Một số kinh nghiệm hoàn tất hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn tại LSQ Hoa Kỳ HCM, kinh nghiệm khám sức khỏe và chích ngừa.

Website XNC đã hướng dẫn khá đầy đủ, giúp cho các đương đơn thuận lợi việc hoàn chỉnh hồ sơ chuẩn bị đi Phỏng vấn (quý vị cố gắng lục tìm trong Website nầy). Tôi viết bài nầy để quý vị xem thêm theo kinh nghiệm cá nhân tôi (biết đến đâu ghi đến đó) đã tự thực hiện JUNE2012. Lưu ý trên Web có những thông tin đã lâu không còn đúng thực tế, nên xem ngày Post mới nhất).

A- Các đương đơn nên thường xuyên theo dõi lịch Visa (Visa bulletin) để biết gần đến ngày Ưu tiên Priority date (PD) của hồ sơ mình chưa.

Tại đây: Đường link hướng dẫn nội dung

Nếu thấy (mình dự đoán) gần đến Priority date, còn khoảng 1 – 2 tháng thì đương đơn nên đến Sở Tư Pháp làm Lý lịch tư pháp số 2  cho cả nhà từ 16 tuổi trở lên để đến ngày phỏng vấn  có sẵn (Thời hạn hiệu lực LLTP số 2  phía Hoa Kỳ cho 1 năm – VN 6 tháng).

Lưu ý: Thư báo phỏng vấn gởi về mail box thường trước ngày phỏng vấn 30 – 45 ngày. Check mail nhé, kẻo bị chậm nhận thư  phỏng vấn. In ra đi Khám sức khỏe và Chích ngừa ngay)

B- NVC sẽ gởi cho đương đơn VN nhận và điền Form DS-3032.  Quý vị điền ngay và kèm theo các giấy tờ theo yêu cầu kể cả các thay đổi về tình trạng gia đình, gởi luôn một lần qua Mỹ (gởi cho người nhà hay Luật sư  để họ chọn lọc thiếu đủ thì tốt hơn) để gởi NVC xem xét cho nhanh.
Tại đây: Hướng dẫn cách điền mẫu đơn DS-3032

* Kể từ ngày 01/09/2013, mẫu đơn Form DS-261 trực tuyến, được thay thế cho mẫu cũ Form DS-3032.

Hướng dẫn cách điền đơn DS-261 trực tuyến

C- Các đương đơn nên đến UBND Phường/Xã để làm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân) cho các con trên 18 tuổi và quý vị nữa nếu ly dịị mà còn sống một mình. Giấy nầy cũng có giá trị 6 tháng.  Sơ Vấn sẽ hỏi và nhận bản chính kẹp vào hồ sơ.

D- Các giấy tờ sau được yêu cầu trong buổi phỏng vấn:
1/. Thư mời phỏng vấn.
2/. Hình làm thị thực: Bốn (4) hình màu theo yêu cầu, vui lòng xem hướng dẫn ở đây.
3/. Mẫu đơn DS-230 phần I & II: hoàn tất mẫu DS-230 Phần I & II bằng tiếng Anh cho mỗi đương đơn có tên trong thư mời phỏng vấn. Đơn có thể tải từ mạng: Đường link hướng dẫn nội dung

* Kể từ ngày 01/09/2013, mẫu đơn Form DS-260 trực tuyến, được thay thế cho mẫu cũ Form DS-230 (phần I và II).

Hướng dẫn cách điền đơn DS-260 trực tuyến

 Vui lòng lưu ý các điểm sau đây khi điền đơn:
· Mục số 13 trong đơn DS-230 phần I, vui lòng cung cấp địa chỉ và số điện thoại của nơi đương đơn đang sống, không phải địa chỉ đăng ký trong hộ khẩu;
· Ký tên trên tất cả các trang ngoài trừ trang 4 của đơn DS-230 phần II; đương đơn sẽ ký trên đơn này trước mặt viên chức Lãnh sự vào ngày phỏng vấn.

4/. Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao.

5/.  Hộ khẩu: bản chính và bản sao.

6/. Giấy khai sinh của đương đơn:

Bản chính và bản sao. Nếu đương đơn là con nuôi của người bảo lãnh hoặc đương đơn có nhận con nuôi thì đương đơn cần phải nộp thêm Giấy cho nhận con nuôi hợp pháp.

7/. Giấy khai sinh của người bảo lãnh:

Bản chính và bản sao. Trong trường hợp người bảo lãnh không có giấy khai sinh, viên chức Hoa Kỳ sẽ xem xét và cho đương đơn biết yêu cầu của viên chức sau khi phỏng vấn.

8/. Giấy chứng nhận kết hôn.
· Bản chính và bản sao của Giấy chứng nhận kết hôn nếu đương đơn đã kết hôn;
· Bản chính và bản sao của bằng chứng hợp pháp về sự chấm dứt hôn nhân trước đây của đương đơn như: Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ, nếu có (Vui lòng sắp xếp các giấy tờ theo trình tự thời gian).
· Bản chính và bản sao của bằng chứng hợp pháp về sự chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh như: Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ, nếu có (Vui lòng sắp xếp các giấy tờ theo trình tự thời gian).

9/. Bản chính có công chứng giấy chấp thuận.

Do người cha/mẹ còn lại ở Việt Nam xác nhận và ký cho phép những người con dưới tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) xuất cảnh sang Hoa Kỳ cùng với đương đơn.

10/. Bản chính Phiếu Lý lịch tư pháp địa phương:

Cho mỗi đương đơn từ 16 trở lên được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp.

11/. Bản chính Giấy chứng nhận do cảnh sát nước ngoài cấp:

Giấy chứng nhận của cảnh sát ở tất cả các quốc gia nơi mà đương đơn đã cư trú ít nhất là 6 tháng kể từ khi được 16 tuổi. Để biết thêm thông tin về giấy chứng nhận cảnh sát, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại: Đường link hướng dẫn nội dung 

12/. Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có):

Các đương đơn đã từng bị kết án phạm tội phải nộp bản sao có công chứng của mỗi lần bị kết án và bất kỳ án tù nào, cho dù sau đó đương đơn được hưởng những ân xá hay bất kỳ hình thức khoan hồng nào khác. Hồ sơ tòa án nên bao gồm những thông tin đầy đủ về những tình tiết liên quan đến việc phạm tội của người bị kết án và những yêu cầu của vụ án bao gồm bản án, hình phạt hay việc phạt khác bằng tiền mà người bị kết án buộc phải thi hành.

13/. Hồ sơ quân đội (nếu có):

Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều nộp 1 bản sao hồ sơ quân đội của mình. Để biết thêm thông tin về hồ sơ quân đội, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại: Đường link hướng dẫn nội dung

14/. Hộ chiếu: 

Có hiệu lực ít nhất 8 tháng sau ngày cấp thị thực: Bản chính và bản sao. Chúng tôi yêu cầu mỗi đương đơn nộp một bản sao riêng kể cả trẻ em có cùng hộ chiếu với cha hoặc mẹ.

15/. Bộ bảo trợ tài chính:

Người bảo lãnh và người đồng bảo trợ (nếu có) phải nộp bộ Bảo trợ tài chính (Mẫu I-864) có chữ ký gốc cho mỗi đương đơn chính và bản sao cho mỗi đương đơn đi theo. Bản gốc I-864 phải đi kèm với giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất. Tốt hơn hết là bản thuế thu nhập từ Sở Thuế Liên Bang (IRS) (trước đây là mẫu 1722). Tuy nhiên, mẫu W-2 và bản khai thuế liên bang (mẫu 1040), bao gồm các trang thuế liên quan có thể được chấp nhận trong một vài trường hợp. Thông tin về mẫu I-864 có thể xem tại http://www.uscis.gov
· Nếu người đồng bảo trợ hoặc người sống cùng nhà với người bảo lãnh nộp mẫu I-864 hoặc I-864A, người này phải nộp bằng chứng về tình trạng cư trú hợp pháp như: bản sao hộ chiếu Hoa Kỳ, giấy chứng nhận nhập quốc tịch Hoa Kỳ hoặc thẻ xanh.
· Trong trường hợp người bảo lãnh đã nộp bộ bảo trợ tài chính đến Trung tâm Chiếu khán quốc gia (NVC), đương đơn không cần nộp lại. Nếu chưa nộp, người bảo lãnh phải chuẩn bị bộ bảo trợ tài chính và gởi cho đương đơn. Đương đơn sẽ nộp vào ngày phỏng vấn. Trong một số trường hợp, nếu giấy tờ tài chính của không đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi, đương đơn sẽ được yêu cầu nộp thêm giấy tờ sau phỏng vấn.

16/. Bằng chứng về mối quan hệ:

Chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên trong gia đình đi cùng (nếu có).
· Diện bảo lãnh vợ-chồng: Xin đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: trước và sau khi kết hôn. Bằng chứng có thể bao gồm hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng liên quan khác để chứng minh mối quan hệ thực sự với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy những hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời này.
· Diện bảo lãnh đi làm việc: Người chủ doanh nghiệp tại Hoa Kỳ phải cung cấp giấy xác nhận rằng công việc họ đã đề nghị cho đương đơn vẫn còn hiệu lực. Giấy xác nhận phải được in trên giấy có tiêu đề/biểu tượng của doanh nghiệp và phải được công chứng.
· Diện bảo lãnh khác: Đương đơn cần chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo… để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh.
Quí vị có thể tải bộ hướng dẫn Phỏng vấn bằng cách nhấp vào đây.

E. Chích ngừa:

Hiện nay lượng người chích ngừa khá đông nên gia đình có thể cử một người mang thư phỏng vấn và hộ chiếu cả nhà đến: Kiểm dịch TP. Hồ Chí Minh tại số 40 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, điện thoại: (84-8) 3844-5306, để lấy số thứ tự cho buổi làm việc kế tiếp, chứ cả nhà cùng đến thì cũng lấy số thứ tự  rồi về… buồn!!!

Lưu ý: Tùy theo mỗi người mà chích ngừa sẽ chích nhiều mũi thuốc hay ít nên tiền cũng thay đổi, nên mang theo mỗi người khoảng 01triệu dư mang về thiếu thì khổ vì … chạy về lấy. (hỏi cứ nói đã chíc ngừa nhiều rồi, đỡ tốn tiền).
– Có thể cả nhà buổi sáng cùng đến thật sớm trước 6h hy vọng sẽ có số thứ tự < 80 thì sẽ được chích ngừa ngay buổi sáng đó. (Rất it người phải thử máu tại đây, mà ở Bệnh viện  khám sức khỏe thì phải thử máu).
– Chích ngừa nên làm trước khám sức khỏe hoặc sau cũng được nhưng chưa chích ngừa xong, thì Giấy vàng chưa có sẽ tốn công khi có Giấy vàng chạy đến nộp Giấy vàng cho khám sức khỏe lần nữa.

F. Khám sức khỏe:

Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Xuất cảnh
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3656-5703
Website: http://www.choray.org.vn/huongdan.asp
Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM)
Địa chỉ: 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3822-205 8/3822-2057/3822-2061.

Lưu ý: Khi có giấy báo phỏng vấn.

In từ Mail Box thì gọi điện thoại đăng ký ngày khám sức khỏe với Bệnh viện, họ chỉ yêu cầu cung cấp Case number và tên tuổi hồ sơ.

Gia đình tự tiên liệu có ai bị vấn đề phổi không nếu nghi ngờ thì nên đến BV Chợ Rẫy khám sức khỏe để khỏi phải bị chuyển từ IOM qua Chợ Rẫy.
Để tìm Phòng khám XNC Chợ Rẫy quý vị nên đi Cổng đường Thuận Kiều gởi xe ngay đó, vào rất gần.
Nhớ mang tiền theo nhé. Thủ tục nầy “đầu tiên” … quý vị bỡ ngỡ nơi lạ thì cứ hỏi những người có mặt ở đó họ sẽ giúp cho dĩ nhiên không nên nghe lời “cò dịch vụ” hay người lạ gạ gẫm.
Nhớ Photocopy vài bản thư mời phỏng vấn để có mà nộp khám sức khỏe tôi chạy ra photo đó vì không có.
Khi khám sức khỏe tuyệt đối theo hướng dẫn mà thực hiện cho nhanh, lấy máu OK … tụt xuống đến gối … OK luôn. Nếu nhận giấy yêu cầu làm xét nghiệm tiếp thì làm ngay. Khi hẹn đến ngày lấy KQ giấy hồng thì xong, phẻ rùi… còn giấy xanh thì đi Thử đàm 3 ngày liên tục, họ trả Giấy chích ngừa mình tự giữ lấy và nhớ giữ cái Biên lại nộp tiền khám sức khỏe, để mỗi khi đến họ yêu cầu xuất trình.
Nếu khạc đàm xong 3 mẫu ngon lành, về nhà hay về quê chơi (Phỏng vấn đến ngày thì phỏng vấn bình thường, Sure Giấy xanh) chờ đợi 8-9 tuần sẽ được tuyên án cuối cùng, còn ai bị gọi sớm hơn (7 tuần về trước) thì “ tan nát cõi lòng … lòng xào nghệ ” vì phải vào Bệnh viện Chợ Rẫy ít nhất 6 tháng – thuê nhà ở để mỗi sáng đến uống thuốc trước mặt y tá… chiều đi nhậu … choáng !!! Nghe thôi muốn xỉu rồi … Ah thử đàm thì nhớ cho Y tá phòng khám số phone để liên lạc thông báo kết quả (thông thường Bện viện Chợ Rẫy báo kết quả vào sáng thứ ba hằng tuần).

Lưu ý: ACE bị thử  đàm khi bệnh viện báo (sau 8 tuần) thì chuẩn bị sẵn Hộ chiếu để Bệnh viện  xác nhận số Hộ chiếu không thay đổi thì sẽ đóng bì sức khỏe gửi qua LSQ, 1 tuần là sức khỏe về LSQ nếu ACE ở xa không cần nghe lời Bệnh viện là đến nhận Hồ Sơ (Phim phổi) theo ngày BV thông báo rồi nằm chực chờ tại Saigon cả tuần … mà chỉ đến Bệnh viện nhận: Khi bổ túc hồ sơ  tại LSQ thì buổi chiều hôm trước 1 hay 2 ngày bổ túc đến bệnh viện nhận cũng không có trở ngại gì. ACE nào thay đổi Hộ chiếu so với lúc khám sức khỏe phải vào Bệnh viện ngay, bổ túc hộ chiếu  mới để đóng bì sức khỏe.

Ngày sớm nhất đến bổ túc sức khỏe tại LSQ là sau 3 ngày sức khỏe từ  Bệnh viện về LSQ, có nghĩa từ ngày Bệnh viện thông báo sức khỏe xong sẽ gởi về LSQ 1 tuần + 3 ngày = 10 ngày là ngày tự  ý đến Bổ túc hồ sơ sức khỏe tại LSQ vào buổi chiều chứ không phải chờ đợi thư báo nào cả (vì không có), trừ đi các ngày Lễ hay chiều thứ tư.

Lưu ý: Kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2013, hầu hết hồ sơ bảo lãnh diện định cư được mở sau ngày này, sẽ yêu cầu đương đơn hoàn tất:
– Mẫu đơn DS-260 (Mẫu đơn Điện tử cho Thị thực Định cư và Đăng ký Ngoại kiều) thay cho mẫu đơn cũ DS-230 (phần I và II).
– Mẫu DS-261 (Chỉ định người làm đại diện hay địa chỉ để nhận thư) thay cho mẫu DS-3032.

 

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!