Notifications
Clear all

Câu hỏi thường gặp về Thị Thực Định Cư


admin
(@admin)
Trusted Member Admin
Joined: 12 years ago
Posts: 64
Topic starter  

Câu hỏi thường gặp về Thị Thực Định Cư

1. Làm sao để tôi có thể được xếp lịch phỏng vấn sớm hơn?
Do số lượng hồ sơ phải giải quyết rất nhiều và để đảm bảo công bằng cho tất cả các đương đơn, chúng tôi không thể xếp lịch phỏng vấn không theo trình tự trừ trường hợp khẩn cấp cần sang Hoa Kỳ sớm. Nếu quí vị có lý do khẩn cấp cần đi sớm trước ngày phỏng vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

2. Tôi có thể tìm kiếm thêm thông tin về thủ tục và mẫu đơn điện tử DS-260 ở đâu?
Để biết câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp về mẫu đơn DS-260, xin truy cập vào trang DS-260 FAQs.

3. Tôi có thể được phỏng vấn trước khi ngày ưu tiên hồ sơ đến lượt giải quyết không?
Chúng tôi không thể giải quyết hồ sơ nếu ngày ưu tiên của hồ sơ chưa đến lượt giải quyết. Không có điều luật nào cho phép giải quyết hồ sơ không theo trình tự, ngay cả vì lý do nhân đạo. Chúng tôi sẽ xếp lịch phỏng vấn khi hồ sơ đến lượt giải quyết. Quí vị có thể tham khảo thông tin về ngày ưu tiên trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

4. Tôi có thể được thông báo ngày phỏng vấn qua thư điện tử không?
Chúng tôi thông báo lịch phỏng vấn cho đương đơn bằng thư gởi qua đường bưu điện. Nếu đương đơn muốn đổi địa chỉ nhận thư, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

5. Nếu như tôi không nhận được hồ sơ hướng dẫn nộp đơn xin thị thực/Hướng dẫn phỏng vấn thì phải làm sao?
Đơn đương có thể tải bộ Hồ sơ Hướng dẫn nộp đơn xin thị thực và bộ Hồ sơ hướng dẫn phỏng vấn trực tuyến. Nếu đương đơn vẫn chưa nhận được thư mời phỏng vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

6. Tôi có cần phải dịch tất cả các giấy tờ cá nhân sang tiếng Anh?
Giấy tờ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt được chấp nhận và có thể không cần bản dịch. Giấy tờ bằng các ngôn ngữ khác phải được dịch sang tiếng Anh. Bản dịch tiếng Anh phải có công chứng ghi rõ 1) "Bản dịch chính xác" và 2) "người dịch đủ năng lực dịch thuật".

Trong một số trường hợp đặc biệt, một số giấy tờ bằng tiếng Việt cũng có thể được yêu cầu dịch sang tiếng Anh.

7. Tôi phải xin phiếu Lý lịch Tư Pháp ở đâu?
Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 được cấp bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đăng ký thường trú hợp pháp theo Hộ khẩu và mất khoảng 10 ngày để hoàn tất. Đương đơn phải đích thân yêu cầu phiếu Lý lịch Tư Pháp số 2 và không thể ủy quyền cho người khác thay mặt đương đơn xin phiếu này.

Nếu sống tại TP. Hồ Chí Minh, đương đơn có thể liên hệ Sở Tư Pháp tại 143 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Để biết thêm thông tin về Lý lịch tư pháp, vui lòng tham khảo trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

8. Làm thế nào để tôi có được Giấy khai sinh Việt Nam?
Những người sinh ra tại Việt Nam phải liên hệ với văn phòng Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi người đó được sinh ra – nơi mẹ của đương sự đã sống theo địa chỉ trong Hộ khẩu. Ủy ban Nhân dân địa phương có thể cấp bản sao của giấy khai sinh cho đương sự dưa trên những dữ liệu của giấy khai sinh gốc.

Hoặc, văn phòng Ủy ban Nhân dân địa phương có thể cấp "Trích lục" của thông tin về việc khai sinh trên dữ liệu của họ cho đương sự. Nếu đương đơn không thể có được khai sinh vì lý do hồ sơ đã hủy hay cơ quan nhà nước không cấp, đương đơn phải nộp giấy xác nhận về việc này do phòng hộ tịch địa phương cấp và các bằng chứng khác về việc khai sinh của mình như sổ hộ khẩu cũ, học bạ, hay giấy rửa tội.

9. Người mở hồ sơ bảo lãnh cho tôi hiện đang thất nghiệp, vậy người đó có cần phải nộp đơn Bảo trợ Tài chánh không?
Cần. Nếu hồ sơ bảo lãnh của đương đơn yêu cầu đơn Bảo trợ Tài chánh I-864 (đa số các hồ sơ bảo lãnh đối với công dân Việt Nam đều yêu cầu đơn này), người mở hồ sơ bảo lãnh sẽ cần nộp đơn I-864. Nếu không có mẫu đơn bảo trợ tài chánh của người bảo lãnh, viên chức Lãnh sự không thể cấp thị thực cho đương đơn.

Người bảo lãnh cũng cần nộp bản sao của hồ sơ khai thuế gần nhất kể cả khi mức thu nhập khai thuế không đủ để bảo lãnh tài chính cho đương đơn. Nếu chưa khai thuế vì bất kỳ lý do gì, người bảo lãnh cần phải giải thích bằng thư lý do vì sao.

Nếu người bảo lãnh không đủ thu nhập bảo lãnh tài chánh, người bảo lãnh sẽ cần có thêm người cùng tài trợ hồ sơ. Người cùng tài trợ sẽ làm mẫu đơn I-864, hoặc nếu ở cùng nhà với người bảo lãnh thì sẽ làm mẫu Form I-864A.

Các mẫu I-864 hay I-864A đều phải được đi kèm với bằng chứng về tình trạng cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ của người bảo lãnh tài chánh, giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất và bằng chứng về công việc hiện thời như giấy lãnh lương hoặc giấy xác nhận việc làm có ghi mức lương.

Bản sao và bản chụp (scanned) của mẫu đơn I-864s và những chứng từ bảo trợ cũng được chấp nhận.

10. Ai có thể đi cùng tôi đến buổi phỏng vấn?
Quý khách nào không có tên trên thư mời sẽ không được vào bên trong Lãnh Sự Quán trong suốt buổi phỏng vấn trừ các trường hợp sau đây:

•Người bảo lãnh
•Cha, mẹ hay người bảo hộ của đương đơn dưới 17 tuổi
•Cha, mẹ, hay người bảo hộ của đương đơn gặp khó khăn về tinh thần/ thể chất (bị tàn tật)
•Con gái, con trai hay người chăm sóc của đương đơn lớn tuổi (trên 70 tuổi)

Nếu đương đơn có con nhỏ và không có tên trên thư mời phỏng vấn, đương đơn nên sắp xếp người chăm sóc con trong thời gian đương đơn tham dự phỏng vấn vì con của đương đơn sẽ không được vào bên trong khu vực phỏng vấn. Các thành viên khác trong gia đình, người thân hoặc bạn bè của đương đơn nếu không thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên cũng sẽ không được vào bên trong tòa nhà Lãnh sự quán.

11. Khi không thể nộp một loại giấy tờ nào đó mà Lãnh sự quán yêu cầu, tôi cần phải làm gì?
Nếu Quý vị không cung cấp được thông tin mà viên chức phỏng vấn yêu cầu, Quý vị cần nộp thư giải thích lý do tại sao Quý vị không thể thực hiện được yêu cầu đó. Viên chức sẽ xem xét duyệt hồ sơ sau khi Quý vị nộp thư giải thích.

12. Tại sao hồ sơ xin thị thực của tôi bị từ chối?
Có nhiều nguyên nhân khiến Viên chức Lãnh sự từ chối cấp thị thực. Đối với thị thực diện Hôn phu/Hôn thê hoặc thị thực định cư, lý do từ chối phổ biến nhất là theo Điều khoản 221(g) của Luật Di trú và Nhập tịch (INA). Việc từ chối này có nghĩa Viên chức Lãnh sự không có đủ thông tin cần thiết để có thể xem xét và đưa đến kết luận đối với hồ sơ xin thị thực, vì thế thị thực không thể được cấp tại thời điểm đó. Khi thông tin yêu cầu được nộp trong thời hạn cho phép, hồ sơ xin cấp thị thực sẽ được tiếp tục được xem xét, kết luận về hồ sơ, và đương đơn không cần phải nộp lại hồ sơ xin thị thực.

Ngoài ra còn có một số trường hợp không hội đủ tiêu chuẩn được cấp thị thực, những trường hợp này có thể dẫn đến việc thị thực bị từ chối hoặc không được cấp. Những hành vi khác, chẳng hạn như tham nhũng, cũng có thể là nguyên dân dẫn đến việc bị tự chối cấp thị thực.

13. Tôi cần phải làm gì nếu muốn hủy hồ sơ bảo lãnh?
Nếu Quý vị là người bảo lãnh và muốn hủy hồ sơ bảo lãnh, vui lòng gửi yêu cầu cho chúng tôi theo địa chỉ: https://vn.usembassy.gov/visas/immigran ... uiry-form/. Khi nhận được yêu cầu của Quý vị, chúng tôi sẽ ngừng giải quyết và trả hồ sơ về Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).

14. Tôi nên làm gì nếu có thông tin tố cáo liên quan đến việc tham nhũng hay đề nghị hối lộ?
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ rất xem trọng các thông tin tố cáo liên quan đến hồ sơ giả mạo và các hành vi tham nhũng. Nếu có thông tin liên quan đến các vấn đề này, Quý vị có thể email cho chúng tôi theo địa chỉ HCMCFPU@state.gov và cung cấp tất cả những thông tin mà Quý vị có, bao gồm:

1. Ngày, giờ, và địa điểm diễn ra việc đề nghị hối lộ;
2. Tên của nhân viên Lãnh sự có liên quan;
3. Tên của đương đơn xin thị thực có liên quan; và
4. Bất cứ bằng chứng nào khác có thể giúp ích cho việc điều tra sự việc.

Chúng tôi sẽ điều tra tất cả các sự việc Quý vị tố cáo. Xin cám ơn Quý vị đã cung cấp thông tin.
15. Nếu đương đơn chính qua đời thì hồ sơ của các đương đơn đi theo sẽ như thế nào?
Vui lòng thông báo cho chúng tôi biết về sự qua đời của đương đơn chính bằng cách nộp bản sao giấy chứng tử của đương đơn chính. Rất tiếc, nếu đương đơn chính qua đời vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đương đơn đi theo (phụ thuộc) tới Hoa Kỳ, viên chức lãnh sự sẽ không thể cấp thị thực cho đương đơn đi theo này.


Quote

Leave a reply

Author Name

Author Email

Title *

Preview 0 Revisions Saved
Share: