang nhiên dàn trận thanh toán nhau đẫm máu bằng dao, lưỡi lê trên nhiều đường phố, trong các ngõ hẻm ở TP.HCM mà tuyệt nhiên không có sự xuất hiện hay can thiệp của bất cứ một lực lượng xã hội nào vì điều này không đúng với bản chất cuộc sống của thành phố… và yêu cầu nhà sản xuất (Hãng phim Chánh Phương và Công ty Galaxy) phải sửa tổng thể bộ phim.

XEM PHIM BỤI ĐỜI CHỢ LỚN FULL

Bụi đời Chợ Lớn

Sau đó, hãng Chánh phương, nhà sản xuất Bụi đời Chợ Lớn đã gửi bản phim được chỉnh sửa có cắt một số cảnh bạo lực, quay thêm một số cảnh, nhưng không được sửa chữa tổng thể; vì thế Hội động Trung ương Thẩm định phim truyện và Cục Điện ảnh – Bộ VHTTDL quyết định không cấp phép phổ biến phim. Điều này gây nên một sự thất vọng lớn cho những ai yêu mến điện ảnh và bộ đôi Johnny Trí Nguyễn – Charlie Nguyễn.

Poster Bụi đời Chợ Lớn

Thế nhưng trưa nay, đột ngột bản full của bộ phim đã xuất hiện trên mạng và ngay lập tức tạo nên một “cơn bão lớn”. Đường link này được chia sẻ với tốc độ chóng mặt , hầu như trang cá nhân của cộng đồng mạng đều cập nhất status về bộ phim này. Trước thông tin đó, đạo diễn Charlie Nguyễn đã vô cùng … sửng sốt và hoang mang. Anh đã có những “bức xúc” trên trang các nhân ” Khoan nói đến chuyện Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu, khoan nói đến chuyện ai là thủ phạm đã đã leak phim ra mà không hề nghĩ đến sự tổn thất nặng nề của nhà sản xuất và sự nguy hiểm họ phải đối mặt với pháp luật. Tôi hoàn toàn bị sốc và đau buồn như có ai đang giết đứa con của mình. Đây là bản nháp chưa hoàn chỉnh nội dung, âm thanh, ánh sáng, màu sắc, hiệu ứng đặc biệt và tiết tấu khung hình. Đây là một bản mà tôi không bao giờ muốn ai xem vì nó là một món ăn nấu chưa hoàn chỉnh. Chúng tôi đã bỏ ra bao nhiêu công sức và tiền tỷ để hoàn chỉnh nó cho khán giả. Vậy mà bây giờ tôi phải ngồi đây nhìn mọi người xem một bản nháp thật tệ và đánh giá bộ phim dựa trên nó. Kẻ leak phim ra là một người kém hiểu biết và quá tàn nhẫn với Bụi đời Chợ Lớn và anh em chúng tôi. Hi vọng hắn sớm bị bắt và đưa ra pháp luật”

Theo đạo diễn Charlie Nguyễn, đây là một bản nháp và chưa được chỉnh sửa nên khi bị chia sẻ trên mạng với tốc độ chóng mặt như thế, nó sẽ có những hậu quả nguy hiểm. Khán giả sẽ hoài nghi về bộ phim, về công sức mà anh em ekip đã thực hiện, đồng thời sẽ gây nên sự thất vọng không đáng có những những ai yêu mến điện ảnh.

Mặc cho những lời than vãn của đạo diễn, cho đến thời điểm này, tốc độ lan truyền của bộ phim này vẫn đang cực kì “nóng sốt”. Bản phim đầu tiên đã bị xóa bỏ ,tuy nhiên không ai lường nổi “sức mạnh ” của internet – ngay lập tức đã có hàng chục, hàng trăm bản khác đã được post lên và chia sẻ trong cộng đồng mạng.

Sau những nghi vấn về kẻ gian đã lợi dụng và làm tổn hại uy tín và danh dự đoàn làm phim, bọn tớ sẽ nhanh chóng liên lạc với đạo diễn Charlie và diễn viên Johnny Trí Nguyễn để có câu trả lời xác thực nhất!

(K14O)

*********************

Bình Dương: Một “hiệp sĩ” tố cáo công an

Số tiền gần 71 triệu đồng cùng sợi dây chuyền vàng hơn 10 triệu đồng trong ví giờ chỉ còn 5,8 triệu đồng. Tôi phản ứng lại thì những người bắt tôi nói: “Mày chạy xe ôm thì làm gì có tiền” (?).

Một thành viên CLB phòng, chống tội phạm tố cáo ba công an đã bắt giữ và làm mất tiền, vàng của mình.

Anh Huỳnh Hoài Duy (31 tuổi, ngụ TP.HCM; tạm trú tỉnh Bình Dương) – thành viên CLB Phòng, chống tội phạm (PCTP) xã An Tây, huyện Bến Cát, Bình Dương đã làm đơn tố cáo ba cán bộ của Công an TP Thủ Dầu Một, Bình Dương bắt, dùng súng chĩa vào người, còng tay lại đánh và lấy tiền, vàng của anh.

“Hiệp sĩ”: Mất tiền, vàng trong bóp

Anh Duy cho biết ngày 20/4, trên đường về nhà gửi số tiền trúng xổ số còn dư cho mẹ, anh phát hiện một phụ nữ chạy xe máy chở hai thùng hàng phủ bạt kín mít. Nghi người này chở hàng lậu nên anh bám theo. Phát hiện có người theo dõi, phụ nữ đó đã vứt hàng và xe bỏ chạy. Qua kiểm tra, phát hiện thuốc lá lậu, anh điện thoại cho anh Tâm (Phòng CSKT – Công an tỉnh Bình Dương) và được hướng dẫn mang tang vật về xã. Lúc này có một người đàn ông chạy chiếc Nouvo màu đen xuất hiện nhìn ngó rồi bỏ đi.

Sau đó, anh Duy gọi điện thoại cho người anh quen biết tên Lợi đến đưa tang vật về quán ăn nơi người này làm việc để đi gọi người giúp mang tang vật về xã. Tuy nhiên, tại đây, anh đã bị ba người xưng là công an nhưng không đưa thẻ ngành ra gí súng vào đầu, còng tay, đánh đập và buộc tội buôn thuốc lá lậu, đồng thời lục ví lấy đi toàn bộ số tiền, vàng trong ví của anh.

 

 

 

 

Anh Duy đang trình bày sự việc và phiếu chi tiền trúng thưởng vé số của anh Duy. Ảnh: XL

Anh Duy bức xúc kể lại: “Thấy la to, nhiều người tụ tập lại xem rất đông vì tưởng tôi là tội phạm. Tuy nhiên, những người bắt tôi cứ cầm cái bóp của tôi chuyền tay nhau. Sau này tôi mới biết những người bắt tôi hôm đó có một người tên B., một người tên H., Đội CSKT Công an TP Thủ Dầu Một. Sau đó họ áp giải tôi đến Công an phường Định Hòa. Khi tôi bị bắt và bị đánh, người đàn ông chạy chiếc Nouvo màu đen cũng xuất hiện và chỉ vào tôi. Tôi nghi đó là chủ hàng thuốc lá lậu, đã điện thoại dẫn những công an kia đến bắt tôi. Sau đó, người đàn ông đó cùng với mấy người bắt tôi lên xe đi nơi khác.

Đến khoảng 15h cùng ngày, tôi được đội trưởng CLB PCTP xã An Tây (huyện Bến Cát) bảo lãnh về. Tuy vậy, số tiền gần 71 triệu đồng cùng sợi dây chuyền vàng hơn 10 triệu đồng trong ví giờ chỉ còn 5,8 triệu đồng. Tôi phản ứng lại thì những người bắt tôi nói: “Mày chạy xe ôm thì làm gì có tiền” (?). “Đó là tiền tôi mới trúng vé số tại Công ty Xổ số Bình Dương” – tôi phản ứng thì mấy người đó không nói gì thêm.

Công an: Chưa thể trả lời

Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã đến Công an TP Thủ Dầu Một tìm hiểu. Thiếu tá Hà Minh Thắng – Đội trưởng Đội CSĐT tổng hợp cho biết phải sắp xếp lịch làm việc của lãnh đạo xong sẽ thông báo. Chờ mãi không thấy thông báo, tiếp tục liên hệ, chúng tôi nhận được câu trả lời của ông Thắng là ông không có trách nhiệm trả lời, hãy liên hệ với phòng tiếp dân Công an TP Thủ Dầu Một.

Ngày 18/6, một lần nữa chúng tôi đến Công an TP Thủ Dầu Một và được Trung tá Lưu Ngọc Hiền – Thanh tra Công an TP cho biết: “Bây giờ không thể trả lời báo chí được vì vụ việc đã được chuyển về Công an phường Định Hòa xác minh tiếp để làm rõ. Sau đó công an phường báo cáo về Công an TP rồi mới có thông tin báo cáo lên tỉnh và sẽ có hướng chỉ đạo tiếp theo”.

Sau khi chúng tôi làm việc với Công an TP Thủ Dầu Một thì ngày hôm sau, anh Duy “được” Công an phường Định Hòa mời đến làm việc về nội dung anh bị mất tiền.

Tiếp đến, ngày 25/6, anh Duy lại được Công an TP Thủ Dầu Một mời đến làm việc với nội dung sử dụng công cụ hỗ trợ trái phép. (Anh Duy giải thích mang theo người một chiếc còng số 8 và một roi điện để làm công cụ hỗ trợ khi tham gia bắt tội phạm, tuy nhiên chuyện này đúng hay sai, chúng tôi không có ý kiến trong bài viết này.) Tuy nhiên, khi anh đến để làm việc theo yêu cầu của Công an TP thì nơi đây nói do gửi nhầm nội dung làm việc nên bảo anh cứ về chờ giấy mời làm việc khác.

Vì sao ba cán bộ CSKT bắt giữ anh Duy mà không xuất trình giấy tờ, thu giữ tài sản và trả lại mà không kiểm kê và lập biên bản? Có hay không việc làm mất mát tài sản? Số tài sản ấy đi đâu?

 

 

Đã hơn hai tháng trôi qua, người trong cuộc và dư luận vẫn chờ câu trả lời từ Công an TP Thủ Dầu Một.

Theo Xuân Lương (Pháp Luật Tp.HCM

 

**********************

Từ bà bán đậu phụ, thành chủ chứa mại dâm

 

 

Trong phiên phúc thẩm, Đào ngô nghê trả lời thẩm vấn. Bị cáo cho rằng, khách rủ nhân viên đi ăn, đi đóng gạch trong nhà nghỉ nên không biết đó là môi giới mại dâm.

 

 

Công việc làm ruộng, làm đậu vất vả, Đào và em gái cùng nhau mở một quán karaoke, có nhân viên phục vụ tới Z.

Ngày 4/7, Nguyễn Thị Đào (SN 1969 ở Đan Phượng, Hà Nội) bị TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử phúc thẩm tội môi giới mại dâm.

Khoảng 11h ngày 1/2, có 3 thanh niên tới quán thuê phòng, bà chủ này đã điều 3 “đào” vào phòng hát cùng. Sau vài tiếng ngồi trong phòng hát, một khách nam xuống quầy thanh toán tiền và xin cho nữ nhân viên đi “nhà nghỉ đóng gạch” cùng. Đào đồng ý và không quên dặn 5h phải “trả hàng”. Khách trả cho Đào 600 nghìn đồng. Khi gái bán dâm và khách đang mây mưa trong nhà nghỉ thì bị cảnh sát bắt. Cảnh sát kiểm tra hai tờ tiền của khách đưa cho Đào có ghi số sê ri.

Đào được cấp phúc thẩm cho hưởng án treo.

Ngày 16/4, TAND huyện Đan Phượng mở phiên tòa lưu động xét xử Đào và tuyên phạt 12 tháng tù tội môi giới mại dâm. Đào kháng án xin giảm nhẹ hình phạt, được hưởng án treo.

Trong phiên phúc thẩm, Đào ngô nghê trả lời thẩm vấn. Bị cáo cho rằng, khách rủ nhân viên đi ăn, đi đóng gạch trong nhà nghỉ nên không biết đó là môi giới mại dâm. “Bị cáo nuôi ăn, ở 4 nhân viên, mục đích để họ hát và bấm bài cho khách. Bị cáo không trả lương nhân viên, họ sống bằng tiền bo của khách”, Đào khai.

Ngồi ủ rũ ngoài phòng xử, chồng Đào cho biết, ngoài cấy ruộng, hai vợ chồng làm đậu phụ. Gần đây, sức khỏe của Đào yếu nên đã cùng em gái thuê nhà cấp 4, mở quán karaoke, bán hàng giải khát. “Điểm thư giãn” này hoạt động được gần 2 tháng thì bị bắt quả tang hành vi môi giới mại dâm.

Sau khi xem xét hành vi của bị cáo, HĐXX nhận định Đào đã hối cải, bị phạt hành chính bổ sung, cộng thêm hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật nên chấp nhận kháng án. HĐXX tuyên phạt Đào 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

(IFN)

***********************

Lời nguyền tâm linh hay chỉ là tin đồn thất thiệt?

 

Những lời đồn thổi nhuốm màu huyền bí, những lời nguyền rùng rợn lan truyền trong dân, rồi được các trang mạng cá nhân thi nhau viết lại, kể rằng “các nạn nhân chết trúng ngày trăng thứ bảy tức ngày nước ròng”, phải chết đúng 11 hoặc 13 người mới được giải oan, rằng những ai mặc đồ trắng ban đêm đi trên cầu sẽ bị oan hồn kéo xuống sông để thế mạng… Đó là chuyện hoang đường về những cái chết nhảy từ cây cầu mới xây ở TP.Tuy Hòa, Phú Yên.

Cầu Hùng Vương bắc qua vùng hạ lưu sông Ba được tỉnh Phú Yên đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 477 tỉ đồng. Cầu dài 1.280m, rộng 18m, với 32 nhịp, có hai đường dẫn 800m dành cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe bộ hành. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất nằm trên tuyến giao thông ven biển nối thành phố Tuy Hòa với cảng Vũng Rô.

 

Cây cầu về đêm với giàn đèn điện pha lê rọi xuống bóng nước dòng sông lung linh rực rỡ sắc màu. Thế nhưng từ khi ra đời cho đến nay, cây cầu đã chứng kiến bao nỗi oan khiên. Không hiểu vì lý do gì mà lần lượt đến 5 nam thanh nữ tú chưa lập gia đình tới giữa cầu gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, khi tuổi đời còn đang phơi phới.

Nơi cấp cứu Vân, nhưng bất lực.

Cụ thể: Nguyễn Thị Mỹ Nga, sinh năm 1990, tốt nghiệp trường ngân hàng Phú Yên, làm việc cho một khách sạn tư nhân, tự tử ngày 10.3.2013; Nguyễn Quốc, sinh năm 1989, trú thôn Cẩm Thạch, xã Hoà Định Tây, huyện Phú Hoà, tự tử ngày 6.4.2013; Nguyễn Thị Hoàng Trang, sinh năm 1995, trú ở tỉnh Gia Lai, tự tử ngày 21.4.2013; Phùng Thị Thu Vân, sinh ngày 19.9.1986, cán bộ văn phòng UBND xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tự tử ngày 27.5.2013 và gần đây nhất là cô gái Huỳnh Tiểu Phụng, sinh năm 1992, trú phường 2, TP.Tuy Hoà, tự tử ngày 6.6.2013, nhưng đã được bạn trai cứu thoát, sau đó bác sĩ chẩn đoán Phụng có khả năng rối loạn tâm thần.

Những nạn nhân tự tử hầu hết đau khổ vì tình duyên trắc trở, người yêu phụ bạc và công ăn việc làm không ổn định. Các vụ việc đã được cơ quan chức năng khám nghiệm, xử lý, kết luận rõ nguyên nhân.

Sự việc trôi dần theo năm tháng, bỗng dưng thời gian gần đây rộ lên nhiều lời đồn thổi, thêu dệt nhuốm màu huyền bí và những lời nguyền rùng rợn, rằng “các nạn nhân chết trúng ngày trăng thứ bảy tức ngày nước ròng”, phải chết đúng 11 hoặc 13 người mới được giải oan. Có lời đồn người chết để lại thư tuyệt mệnh cho biết những ai mặc đồ trắng, tuổi Tuất, Hợi, Thân, Thìn, Dậu ban đêm không được đi trên cầu, nếu đi gặp oan hồn sẽ bị kéo xuống sông để thế mạng… Họ còn bảo rằng oan hồn cô gái đầu tiên tên Nga đêm đêm hiện về đứng trên mỏm đá dưới chân cầu xoã tóc dài than khóc. Người thì nói từ nửa đêm đến 3h sáng có mẹ con cô Vân đứng trên cầu chặn người đi đường cho số đánh đề (cô Vân lúc chết đang mang thai khoảng 2-3 tháng).

Người dân hiếu kỳ tụ tập trên cầu Hùng Vương.

Tin một nói ba, tin ba nói mười, và cứ thế nhân lên chóng mặt. Đi đâu cũng nghe người dân bàn tán, thậm chí cả giới công chức nhà nước ở Tuy Hoà cũng tin vào những lời đồn thổi mộng mị kia.

Tìm hiểu từ phía cơ quan chức năng và thị sát khu vực dân sống dưới chân cầu Hùng Vương, được biết, đại đa số họ sống bằng nghề biển, do nhận thức không được am tường, nên nhiều lời họ nói ra đều mê tín đến độ mù quáng. Sự việc càng trầm trọng hơn khi dân khu vực này góp tiền mua heo làm lễ, mời một số sư thầy về tụng niệm, cúng bái giải oan, sau khi anh Quốc tạ thế được nửa tháng.

Thế nhưng cúng xong lời nguyền vẫn không được hoá giải, lại có người đến cầu nhảy tự tử, khiến người dân khu vực cầu hoang mang, càng tin hơn vào lời nguyền bịa đặt. Thậm chí họ còn truyền rằng, đạo hạnh của các thầy chưa đủ lực để cứu vớt các linh hồn. Phải nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào cúng mới giải được. Chính quyền các cấp phường 6, TP.Tuy Hoà vào cuộc và tuyên truyền, giải thích với bà con ổn định tư tưởng, cuộc sống, lo làm ăn, không nên mù quáng nghe lời đồn sằng bậy, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự của địa phương.

Tôi và người bạn dừng xe máy ngay trên nhịp thứ 16 của cầu, trời về đêm mùa hạ trong ngần, đầy sao. Đèn cầu rực sáng, nhấp nháy, trải dài. Mới 20h tối mà cầu vắng hoe, thưa thớt người qua lại. Khi chưa có nạn nhân tự tử, đêm đêm người dân tụ tập trên cầu hóng mát rất đông. Các cảnh sát giao thông tuần tra cầu cho biết sở dĩ đêm cầu vắng người ngồi hóng mát vì gần đây có đám yêu hùng xa lộ, thỉnh thoảng tụ tập đua xe trái phép bất kể giờ giấc nên họ không dám ngồi, vì sợ tai bay vạ gió, mang họa vào thân. Còn chuyện oan hồn xuất hiện truyền miệng chỉ ở một nhóm thiểu số nào đó. Có đêm cảnh sát tuần tra qua lại cầu đến gần 1h sáng mà chẳng thấy oan hồn nào.

Quay xe trở lại chân cầu gặp đám thanh niên đang uống rượu trên vỉa hè đường Bạch Đằng, chúng tôi lân la làm quen, hỏi đến lời nguyền và những oan hồn, họ thao thao bất tuyệt đủ điều. Nhưng khi tôi hỏi có ai trực tiếp nhìn thấy hay gặp cô Nga, cô Vân không, thì họ lắc đầu bảo rằng cũng chỉ nghe người khác nói lại mà thôi. Đi sâu vào khu phố, hỏi thêm nhiều người lớn tuổi, tất cả cũng đều một điệp khúc “chỉ nghe người khác nói, chứ nào thấy bao giờ”. Thế thì đã rõ, tất cả chỉ là tin đồn thất thiệt, không có thật.

Mỗi con người khi tìm đến cái chết bằng bất cứ hình thức gì đều là giải pháp tiêu cực. Các cô gái, chàng trai gieo mình xuống dòng sông vì suy nghĩ nông cạn, vì sự cùng quẫn của tuổi trẻ bồng bột đã đẩy đến những bi kịch xã hội. Nhưng sau các vụ tự tử đau lòng lại là những tin đồn thất thiệt, những lời thêu dệt, mê tín huyền bí, tạo nên sức lan toả đến chóng mặt, khiến cây cầu to đẹp mới xây bị gắn với những câu chuyện oan khiên, hoang đường, gây mất ổn định xã hội.

(BLD)

************************

Những kho báu khổng lồ “tìm hoài không thấy” ở Việt Nam

 

Nhiều người đã mất bao công sức để đi tìm kho báu khổng lồ từ những lời đồn, hoặc tư liệu ít ỏi từ xa xưa…

 

 

Kho báu 4.000 tấn vàng núi Tàu

Câu chuyện về “kho vàng 4.000 tấn do quân đội Nhật chôn giấu ở núi Tàu” (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) hơn nửa thế kỷ qua được thêu dệt như một huyền thoại. Chính vì thế, cuộc tìm kiếm kéo dài gần 20 năm nay của ông Trần Văn Tiệp và các con ông vẫn chưa vào hồi kết. Theo ông Tiệp, kho vàng núi Tàu có không ít hơn 4.000 tấn, đó là chưa kể kho vàng của người Chăm xưa chôn ở gần đó chừng 1.000 tấn. Cộng với châu báu khác nữa thì kho vàng núi Tàu trị giá không dưới… 100 tỉ USD.

 Những "báu vật" của ông Tiệp thu từ núi TàuNhững “báu vật” của ông Tiệp thu từ núi Tàu

Ông Tiệp khẳng định rằng, trong tay ông có rất nhiều hồ sơ cho biết, vào cuối chiến tranh thế giới thứ II, sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, vị tướng Yamashita đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến vịnh Cà Ná (giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) trú ẩn. Tuy nhiên, sau đó lực lượng không quân của quân đồng minh đã đánh chìm 66 tàu của quân đội Nhật xuống khu vực này. Còn lại 18 tàu khác kịp thời chạy thoát và sau đó chính quân đội Nhật đã đưa số vàng khoảng 4.000 tấn xuống một hòn núi sát với vùng biển này. Sau này mới biết đây là núi Tàu. Sau thế chiến thứ II, nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng cực lớn này nhưng đều thất bại.

Ngày 16/10/1993, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đặng Văn Hải, lần đầu tiên cấp giấy phép cho ông Trần Văn Tiệp được “tìm kiếm kim loại” tại núi Tàu. Công việc tìm kiếm của ông Tiệp tiến hành từ đầu năm 1994.

Ông Trần Văn Tiệp (phải) và ông Tám Hiền tại núi Tàu năm 1999Ông Trần Văn Tiệp (phải) và ông Tám Hiền tại núi Tàu năm 1999

Thời kỳ đầu, chủ yếu ông thuê nhân công đào bới, tìm kiếm bằng tay. Sau đó, thấy không hiệu quả, ông Tiệp đã thuê cả xe ủi, xe múc lên sườn phía đông núi Tàu xới bung cả một vệt núi đá. Ông Tiệp đã thuê nhân công, xe xúc, xe ủi rầm rộ kéo lên núi Tàu ròng rã 10 năm liền (từ 1993-2003)… nhưng kho vàng 4.000 tấn vẫn không thấy đâu.

Từ năm 1993 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã 3 lần cho phép thăm dò tìm kiếm, cụ Tiệp cũng đã bỏ ra hàng trăm lượng vàng làm kinh phí nhưng vẫn chưa thấy kho vàng núi Tàu. Giờ đây, dù đã tuổi cao (97 tuổi) nhưng cụ vẫn đau đáu ước nguyện phải tìm bằng được kho vàng này.

Kho báu “khổng lồ” của vua Chàm

Bao đời qua, chuyện về các vị vua Chàm cùng những kho báu đồ sộ với những chiếc rương bằng gỗ quý trĩu nặng vô số vật dụng, đồ trang sức, triều phục, biểu tượng quyền lực (kiếm và ấn triện) bằng vàng, bạc, ngọc ngà… luôn kích thích sự hiếu kỳ của người đời cũng như thu hút sự quan tâm của xã hội. Người ta không thể không quan tâm, hiếu kỳ khi thi thoảng lại nở rộ thông tin có người tìm thấy nải chuối bằng vàng, con ngựa bằng vàng, pho tượng bằng vàng… tại ngôi cổ mộ, cánh đồng hay khu rẫy nào đó.

Lễ hội Kate của đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh ThuậnLễ hội Kate của đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Trong một thời gian dài, chuyện về những kho báu của vua Chàm được người đời thêu dệt thành những huyền thoại. Người ta đồn đại và tin rằng những kho báu ấy từng một thời ẩn sâu trong lòng đất, được trấn giữ bởi những trinh nữ bị táng sống để bảo vệ bảo vật của vua. Và cũng có lời đồn, những kho bảo vật ấy đã biến mất theo dấu vết của thời gian, chiến tranh và những cuộc tàn phá, cướp bóc thuở lịch sử nhuốm đầy “mùi” binh đao, khói lửa.

Tương truyền, kho báu của vua Chàm với muôn vàn ngọc ngà châu báu… phần lớn ẩn giữa rừng sâu, và được gìn giữ bởi tộc người Churu và Raglai. Hơn 170 năm trước, các bảo vật Chàm vẫn do các thế hệ con cháu vua Chàm giữ. Thế nhưng từ năm 1831, các bảo vật Chàm trải qua quá trình lưu lạc và thất lạc nhiều. Chỉ còn một số bảo vật được con cháu vua Chàm gửi người Raglai và Churu giữ hộ.

Đến nay, người Chàm cũng không có ý định thu hồi vì giữa người Raglai và người Chàm có mối quan hệ mật thiết, gần gũi như anh em. Hơn nữa, với bản chất thật thà lại được sự gửi gắm kỳ vọng, bao năm qua người Raglai vẫn thủy chung, cố tâm gìn giữ những báu vật, không có ý định chiếm hữu làm của riêng.

Với những tín đồ sưu tầm đồ cổ, những báu vật của vua Chàm đến nay vẫn có sức hút lạ kỳ. Không ít người vẫn ao ước tìm được vài báu vật quý hiếm đó.

Tán gia bại sản vì… kho báu khổng lồ thế kỷ 19

Người dân xã Vĩnh Phúc thu thập được một số tài liệu về kho báu khổng lồ ở Hà Giang của toán quân khởi xướng phong trào Quảng Mã. Đây là phong trào chống Pháp sôi sục ở Hà Giang hồi cuối thế kỷ 19 do ba anh em kết nghĩa Hoàng Đình Cắm, Nguyễn Đình Thái và Tăng Văn Dần đứng đầu.

Những món đồ cổ lạ được người dân tìm thấy quanh khu khai quật kho báuNhững món đồ cổ lạ được người dân tìm thấy quanh khu khai quật kho báu

Ông Lò Văn Quán, một cán bộ nghỉ hưu ở thành phố Hà Giang kể lại, dựa trên một số tư liệu lịch sử, khi nghĩa quân của phong trào Quảng Mã giải tán đã chôn giấu kim ngân, tiền bạc ở lại căn cứ. Nơi cất giấu kho báu, theo lời kể là khoảnh đất dưới chân một ngọn núi thấp ở thôn Vĩnh Chà, bây giờ người ta quen gọi là núi Bạc. Không có thông tin nào nói chính xác về số lượng của cải trong kho báu, mà chỉ có lời đồn đại để chôn cất số của cải, vũ khí trên, người ta đã huy động cả mấy chục người hì hục đào lấp hơn chục đêm mới xong.

Thông tin về kho báu trên chỉ vỏn vẹn có vậy nhưng theo ông Quán, những năm qua, nhiều người dân khi thì bí mật, khi thì công khai tìm kiếm. Rầm rộ nhất là cuộc tìm kiếm của cha con ông Hứa Văn Dự ở thôn Vĩnh Chà. Cha con ông Dự đã đầu tư cả cơ nghiệp cho hai cuộc tìm kiếm, khai quật quy mô lớn bởi họ có niềm tin lớn là sẽ tìm được những gì tiền nhân để lại.

Nơi anh em ông An khai quật kho báu giờ đã thành aoNơi anh em ông An khai quật kho báu giờ đã thành ao

Ông Hứa Văn An, em trai ông Dự, cũng bỏ nhiều của cải, công sức tìm kiếm kho báu. Bằng rất nhiều cách, đào bới, và dùng cả thuốc nổ mong tìm kho báu nhưng cuối cùng ông An vẫn thất bại. Đang tìm kiếm thì bất ngờ ông An bị ốm, toàn thân đau nhức, khám không ra bệnh và không thầy thuốc nào chữa khỏi. Thầy cúng “phán” ông bị “người âm bắt vạ”, nên ông An mới chịu dừng công cuộc tìm kiếm vì sợ hãi.

Từ những lời đồn, hoặc những thông tin không mấy xác thực, nhiều người đã không tiếc công tìm mọi cách “chinh phục” kho báu. Tiền, vàng và công sức của người tìm kiếm thì thấy rõ, nhưng kho báu khổng lồ vẫn cứ là bí ẩn chưa có lời giải đáp.

(BKT)

*******************

Phát ngôn ‘để đời’ của Minh Hằng về lấy chồng, tiền và tình

 

Chưa bao giờ Minh Hằng ‘dính phốt’ vì phát ngôn. Song, theo dõi những chia sẻ của Minh Hằng trên báo chí, người ta thấy cô thường trả lời rất thẳng thắn.

 

 

Không được đánh giá là khéo léo, song Minh Hằng cũng không có những phát ngôn ‘thật thà’ hoặc ‘phớt đời’ như những hotgirl.

Theo dõi những bài trả lời phỏng vấn của cô, người ta thấy Minh Hằng rất thẳng thắn. Những chia sẻ của cô có chiều sâu và luôn phảng phất một chút buồn.

Trả lời trên tạp chí Nam hồi tháng 10/2012, khi được hỏi về chuyện lấy chồng, Minh Hằng thẳng thắn: “Tôi chưa có ý định lấy chồng nên cũng chưa suy nghĩ những việc này. Lấy chồng có gì vui đâu, sao ai gặp tôi cũng hỏi?”

Tháng 9/2012, trên TT&VH Đàn ông, Minh Hằng chia sẻ rằng cô cũng sợ bị “ế”, và đây là nỗi sợ chung cho những người làm nghệ thuật. Cô trải lòng: “Mọi người thường nghĩ nghệ sĩ như chúng tôi có rất nhiều người theo đuổi nhưng chỉ người trong cuộc mới hiểu, lắm mối tối nằm không.

Vì khi đang ở thời đỉnh cao, không ai muốn dừng lại để nghĩ đến chuyện tình cảm. Qua độ tuổi kết hôn, sinh con lúc nào không biết thì chuyện bị… ế là đương nhiên. Nhìn các cô gái xinh đẹp lộng lẫy trong giới showbiz vậy thôi nhưng xác suất sau này bị ế là rất cao.”

Theo Minh Hằng thì: “Yêu một người trong giới showbiz thì không thể nào có thể có được sự bình yên.”

Mới đây, khi chia sẻ về chuyện tình cảm của mình, Minh Hằng đúc kết: “Khi người phụ nữ chưa có sự nghiệp, họ sẽ lao vào công việc. Còn người phụ nữ có sự nghiệp, nhà cửa, xe cộ đầy đủ, họ chỉ nghĩ đến chuyện tình cảm.”

(TTVN)

*****************

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: