Những lỗi hay mắc phải của vợ chồng và Fiance

Như chúng ta biết, hiện nay trường hợp phỏng vấn diện bảo lãnh vợ/chồng hay diện hôn phu/hôn thê tỉ lệ đậu phỏng vấn lần đầu tiên rất thấp. Để tránh những điều này xảy ra, Ngọc Mai muốn gửi đến quý vị một vài điểm mà nhân viên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ thường từ chối:

1. Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng.

2. Người được bảo lãnh diện vợ/chồng hoặc hôn phu/hôn thê không biết đầy đủ thông tin cá nhân và đời sống của người bảo lãnh mình ở Mỹ.

3. Người được bảo lãnh không nắm bắt những thông tin trong mẫu I-130, tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I 864, đơn xin visa DS-230.

4. Bản tường trình mối quan hệ của hai vợ chồng hay hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững. Người chồng hay người vợ được phỏng vấn cho những thông tin không giống nhau.

5. Những yếu tố khác cũng nên chú ý vì đây là điểm yếu của hồ sơ.

I. Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng.

1. Vợ/chồng hoặc hôn thê/hônchưa ly dị đã cầu hôn hoặc tổ chức đám cưới.

2. Chưa cầu hôn đã đám cưới.

3. Thời gian quen nhau rất ngắn và cưới rất gấp. Ví dụ như cưới ngay trong lần đầu tiên người bảo lãnh và người được bảo lãnh gặp mặt nhau. Người bảo lãnh phải thăm viếng vợ/chồng/hôn thê/hôn phu ít nhất một lần trong vòng 18 tháng. Mối quan hệ không được gián đoạn trong vòng 6 tháng.

4. Riêng đối với diện hôn phu/hôn thê : Hai người chưa có làm lễ đính hôn mà đã mở hồ sơ bảo lãnh, 2 người chưa có kế hoạch cưới trong thời gian sắp tới ( VD : chưa biết đãi tiệc thế nào, ở đâu, dự kiến bao nhiêu khách), không biết hoặc chưa có lên dự định hưởng tuần trăng mật ở đâu, người được bảo lãnh không trả lời được lý do vì sao chưa có các điều này

II. Người được bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn phu/hôn thê không biết đầy đủ thông tin về người bảo lãnh và đời sống của người bảo lãnh  mình ở Mỹ.

1. Không biết nhiều về gia đình của vợ/chồng như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sống.

2. Việc làm của người bảo lãnh như: làm việc gì, ở đâu, mức lương như thế nào, lương tháng hay lương giờ, tên hãng là gì, sản xuất sản phẩm gì?

3. Không biết chi tiết về nơi sinh sống của chồng/vợ như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết…

4. Không biết nhà của vợ/chồng thuê hay mua, ở đó từ bao giờ , nhà có mấy phòng.

5. Không biết thông tin vài người bạn thân của người bảo lãnh, ví dụ như họ tên, tuổi, công việc.

6. Vợ/chồng, hôn phu/hôn thê.

7. Vợ/chồng, hôn phu/hôn thê ưa thích.

8. Tại sao cha mẹ, anh chị của người bảo lãnh không về tham dự đám cưới

9. Người chồng có bao nhiêu con riêng, tiền cấp dưỡng, các cháu đang ở với ai.

III. Những thông tin trong những mẫu I-130 , tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I 864, đơn xin visa DS-230 người được bảo lãnh không nắm bắt

1. Người vợ/chồng có bao nhiêu lần ly dị, lý do ly dị.

2. Quá trình làm việc trong suốt 5 năm của vợ/chồng.

3.Nơi ở của vợ/chồng trong suốt 5 năm qua.

4.Người đồng bảo trợ tên gì, mối quan hệ với người bảo lãnh

IV.Bản tường trình mối quan hệ của hai vợ chồng hay hôn thê hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững, người chồng hay người vợ được phỏng vấn cho những thông tin không giống nhau

1. Ngày gặp gỡ đầu tiên?

2. Trong hoàn cảnh nào?

3. Ngày cầu hôn?

4. Các sinh hoạt riêng tư của hai người như: tối ngủ chồng/vợ có hay ngáy không? Có nghiến răng không? bà xã mặc quần lót màu gì, quan hệ lần gần nhất là khi nào ….?!

5. Về bằng chứng thông tin liên lạc giữa 2 người như:

. Bill điện thoại.

. Mail.

. Giấy chuyển tiền không thường xuyên.

. Số lần vợ/chồng về VN ít hơn so với thời gian quen nhau.

. Hình ảnh bị nhân viên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ cho rằng hai người chỉ gặp nhau trong vòng thời gian ngắn ( 3 – 4 ngày).

V.Những yếu tố khác cũng nên chú ý vì đây là điểm yếu của hồ sơ

  • Người bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi là người Mỹ.
  • Hai người có số tuổi cách biệt : hơn 20 tuổi, hoặc người bảo lãnh là nữ và lớn tuổi hơn chồng/hôn phu (hơn 10 tuổi).
  • Người bảo lãnh đã từng lập gia đình với người nước ngoài như Úc,Canadakhông phải là người Mỹ. Hoặc người bảo lãnh đã từng bảo lãnh người hôn thê khác nhưng không thành công.
  • Chồng là nhân viên làm việc hoặc là đối tác làm ăn với người thân bên vợ.
  • Bằng chứng là phone bill cho thấy anh ta, chị ta dùng số phone do người khác đứng tên.
  • Bằng chứng không thuyết phục cho lần gặp gỡ biết nhau đầu tiên.
  • Thu nhập của người bảo lãnh không đủ theo yêu cầu.
  • Đã từng qua Mỹ nhưng ở lại quá thời hạn cho phép.
  • Đã từng làm hồ sơ hợp tác lao động ở những quốc gia khác và bị từ chối.

Qua những thông tin vừa nêu trên, Ngọc Mai kết luận rằng, nếu quý khách hàng muốn đạt kết quả phỏng vấn tốt thì:

1. Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân cần phải rõ ràng.

2. Khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị giấy tờ thật kĩ, hiểu thật rõ và nắm bắt tất cả những gì mình đã nộp cho Sở Di Trú và NVC.

3. Khi được phỏng vấn, cần phải bình tĩnh, giọng nói lưu loát, rõ ràng và nhất là phải thành thật.

http://www.baolanhngocmai.com/tin-tuc-di-tru/30-nhng-li-hay-mc-phi-ca-bo-lanh-v-chng-va-fiance

 

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!