Dù giới chức tại các sân bay ở Mỹ thực thi nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nhân viên hành lý lấy trộm tư trang của hành khách, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

zing_tromdo_2Nhân viên tại một số sân bay Mỹ lấy trộm nhiều tư trang của hành khách gồm máy ảnh, đồng hồ, kính mắt. Ảnh: CNN

Tại sân bay quốc tế Miami, nhiều nhân viên quản lý tư trang hành khách trở thành những kẻ ăn cắp khi lén lục lọi và trộm hành lý. Tuy nhiên, những người này không biết rằng, lực lượng cảnh sát hạt Miami-Dade lắp một hệ thống máy quay giám sát tại các sân bay nhằm điều tra và triệt phá đường dây vận chuyển và lấy cắp tư trang của hành khách. “Đó là vấn đề mà tất cả chúng ta đang đối mặt. Chúng ta sẽ tiếp tục triệt phá mọi đường dây trộm cắp tài sản cho tới khi tình trạng này giảm hẳn”, trung úy Pete Estis, một sĩ quan cảnh sát địa phương, nói. Vấn nạn lấy trộm đồ của hành khách không chỉ xảy ra tại Miami, mà còn hoành hành ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ.

Một chuyên gia phân tích của CNN cho hay, trong 5 năm (từ 2010 đến 2014), Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ (TSA) tiếp nhận 30.621 đơn khiếu nại của hành khách. Đa số trường hợp mà khách khiếu nại đều đã qua khâu kiểm tra, trong khi những nạn nhân còn lại mất hành lý tại các chốt an ninh. Tổng giá trị tài sản mà kẻ gian lấy lên tới 2,5 triệu USD. Chưa thể ngăn chặn nạn trộm đồ.

Phi trường John F.Kennedy (JFK) tại thành phố New York đứng đầu danh sách các sân bay nhận nhiều thư khiếu nại về tình trạng mất đồ nhất. Các sân bay quốc tế Los Angeles, Orlando và Miami lần lượt xếp thứ hai, ba và bốn, theo CNN. Tình trạng lấy đồ lên tới cao trào tại sân bay JFK vào năm 2013. Để điều tra, hãng hàng không El Al Airlines bí mật đặt camera trong hành lý của khách. Camera cho thấy các nhân viên trông giữ hành lý trong những chuyến bay tới Israel đã lấy một đồng hồ hiệu Seiko trị giá 5.000 USD, nhiều điện thoại iPhone, một máy tính bảng iPad, máy quay phim, nhiều nhẫn vàng và tiền mặt của hành khách.

Cảnh sát đã bắt 7 nhân viên vì lấy cắp tư trang của hành khách. 6 người trong số nhóm nghi phạm nhận tội. Hồi năm 2014, cũng tại sân bay JFK, cảnh sát bắt hai nhân viên hành lý của sân bay sau khi giới chức khẳng định họ “chôm” hai túi hàng xách tay và rao bán chúng trên eBay. Tháng 12 năm đó, nhà chức trách cáo buộc 7 nhân viên khác lấy cắp những tư trang có giá trị từ các túi hàng hóa đã qua khâu kiểm tra.

Tại sân bay Miami, từ năm 2012 tới nay, cảnh sát bắt 31 nhân viên hành lý và công nhân dọn cầu thang vì tội lấy trộm đồ. Theo một cuộc điều tra của CNN hồi đầu năm 2015, Miami và Orlando chỉ là hai trong số những sân bay lớn tại Mỹ kiểm tra nhân viên hành lý bằng máy dò kim loại. Thậm chí giới chức sân bay Miami còn kiểm tra nhân viên sau khi họ kết thúc công việc để tới đường băng chính. Tuy nhiên, cho tới nay, biện pháp ấy vẫn chưa thể ngăn nạn trộm cắp tại sân bay.

Tại thành phố Los Angles, năm ngoái, cảnh sát sa thải các nhân viên tại 25 địa điểm sau khi nhận những đơn khiếu nại về việc họ liên quan tới đường dây lấy cắp đồ tại hai sân bay lớn. Những mặt hàng có giá trị mà cảnh sát tìm thấy gồm máy tính, đồng hồ, đồ trang sức, máy quay và túi hàng hiệu. Giới chức sa thải 16 nhân viên sân bay sau vụ việc. Theo ông Patrick Gannon, cảnh sát trưởng tại sân bay quốc tế Los Angeles, nếu tình trạng nhân viên sân bay lấy tư trang của hành khách không chấm dứt, phần tử khủng bố đặt bom trên máy bay là việc có thể xảy ra.
An Nhiên

 

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!