Khám phá gian lận trong hồ sơ Di trú.

Ban Khám Phá Gian Lận của Sở di trú có trách nhiệm thực hiện những cuộc viếng thăm nhà ở của những cặp vợ chồng trong những hồ sơ xin Thẻ Xanh Thường trú nhân theo diện vợ chồng, khi người hôn phối ngoại kiều đang nộp đơn để xin Thẻ Xanh. Đây là nỗ lực nhằm xác minh và điều tra những hồ sơ kết hôn có khả năng gian lận, muốn đạt được những lợi ích di trú một cách bất hợp pháp. Những cuộc viếng thăm tại chỗ này thường không xảy ra cho hầu hết các hồ sơ xin Thẻ Xanh, nhưng người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần quan tâm đến điều có thể xảy ra này.

Sở di trú điều hành Ban Khám Phá Gian Lận và Hệ Thống Dữ Kiện An Ninh Quốc Gia. Đây là một hệ thống quản lý hồ sơ được dùng để ghi nhận, truy tìm và quản trị thông tin liên hệ đến những hồ sơ bị nghi ngờ gian lận. Những hồ sơ bị nghi ngờ được chuyển đến các cơ quan thi hành pháp luật, chẳng hạn như bộ phận Thi Hành Luật Thuế Quan và Di Trú (tức Immigration and Customs Enforcement, ICE), Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (tức Federal Bureau of Investigation, FBI), cơ quan Bảo Vệ Thuế Quan và Biên Giới Hoa Kỳ (tức US. Customs and Border Protection, CBP), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và những cơ quan khác. Ban Khám Phá Gian Lận của Sở di trú ghi nhận thông tin trên những đơn di trú có chỉ dấu nghi ngờ hoặc được xác nhận gian lận, hoạt động tội ác, liên quan đến an toàn cộng cộng nghiêm trọng và liên quan đến an ninh quốc gia.Những cuộc Viếng Thăm Chỗ Ở Bất Ngờ được dùng để xác nhận quan hệ trong sáng. Một số hồ sơ bảo lãnh vợ chồng theo mẫu đơn I-130 được chọn lựa cho những cuộc thăm viếng chỗ ở không thông báo trước, được dựa trên những tình tiết trong những hồ sơ mà Sở di trú nghi vấn, quan tâm và có những chỉ dấu cho thấy là hồ sơ gian lận. Thí dụ, một cuộc viếng thăm chỗ xảy ra có thể vì lý do hai vợ chồng có tuổi tác cách biệt khá nhiều, hoặc hai vợ chồng lại sống ở hai nơi cư ngụ khác nhau.

Một cuộc viếng thăm bất ngờ thường được tiến hành vào buổi sáng sớm, cho phép nhân viên di trú kiểm chứng nếu cặp vợ chồng thực sự sống chung với nhau, và kiểm tra nếu có bằng chứng cho thấy vợ chồng đang ngủ trong một phòng. Hoặc, nhân viên di trú có thể theo dõi căn nhà của người bảo lãnh vào buổi chiều, chỉ để ghi nhận xem những ai đi ra – đi vào căn nhà này. Tất cả những ghi nhận kể trên được dùng để khẳng định nếu cặp vợ chồng này có ở trong quan hệ trong sáng hay không.

Trong thời gian viếng thăm nhà ở, nhân viên di trú thường ghi nhận thông tin từng người một hiện hữu trong nhà, bao gồm tên, ngày và nơi sinh, quá trình hôn nhân và số ngoại kiều. Những thông tin này sau đó được đưa vào hệ thống dữ kiện của Sở di trú và có thể kiểm tra nhiều lần với những thông tin và ghi nhận cập nhật, và lưu trữ để sử dụng trong tương lai.

Gian lận là cách không đáng để tạo sự nguy hại cho chính mình. Sở di trú đã rất thành công trong việc xác minh những cặp tìm cách có được những lợi ích di trú qua những cuộc hôn nhân gian lận. Sở di trú tiếp tục củng cố những hệ thống ngăn ngừa sự gian lận và có khả năng lưu giữ, phân loại và chia sẻ thông tin trong những cơ quan liên hệ. Những người bị bắt liên hệ đến những hành động gian trá sẽ khó tránh khỏi những hậu quả rất nghiêm trọng. Người hôn phối ngoại kiều có thể bị trục xuất và người bảo lãnh khó tránh khỏi bị phạt tiền rất nhiều và thậm chí bị giam giữ.

Điều rõ ràng cho thấy những ai muốn trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ phải tìm những phương thức tốt đẹp hơn là toan tính lừa gạt chính phủ liên bang.

Hỏi Đáp Di Trú

– Hỏi: Nếu có một cuộc viếng thăm nhà ở của Sở di trú, cặp vợ chồng nên có những loại bằng chứng nào để chứng minh với nhân viên di trú rằng quan hệ của họ trong sáng?

– Đáp: Mục đích chính mà nhân viên di trú đến thăm nhà ở là để định giá xem họ có thực sự sống trong quan hệ trong sáng hay không. Sự định giá này dựa trên sự quan sát của nhân viên di trú hơn là những giấy tờ mà cặp vợ chồng muốn đưa ra.

– Hỏi : Nếu có một cuộc viếng thăm nơi cư ngụ và sau đó lại có một cuộc phỏng vấn, nhưng Sở di trú vẫn chưa đồng ý rằng đó là một quan hệ trong sáng thì điều gì sẽ xảy ra?

– Đáp: Người hôn phối ngoại kiều có thể đối diện với thủ tục phải rời nơi trú ngụ hoặc bị trục xuất. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải tốn rất nhiều tiền để thuê luật sư.

– Hỏi: Nếu cả hai vợ chồng đều không có khả năng đối thoại bằng Anh ngữ, liệu điều này có ảnh hưởng đến cuộc viếng thăm nhà ở hoặc cuộc phỏng vấn không?

– Đáp: Những cuộc viếng thăm nhà ở không được thông báo trước, vì thế hai vợ chồng không có cơ hội để có người thông dịch khi nhân viên Sở di trú đến nhà. Nhưng không nên trả lời nếu không hiểu rõ câu hỏi và có thể đề nghị cần một người thông dịch đến nhà. Trong trường hợp có cuộc phỏng vấn tại Sở di trú, hai vợ chồng có thể nhờ người quen đi theo thông dịch hoặc trả tiền mướn một thông dịch viên chuyên nghiệp.

 

 

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!