Một người trước đây từng làm việc trong nhà tù của Bắc Hàn đã có những tiết lộ gây kinh hoàng dư luận về những đứa trẻ bị cắn xé bởi một bầy những con chó cảnh vệ, sau đó những đứa trẻ đáng thương này còn bị chôn sống bởi những đồng nghiệp của người này.

Ahn Myong Chol,đã làm việc như một nhân viên an ninh trong quãng thời gian 8 năm trước khi đào thoát khỏi Bắc Hàn vào năm 1994. Ahn hồi tưởng lại cái ngày mà ông chứng kiến ba con chó cảnh vệ vùng chạy khỏi sự kiểm soát của họ và tấn công những đứa trẻ đang trở về nhà sau buổi cắm trại của trường.
Ahn, 45 tuổi, kể lại trong một buổi phỏng vấn của hãng thông tấn AFP: “Lúc đó có đến ba con chó và chúng đã giết năm đứa trẻ. Có ba đứa trẻ bị giết ngay tại chỗ. Hai đứa trẻ còn lại vẫn còn thở nhưng những nhân viên an ninh kia đã chôn sống chúng.”
Được biết buổi phỏng vấn này là một hoạt động ngoài lề của Hội nghị Geneva của các nhà hoạt động vì nhân quyền.
Cuộc sống trong tại giam ở Bắc Hàn. Photo Courtesy:Dailymail
Ahn nói tiếp: “Ngày hôm sau, thay vì xử phạt những con chó đã giết người, những nhân viên an ninh này lại cho chúng ăn những thức ăn rất đặc biệt, như một kiểu phần thưởng sau khi chúng làm được điều đúng. Những con người trong trại tù lúc đó không được đối xử như con người, họ bị xem như những con ruồi có thể bị nghiền nát bất cứ lúc nào.”
Ahn là một trong số nhiều người đào ngũ tham gia cung cấp những chứng cứ đau lòng cho một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc. Tuần trước, một bản cáo trạng dài 400 trang về những tội ác vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn của chính phủ Bình Nhưỡng đã được công bố.
Chụp bằng vệ tinh của nhà tù Bắc Hàn. Photo Courtesy:Dailymail
Sau khi chạy trốn khỏi Bắc Hàn hai thập kỷ trước, Ahn đã ‘an phận’ làm việc tại một ngân hàng ở Nam Hàn trong nhiều năm, nhưng dần dần ông đã tham gia vào việc lên án hệ thống nhà tù kinh dị của Bắc Hàn.
Ba năm trước, ông đã bỏ công việc ở ngân hàng của mình để có thể dành tất cả thời gian cho tổ chức phi chính phủ của mình, tổ chức có tên Free NK Gulag. Ahn nói:“Tôi xem đó là nhiệm vụ của đời tôi, tôi phải nói lên sự thật về những gì đang xảy ra tại các trại tù của Bắc Hàn”
Ước tính có khoảng 80.000 đến 120.000 tù nhân chính trị ở Bắc Triều Tiên, một quốc gia 24 triệu người.
Ahn, một người từng làm công việc nhân viên an ninh của trại tù nói rằng ông biết quá rõ tâm lý tàn bạo của những lính canh tại đây. Theo lời kể của Ahn, trước khi chính thức trở thành nhân viên an ninh hay nói đúng hơn là lính canh của trại tù, ông phải trải qua một khoá huấn luyện có tính chất tẩy não. Tại đây, ông và những người khác bị nhồi nhét những tư tưởng không tốt về các tù nhân và xem họ là ác quỷ cần phải bị đối xử tàn bạo.
Những tù nhân bị giam cầm ở Bắc Hàn đều bị hình phạt rất nặng. Photo Courtesy:Dailymail
Khi ông được cử đến trại tù số 14, phía Bắc Bình Nhưỡng, ông đã được khuyến khích mang những tù nhân ra để thực hành các ngón đòn Tae Kwon Do của ông. Ông cũng nhớ lại cách mà các lính canh được kêu gọi để nổ súng vào những tù nhân có ý định trốn chạy.
“Chúng tôi được phép giết họ, nếu chúng tôi mang thi thể của họ về, chúng tôi sẽ được thưởng. Phần thưởng là một suất đi học ở trường đại học. Một số lính canh đã thả các tù nhân ra bên ngoài trại tù rồi bắn họ như những tù nhân trốn trại để dành được suốt học đại học đó.”
Ahn nói ông đã đánh đập nhiều tù nhân nhưng ông chưa bao giờ dám xuống tay giết ai cả.
Mặc dù Ahn đã chứng kiến rất nhiều vụ hành quyết, cảnh trẻ em đói khát, và những những cuộc tra tấn dã man, nhưng ông vẫn không hề mảy may suy nghĩ gì cho đến khi ông được bổ nhiệm vào vị trí tài xế, chuyên lái xe vận chuyển tù binh qua lại giữa các trại tù. Lúc này ông mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi về hệ thống này.
Trong các cuộc hành trình, đôi khi ông nói chuyện với các tù nhân và đã rất ngạc nhiên khi nghe đến 90% trong số những tù nhân mà ông chở nói rằng họ không biết lý do vì sao mình bị bắt vào trại tù.
Tại Bắc Hàn, nếu một người có tội thì cả gia đình của người đó cũng sẽ bị tống vào trại tù vì tội đồng loã. Ahn đã phải nếm trải luật lệ này. Năm 1994, khi trở về nhà, ông phát hiện ra cha mình đã bị ép phải tự tử vì trong lúc say xỉn, cha ông đã nói một số điều không hay về chế độ cai trị hiện thời. Mẹ và anh chị em của Ahn cũng đã bị bắt giữ và bị gửi vào trại tù.
Photo Courtesy:Dailymail
Sau đó ông quay trở lại làm việc nhưng luôn lo sợ sẽ bị xử lý bất cứ lúc nào. Vì thế ông đã lái chiếc xe của mình đến bờ sông Du Man và bơi sang Trung Quốc.
Khi Ahn bắt đầu tham gia vào những hoạt động phi chính phủ tại Hàn Quốc, ông cảm thấy rất khó khăn khi phải tiếp xúc với các cựu tù nhân, điển hình là Chol Hwan Kang.
Chol đã bị gửi đến trại tù số 15, nơi mà Ahn từng làm việc, cùng với gia đình của Chol khi ông mới chỉ 9 tuổi. Họ đã phải trải qua 10 năm sống trong nơi gọi là địa ngục trần gian ấy để ‘ăn năn’ vì tội bất trung của ông nội Chol.
Chol, cũng giống như hầu hết những người sống sót khác hiểu rằng Ahn đã không tự chọn công việc ấy và chấp nhận lời xin lỗi của Ahn, đồng ý bỏ qua quá khứ.
Ông Ahn đã so sánh những trại tù của Bắc Hàn với những trại khổ sai Gulags thời Xô Viết. Ông nói:
“Sự khác biệt duy nhất là những trại khổ sai Gulags đã kết thúc còn tại Bắc Hàn, những trại tù kinh khiếp như vậy vẫn đang tồn tại và hoạt động hàng  ngày.”
VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: