Cập nhật một số thông tin Di trú đáng quan tâm.

DACA và DAPA giúp kinh tế phát triển:

Hai chương trình DACA, tạm hoãn thi hành (Lệnh trục xuất) cho những trẻ em đến Hoa Kỳ bất hợp pháp và chương trình DAPA dành cho những Cha/Mẹ đang sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ có thể đẩy mạnh thêm nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong tháng Hai năm 2015 vừa qua, một chánh án liên bang tại tiểu bang Texas đã ngưng tạm thời những tác động hành pháp của Tổng thống Obama về di trú và câu giờ để 26 tiểu bang khác cùng nhau đệ đơn kiện với ý muốn hủy bỏ chính thức lệnh của tổng thống. Phán quyết của vị chánh án này đã làm cho Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama phải ngưng lại và cũng làm cho khoảng 5 triệu di dân bất hợp pháp chờ đợi, những người có thể được hưởng quyền lợi từ hai chương trình này – và cũng là những người sẽ bước ra khỏi bóng tối để có thể bắt đầu đóng góp cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong tháng Hai, Trung tâm vì sự tiến bộ Hoa Kỳ đã phân tích về 5 triệu di dân bất hợp pháp có thể sẽ được hưởng những lợi ích từ hai chương tạm hoãn trục xuất DACA và DAPA mà tổng thống đã đưa ra vào cuối năm 2014. Theo bản phân tích này, phí tổn trung bình để trục xuất một người là 10.070 Mỹ kim, và tổng số tiền sẽ phải chi để trục xuất 5 triệu người sẽ vào khoảng 50 tỷ 300 triệu Mỹ kim.

Thêm vào đó, “nếu 5 triệu người này bị trục xuất, chính phủ sẽ mất 22 tỷ 600 triệu tiền thuế từ lương bổng trên 5 năm, mất 41 tỷ Mỹ kim thêm vào hệ thống An Sinh Xã Hội hơn một thập niên, và 210 tỷ Mỹ kim để phát triển kinh tế thêm hơn một thập niên”.

Bản nghiên cứu nói rằng nếu 5 triệu người di dân này được phép ở lại và đóng góp cho kinh tế, họ sẽ:

– Làm tăng tổng sản phẩm nội địa khá nhiều là 210 tỷ Mỹ kim.

– Giảm lạm phát liên bang khoảng 25 tỷ Mỹ kim bằng những trợ giúp đẩy sự phát triển kinh tế.

– Nâng lương trung bình cho tất cả công nhân Hoa Kỳ khoảng 0.3%.

Bộ Nội An Hoa Kỳ đang kháng cáo quyết định ngăn cản việc áp dụng hai chương trình DACA và DAPA, nhưng hiện nay, Bộ Nội An sẽ không nhận đơn của hai chương trình DACA và DAPA dựa trên Những Tác Động Hành Pháp.

Thời gian duyệt xét hồ sơ bảo lãnh Vợ Chồng chậm lại:

Thông thường, thời gian duyệt xét chỉ vào khoảng một năm kể từ khi người bảo lãnh nộp đơn cho Sở di trú cho đến lúc người hôn phối được bảo lãnh có ngày phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự ở Sài Gòn. Còn những hồ sơ bảo lãnh vợ chồng ở những nước khác ra sao? Trước đây, thời gian duyệt xét đều giống nhau ở khắp nơi trên thế giới. Nay thì mọi người đều than phiền về thời gian duyệt xét chậm hơn xưa.

Đơn bảo lãnh I-130 được người hôn phối công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho người hôn phối ở ngoại quốc mất khoảng 5 tháng để Sở di trú duyệt xét. Sau khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ sẽ được chuyển sang Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC). Công việc của NVC là thu thập tất cả những giấy tờ cần thiết để duyệt xét hồ sơ bảo trợ tài chánh và đơn xin chiếu khán (visa) của người được bảo lãnh và sau đó chuyển hồ sơ cho Lãnh sự Hoa Kỳ để phỏng vấn. Và hiện nay thủ tục duyệt xét tại NVC bị ngưng trệ.

Theo một bản tường trình mới đây, NVC duyệt xét 2 triệu 600 ngàn hồ sơ mỗi năm và trong số này có khoảng 100.000 hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. NVC phải xem xét hơn 20.000 loại giấy tờ mỗi ngày vì quá nhiều thư từ gửi đến.

Cơ quan NVC đang ở trong thời gian bị chậm trễ chưa từng có. Họ không thể xem một thư email khẩn trong thời gian khoảng 2 tháng. Trong một trường hợp, người bảo lãnh phải cố tranh đấu để NVC có thể giải quyết nhanh đơn xin chiếu khán của người hôn phối ở ngoại quốc sắp chết vì bệnh ung thư và chị mong vợ của ông có thể doàn tụ lần cuối với chồng ở Hoa Kỳ. Những thư email khẩn hoặc những cú điện thoại gọi đến NVC phải mất có thể đến 4 tháng để vấn đề này có thể được giải quyết.

Những hồ sơ thông thường khác hiện nay có thể bị chậm trễ ít nhất từ bốn đến sáu tháng tại NVC trước khi hồ sơ được chuyển đến Lãnh sự Hoa Kỳ để phỏng vấn và xem xét lần cuối cùng. Nói cách khác, người hôn phối ở Việt Nam nhiều phần sẽ phải đợi ít nhất một năm trước khi được chấp thuận chiếu khán để sang Hoa Kỳ.

Một luật sư nói rằng: “Thời gian duyệt xét ở Hoa Kỳ cho những hồ sơ bảo lãnh vợ chồng quá lâu. Cựu Tổng thống Bush (cha) chỉ cần 42 ngày để huy động hàng triệu quân, hàng ngàn chiến xa và hàng chục quốc gia đánh và thắng trận Bão Sa Mạc. Nếu Tổng thống Bush có thể làm như thế trong 42 ngày thì tại sao Sở di trú không thể duyệt xét hồ sơ vợ chồng ít hơn một năm?”.

Người Việt Nam “Yêu”…

Đường link hướng dẫn nội dung

Hỏi đáp Di trú:

– Hỏi: Khi nào tòa án sẽ quyết định về việc áp dụng hai chương trình DACA và DAPA từ những tác động Hành pháp của Tổng thống Obama?

– Đáp: Có thể sẽ mất vài tháng cho đến khi vấn đề được giải quyết, vì thế, Sở Di trú hiện nay sẽ không nhận bất cứ đơn nào liên quan đến những tác động hành pháp mở rộng.

– Hỏi: Điều này có thật không trong những hồ sơ bảo lãnh vợ chồng, người bảo lãnh nên nộp đơn K3 để mang người hôn phối sang Mỹ nhanh hơn?

– Đáp: Như chúng tôi được biết, hồ sơ K3 thường không giảm thời gian chờ đợi cho người hôn phối ở Việt Nam.

– Hỏi: Chúng tôi nghe rằng để thực hiện kinh tế tư bản ở Việt Nam, người Việt Nam ở Mỹ và người ngoại quốc hiện có thể mua chung cư. Điều này có thật không?

– Đáp: Những loại quảng cáo của giới nhà thầu xây dựng nói rằng người ngoại quốc có thể mua, thuê và bán những căn chung cư hiện nay, và có thể để tài sản chung cư này trong di chúc cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, việc mua những căn chung cư thực tế chỉ là thuê dài hạn 50 năm hơn là việc mua bán tự do. Tương tự, người mua được yêu cầu phải sống ở Việt Nam ít nhất 6 tháng trong một năm.

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!