1

Đã có kêu gọi tẩy chay nhập tôm cá của Thái Lan sau khi có các cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức.

Giới chính trị gia và các nhóm nhân quyền tại Hoa Kỳ kêu gọi tẩy chay sản phẩm tôm và cá bị dính líu tới lao động nô lệ ở Thái Lan sau một phóng sự của hãng thông tấn Associated Press (AP).

Phóng sự này nói rằng các nhà chế biến tôm ở Thái Lan buộc người lao động phải làm việc 16 giờ trong ngày hoặc trả rất ít hoặc thậm chí không trả lương.

Tôm sử dụng lao động dạng này thuộc dòng sản phẩm được bán ở Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á.

AP cho biết họ đã truy tìm nguồn gốc tôm sản xuất trong điều kiện lao động này thông qua các sản phẩm mà các hãng bán buôn lớn bán ra.

Hãng thông tấn này có phóng sự nói nhiều công nhân có thể đã bị lừa hoặc bị bán vào các nhà máy nơi mà họ bị buộc phải làm việc 16 giờ/ngày và không được nghỉ ngơi và bị trả rất ít tiền lương hoặc không nhận đồng lương nào cả.

Một số công nhân bị thỉnh thoảng bị rơi vào bẫy này trong nhiều năm và thậm chí có người bị nhốt trong các nhà máy.

‘Lời cảnh tỉnh’

Chris Smith, Dân biểu đảng Cộng hòa từ New Jersey và thành viên của Ủy ban Quan hệ đối ngoại Hạ viện Mỹ, nói: “Tất cả chúng ta có thể rơi vào hoàn cảnh chính mình ăn một sản phẩm sử dụng lao động nô lệ làm mà không hề hay biết, nhưng tôi tin rằng một khi chúng ta đã biết, tất cả chúng ta phải có bổn phận đạo đức, để thực hiện một quyết định cá nhân và tẩy chay sản phẩm đó.”

Thai Union – một trong những nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới và là một trong những nhà sản xuất bị nêu tên trong vụ bê bối – thừa nhận họ không hề biết về nơi xuất xứ của tất cả tôm họ thu mua vào.

Công ty có thương hiệu tôm như John West, cho biết sẽ thay đổi cách thức tuyển dụng lao động của mình từ 01/01/2016.

Image copyright Getty Images
Image caption Lãnh đạo công ty Thai Union nói sử dụng lao động nội địa là “một bước tíc cực”.

Thai Union nói rằng phóng sự của AP là một “lời cảnh tỉnh” cho cả công ty của họ lẫn phạm vi rộng hơn trong toàn ngành.

Tổng Giám đốc công ty này, ông Thiraphong Chansiri, nói sử dụng lao động nội địa là “một bước tíc cực của chúng tôi nhằm loại bỏ thực trạng sử dụng lao động bất hợp pháp trong khu vực thủy sản”.

Hồi tháng Bảy, Greenpeace kêu gọi tẩy chay Thai Uinon sau khi AP có phóng sự phơi bày lạm dụng tại các nhà máy chế biến của Indonesia mà công ty này dùng.

Đại sứ quán Thái Lan tại Washington cho biết họ đang điều tra các cáo buộc.

Đại sứ quán cho biết: “Chúng tôi quyết tâm để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng thủy sản của Thái Lan không sử dụng lao động cưỡng bức và lao động bị buôn trái phép.”

Tháng trước hãng thực phẩm Nestlé cho biết họ đã phát hiện lao động nô lệ được sử dụng trong khâu chế biến cá có nguồn gốc từ Thái Lan và lên kế hoạch giải quyết vấn đề này.

Theo nghiên cứu của Nestlé, gần như tất cả các công ty Mỹ và châu Âu mua cá từ Thái Lan đều đối mặt với những nguy cơ tương tự theo đó hỗ trợ lao động cưỡng bức theo kiểu này.

Xuất khẩu thủy sản mang lại 7 tỷ USD mỗi năm cho Thái Lan.

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: