Tân Hoa Xã cho rằng, chính phủ Mỹ đóng cửa là thời cơ tốt để các nước trên thế giới tiến hành “phi Mỹ hóa” và tạo ra đồng tiền dự trữ mới thay thế đô-la Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích Mỹ ích kỷ và kêu gọi một trật tự thế giới mới

Cuộc chiến ngân sách và gia tăng trần nợ tại Quốc hội Mỹ đã trở thành chủ đề bao trùm trên các trang báo kinh tế quốc tế. Trong số các quốc gia, có lẽ truyền thông Trung Quốc là những người nhạy cảm và tức giận nhất trước những giằng co của 2 phe đảng Dân chủ và Cộng hòa bên kia nước Mỹ.

Theo hãng tin AFP, một bài bình luận được đăng trên Tân Hoa Xã – hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đã chỉ ra rằng: “Trong khi các chính trị gia Mỹ” thất bại trong việc “tìm kiếm một thỏa thuận khả thi để khởi động lại hoạt động như bình thường của các tổ chức chính phủ, nơi mà chính các chính trị gia đã vô cùng tự hào. Đó có thể là thời điểm tốt để tất cả các nước bắt đầu xem xét đến việc xây dựng một thế giới phi Mỹ hóa”.

“Những ngày đáng lo ngại đối với các quốc gia khác lại đang nằm trong tay của một quốc gia đạo đức giả phải chấm dứt và một trật tự thế giới mới phải được thiết lập trên tất cả các quốc gia (…) để tất cả sẽ được hưởng lợi ích từ sự tôn trọng và được bảo vệ một cách bình đẳng”.

Thời cơ vàng để "Phi Mỹ hóa" và tạo ra đồng tiền dự trữ mới thay thế USD?

Theo truyền thông Trung Quốc, cuộc chiến ngân sách và nguy cơ vỡ nợ của Mỹ chính là thời cơ tốt để các nước tiến tới "phi Mỹ hóa"

Không có một thỏa thuận ngân sách tại Quốc hội Mỹ trong việc nâng trần nợ, nhiều cơ quan chính phủ Mỹ đã ngừng hoạt động 13 ngày liền và nước Mỹ có thể phải tuyên bố vỡ nợ trong 4 ngày nữa (ngày 17/10).

Chính quyền Bắc Kinh đã liên tục đưa ra những cảnh báo trong những ngày gần đây về những liên lạc với Mỹ về vấn đề ngân sách của nước này đã làm bật lên mối quan hệ “không thể tách rời” giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Tân Hoa Xã còn nhấn mạnh, việc chính phủ Mỹ đóng cửa và những tranh cãi tại hai viện Quốc hội ở Washington về ngân sách liên bang cũng như nâng trần nợ “một lần nữa lại đang đe dọa lượng dự trữ đáng kể bằng đô-la Mỹ tại nhiều quốc gia và gây ra nhiều lo ngại cho cộng đồng quốc tế”.

Trung Quốc lo “sốt vó” vì nắm giữ 1,28 nghìn tỷ trái phiếu kho bạc Mỹ

Trung Quốc chính là nước sốt sắng nhất trước câu hỏi Mỹ có vỡ nợ hay không, bởi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với khoảng 1,28 nghìn tỷ USD (con số chính xác là 1,277 tỷ USD) trái phiếu kho bạc Mỹ đang được cất giữ trong quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, theo số liệu mới nhất từ ​​chính phủ Mỹ.

Thời cơ vàng để "Phi Mỹ hóa" và tạo ra đồng tiền dự trữ mới thay thế USD?

Cần một đồng tiền dự trữ mới thay vì sự phụ thuộc quá lớn vào USD

“Thay vì phải tôn trọng nhiệm vụ của mình trong trách nhiệm của một người đi đầu của kinh tế toàn cầu, Washington lại đang đặt lợi ích riêng lên trên hết, lạm dụng vị thế siêu cường và làm gia tăng sự hỗn loạn trên khắp thế giới bằng cách chuyển những nguy cơ rủi ro đến hệ thống tài chính ra ngoài biên giới quốc gia của mình”.

Nhưng đồng thời, Washington cũng “thổi bùng căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ và đã tiến hành cuộc chiến tranh phi lý dưới sự biện hộ của những lời nói dối”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết thêm về cuộc chiến của Mỹ tại Iraq.

Để “các nền kinh tế mới nổi có tiếng nói lớn hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế” chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tân Hoa Xã đưa ra ý kiến tạo ra một “đồng tiền dự trữ mới”, để thay thế cho đồng đô-la Mỹ đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên một cải cách tương tự như vậy đã được IMF chuẩn bị từ 3 năm nay nhưng chưa có hiệu lực bởi quyền phủ quyết của Mỹ.

Mới đây, chủ tịch WB, ông Jim Yong Kim cũng bày tỏ lo ngại khi Mỹ đang rơi vào thời khắc “rất nguy hiểm” và cảnh báo nguy cơ về những tác hại nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu trong trường hợp Mỹ vỡ nợ. Thời gian đang đếm ngược còn lại vỏn vẹn 4 ngày trước khi nợ công của Mỹ chạm trần 16.700 tỷ vào ngày 17/10 tới, theo tính toán của Bộ Tài chính Mỹ.

Theo: gafin

Nam.Nguyen

Nam Nguyễn

Nam.Nguyen

Posted by Nam.Nguyen

: