Những nghiên cứu gây sốc về cá heo
Nhiều người cho rằng cá heo là động vật thông minh và thân thiện, nhưng những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã “lật mặt” loài cá này.
“Có thể cá heo hấp dẫn mọi người ở vẻ bề ngoài thân thiện. Tuy nhiên, về mặt trí não, chúng chẳng có gì đặc biệt. Tôn sùng chúng về mặt trí tuệ là một sai lầm”, nhà động vật học Justin Gregg, thành viên chủ chốt của Dự án truyền thông cá heo ở Mỹ, đồng thời là một nhà báo nổi tiếng của Tạp chí thủy sản (Mỹ), cho hay.
Theo ông Gregg, đúng là cá heo có một số hành vi được xem là phức tạp thường thấy của động vật bậc cao như sống theo bầy đàn, giao tiếp được với nhau… Tuy nhiên, điều đó không làm chúng trở nên đặc biệt hơn so với các loài khác bởi gà, lợn.., đều có những khả năng này.
Ông Gregg cho biết, sở dĩ cá heo được coi trọng bởi năm 1950, nhà thần kinh học Mỹ, John Lilly phát hiện loài này có bộ não lớn.
“Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cá heo có trí tuệ tuyệt vời. Tiếng kêu của chúng cũng cực kỳ đơn điệu. Có thể cá heo dùng chúng để giao tiếp nhưng lại không thể thông qua đó để báo động cho đồng loại khi gặp nguy hiểm. Còn loài gà vẫn thường xuyên thực hiện được điều này”, ông Justin Gregg phân tích.
Quan niệm về cá heo là một loài động vật cực kỳ thân thiện, cũng bị nghi ngờ. Một nghiên cứu của Đại học St Andrews ở Scotland cho rằng, cá heo thường giết những đồng loại nhỏ hơn mà chúng gặp dù không bao giờ ăn thịt.
Theo Dân Việt
***************************
Đâm chết nhân tình của vợ ngay trên giường ngủ
Hôm 7/9, anh M Sakthivel (33 tuổi) rời nhà vào khoáng 8 giờ tối sau khi cãi nhau với vợ là Bhuvaneshwari. Anh này quay trở về nhà lúc 12 giờ 30 nhưng gọi mãi không thấy vợ mở cửa. Nghi ngờ có chuyện, Sakthivel đã đột nhập vào nhà và phát hiện thấy Bhuvaneshwari đang ngủ với gã hàng xóm tên Satish.
![]() Ảnh minh họa
|
Trong cơn cuồng ghen Sakthivel đã dùng dao tấn công và giết chết Satish ngay trước mặt vợ. Ba người con của Sakthivel đang ngủ ở phòng bên cạnh khi sự việc xảy ra.
Sau khi ra tay giết tình địch, Sakthivel đã tới trụ sở cảnh sát để đầu thú.
Theo kết quả điều tra ban đầu thì cách đây một năm Bhuvaneshwari đã từng bỏ trốn với Satish. Sakthivel đã phải trình báo mất tích và nhờ cảnh sát tìm kiếm. Cảnh sát cũng đã cảnh báo yêu cầu Bhuvaneshwari sống chung thủy với chồng. Tuy nhiên, cô này tiếp tục qua lại với Satish.
L.Linh
Theo TO
**********************
Đời cay đắng của người mẹ phơi nắng con để bán vé số
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị phụ tình nên người phụ nữ mới ngoài đôi mươi một mình nuôi hai con nhỏ. Hàng ngày chị phải bế theo con “phơi nắng” bên đường để bán vé số mưu sinh.
Nhiều người đi trên những con đường trục chính trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) chẳng còn lạ gì hình ảnh đáng thương của một người phụ nữ mới ngoài đôi mươi với dáng người nhỏ bé, đen xạm, vẻ mặt mỏi mệt bé một bé gái vài tháng tuổi ngồi giữa trời nắng để bán vé số. Nhiều lúc đứa trẻ có dấu hiệu kiệt sức nên người phụ nữ này lại phải “tiếp nước” khiến những người đi đường quặn lòng thương xót.
Qua cuộc trò chuyện, người phụ nữ bán vé số cho biết tên là Nguyễn Thị Bé (SN 1991, quê huyện Sơn Định, Quảng Ngãi). Khi thấy có người hỏi mình, chị Bé tỏ ra dè dặt: “Cứ nghĩ là công an lại đuổi không cho tôi bán vé số ở khu vực này nữa nên sợ thôi. Mấy ngày trước bị mời lên công an phường vì họ thấy tôi ẵm đứa bé ngồi giữa trưa nắng bán vé số. Họ tưởng đứa trẻ đó không phải là con tôi, tôi lợi dụng đứa bé để lấy lòng thương hại. Có ai muốn đày con mình ngoài trời nắng mưa, khói bụi đâu nhưng hoàn cảnh đưa đẩy phải chịu thôi…”.
Người mẹ liên tục “tiếp nước” cho con nhỏ của mình vì bị phơi nắng. Ảnh: Như Phú. |
Khi hỏi về hoàn cảnh, người phụ nữ với nước da cháy xạm, mái tóc khô mùi mồ hôi bết vào nhau xõa xuống như đang muốn che lấp đi ánh mắt buồn rười rượi, cố cúi mặt xuống nhìn vào bàn tay với những ngón to kệch đang xen vào nhau như cố giữ bình tĩnh. Sau tiếng thở dài, giọng trầm buồn, chị cho biết, là con duy nhất sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Mới chào đời được 3 tháng thì người mẹ đã nhẫn tâm bỏ đi theo tiếng gọi cua tình nhân, chị sống với cha.
Khát sữa mẹ, không có cái ăn nên chị ốm yếu còi quặt. Tưởng rằng mẹ đã bỏ đi thì người cha sẽ gắng nuôi con nên người nhưng một thời gian sau, cha chị lại đi thêm bước nữa. Sống với dì ghẻ, ba thì không quan tâm đến đứa con gái của người vợ bạc tình, chuỗi ngày tuổi thơ của chị thấm đẫm nước mắt. Đến năm Bé 6 tuổi thì ba bị bệnh rồi qua đời.
Từ đó Bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Chị sống cùng với ông bà nội. Tưởng rằng những đau khổ sẽ không tìm đến đứa trẻ tội nghiệp này nữa nhưng không ngờ đến năm 14 tuổi thì cả ông và bà lần lượt khuất núi. Cô chú bên nội, bên ngoại đều có gia đình riêng, kinh tế cũng khó khăn nên chẳng ai dám nhận Bé về nuôi. Không còn chỗ dựa nữa nên Bé đành bỏ học rồi vào Sài Gòn để kiếm việc làm.
Sau nhiều ngày lang thang, cuối cùng Bé cũng xin vào làm phụ cho một công ty may chỉ để kiếm được miếng ăn và chỗ ngủ qua ngày. Sau vài tháng thử việc, ông chủ trả thêm 100 ngàn đồng một tháng. Rồi thời gian cứ trôi đi, đến năm 17 tuổi, Bé thuê nhà trọ ở thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) rồi đi xin vào làm công ty may mặc. Cũng từ đây, cô gái quen biết Huỳnh Quang Thắng (SN 1983, thường trú Bình Dương).
