Tổ chức ASEAN

Nhóm làm việc về tăng cường kết nối khu vực Đối thoại Hợp tác ASEAN vào ngày 17 tháng 7 gặp nhau tại thủ đô Bangkok để nghe trình bày về kinh nghiệm và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của một số nước trong khuôn khổ khu vực và cả châu Á.

Nhân dịp này Gia Minh hỏi chuyện đại diện Việt Nam tham gia hội nghị là bà Trần thị Thanh Thúy, phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Giao Thông về một số thông tin liên quan.

Trước hết trả lời câu hỏi về những dự án kết nối với khu vực mà Việt Nam đã thực hiện được đến nay, bà Trần thị Thanh Thúy cho biết:

Bà Trần Thị Thanh Thúy: Việt Nam tham gia kết nối về giao thông trong khu vực đầu tiên là GMS. Đó là việc mà trước đây Việt Nam đã làm và có hiệu quả rất nhiều. Hiện nay Việt Nam đẩy mạnh kết nối trong ASEAN và kết nối vận tải trong khu vực Châu Á.

Trong khu vực GMS với sự hỗ trợ của ADB có rất nhiều dự án giao thông vận tải đã được triển khai và đạt kết quả rất tốt. Hôm nay, đại diện của UNESCAP và ADB đã có những nhận xét về các dự án đó.

Hiện nay còn một số dự án mà Bộ Giao thông Vận tải (VN) rất quan tâm đẩy mạnh về kết nối giao thông vận tải; đặc biệt là dự án về đường sắt vì hiện nay chúng ta đã có nhiều dự án về đường bộ như Dự án Hành lang Đông- Tây trong GMS như đã kết nối Đường 8, Đường 9 và các kết nối qua Lào đến nay cũng đã tốt rồi. Tuy nhiên kết nối về đường sắt hiện rất khó khăn ví dụ như trong khuôn khổ ASEAN cũng như trong hiệp định kết nối về đường sắt xuyên Á, có 2 dự án đường sắt của Việt Nam cần phải làm.

Hành lang kinh tế Đông Tây
Hành lang kinh tế Đông Tây. Wikipedia

Trong khu vực GMS với sự hỗ trợ của ADB có rất nhiều dự án giao thông vận tải đã được triển khai và đạt kết quả rất tốt. Hôm nay, đại diện của UNESCAP và ADB đã có những nhận xét về các dự án đó

Bà Trần Thị Thanh Thúy

Đó là dự án nằm trong dự án kết nối Singapore- Côn Minh. Đó là dự án Sài Gòn- Lộc Ninh và chúng ta đã hoàn thành F/S ( nghiên cứu khả thi) hồi năm 2012 rồi. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhà đầu tư và nguồn vốn đầu tư rất khó khăn. Chính phủ và các đoàn Việt Nam khi tham dự các diễn đàn quốc tế thường kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm, cũng như các nước hỗ trợ. Các nước cũng như các tổ chức tài chính có thể quan tâm đầu tư các dự án đó.

Ngoài ra còn một dự án đường sắt kết nối với Lào là dự án Vũng Áng-Tân Ấp-Mụ Giạ. Dự án này nằm trong kết nối đường sắt ASEAN cũng như kết nối đường sắt Châu Á. Tuy vậy, hiện trạng của dự án chỉ dừng ở việc làm PFS thôi ( nghiên cứu tiền khả thi). Còn làm F/S thì cả Việt Nam và Lào đang đề nghị chính phủ Hàn Quốc có thể hỗ trợ kỹ thuật; tuy nhiên chưa có kết quả chính thức từ phía Hàn Quốc về việc đó.

Gia Minh: Như bà có trình bày về đoạn đường Xuyên Á qua miền nam, vấn đề chất lượng và duy trì thế nào?

Bà Trần Thị Thanh Thúy: Vấn đề chất lượng là vấn đề mà hiện nay Bộ Giao thông- Vận tải rất quan tâm. Nếu theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành giao thông- vận tải trong thời gian qua, đó là vấn đề mà Bộ Giao thông-Vận tải đang quan tâm đẩy mạnh. Hiện nay, như thông tin báo chí có nói về chất lượng đường có vệt bánh xe, có gờ giữa cầu và đường. Việc đó Bộ cũng đang chỉ đạo tích cực bảo đảm chất lượng của tuyến đường, cũng như việc duy tu bảo dưỡng sắp được đưa vào hay đang thực hiện.

Bà Trần thị Thanh Thúy
Bà Trần thị Thanh Thúy, phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Giao Thông trả lời phóng viên RFA. RFA

Vào năm 2009 đã khai thông hành lang này để xe của các nước có thể đi từ Thái Lan sang đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam.Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, theo báo cáo của địa phương khu vực đó sự quan tâm của các nhà kinh doanh, vận tải đối với tuyến đó chưa có nhiều.

Bà Trần Thị Thanh Thúy

Gia Minh: Về các tuyến đường sắt sự ‘tương hợp’ giữa đường sắt hiện có của Việt Nam và các nơi khác ra sao và giải quyết thế nào?

Bà Trần Thị Thanh Thúy: Ví dụ dự án đường sắt Sài Gòn- Lộc Ninh, có kế hoạch mở rộng ra 1,435 mét. Tuy nhiên, trước mắt để có thể kết nối với các đường sắt trong nước, trước mắt làm khổ nhỏ một mét, sau đó mở rộng ra để có thể kết nối với các dự án khác trong khu vực.

Gia Minh: Đường hành lang Đông- Tây về cảng Đà Nẵng, hiệu quả được đánh giá thế nào?

Bà Trần Thị Thanh Thúy: Dự án Hành lang Đông- Tây có thể nói là một dự án có hiệu quả trong khu vực GMS. Về khai thông, vào năm 2009 đã khai thông hành lang này để xe của các nước có thể đi từ Thái Lan sang đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam.Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, theo báo cáo của địa phương khu vực đó sự quan tâm của các nhà kinh doanh, vận tải đối với tuyến đó chưa có nhiều. Có lẽ vì một số nguyên nhân theo như chúng tôi đánh giá như sau: có lẽ trước đây tuyến đó chỉ dừng ở cảng Đà Nẵng thôi; như sự kết nối từ cảng đó đến các nơi như Hà Nội, Hải Phòng… còn bị hạn chế vì việc kết nối đó không cho phép đi sâu đến Hà Nội, Hải Phòng, cảng Hải Phòng.

Để giải quyết tình trạng đó vào đầu năm nay, bộ trưởng giao thông- vận tải ba nước Việt Nam- Lào- Thái Lan ký sử đổi Bản ghi nhớ thực hiện GMS, cho phép mở rộng Hành lang Đông- Tây đến thủ đô của các nước, ví dụ tại Việt Nam có thể đến Hà Nội, Hải Phòng; Thái Lan đến Bangkok và cảng Laem Chabang; Lào đến Vientaine. Hy vọng khi mở rộng hành lang như thế có thể tăng cường khả năng kết nối, từ đó sự quan tâm của các nhà đầu tư, kinh doanh sẽ tăng lên.

Tuy vậy, hiệu quả kinh tế của một số khu vực doạc hành lang như Lao Bảo được tăng lên rất nhiều.

Gia Minh: Vấn đề tay lái ‘thuận- nghịch’ được giải quyết đến đâu rồi?

Bà Trần Thị Thanh Thúy: Theo thỏa thuận của GMS vẫn cho xe tay lái nghịch đi vào lãnh thổ của nhau; tuy nhiên hiện nay xe tay lái nghịch chỉ có thể đi trên một số tuyến đường nhất định. Chẳng hạn những đoàn xe caravan du lịch của Thái Lan có thể vào Việt Nam trên một số tuyến, nhưng khi vào phải có xe của công ty du lịch đó dẫn đường đi vào. Chưa cho tự do vì còn ảnh hưởng đến luồng đi lại.

Gia Minh: Cám ơn bà.

Theo rfa

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: