Đối với nước Nga, 30 USD cho mỗi thùng dầu thô là mức giá đáng báo động. Giá dầu ở khoảng đó đe dọa hệ thống tài chính nước này nhiều hơn cả mối nguy đến từ địa chính trị hay giá trị đồng rúp.

oil-refinery-plant-in-bahrain_afp_LUIMNhà máy lọc dầu – Ảnh: AFP

Theo Bloomberg, có đến 63% chuyên gia kinh tế được hỏi trả lời rằng diễn biến giá dầu thô là mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế và hệ thống tài chính Nga. Năm sau, giá dầu hạ tiếp là nguy cơ lớn nhất cho Nga, quốc gia vốn chưa kịp chuẩn bị cho một cú sốc tiếp theo trên thị trường dầu mỏ.
Tiếp sau giá dầu, địa chính trị, các căng thẳng trong ngành ngân hàng và giá trị đồng rúp (RUB) sẽ là các nguy cơ tiếp theo. Đây là dự báo đúc kết được từ kết quả khảo sát 27 chuyên gia kinh tế của Bloomberg.
“Nếu giá dầu hạ tiếp và đứng ở mức thấp trong thời gian dài, nguy cơ Nga mất ổn định tài khóa và tài chính tăng lên đáng kể”, Sergey Narkevich, chuyên gia tại PAO Promsvyazbank ở Moscow (Nga) viết.
Andreas Schwabe, chuyên gia kinh tế tại Raiffeisen Bank Internationa ở Vienna (Áo) cho biết giá dầu thấp và thấp hơn nữa vẫn đang là “mối nguy chính đối với kinh tế Nga”, mặc cho nước này đã điều chỉnh được trước cú sốc giá cả diễn ra trong năm nay. “Tình hình giá dầu giảm có thể khiến RUB yếu hơn, khởi đầu làn sóng lạm phát mới và các vấn đề ngân sách”, ông Schwabe nói.
Nga thích nghi được với 40 USD/thùng dầu thô trong thời gian qua bằng cách cắt giảm chi tiêu, song họ sẽ khó tìm ra câu trả lời cho chính sách nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sau khi đã lao dốc 37% trong năm 2014.
Theo ngân hàng Goldman Sachs, giá dầu Brent, chuẩn giá dầu châu Âu, đang giao dịch ở mức 45 USD/thùng. Song thực tế mùa đông năm nay ấm hơn so với trung bình các năm qua sẽ hạ thấp nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm, đủ để khiến giá dầu xuống đến 20 USD/thùng trong thời gian tới.
Ngân hàng trung ương Nga ước tính nếu dầu rơi xuống dưới 40 USD/thùng trong các năm 2016 đến 2018, nền kinh tế đất nước sẽ sụt giảm 5% hoặc hơn. Tình hình đó sẽ đẩy cao rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính.
Về mặt địa chính trị, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga làm phức tạp thêm tình hình, đẩy giới đầu tư vào chỗ phải bán bớt tài sản Nga. Ngoài các sự biến ở Trung Đông, Nga hiện vẫn còn chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vì căng thẳng ở Ukraine.
Tuy vậy, mặt tích cực hiện giờ là căng thẳng giữa Nga và phương Tây cùng nguy cơ Chiến tranh lạnh trong khu vực này đã được làm dịu sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) và Ai Cập.
56% số chuyên gia được hỏi cho rằng Nga sẽ được hưởng lợi từ yếu tố tích cực trên trong 12 tháng tới, khi Liên minh châu Âu (EU) nới bớt các biện pháp trừng phạt. Hồi tháng 8, chỉ 34% chuyên gia cho rằng điều này sẽ xảy ra. 20% chuyên gia cho rằng Mỹ có thể “nhẹ tay” hơn trong các biện pháp cấm vận nước bạn.
Theo 3 nhà ngoại giao châu Âu, các nước EU có thể kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 17 và 18.12.
“Chỉ khi hết bị áp đặt lệnh trừng phạt, GDP của Nga mới có thể đi lên”, Wolf-Fabian Hungerland, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Berenberg (Đức) nhận định.

Thu Thảo

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!