Sống trong “địa ngục trần gian”
Vì sống trong sự cô đơn nhiều năm, không có người thân nên khi thấy Thắng quan tâm đến mình, Bé xúc động. Lúc này cô nghĩ rằng Thắng biết hoàn cảnh éo le của mình thì sẽ yêu thương thật lòng. Nhưng không ngờ sau nhiều ngày nài nỉ bạn trai đưa về nhà chơi thăm gia đình thì cũng là lúc Bé biết được cuộc đời mình đã trao thân gửi phận nhầm cho một kẻ sở khanh. Thắng đã có vợ con và còn là người đàn ông vũ phu, lăng nhăng.
Nỗi tuyệt vọng ê chề cứ mỗi lúc một nhiều hơn khiến Bé khóc rất nhiều và muốn cắt đứt mối quan hệ tình cảm với Thắng. Nhưng một sợi dây gắn kết buộc chặt chị lại với gã là chiếc thai đang lớn lên từng ngày trong bụng và đã 4 tháng. “Lúc đó mình chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Cuộc sống đã khó khăn giờ lại bụng mang dạ chửa, khi sinh ai chăm sóc cho mình? Nghĩ đến đây tôi đành chấp nhận kiếp chồng chung mong sau này khi mình ở cữ không đi làm được thì có người phụ giúp…”, chị tâm sự.
![]() |
Chị Bé tâm sự về cuộc đời đẫm nước mắt của mình. |
Chẳng cưới xin, chẳng giấy hôn thú, hai người thuê nhà trọ sống với nhau. Cứ năm bữa nửa tháng, Thắng lại ghé về chỗ vợ sống hai ba ngày rồi lại đi. Cuộc sống vốn đã vất vả nhưng chồng hờ lại liên tục uống rượu, bồ bịch khiến hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Mỗi lần Bé khuyên ngăn, Thắng lại túm tóc, giật đầu rồi thẳng tay đánh đập vợ mặc dù người phụ nữ này đang mang thai. Tủi phận, chị có ý định cắt đứt tình cảm nhưng bị hăm dọa rồi “dạy” cho một trận thừa sống thiếu chết.
“Khi tôi sinh đứa con đầu lòng, hắn cũng chẳng thèm quan tâm chăm sóc bỏ mặc hai mẹ con côi cút trên giường bệnh. Biết được hoàn cảnh của tôi, nhiều người đã giúp đỡ. Tủi phận lắm nhưng chẳng dám than vãn với Thắng vì biết rằng chỉ cần có một câu phản đối là sẽ bị hắn đánh đập ngay”, người phụ nữ nghẹn ngào kể lại.
Vì không có tiền nên sinh con chưa hết ở cữ, chị Bé đã phải đi bán vé số. Hàng ngày chị ẵm theo đứa con trên tay để đi bán. Nhiều hôm mệt lả vì ảnh hưởng của việc sinh nở nhưng không đi bán thì chẳng biết lấy đâu ra vài chục ngàn để đong gạo, thương con chị lại cố gắng đi thêm mấy chặng đường dưới cái nắng cháy da cháy thịt để bán cho hết mới về.
Nhưng bi kịch của cuộc đời vẫn cứ đeo bám chị. Sau hơn một năm sinh con, người phụ nữ này lại có thai với gã chồng vũ phu lần nữa. Khó khăn chồng chất khó khăn đè lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ mới ngoài đôi mươi. Tuy bụng mang dạ chửa kềnh càng nhưng hàng ngày chị vẫn phải bế theo đứa con hơn một tuổi đi bán vé số. Rồi cũng như lần trước, vào bệnh viện sinh con chị cũng cô đơn một mình khi mà Thắng vẫn đang vui vẻ với mấy cô gái khác.
Để mưu sinh, chị phải gửi đứa con lớn của mình cho người giữ trẻ trong khu trọ rồi ẵm theo đứa thứ hai mới sinh đi bán vé số. Thấy hoàn cảnh đáng thương, bà chủ đại lý cho chị lấy thiếu để đến chiều bán xong mang trả. Số tiền ít ỏi kiếm được phải trang trải mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày, vậy mà nhiều khi chồng còn về lấy tiền của chị để đi ăn nhậu.
Khi được hỏi: “Mỗi lần bị đánh như vậy sao chị không báo công an?”. Người phụ nữ này chỉ biết thốt lên vẻ hoảng hốt: “Trời! báo được thì tôi đã báo rồi. Hắn mà biết tôi có ý định báo công an thì hắn giết ngay. Hắn nói là nếu có bị bắt thì cùng chỉ ngồi tù xong rồi lại ra. Lúc đó hắn tìm đến trả thù. Thôi đành cố gắng chịu đựng biết sao giờ…”.
Trung tá Hà Văn Thanh, Trưởng Công an phường Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một) cho biết, mấy ngày trước nhận được thông tin phản ánh của người dân báo có một phụ nữ bé đứa trẻ mới vài tháng tuổi ngồi dưới trời nắng bên đường bán vé số trên địa bàn nên đã chỉ đạo thuộc cấp tới hiện trường đưa người mẹ trẻ và đứa bé về trụ sở làm rõ vụ việc.
“Qua điều tra, tìm hiểu xác định thì đúng đứa trẻ là con gái của người phụ nữ này. Do quá nghèo lại bị chồng phụ bạc nên phải ẵm con nhỏ đi bán vé số suốt một tháng qua. Chúng tôi đã yêu cầu chị không được phơi nắng đứa trẻ”, Trung tá Thanh nói.
Theo Tri Thức
*********************
Dù không phải là người đăng quang nhưng “chị Bảy” Phương Mỹ Chi lại là người để lại dấu ấn rất đẹp trong lòng khán giả, bởi mỗi lần “chị Bảy” cất tiếng, khán giả muốn rớt nước mắt.
Khó ai có thể quên được cô bé đen nhẻm, gầy tong trong bộ bà ba xuất hiện ở vòng Giấu mặt của chương trình. Ngay khi Mỹ Chi xuất hiện, người dẫn chương trình (MC) Trấn Thành đã gọi ngay: “Chào chị Bảy, sao chị Bảy bận áo bà ba làm chi vậy?”. Cô học sinh tiểu họ c bẽn lẽn: “Dạ, tại con hát nhạc dân ca”.
Hẻm nhỏ chộn rộn
Giọng ca ngọt lịm của Mỹ Chi cất lên bài Quê em mùa nước lũ. Trời ơi, cả trường quay (mà chắc cả nhiều người đang xem đài nữa) lặng ngắt. Có người rơi nước mắt, rồi đồng thanh vỗ tay rào rào. Cầm lòng sao được khi một cô bé mới 10 tuổi mà ngân nga với những nỗi đau, mất mát qua từng ca từ trong ca khúc. Cũng từ lần xuất hiện quá đặc biệt như thế, Mỹ Chi đã được mọi người thân thương gọi là … “chị Bảy”.
Những khoảnh khắc của “chị Bảy” Mỹ Chi trên sân khấu đêm chung kết The Voice Kids 7-9. Ảnh: LÝ VÕ PHÚ HƯNG
Hôm qua (8-9), tôi đến thăm nhà “chị Bảy” sau đêm thi. Căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ trong khu phố người Hoa ở đường Mạc Vân (quận 8, TP.HCM). Con hẻm này thường ngày vốn đã đông với dãy gánh bún riêu, sữa đậu nành, chuối chiên và có cả gánh chè của mẹ “chị Bảy”, thế mà hôm qua còn đông hơn hẳn.
Đêm trước đó, hầu như trong xóm ai cũng chờ coi “chị Bảy” hát vào tối chung kết cuộc thi đặng nhắn tin bình chọn cho “chị Bảy”. Và sáng ra, ai cũng chờ cô nà ng thức dậy chỉ để thăm hỏi coi thử con nhỏ sao rồi. Chưa kể đến gần 20 fan hâm mộ “chị Bảy” ngồi ăn bún riêu, uống đậu nành canh me “chị Bảy” thức dậy để an ủi vì hổng được giải nhất và đề nghị chụp ảnh chung với “chị”.
Điện thoại của cô Út, ba và mẹ “chị Bảy” reng liên tục. Mẹ “chị Bảy” nói: “Nó hạng nhì cũng có buồn chút chút nhưng cũng may mà nó không hạng nhứt, chứ hạng nhứt là ngày nay đông nữa, mệt nữa à!”.
Sau đêm chung kết, ở buổi giao lưu báo chí, thấy “chị Bảy” mặt khờ hẳn, ai cũng tưởng “chị Bảy” buồn nhưng hóa ra “chị Bảy” mệt và đói bụng, không muốn chi hết, chỉ muốn… đi ăn thôi. “Nó còn bày đặt an ủi tui rằng: “Má, con không buồn mà má buồn chi vậy!”” – mẹ “chị Bảy” cười, kể.
Học “bẻ” giọng nhanh số một
Nhiều người xem qua tivi cũng biết rằng “chị Bảy” hát dân ca từ nhỏ và nhờ cô Út trong nhà hướng dẫn nhấn nhá cho từ ng câu chữ Như cô Út kể thì: “Cả nhà nghe nhạc dân ca nhiều lắm, nhất là nhạc do ca sĩ Hương Lan ca. Tự dưng từ độ sáu tuổi, “bà” (từ thân thương cô Út gọi “chị Bảy”) ca, tui nghe thấy “bà” có chất giọng sẵn nên chỉ cần bẻ cho “bà” luyến láy, lấy hơi… Tui cũng nghe đĩa và học lại chứ chẳng qua trường lớp gì, biết gì thì bày lại vậy nhưng được cái “bà ” học nhanh lắm”. Nói hồi cô Út vừa ca vừa kể làm ví dụ: “Câu hát “đêm luống trông tin bạn”, ba đận “bà” hát chữ “bạn” bình thường, tui nói chữ “bạn” phải xề xuống, tui ca thử một lần là “bà” làm được liền hà!”.
Trong gian nhà nhỏ của “chị Bảy”, ngoài gia đình nhà “chị Bảy” còn có bốn hộ gia đình là chú, bác, cô của “chị Bảy” sống chung. Vậy mà từ nhỏ “chị Bảy” cứ quấn cô Út thôi, cô Út nói “chắc tại do tui và “bà” đều thích ca”. Phòng cô Út cạnh phòng của gia đình “chị Bảy”. Cứ mỗi lần cô Út bật karaoke, “chị Bảy” học bài xong lại gõ cửa xin qua hát chung.
“Chị Bảy” vẫn là con nít
Nhiều người nói phải cho con bé học thanh nhạc để dưỡng giọng, sợ đi hát dùng sức hư cổ họng. Nhiều người gọi điện thoại tới mời con nhỏ diễn nhưng nhà tui hiện tại không nhận chương trình nào cả, bởi gia đình muốn lấy lại cân bằng cho con để con đi học hành đàng hoàng sau một thời gian dài đi thi. Mỹ Chi cũng nôn đi học lắm rồi! Chị VÕ THỊ HUỲNH THƯ,mẹ Phương Mỹ Chi |
Hát dân ca đúng thì không khó lắm nhưng hát mà làm khán giả nghe rớt nước mắt thì chẳng dễ chút nào. Tôi hỏi cô Út: “Chứ ngay cô Út ca nhiều khi đúng nhưng cũng khó mà làm khán giả phải xúc động, sao “chị Bảy” ca là khán giả khóc vậy?”, cô Út nói ngắn gọn: “Bởi bản chất tánh tình “bà” là người tình cảm”.
Tôi lo rằ ng “chị Bảy” ca toàn bài buồn, sống tình cảm vậy thì con người “chị Bảy” sau này đa đoan. Vậy mà cô Út chẳng lo: ““Bà” thích dân ca, nhạc buồn nên “bà” cuốn theo khi hát nhưng khi buông bài hát ra thì “bà” đúng là đứa con nít rân”.
“Chị Bảy” con nít đến độ chẳng quan tâm chi giải thưởng, thi chơi cho vui thôi. Từ lớp 1 đến giờ, năm nào cũng có giấy khen, đi học rất chuyên cần, chẳng bỏ bữa nào hết. Trong suốt thời gian đi dợt nhạc cho chương trình ở vòng liveshow, theo lời của cô Út thì: “Khi nào mặt “bà” cũng chằm dằm đòi về vì thấy nghỉ học lâu quá sợ không theo bạn được. Người nhà dỗ “bà” rằ ng dù sao cũng đã nhiều người thương mình nên mình ráng tập chứ không bỏ ngang được, sau đó mình học bù thêm vào thứ Bảy, Chủ nhật, may mà “bà” chịu”.
Trong khi tôi ngồi trò chuyện vớ i cô Út, với mẹ thì “chị Bảy” lon ton ra ngay bên hông nhà ăn bún riêu với các anh chị hâm mộ , tí ta tí tởn uống sữ a đậu nành rồi nhâm nhi tiếp một bịch bánh tráng trộn. Chị Bảy phải “nạp năng lượng” để 10 giờ đi tập cho đêm nhạc tri ân khán giả vào buổi tối ở phòng trà We (quận 3).
Chị Bảy không về nhất trong chương trình nhưng chị Bảy đã về nhất trong lòng nhiều khán giả, trong đó có tôi…
Cô Út – ca sĩ Quế Như của ngày xưa Cô Út, người hướng dẫn, theo sát Mỹ Chi từ nhỏ vốn là ca sĩ với tên thật Quế Như. Từ 10 tuổi, Quế Như đã đi hát những sân khấu như ở sân khấu Đại Thế Giới. Tới 14 tuổi, Quế Như chính thức vào ban nhạc Viễn Đông. Ban nhạc này chủ yếu hát ở khu vực quận 5 với những ca khúc nhạc Hoa trữ tình nhưng trong lòng Quế Như ngày đó vẫn yêu thích nhạc dân ca. Đi hát được khoảng bốn năm thì Quế Như mắc bệnh, di chứng ảnh hưởng đến thị giác. Quế Như rút lui khỏi sân khấu, chỉ nhớ nghề mà ca ở một phòng thu của người bạn… Phương Mỹ Chi bên cô Út (ngồi cạnh) – người chắp cánh cho em đến với dân ca và ba mẹ ở quán sữa đậu nành ngay hông nhà. Ảnh: QUỲNH TRANG Tôi hỏi: “Đi hát từ thuở bằng Mỹ Chi, chị có thấy nghề ca hát bạc bẽo không? Vài bữa Mỹ Chi theo nghề chị có ủng hộ không?”, cô Út xa xăm: “Nhiều nghề cũng bạc bẽo lắm chứ riêng gì ca sĩ nhưng với ca hát thì đa phần buồn hơn vui. Ca sĩ lên sân khấu trăm ngàn người vỗ tay đó nhưng về lại thui thủi một mình. “Bà” mà đi hát tui cũng lo nhưng lo sao nổi, mỗi người có mỗi số phận riêng…”. |
QUỲNH TRANG
***********************
Trường đào tạo ninja cho… phụ nữ Hồi giáo
Khi chứng kiến hàng trăm phụ nữ đang cầm trong tay những vũ khí nguy hiểm, thực hiện các pha nhào lộn không cần đồ bảo hộ… có lẽ tất cả mọi người sẽ tưởng mình đang lạc vào chốn… phim trường của một bộ phim võ thuật nào đó.

Ngôi trường Ninja này đã mở cửa từ năm 1989 và hiện giờ đang có 3.500 phụ nữ theo học để trở thành Kunoichi (nghĩa là nữ Ninja). Giáo viên của Ninjutsu, bà Fatima Muamer nói với kênh truyền hình Press TV của Iran rằng, càng ngày càng có nhiều phụ nữ đến đây vì bộ môn này giúp cơ thể cân bằng hơn.

Bà Muamer cho biết: “Bài học quan trọng nhất ở Ninjutsu là sự tôn trọng và khiêm tốn. Họ học phải tôn trọng mình sau đó là môn võ mà họ theo học. Sự bình tĩnh là bài học quan trọng mà họ cần nắm được.”

Học sinh tại trường được hướng dẫn sử dụng những vũ khí nguy hiểm, bao gồm cung, kiếm, côn và phi tiêu (thứ vũ khí truyền thống của Nhật Bản). Sensei Akbar Faraji là người đầu tiên khởi xướng việc đào tạo Ninja tại Iran khi ông mở trường Ninjutsu từ 22 năm về trước.



*****************
8 câu chuyện sửng sốt về thầy cô giáo
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng điểm lại những trường hợp đặc biệt về các giáo viên nhé!

Cô Jane Barlow mắc hội chứng ngủ rũ hiếm gặp.








Thầy Nguyễn Ngọc Ký
**************
Nhật Bản: Thuê mông gái đẹp làm gối ngủ
Sau dịch vụ ôm người đẹp ngủ không sex, đàn ông Nhật Bản lại phát sốt với dịch vụ thuê mông gái đẹp làm gối ngủ.

*********************
Thưởng thức… cơm tù tại nhà hàng siêu độc đáo ở Nhật Bản
Với những người không đủ gan phạm tội hoặc không muốn phạm tội nhưng lại thích thử ăn cơm tù thì nhà hàng Căng tin Nhà tù ở Nhật Bản quả là một lựa chọn hoàn hảo.

Nhà hàng Căng tin Nhà tù có một không hai nằm trong khu di tích Trại giam Abashiri.
Tận mắt chứng kiến khẩu phần cơm tù giống các phạm nhân Nhật Bản.
Nằm trong khu di tích Trại giam Abashiri, thành phố Abashiri, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản, nhà hàng ăn mở cửa từ 10h30′ sáng tới 15h30′ chiều hằng ngày. Điểm khác biệt của nhà hàng là không phục vụ những món ăn đặc sản Nhật Bản mà chủ yếu tập trung vào những món ăn trong khẩu phần cơm tù hằng ngày của các phạm nhân.

Nhà hàng mở cửa phục vụ từ 10h30′ tới 15h30′ mỗi ngày.
Theo RocketNews24, với giá thành khá rẻ cộng với món ăn ngon miệng, nhà hàng đã thu hút rất nhiều thực khách sành miệng. Menu của nhà hàng có đầy đủ các món từ cá, đồ ăn kiêng cho tới thực phẩm chứa muối, chất xơ và hữu cơ…
Ngoài ra, thực khách còn có thể lựa chọn 1 trong 2 set đồ ăn đầy đủ: loại A 800 Yên (khoảng 175 nghìn VNĐ) và loại B 700 Yên (khoảng 150 nghìn VNĐ). Cả 2 set đồ ăn đều bán kèm canh miso truyền thống.

Set A gồm: cơm lúa mạch, cá thu rán, củ cải muối, salad miến, canh miso có giá 800 Yên.
Tuy nhiên, những tù nhân thực sự sẽ không được ăn canh miso giống như Căng tin Nhà tù mà có thể họ chỉ được ăn loại gạo chất lượng thấp hơn như một hình phạt cho những tội lỗi mà họ gây ra mà thôi.

Set B có giá nhỉnh hơn gồm: cơm lúa mạch, cá nục, rau xào, củ từ, canh miso.
Với tiêu chí sáng tạo rất “Nhật Bản”, nhà hàng độc đáo có một không hai này rất phù hợp với những ai thích ăn cơm tù mà lại không đủ gan hoặc không muốn phạm tội.
**********************
Những cặp đôi chế siêu-khó-đỡ của “Tân Thần điêu đại hiệp”
Biết tính Vu Chính ham mê sáng tạo, khán giả Trung cũng rất nhiệt tình phụ anh bằng việc chế ra những cặp đôi không-thể-sốc-hơn cho “Tân Thần điêu đại hiệp”.















Doãn Chí Bình 2014 ra dáng… đàn ông đích thực



**********************
Những mỹ nhân Trung Quốc hạnh phúc với phận “vợ hai”
Họ đều là những minh tinh hàng đầu của Trung Hoa nhưng lại chỉ là vợ hai, vợ ba của các đại gia.


Sau khi gặp gỡ và kết duyên cùng
Triệu Vy, cuộc sống của cặp đôi này trở nên ấm áp và viên mãn đến mức nhiều ngôi sao lớn cũng phải ghen tị. Kể từ sau khi “én nhỏ” sinh cho đại gia họ Huỳnh cô con gái Tiểu Tứ Nguyệt, gia đình nhỏ của họ lại càng thêm ấm cúng và rộn rã tiếng cười. Huỳnh Hữu Long luôn giúp Triệu Vy chu toàn công việc gia đình trong thời gian cô bận rộn với công việc làm phim.Mạc Văn Úy


Đặng Tiệp

Về làm vợ
Quốc Lập, Đặng Tiệp dần lui về phía sau chồng, mặc dù khi đó cô nổi tiếng hơn chồng. Cô chăm nom gia đình, giúp chồng quản lý công việc. Đặng Tiệp được goi là “nội tướng tài ba” phía sau thành công của Trương Quốc Lập.Vương Diễm


Nhưng
Vương Diễm đã cho thấy đây chỉ là những suy đoán nhảm nhí. Con trai của Vương Diễm đã gần 10 tuổi và người đẹp một thuở luôn thấy hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Bất chấp việc Vương Chí Tài đã từng có vợ và có con riêng chỉ kém cô vài tuổi.Tô Nham


Bỏ qua mặc cảm, Tô Nham an phận làm vợ La Gia Lương và hạnh phúc bên con gái đáng yêu.
************************
Giám đốc “dê xồm” cưỡng hiếp 4 ứng viên trong nửa tháng
Thấy nhiều ứng viên đến xin tuyển dụng, chủ yếu là các cô gái trẻ, quê gốc ở nông thôn, trong lòng Duẩn nổi ý tà dâm. Các cô đến xin việc đều được giám đốc Duẩn tiếp đón rất lịch sự rồi lừa vào nhà nghỉ, thực hiện hành vi cưỡng hiếp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau khi tốt nghiệp Trường đại học kinh tế quốc dân, chuyên ngành kế toán, Hằng loay hoay mãi vẫn chưa xin được việc làm. Tuy nhiên, cô vẫn quyết tâm bám trụ ở Hà Nội. Ngoài việc phụ bán hàng trong một cửa hàng buôn bán quần áo ở Cầu Giấy kiếm tiền sinh sống, chờ thời cơ để trở lại với công việc được đào tạo, cô luôn chú ý đến các “kênh” thông tin tuyển dụng.
Rồi một hôm, Hằng mừng rỡ khi đọc được dòng tin đăng trên báo “Mua & Bán”, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển An Thịnh (Công ty An Thịnh), có trụ sở chính ở 107 Nguyễn Chí Thanh và chi nhánh ở 74 đường Bưởi, quận Ba Đình, cần tuyển nhân viên kế toán, đi làm ngay với mức lương thử việc là 1,2 triệu đồng. Theo số điện thoại 0914437… đăng trong mẩu tin, Hằng nhấc máy gọi ngay. Nghe máy bên kia là giọng một người đàn ông.
Sau khi xác nhận doanh nghiệp đăng tin tuyển nhân viên kế toán, ông ta tự giới thiệu mình là giám đốc công ty và đề nghị Hằng ngay hôm sau mang hồ sơ đến nộp ở địa chỉ 74 đường Bưởi. Khấp khởi mừng thầm, sáng hôm sau, Hằng mang hồ sơ tìm đến địa chỉ này thì được một người thanh niên còn khá trẻ tiếp. Anh ta tự giới thiệu là nhân viên công ty, có nhiệm vụ tiếp nhận người đến tuyển dụng và trực tiếp phỏng vấn ứng viên. Sau vài câu phỏng vấn qua loa, anh nhân viên tiếp nhận hồ sơ nhận số tiền đặt cọc của Hằng là 400 ngàn đồng rồi hẹn cô ngay sáng hôm sau đến nhận việc. Mừng vì được tuyển dụng nhưng Hằng phân vân, nghi ngờ về khả năng của công ty này.
Tuy được quảng cáo khá hoành tráng, có tới 23 lĩnh vực kinh doanh như tư vấn du học, lữ hành du lịch nội địa, du lịch quốc tế, đại lý mua bán ký gửi hàng hóa, tư vấn quản lý và tuyển dụng lao động… nhưng văn phòng công ty chỉ vỏn vẹn với căn phòng khoảng hơn chục mét vuông cùng chiếc máy vi tính, vài cuốn sổ sách và duy nhất người nhân viên ấy. Mặt khác, khi tiếp xúc với người nhân viên, cô thấy đôi mắt một mí cứ đảo đi, đảo lại, gian gian thế nào ấy. Tham khảo ý kiến một vài bạn thân, Hằng quyết định không đến Công ty An Thịnh nhận việc, chấp nhận mất số tiền đặt cọc.
![]() |
Chân dung giám đốc “dê” |
Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau, có một người đàn ông gọi đến máy của Hằng, xưng tên là Duẩn, Giám đốc Công ty An Thịnh, mời cô đi làm. Thấy Hằng tỏ ý không muốn đi làm, Duẩn hỏi lý do rồi hứa sẽ sắp xếp cho cô một công việc hấp dẫn, phù hợp với chuyên môn, lương cao tại một công ty thuộc lĩnh vực xây dựng mà anh ta có cổ phần. Thế nhưng nửa tháng đầu, cô phải xuống Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên làm việc, sau đó mới chuyển về trụ sở chính ở Hà Nội được. Trước lời hứa ấy của Duẩn, Hằng nhận lời.
Sáng hôm sau, Hằng lên đường xuống Bần Yên Nhân. Vừa đi qua địa phận Hà Nội thì Hằng nhận được điện của Duẩn đề nghị quay lại để nhận giấy tờ, tài liệu mang xuống. Anh ta dặn cô, cứ đến bến xe Gia Lâm sẽ có người đón rồi gặp cô Hương, kế toán công ty để nhận tài liệu. Khi Hằng quay lại bến xe, cô gặp ngay anh nhân viên tuyển dụng hôm trước. Hằng không thể ngờ anh ta chính là Duẩn, Giám đốc công ty. Duẩn đón Hằng rồi đưa cô lên một nhà nghỉ nằm gần bến xe Gia Lâm và cho biết cô Hương, kế toán công ty, đang nghỉ ở đó.
Tuy nhiên, khi cô đi theo Duẩn vào một căn phòng của nhà nghỉ thì không thấy cô kế toán mà cũng chẳng thấy tài liệu đâu. Trong khi cô chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Duẩn chốt chặt cửa phòng và lộ nguyên hình là một con “quỷ râu xanh”. Hắn lao vào ôm lấy Hằng, vật xuống giường nhằm cưỡng đoạt cô, miệng rít lên đe dọa: “Nếu kêu lên, tao sẽ rạch mặt mày”. Quá bất ngờ, Hằng phản ứng khá quyết liệt, vật lộn với Duẩn. Thế nhưng sức Hằng không thể chống đỡ được với con quỷ dâm dục này. Khá quỷ quyệt, Duẩn sử dụng máy điện thoại di động chụp lia lịa. Trước khi bỏ đi, hắn còn đe dọa nếu Hằng báo công an thì sẽ tung những tấm ảnh và đoạn clip quay được lên mạng.
Bị cưỡng bức, Hằng uất lắm nhưng khi nghe Duẩn đe dọa, vả lại cô mới 22 tuổi, cuộc đời còn ở phía trước nên cô chọn cách im lặng. Nhiều lần Hằng điện cho Duẩn xin lại những bức hình bị chụp nhưng đều bị từ chối. Mỗi lần trò chuyện với Duẩn, Hằng đều ghi âm để sau này nếu cần làm bằng chứng tố giác kẻ hại đời cô. Trong khi Hằng chần chừ chưa muốn tìm đến cơ quan công an tố giác thì bất ngờ ít ngày sau, cô thấy trên các báo đăng tin Duẩn bị bắt vì phạm tội hiếp dâm. Không chỉ Hằng mà còn có 3 cô gái khác cũng là nạn nhân của hắn.
Thì ra, sau khi hãm hiếp Hằng mà không thấy cô phản ứng gì, Duẩn quen mui thực hiện “chiêu” tuyển dụng nhân viên văn phòng và kế toán để giở trò đồi bại với các nữ ứng viên. Theo cô Vũ Thị Khánh, 24 tuổi, quê ở Bắc Ninh, sau khi đọc được tin Công ty An Thịnh cần tuyển nhân viên, cô tìm đến trụ sở công ty ở 74 đường Bưởi gặp Duẩn. Anh ta đưa cho cô bản hợp đồng thử việc trong thời gian 1 tháng, với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Sau 2 ngày làm việc, Duẩn thông báo với Khánh chuẩn bị đi công tác cùng giám đốc. Hôm sau, hắn đưa Khánh vào một nhà nghỉ ở bên Ngọc Lâm, Long Biên, nói là gặp kế toán để làm việc rồi cưỡng hiếp cô.
Tương tự như thế là trường hợp cô Nguyễn Thị Vân, 22 tuổi, quê ở Nghệ An, cũng được Duẩn chấp nhận tuyển dụng vào làm nhân viên văn phòng. Sau mấy ngày làm việc, Vân bị Duẩn lừa đi “làm quen với công việc” rồi đưa vào một nhà nghỉ nằm trên địa bàn phường Phương Liệt, quận Hoàng Mai, dùng vũ lực khống chế hãm hiếp. Còn trường hợp cô Ngô Thị Thùy Linh, 23 tuổi, quê ở Đan Phượng, cử nhân kế toán vừa ra trường, cũng được Duẩn tuyển dụng rồi gọi điện đến giao dịch với đối tác tại một nhà nghỉ ở Giáp Bát. Tuy nhiên, khi Linh tìm đến đây thì chỉ gặp một mình Duẩn đứng trước nhà nghỉ. Lấy lý do đối tác đang bận tiếp khách trong nhà nghỉ, hắn mời Linh đi ăn trưa, ép cô uống bia. Thấy Linh ngà ngà say, Duẩn đưa cô quay lại nhà nghỉ rồi khóa chặt cửa, thực hiện hành vi bỉ ổi.
Khi Linh phản ứng, kêu cứu, Duẩn đe dọa: “Nhà nghỉ này là của tao. Mày mà kêu tao gọi thêm 2 thằng đàn em nữa vào thì coi chừng”. Cứ thế, chỉ trong vòng nửa tháng, gã giám đốc “dê xồm” này liên tiếp gây ra 4 vụ hiếp dâm nhân viên mới tuyển dụng. Thấy hắn vẫn ngang nhiên đến công ty làm việc, cười nói như không có chuyện gì xảy ra, ba nạn nhân là các cô Vũ Thị Khánh, Nguyễn Thị Vân và Ngô Thị Thùy Linh cùng gửi đơn tố cáo hành vi đốn mạt của Duẩn đến CAQ Ba Đình.
Hé lộ chi tiết kế hoạch tấn công Syria của Mỹ
Nhận thấy đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, các ĐTV Đội CSĐT tội phạm về TTXH – CAQ Ba Đình khẩn trương vào cuộc. Chỉ 3 ngày sau, Bùi Đức Duẩn, 24 tuổi, giám đốc Công ty An Thịnh, bị CAQ Ba Đình bắt giữ khẩn cấp. Sau đó, nạn nhân thứ 4 là Hằng cũng tìm đến cơ quan công an tố giác gã giám đốc đồi bại này. Theo các ĐTV, có điều nực cười là vị giám đốc trẻ của một doanh nghiệp “hoành tráng” như thế nhưng khi bị bắt không có một nơi để trú ngụ. Thì ra Duẩn thường ở “ké” với một người bạn trong khu nhà trọ dành cho sinh viên và người lao động nghèo ngoại tỉnh ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, Từ Liêm. Khi các ĐTV tìm đến nơi này để xác minh, không ai biết Giám đốc Duẩn. Ngay chiếc xe máy Nouvo mà Duẩn sử dụng vào việc đưa các nữ nhân viên đến nhà nghỉ cũng là xe đi mượn.
Còn điều nữa, theo giấy đăng ký kinh doanh thì Công ty An Thịnh của Duẩn vừa được thành lập trước khi giám đốc bị bắt đúng 1 tháng. Công ty này có 3 thành viên sáng lập, ngoài Duẩn thì 2 người còn lại đều là nông dân ở các tỉnh Thái Bình, Bắc Giang… Gia đình Duẩn vốn ở Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình, chỉ sống bằng nghề nông và nghèo lắm. Đến năm 2003, gia đình Duẩn mới chuyển về sinh sống ở phường Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên nhưng cũng không khấm khá hơn là mấy. Cậu em trai Duẩn đi làm thuê ở Sơn La. Sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp xây dựng, Duẩn xin được vào làm nhân viên cho một công ty phát triển nguồn nhân lực, trụ sở ở phố Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Với tấm bằng trung cấp, tất nhiên lương bổng của Duẩn khá thấp, trong khi vẫn cần phải hỗ trợ kinh phí cho bố mẹ nuôi cô em gái ăn học. Từ thực tế làm nhân viên ở công ty phát triển nguồn nhân lực này, Duẩn hiểu có thể kiếm được tiền từ công việc môi giới lao động, tư vấn du học… Thế là Duẩn làm hồ sơ thành lập Công ty An Thịnh với số vốn điều lệ ban đầu là 1,6 tỷ đồng. Lúc đầu đăng ký trụ sở công ty ở 22, ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh nhưng khi đi vào kinh doanh, vì kinh phí eo hẹp nên ít ngày sau, Duẩn chuyển về 74 đường Bưởi. Nhằm tạo nguồn nhân lực cho công ty, Duẩn cho đăng thông báo tuyển nhân viên.
Thấy nhiều ứng viên đến xin tuyển dụng, chủ yếu là các cô gái trẻ, quê gốc ở nông thôn, trong lòng Duẩn nổi ý tà dâm. Các cô đến xin việc đều được giám đốc Duẩn tiếp đón rất lịch sự rồi lừa vào nhà nghỉ, thực hiện hành vi cưỡng hiếp. Các cô kêu la, chống cự, Duẩn đe dọa dùng dao rạch mặt, gọi thêm nhân viên đến… Có trường hợp như cô Linh ở Đan Phượng, khi bị Duẩn cưỡng hiếp, cô kêu lên: “Bố em là công an”, song Duẩn không hề chùn tay. Sợ mang tiếng và sợ bị trả thù, các cô không dám tố cáo. Chỉ đến sau này, khi biết rằng, không chỉ có một mà có tới ba, bốn nạn nhân của con “quỷ râu xanh” này nên các cô mới cùng nhau đến cơ quan công an tố giác.
Không chỉ cưỡng hiếp liên tiếp 4 cô nhân viên thử việc mà chỉ trong thời gian 1 tháng sau khi thành lập, Duẩn còn kịp gây ra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù Công ty An Thịnh không có chức năng tuyển sinh du học nhưng Duẩn vẫn cho in thông báo rộng rãi tuyển 160 sinh viên đi học ở Singapo. Núp dưới thông báo này, Duẩn đã lừa, chiếm đoạt 1.000 USD của 2 anh Triệu Văn Hùng ở Vĩnh Phúc và Đặng Hoàng Phương ở Nam Định.
Với tội lỗi gây ra, Duẩn đã phải lĩnh bản án 12 năm tù giam về 2 tội hiếp dâm và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó 10 năm là hình phạt mà con “quỷ râu xanh” này phải chịu về tội hiếp dâm.
Nguồn: ANHP
***********************************





************************
Cụ ông 74 tuổi cưới dê ở nhà thờ Quỷ
Aparecido Castaldo, một thợ đục đá đã nghỉ hưu người Jundiai, Brazil, đã quyết định cưới nàng dê Carmella cưng. Không có mục sư Thiên Chúa Giáo nào đồng ý tiến hành lễ cưới này nên Aparecido và “người thương” sẽ cưới nhau trong một nhà thờ của quỷ sa tăng, Nhà thờ Quỷ.
Có nhiều người từng kết hôn với thú cưng trước đây. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp đó, lễ cưới chỉ là một nghi thức mang tính tượng trưng được thực hiện quy mô gia đình hoặc bạn bè. Tuy nhiên, cụ ông 74 tuổi, góa vợ và có 7 người con lại muốn được về với nàng dê Carmela trong nhà thờ và được tiến hành bởi một mục sư.
Không may cho họ, không có nhà thờ nào đồng ý với yêu cầu lạ thường này. Vì vậy Aparecido đã liên lạc với Toninho do Diabo – người bạn cũ là một trong những người thờ cúng quỷ Satan nổi tiếng ở Brazil.
Lễ cưới dự kiến sẽ diễn ra vào nửa đêm ngày 13/10 tại nhà thờ của Quỷ ở Sao Paolo. “Chỉ có nhà thờ của chúng tôi mới chấp nhận tình yêu giữa người và thú vật vì chúng tôi không có thành kiến”, Toninho cho biết.
Aparecido Castaldo và vợ tương lai
Aparecido đã yêu nàng dê cưng được hai năm và dường như nàng cũng đồng ý làm mẹ kế của 7 người con của ông – những người sẽ tham dự hôn lễ của bố. Mặc dù đám cưới sắp diễn ra đang gây rất nhiều tranh cãi trong vùng và khiến cho nhiều nhà hoạt động thú quyền nổi giận nhưng Castaldo cho biết họ không định có một đêm tân hôn. Ông chỉ cần một người bạn đời và Carmella là hoàn hảo.
“Bất cứ khi nào có người bảo tôi đang làm sai điều gì thì nàng dê đều im lặng. Tôi xin tiền đi shopping thì nàng cũng im lặng.” – Aparecido nói về “cô dâu tương lai”.
Sau đám cưới ngày 13/10 tới, Aparecido dự định sẽ ăn mừng đoàn viên với Carmela bằng một bữa tiệc thịt quay nhưng chắc chắn sẽ không có thịt dê.
Aparecido Castaldo và “vợ tương lai”
*****************************
Dị nhân Sài thành cởi trần trong lễ cưới
Trong ngày cưới vợ, tất cả quan khách đang có mặt tham dự đám cưới sửng sốt khi thấy chú rể… cởi trần sau lễ cúng gia tiên.
Cảnh tượng ấy khiến nhiều người nhìn ông giống một “yêu râu xanh” hơn. Đến giờ đã 20 năm chung sống, nhưng lần đầu tiên, “dị nhân” Lữ Tuấn Hồng (66 tuổi) mới tiết lộ câu chuyện có lẽ thuộc diện “độc nhất vô nhị” trong ngày cưới hỏi ở Việt Nam.
“Dị nhân” Lữ Tuấn Hồng cặm cụi bên công việc quen thuộc. Ảnh: T.G
Cởi trần đi “tán gái”
Ông Lữ Tấn Hồng (66 tuổi, P. 11, Q. Gò Vấp. TP. HCM), người được biết đến với hơn nửa thế kỷ từ khi sinh ra ở trên đời có thói quen… thích cởi trần. Xung quanh nhân vật này cũng có nhiều điều khá đặc biệt. Sống giữa thành phố phồn hoa đô hội bậc nhất của cả nước, nhưng ông không làm một công việc gì khác ngoại trừ đi đốn củi mướn để kiếm gạo, một nghề được xem là ngược đời trong thời hiện đại hiện nay. Chính vì những sở trường và sở thích chẳng giống ai thế nên ông vô tình trở thành người nổi tiếng bất đắc dĩ. Khi chúng tôi tìm đến hỏi thăm, căn nhà nhỏ của ông vẫn còn đang ngổn ngang những thanh gỗ, khúc củi lớn nhỏ xẻ đều do chủ nhân đốn về được sắp thành đống.
Bà Nguyễn Thị Thoa (60 tuổi), người vợ dám “chấp nhận” về sống với ông khi kể lại chuyện tình có phần lạ đời, miệng cứ tủm tỉm cười. 20 năm, chừng đó thời gian trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến đám cưới ngày ấy, bà cứ bảo: “Đó là đám cưới “lạ” nhất mà tôi từng chứng kiến. Bởi chẳng ai dám tin trong ngày lễ trọng đại, chàng rể mình trần trùng trục cùng cô dâu ra chào đôi bên họ hàng đến chia vui”.
Bà Thoa kể về người chồng của mình với giọng hóm hỉnh: “ Ông ấy (ông Lữ Tấn Hồng – PV) từ bé có cuộc sống rất cơ cực, nghèo đói tới mức không có tiền mua một chiếc áo để mặc nên suốt ngày chỉ cởi trần. Đến khi trưởng thành, thói quen ấy vẫn không hề thay đổi. Cơ duyên để hai người quen biết nhau cũng thật tình cờ khi cùng làm ở một nhà máy dệt đóng trên địa bàn Q. Gò Vấp”. Thời điểm ấy, ông Hồng được nhiều công nhân biết đến bởi sức khỏe phi thường và cái tính cách “độc”: Cứ qua cổng bảo vệ là ông lột ngay tấm áo trên người mà làm việc. Ngược lại, bà Thoa lại nổi tiếng xinh đẹp, tính cách dịu dàng. Cho dù có khá nhiều anh “trồng cây si” nhưng không hiểu thế nào, người con gái ấy cứ để ý anh chàng chuyên “cởi trần”.
Thường xuyên gặp gỡ trong công việc nên cả hai có nhiều dịp nói chuyện. Lúc đầu, đôi bên còn e ấp, ngại ngùng nhưng rồi sau đó thân nhau hơn. Những khi nào làm việc mệt nhọc hay có chuyện vui buồn gì, họ luôn mang ra tâm sự cùng nhau. Có khi đó là giờ ăn trưa vội vã, hay những buổi chiều muộn sau ca làm. Tuy chỉ đơn giản vậy nhưng đó lại là một câu chuyện rất đẹp và kéo dài tận… 18 năm. Lúc quen nhau là khi bà 18 tuổi còn ông là 24 tuổi, nhưng hai người tới ngoài 40 tuổi mới về chung một mái nhà. Lý do của chuyện này được bà Thoa chia sẻ rằng do khi ấy cuộc sống còn khó khăn, ông Hồng lại không có họ hàng thân thích, gia sản cũng không có một chút gì nên gia đình bà phản đối, quyết không muốn giao cuộc đời đứa con yêu quý cho một người vô định như vậy. Điều cha mẹ bà Thoa cảm thấy bất ổn nhất là “chàng rể” mà con gái lựa chọn lại có sở thích cởi trần khiến gia đình càng thêm bất an. Trong suy nghĩ, gia đình nghĩ rằng, ông Hồng không phải người có tâm lý bình thường.
Vì tình yêu, bà ra sức thuyết phục nhưng cũng không được. Cha mẹ bà lúc ấy thách đố ông Hồng muốn lấy được con gái họ thì phải có được công việc ổn định, đảm bảo cuộc sống sau này thì mới chấp nhận. Thế nhưng, hành trình 18 năm lăn lộn mưu sinh để lấy vợ của ông Hồng có rất nhiều gian nan. Do bản tính không thích mặc áo nên ông thường rất khó làm lâu trong các nhà máy, xí nghiệp. Cứ vào rồi lại ra, sau cùng ông quyết định trở về nghề… đốn củi. Là người tốt bụng lại tín nghĩa với mọi người xung quanh nên ông có rất nhiều bạn bè và anh em kết nghĩa. Trong lúc khó khăn, họ giúp đỡ ông rất nhiều. Khi biết ông trở về với nghiệp đốn củi, họ tình nguyện góp sức tham gia, cùng ông hàng ngày vật lộn với độ cao, ăn nắng ngủ mưa rong ruổi khắp nơi.
Sửng sốt tưởng chàng rể là “yêu râu xanh”
Sau nhiều năm, cuối cùng gia đình bên gái cũng phải mềm lòng, đồng ý gả cô con gái cho anh chàng “tiều phu” lúc ấy đã ngoài 40 tuổi. Thế nhưng, đám cưới của cả hai vợ chồng này là cả một câu chuyện dài mà đến giờ nhiều người nhắc lại vẫn không thể nào quên.
Số là, khi ông Hồng đã làm cho nhạc phụ, nhạc mẫu mềm lòng đồng ý gả con gái thì vài tuần sau đám cưới diễn ra. Do đã biết tính con rể không mặc áo nên gia đình nhà gái cũng thông cảm, nhưng vẫn yêu cầu phải cố “chịu đựng” trong toàn buổi lễ, lúc nào vãn khách đến chia vui thì mới được bỏ áo. Chàng rể cũng không có ý kiến gì, nghĩ rằng việc mặc áo trong vài ba tiếng đồng hồ chắc cũng có thể gắng được, dù sao cũng là ngày trọng đại, ai lại cởi trần. Mọi việc chuẩn bị xong xuôi, khách khứa mời đầy đủ, ấy thế mà đúng ngày trọng đại thì xảy ra sự việc trớ trêu, làm toàn bộ khách cưới cùng toàn gia đình được một phen hoảng hốt. Bởi quen ở trần nên việc mặc áo với ông Hồng đã khó, nay lại khoác trên người bộ quần áo dày cộp, kèm theo đôi giày nặng nề nên ông rất khó chịu trong chuyện đi đứng, chào hỏi. Lúc đầu thì còn bình thường nhưng về sau, bộ áo quần ấy làm cho chàng rể nóng nực, chật chội. Chịu không thấu, ông liều xin vợ và nhạc phụ cho mình được…. ở trần sau khi làm lễ cúng gia tiên. Mọi người cảm thấy bất ngờ bởi khi đó khách có rất nhiều. Rồi mặc cho gia đình vợ không đồng ý, ông nhất quyết cởi. Vừa cúng gia tiên xong, chàng rể vào phòng lột sạch áo ra, chỉ mặc chiếc quần dài và cùng cô dâu chào hỏi mọi người xung quanh. Cảnh tượng ấy khiến nhiều người sửng sốt không biết làm sao, thậm chí nhiều người còn không tin trước mặt mình là chú rể mà nhầm tưởng là … “yêu râu xanh” nên nháo nhào đi tìm… chàng rể. Phải tới khi gia đình giải thích thì mọi người mới biết rõ và thông cảm cho ông. “Đến giờ nhắc lại cũng thấy kỳ kỳ, nhưng mà thói quen rồi, cũng may là thời điểm đó tất cả đều hiểu, nếu không thì mất vợ như chơi”, ông Hồng cười lớn khi nhớ về kỉ niệm thuở nào.
Thấm thoát đã 20 năm trôi qua kể từ đám cưới “độc nhất vô nhị” ấy, giờ ông bà cũng đã có với nhau hai mặt con đều đang học đại học. Ngôi nhà tuy không lớn và ngổn ngang bởi cái nghề vất vả, nhưng họ cũng đã xây được một khu nhà trọ cho mấy hộ thuê. Bà Thoa tâm sự: “Tuy cuộc sống không giàu sang nhưng tôi luôn vui vẻ khi lấy ông ấy. Đến giờ, dù chung sống lúc tóc đã điểm bạc mà mỗi lần ra chợ, muốn chăm chút cho chồng tấm áo diện cũng chẳng dám, bởi mua về có bao giờ ông ấy mặc. Vậy nên, tôi cứ toàn phải mua quần đùi, cả trăm chiếc cũng dùng hết”.
Nhiều người hàng xóm khi tiếp chuyện cùng người viết góp vui: “Vợ chồng ông Hồng luôn sống chan hòa tình cảm với cộng đồng, thường xuyên đóng góp xây dựng khu phố, ủng hộ những gia đình khó khăn. Trong tổ nếu ai không có công viêc, ông sẵn sàng giới thiệu vào làm cùng ông với mức thu nhập ổn định. Cả chục năm trời không thấy có tiếng cãi vã gì từ nhà ông bà ấy. Riêng sở thích cởi trần của ông ấy thì lúc đầu thầy kỳ kỳ nhưng đến giờ thì ai cũng hiểu”.
“Dị nhân” cởi trần nhưng ít bệnh Bà Thoa cho biết, điều lạ là dù không mặc áo, thường xuyên dầm mưa dãi nắng nhưng ông rất ít khi đau ốm. Ngược lại, năm nay đã 70 tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai, vẫn ngày ngày ngược xuôi các tỉnh thành đốn củi mưu sinh. “Có lẽ, cái biệt danh “dị nhân Sài thành” mà mọi người gán cho ông ấy cũng xuất phát từ đó”- bà nói. |