Nhưng đợt sa thải nhân viên của Toys “R” Us – và những đợt khác đang diễn ra tại Công ty Bảo hiểm New York Life, và một số hãng khác – lại đi xa hơn. Đây là những ví dụ minh chứng các công ty cung cấp lao động nước ngoài đang sử dụng chương trình thị thực tạm thời để đưa nhân viên nước ngoài không có kỹ năng, trình độ đặc biệt vào Mỹ để giúp đưa việc làm ra nước ngoài, chủ yếu đến Ấn Độ.

job

Văn phòng của TCS, hãng outsourcing khổng lồ, ở Mumbai, Ấn Độ. Photo Courtesy: Kainaz Amaria/The New York Times

Khi quốc hội Mỹ đề ra chương trình cấp thị thưc lao động tạm thời, cho phép các hãng Mỹ bảo lãnh lao động nước ngoài có chuyên môn cao, kỹ năng đặc biệt đến Mỹ làm việc với ý tưởng giúp các hãng phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bây giờ một số lạo động đến Mỹ theo diện thị thực này đang giúp đưa công ăn việc làm ra khỏi đất nước.

4 tuần trong mùa xuân rồi, một phụ nữ trẻ từ Ấn Độ đến Mỹ làm việc ngồi chống cằm với một nhân viên kế toán Hoa Kỳ trong một góc phòng làm việc ấm cúng tại trụ sở Toys “R” Us. Người phụ nữ, nhân viên của một hãng chuyên cung cấp nhân viên lao động bên ngoài ở Ấn Độ được Toys “R” Us mướn, nghiên cứu và lưu trữ tất cả mọi hoạt động kế toán trên mỗi bàn phím, chụp màn hình trên máy điện toán, ghi lại chi tiết thanh toán đồ chơi được bán trong những cửa hàng khổng lồ của công ty.

“Cô ta kéo cái ghế ngồi trước màn hình máy điện toán của tôi,” nhân viên kế toán 49 tuổi, người làm việc cho hãng hơn 15 năm qua, nói. “Cô ta ‘ám’ tôi ở khắp mọi nơi, thậm chí ngay cả trong phòng vệ sinh của phụ nữ.”

Vào cuối tháng 6, 8 nhân viên từ công ty chuyên cung cấp lao động gia công nước ngoài Tata Consultancy Services, được gọi tắt là TCS, đã cho in những cuốn cẩm nang công việc rối rắm, phức tạp cho 67 người, chủ yếu trong bộ phận kế toán. Rồi họ quay trở về lại Ấn Độ, huấn luyện nhân công để tiếp nhận và làm những công việc đó ở Mỹ. Một loạt nhân viên Toys “R” Us ở New Jersey, mà nhiều người trong số đó đã gắn bó với hãng hơn một thập niên, đã bị mất việc.

Chương trình thị thực tạm thời được biết đến là thị thực H-1B cho phép các hãng xưởng Mỹ bảo lãnh lao động nước ngoài có trình độ đại học trở lên, có trình độ chuyên mộn cao trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật, đám ứng được nhu cầu cần tay nghề đặc biệt, đến Mỹ làm việc. Thị thực H-1B là thị thực “không định cư”. Những người được cấp thị thực “không định cư” chỉ có thể ở lại Mỹ trong một khoảng thời gian có hạn. Theo hướng dẫn của liên bang, hãng bảo lãnh phải ký một chứng thư tuyên bố lao động nước ngoài “sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện làm việc” của người Mỹ hoặc giảm lương của họ.

Tuy nhiên, những năm gần đây, các hãng tư vấn và cung cấp lao động gia công ở nước ngoài (outsourcing) toàn cầu đã lấy được hàng ngàn thị thực tạm thời để đưa nhân viên nước ngoài vào lấy những công việc của nhân viên trong nước. Bộ Lao động đã mở một cuộc điều tra khả năng vi phạm thị thực do những người thầu tại hãng Walt Disney, và tại Edison ở miền Nam California, nơi những người nhập cư thay thế dân Mỹ trong những công việc họ vẫn làm. Bốn cựu nhân viên tại hãng Disney đã đệ đơn khiếu nại bị phân biệt đối xử, nhưng hãng vẫn khẳng định họ tuân theo đúng luật.

Nhưng đợt sa thải nhân viên của Toys “R” Us – và những đợt khác đang diễn ra tại Công ty Bảo hiểm New York Life, và một số hãng khác – lại đi xa hơn. Đây là những ví dụ minh chứng các công ty cung cấp lao động nước ngoài đang sử dụng chương trình thị thực tạm thời để đưa nhân viên nước ngoài không có kỹ năng, trình độ đặc biệt vào Mỹ để giúp đưa việc làm ra nước ngoài, chủ yếu đến Ấn Độ. Kết quả từ những cuộc phỏng vấn với hơn chục nhân viên hiện tại hay cựu nhân viên tại Toys “R” Us và New York Life cho hay.

Những cựu nhân viên đã kể lại việc họ huấn luyện các nhân viên nước ngoài làm công việc của họ, để rồi việc được đưa sang Ấn Độ. Những nhân chứng yêu cầu được dấu danh tánh vì họ sơ sẽ mất luôn chế độ nghỉ việc hoặc nguy hại đến cơ hội xin việc mới.

Trong hầu hết các trường hợp công việc được chuyển ra nước ngoài, đối với những vị trí kỹ thuật, các công ty tuyển dụng lập luận do sự thiếu hụt nhân viên có kỹ năng cao trong nước. Nhưng những năm gần đây, ngay cả những vị trí trong ngành kế toán hay quản trị hành chánh lâu nay nhân viên trong nước vẫn đảm nhận cũng bị mất về tay nhân viên nước ngoài, mặc dù những công việc này không hề thiếu nhân viên chất lượng cao.

Mục đích chính của chương trình thị thực H-1B là để giúp các hãng Mỹ cạnh tranh, phát triển trong kinh tế toàn cầu. “Nếu các công ty có khả năng mướn những nhân viên chủ chốt, họ có thể giữ được việc làm ở Mỹ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới,”Lynn Shotwell, Giám đốc điều hành Hội đồng Di trú Toàn cầu, cho biết. Cơ quan này đang vận động Quốc hội để có thêm thị thực cho các công nhân nước ngoài tay nghề cao.

Các hãng outsourcing và các công ty thuê mướn họ, nói họ rất cẩn trọng, không phạm luật. Nhưng một số chuyên gia cho rằng mục đích của thị thực tạm thời đã bị làm hư. “Chí ít thì đó là những hành vi vi phạm tinh thần luật pháp,” Christine Brigagliano, một luật sư ở San Francisco đầy kinh nghiệm trong việc cố vấn cho các công ty Mỹ xin được thị thực, cho hay.

“Họ ký vào hàng cuối cùng, cam kết sẽ không cắt giảm lương và môi trường làm việc của nhân viên trong nước, nhưng trên thực tế, họ đang làm như vậy,” Luật sư Brigagliano nói thêm.

Tuy nhiên, các công ty lại có cách nhìn hoàn toàn khác.

Kathleen Waugh, phát ngôn viên của Toys “R” Us, cho biết, việc cắt giảm nhân sự trong công ty là một phần “sắp xếp lại tổ chức toàn cầu hợp lý và hiệu quả hơn cho phù hợp với sự phát triển.” Cô nói rằng những công ty ký hợp đồng được yêu cầu tuân thủ theo “bất cứ và tất cả luật di trú.” Waugh cũng lưu ý, việc đưa công việc ra nước ngoài “nhằm tiết kiệm chi phí.”

William Werfelman, Phó chủ tịch và phát ngôn viên của New York Life, giải thích việc đưa việc làm ra nước ngoài là một phần biến đổi hệ thống kỹ thuật có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm ở Mỹ hơn. “Quyết định của chúng tôi đặt trọng tâm vào việc giữ hãng có khả năng cạnh tranh cao, vẫn ở Hoa Kỳ và tiếp tục phát triển,” Werfelman nói.

Chính quyền liên bang không theo dõi mức độ thường xuyên lao động Mỹ bị nhân công nước ngoài mang thị thực H-1B thay thế, tuy nhiên trong năm nay có nhiều nhân viên từ một loạt các công ty báo cáo mất việc về tay nhân viên nước ngoài. Đơn cử, 30 kế toán viên tại nhà xuất bản giáo dục Cengage Learning ở Ohio và Kentucky bị mất việc vào ngày 11 tháng 9 sau 5 tháng huấn luyện nhân viên Ấn Độ từ Cognizant, một hãng outsourcing khổng lồ. Những nhân viên thị thực H-1B cùng công việc chảy ra Ấn Độ.

Phát ngôn viên nhà xuất bản Cengage, Susan M. Aspey cho biết, hãng cần phải nâng cấp hệ thống kế toán cao cấp hơn. “Để thực hiện được điều này nhanh chóng và hiệu quả,” Aspey nói, “Cengage phải tìm đến sự trợ giúp từ Cognizant. Những nhân việc mất việc được “nhận tiền đền bù nghỉ việc xứng đáng tương ứng với số năm họ gắn bó với công ty.”

Thị thực “không định cư” H-1B được giới hạn trong số 85.000 mỗi năm. Hồ sơ liên bang cho thấy trong 5 năm vừa qua, hầu hết những công ty được cấp số lượng thị thực H-1B lớn đều là những hãng Outsourcing toàn cầu, gồm TCS, Infosys, Cognizant – hãng Ấn Độ có trụ sở ở Hoa Kỳ, và Accenture – hãng tư vấn hợp tác với Ireland.

Những công này cũng sử dụng loại thị thực tạm thời L-1B, cho phép các hãng xưởng đủ điều kiện, luân chuyển nhân viên nội bộ có kiến thức chuyên môn từ các văn phòng chi nhánh khác sang Mỹ. Phát ngôn viên hãng TCS, Benjamin Trounson cho biết, loại thị thực này duy trì “kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt để bảo đảm chúng tôi tuân thủ hoàn toàn theo tất cả những yêu cầu, quy định hiện hành.”

Tại trụ sở Toys “R” Us xanh mát ở New Jersey luôn luôn có người trong trang phục chú hưu cao cổ Geoffrey – linh vật của hãng – thường xuyên đi lại chào hỏi mọi người, củng cố tinh thần của công ty. Nhưng vào ngày 3 tháng 3, nhân viên làm việc ở đây xuống tinh thần, khi vị Phó chủ tịch công ty triệu tập gần 70 người vào phòng họp, thông báo những vị trí họ đang làm sẽ được chuyển giao sang cho nhân viên của TCS vào cuối tháng 6.

“Họ yêu cầu chúng tôi hợp tác, và tôn trọng và huấn luyện những người kia công việc của chúng tôi,” một cựu kế toán viên 36 tuổi, từng làm việc cho hãng gần 12 năm. Cô nhớ lại, “Nếu không hợp tác, thì sẽ bị cho nghỉ.”

Chỉ một vài ngày sau, những nhân viên của TCS đến, bắt đầu chương trình huấn luyện gọi là “chuyển giao kiến thức.”

Cựu nhân viên kế toán cho biết, người nhân viên Ấn Độ trẻ tuổi chẳng có kiến thức về kế toán cao siêu cả, chỉ mỗi việc quan sát, đo lường, và phải mất một thời gian mới nắm được những gì cô làm. Còn cô, khá vất vả đương đầu với suy nghĩ, “Tại sao mình phải ngồi đây chỉ cho người này công việc của mình đề rồi họ lấy mất, đem về Ấn Độ?”

Cô Waugh lưu ý Toys “R” Us mướn 33.000 nhân viên ở Mỹ, công ty cho người lao động “chế độ nghỉ việc, gồm cả những lợi ích và dịch vụ chuyển việc.”

Các đợt cho nghỉ việc ở New York Life bắt đầu manh nha từ năm 2014 khi hãng công bố kế hoạch nâng cấp hệ thống kỹ thuật dữ liệu và tài chánh đầy tham vọng trị giá $1 tỉ Mỹ kim.

Vì New York Life không phải là một công ty công nghệ, nên ông Werfelman cho biết họ phải cầu canh đến một nhà thầu bên ngoài để nâng cấp hệ thống. Hãng có kế hoạch cắt khoảng 300 vị trí, bao gồm gần 1/5 trong số 1.400 nhân viên kỹ thuật, cũng như kế toán. Với 9000 nhân viên và 12.000 chuyên viên trên cả nước, New York Life vẫn là hãng bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Hoa Kỳ.

“Chúng tôi biết việc này sẽ đau lòng,” Werfelman nói. Nhưng ông lại cho biết, với kỹ thuật tân tiến mới, công ty sẽ có thể nhanh chóng phát triển mặc dù cắt giảm bớt nhân sự. Họ đang có kế hoạch tuyển 1000 nhân viên và 3.500 chuyên viên chỉ riêng trong năm nay.

Kế toán viên tại New York Life nằm trong kế hoạch cắt giảm nhân sự đợt đầu, bắt đầu từ tháng 5, theo hợp đồng với Accenture. Nhân viên kế toán của hãng chỉ vô tình phát hiện ra khi những nhà quản lý của Accenture ở Ấn Độ gởi nhầm thư điện tử về kế hoạch outsourcing. Lúc đó họ mới biết, những nhân viên Ấn Độ đang được họ huấn luyện sẽ đảm nhiệm công việc họ đang làm.

Một kế toán kể lại, nhân viên Ấn Độ mỗi ngày ghi lại chính xác những gì anh làm, rồi đến cuối ngày, những thông tin đó được chuyển về Ấn Độ, nơi người ta tập bắt chước theo những gì anh làm. Một trong những điều kiện ghi trong chế độ nghỉ việc là phải ở lại thêm 9 tháng để hoàn tất việc huấn luyện, chỉ mới 26 tuổi, tự tin vào khả năng của mình nên anh quyết định từ chức.

Phát ngôn viên hãng Accenture James E. McAvoy cho biết, họ đang giúp New York Life xây dựng hệ thống 24 giờ toàn cầu. Ông McAvoy nói, những nhân viên dùng thị thực H-1B chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ nhân viên hãng Accenture liên quan, và hầu hết là dân mang quốc tịch Mỹ hoặc thường trú nhân.

Vào tháng 7 vừa qua, khoảng 100 nhân viên kỹ thuật của New York Life được thông báo công việc của họ sẽ được chuyển giao sang cho TCS ở Ấn Độ. Tại văn phòng ở Sleepy Hollow, New York, thành phố New York, New Jersey và Georgia, các nhân viên kỹ thuật bắt đầu nhận được giấy báo nghỉ việc gần đây.

“Sau 30 năm, bị người ta bảo công việc của mình sẽ mất về tay một người ở nước ngoài, còn gì thất vọng hơn,” một nhân viên kỹ thuật 49 tuổi, gắn bó với New York Life từ năm 18 tuổi.

Nhiều nhân viên kỹ thuật đối diện với sa thải do họ lớn tuổi, và làm việc lâu năm với hãng. Ho cay đắng khi bị tuyên bố, họ ít có trình độ để học hệ thống mới.

Một số khác không mấy mất tinh thần vì công ty cho hưởng chế độ nghỉ việc hào phóng.

Mỉa mai ở chỗ, nhiều nhân viên New York Life mất việc về tay những người nhập cư, trong khi chính bản thân họ cũng là dân nhập cư. Họ đến Hoa Kỳ định cư từ Phi Luật Tân, các nước Đông Âu và thậm chí có người cũng từ Ấn Độ. Họ theo luật di trú, một số là dân tị nạn, số khác theo thị thực làm việc, có bằng cấp từ quê nhà, rồi sau đó hầu hết đều nhập quốc tịch Mỹ.

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: