Từ một quản lý hưởng lương cao, Akihiro Takano trắng tay, vô gia cư sau khi nghỉ việc để dành nhiều năm chăm sóc cho cha mẹ già yếu. Ông là một trong số nhiều người trải qua tình trạng “kaigo rishoku” đang gia tăng ở Nhật Bản.

1x-1_LXPYẢnh: Bloomberg

Khi Akihiro Takano từ chức khỏi công việc quản lý sự kiện được trả lương hậu hĩnh của mình trong một trung tâm mua sắm tại Tokyo ở tuổi 45, ông không ngờ rằng mình sẽ tuột dốc cho đến lúc không còn một xu dính túi, phải sống trong công viên.
Sau khi cha ông mất, Takano vật lộn để kiếm sống bằng nhiều công việc không ổn định, trong lúc vẫn phải lo lắng cho người mẹ ốm yếu của mình. 9 năm sau đó, vào năm 2009, ông phải chi những đồng tiền cuối cùng để lo hậu sự cho mẹ ông, và không còn đủ tiền để trả tiền thuê nhà. Ông bị đuổi khỏi căn hộ mình đã gọi là nhà trong suốt 30 năm.
Gần đây, sau khi có cơ hội gặp gỡ nhóm các tình nguyện viên, ông Takano có thể tự kiếm sống nhờ làm việc như một nhân viên tư vấn cho những người có thu nhập thấp. Ông là một trong số những người Nhật Bản vướng vào tình thế gọi là “kaigo rishoku” – hay tình trạng người lao động mất việc làm vì phải chăm sóc cho các thành viên cao tuổi trong gia đình.
Ông Takano năm nay đã 60 tuổi, chưa lập gia đình và hiện giờ thì như người xa lạ với anh trai duy nhất của ông. Ông cho hay mình từng nghĩ đến chuyện tự tử trong những ngày tháng khó khăn.
“Sếp của tôi từng nói với tôi rằng một khi tôi cởi chiếc cà vạt ra, tôi sẽ không dễ dàng đeo nó trở lại. Tôi bước vào con dốc mà không thể nào dừng lại. Nhưng tôi đã không nhận ra vào lúc đó, tôi cứ nghĩ là tôi sẽ phần nào có thể kiểm soát nó”, ông Takano cho biết bên ngoài văn phòng của tổ chức từ thiện ở Saitama, phía bắc Tokyo.
Mỗi năm, có hơn 100.000 người ở Nhật Bản phải bỏ việc để chăm sóc cho người thân bị bệnh. Và đến nay, hầu hết trong số họ vẫn thất nghiệp.
Nhật Bản đang có 16,4 triệu người từ 75 tuổi trở lên, nhóm tuổi có nhu cầu chăm sóc y tế và điều dưỡng nhiều hơn. Con số này được dự báo sẽ lên đến 21,8 triệu người vào năm 2025. Những người già có thể kéo con cháu họ – thế hệ đang trong giai đoạn hưởng thu nhập cao – ra khỏi lực lượng lao động. Quốc gia Đông Á có số dân trong độ tuổi lao động đang giảm đi vì tỷ lệ sinh thấp và chính phủ nước này từ chối chuyện nhập cư.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 9 tuyên bố sẽ ngăn chặn xu hướng mà ông gọi là “một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra”. Ông Abe đặt mục tiêu phát triển kinh tế đến mức 600.000 tỉ yen từ mức 500.000 tỉ yen ở thì hiện tại, ngăn chặn việc dân số giảm xuống dưới 100 triệu người từ mức 127 triệu người hiện nay và tạo điều kiện làm việc cho càng nhiều người dân càng tốt, bất chấp trách nhiệm gia đình của họ.
Tháng trước, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch cung cấp thêm 120.000 giường tại nhà cho người cao tuổi và một số hình thức hỗ trợ khác cho đến năm 2020. Các biện pháp trên có thể sẽ chỉ giúp lực lượng lao động tăng khiêm tốn 0,2%.

Thu Thảo

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!