BƯỚC 1: NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH

• Người bảo lãnh (NBL) gửi cho USCIS hồ sơ bảo lãnh – Form I-130 Petition for Alien Relative. Xem Cách điền Form I-130
• Các giấy tờ gửi kèm với Form I-130.

I-130 Bảo Lãnh Cho Anh Chị Em :

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh cho anh chị em, bạn nhớ những điều sau đây:
– Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi Not Applicable hay NA.
– Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
– Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2006 thì phải ghi là 03/20/2006.

Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
– USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.
– Giấy chứng nhận quốc tịch Mỹ của bạn.
– Giấy kết hôn của cha mẹ bạn.
– Giấy khai sanh của bạn và của anh chị em của bạn.
– Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu cha mẹ bạn đã ly hôn hay là có người đã qua đời).
– Lệ phí. Về lệ phí, bạn nên vào trang Web bảng lệ phí này: http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/ … f3d6a1RCRD của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để biết lệ phí hiện hành.

Lưu ý: Nếu anh chị em của bạn là con ngoại hôn nhưng cùng cha với bạn và không được hợp pháp hóa thì bạn phải có chứng từ về mối quan hệ tình cảm hay tài chánh giữa cha bạn và người anh chị em ngoại hôn đó trước khi họ đúng 21 tuổi.

Nếu anh chị em của bạn là con ngoại hôn nhưng cùng cha với bạn và đã được cha bạn hợp pháp hóa thì bạn phải nộp những chứng từ về sự hợp pháp hóa trước khi họ 18 tuổi và còn độc thân. Sự hợp pháp hóa đó có thể là qua việc kết hôn của cha mẹ ruột của người anh chị em ngoại hôn đó hay qua luật pháp Việt Nam.

Nếu anh chị em của bạn cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha với bạn thì bạn phải nộp giấy khai sanh của bạn có tên bạn và người cha hoặc người mẹ chung cùng với giấy khai sanh của người anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha có tên của người ấy và người cha hoặc người mẹ chung với bạn. Nếu người đó đã kết hôn thì bạn phải nộp chứng từ về hôn nhân để chứng minh người đó là con của người bố dượng hay người dì ghẻ.

Ngoài ra, bạn phải nộp thêm những giấy tờ sau đây:
– Giấy kết hôn giữa cha ruột với mẹ ruột của bạn và giấy kết giữa cha ruột với mẹ của người anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha.
– Chứng từ về hôn nhân kết thúc giữa cha bạn với mẹ bạn và giữa cha của người anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha với mẹ của người đó.
– Giấy kết hôn giữa cha ruột của bạn với người dì ghẻ hay giữa mẹ ruôt của bạn với người cha dượng.
Bạn không cần nộp đơn riêng cho người hôn phối hay con cái của anh chị em của bạn. Người hôn phối hay con cái của họ được đi theo họ, kể cả con nuôi.

I-130 Bảo Lãnh Cha Mẹ :

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh cho cha mẹ, bạn nhớ những điều sau đây:
– Điền rõ ràng bằng cách dùng chữ in.
– Địa chỉ ở B.2 và C.2 phải là địa chỉ thật sự chứ không phải là địa chỉ dùng để nhận thư từ.
– Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi (Not Applicable) hay (NA).
– Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
– Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2006 thì phải ghi là 3/20/06.
– Địa chỉ email của người bảo lãnh. Xin ghi địa chỉ email ở cuối trang 1.
– Người bảo lãnh ký tên ở phần E (Section E).

Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
Bạn không nên gửi bản chánh. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ chấp nhận bản sao.

Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.
– Giấy chứng nhận quốc tịch của bạn.
– Giấy đăng ký kết hôn của bạn.
– Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn đã có một đời vợ/chồng trước).
– Giấy khai sanh có tên cha mẹ bạn trên đó.
– Giấy tờ chứng nhận đổi tên.
Nếu bạn hay người được bảo lãnh dùng tên khác với tên trên những giấy tờ xác đáng thì bạn phải nộp những giấy tờ hợp pháp đem lại sự thay đổi đó như giấy đăng ký kết hôn, quyết định của Tòa cho phép nhận con nuôi, lệnh của Tòa, v.v…
– Lệ phí.

Về lệ phí, bạn nên vào trang Web của Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ để biết lệ phí hiện hành

I-130 Bảo Lãnh Cho Vợ Hoặc Chồng

IR-1; CR-1: Công dân Mỹ được bảo lãnh vợ hoặc chồng

1. Diện này không cho phép ngươì đi theo nên:
– Nếu có con chung mà bé được sinh ra trước khi người bảo lãnh có quốc tịch Mỹ và/hoặc
– Người hôn phối có con riêng
Thì người bảo lãnh phải nộp riêng I-130 cho từng người.

2. Khi điền đơn I-130 bảo lãnh bạn nhớ những điều sau đây:

1. Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi Not Applicable hay NA.

2. Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.

3. Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm (MM/DD/YYYY). Thí dụ: Ngày 20 tháng 3 năm 2006 thì phải ghi là 03/20/2006.

4. Nộp một mẫu đơn G-325A cho bạn và một mẫu đơn G-325A cho người hôn phối.

5. Mẫu đơn G-325A của bạn thì bạn ký tên và mẫu đơn G-325A của người hôn phối thì người hôn phối ký tên. Của ai nấy ký KHÔNG được ký dùm.

Những giấy tờ phụ kèm theo mẫu I-130
Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh

– USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.
– Copy giấy chứng nhận quốc tịch hoặc copy US passport đối với diện vợ chồng của công dân Mỹ.
– Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.
– Copy hai mặt của thẻ xanh đối với diện vợ chồng của thường trú nhân.
– Giấy khai sanh của người hôn phối. Bạn có thể nộp kèm giấy khai sanh của bạn mặc dù họ không đòi hỏi.
– Giấy đăng ký kết hôn.
– Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn hoặc người hôn phối đã có một đời vợ hay một đời chồng trước).
– Hai tấm hình màu khổ chụp hộ chiếu. (một tấm cho bạn và một tấm cho người hôn phối).
– Chứng từ về quan hệ giữa hai người. Bạn nên nộp một tờ tường trình quan hệ (timeline) trong đó bạn khai hoàn cảnh, môi trường và thời gian bạn quen biết với người hôn phối và kể lại một vài biến cố quan trọng trong quan hệ giữa hai người (công chứng). Tờ tường trình đó nên kèm theo hình ảnh chụp chung hai người ở những thời điểm khác nhau trong thời gian quan hệ giữa hai người.
– Lệ phí: Về lệ phí, bạn nên vào trang Web: Bảng lệ phí của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để biết lệ phí hiện hành.

– Địa chỉ: Direct Filing Addresses for Form I-130, Petition for Alien Relative

Cách điền mẫu đơn I-130

+ Download mẫu đơn I-130; G-325A ở cột trái trong Thư viện. Đọc kỹ hướng dẫn (instruction) trước khi điền.
+ Nếu muốn bảo lãnh con riêng của vợ/chồng thì đứa trẻ phải dưới 18 tuổi tại thời điểm ký giấy kết hôn và người bảo lãnh phải nộp I-130 bảo lãnh riêng cho từng người.

I-130 Bảo Lãnh Cho Con Cái

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh cho con cái, bạn nhớ những điều sau đây:
– Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi (Not Applicable) hay (NA).
– Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
– Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2006 thì phải ghi là 03/20/2006.

Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
– USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.
– Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao hai mặt của thẻ xanh.
– Giấy khai sanh. Bạn nộp giấy khai sanh của đứa bé có tên của cả hai cha mẹ.
– Giấy đăng ký kết hôn. Nếu bạn là cha hay mẹ đứa bé thì bạn nộp giấy đăng ký kết hôn chứng minh cuộc hôn nhân giữa bạn và người hôn phối của bạn.
– Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn đã có một đời vợ trước).
– Chứng từ về quan hệ cha con hay mẹ con.
– Lệ phí. Về lệ phí, bạn nên vào trang Web: Bảng lệ phí của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để biết lệ phí hiện hành.

///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
• Khoảng 2 tuần sau khi gởi I-130 NBL sẽ nhận được giấy báo I-797/I-797C với nội dung “USCIS đã nhận đơn, lệ phí, xem xét và sẽ báo khi cần hoặc khi có kết quả. Trong I-797/I-797C này cũng có số receipt number của I-130, bạn có thể dùng số này để theo dõi HS trên mạng; đồng thời lưu ý NBL phải báo cho USCIS nếu thay đổi địa chỉ.
• Khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, USCIS sẽ gửi cho NBL Thư chấp thuận – Form I-797. Xem chi tiết
• USCIS chuyển hồ sơ chấp thuận sang Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia-National Visa Center (NVC). Tại đây hồ sơ sẽ được mã hóa bằng Case Number (HCM xxxxxxxxxx) và đưa vào danh sách chờ đợi theo thứ tự ngày ưu tiên; sau đó NBL và NĐBL sẽ nhận được thư báo Case Number. Xem Cách diễn giải NVC Case Number
Chú ý: có một số trường hợp, dù không được NVC gửi thư báo case number nhưng hồ sơ vẫn được tiến hành bình thường.

BƯỚC 2: KHI HỒ SƠ ĐƯỢC MỞ

Khoảng 6 tháng trước khi Visa Bulletin đăng lịch đáo hạn của ngày ưu tiên, các hồ sơ đến lượt sẽ được NVC bắt đầu tiến trình xử lý cấp visa định cư:
• NVC gửi cho NBL và NĐBL Form DS-261 Choices of Address and Agent (Chỉ định người đại diện). Xem Xem: Mẫu DS-261 – Cách điền đơn

Các bước 2a2b dưới đây do NBL và NĐBL thực hiện cùng một lúc.

Bước 2a: dành cho Người Bảo Lãnh (NBL)
• NVC gửi cho NBL Hóa đơn đóng tiền US$88 – AOS FEE OLP.
• In Document Cover Sheet sau khi được xác nhận là PAID. Xem mẫu và cách in
Điền và gửi cho NVC mẫu Bảo trợ Tài chánh-Form I-864 và các giấy tờ liên quan. Kẹp Document Cover Sheet đã in ra ở trên.

Bước 2b: dành cho Người Được Bảo Lãnh (NĐBL)
• Sau khi NVC nhận được Form DS-261, NVC sẽ gửi Hóa đơn đóng phí visa $230/người.
Chú ý: Thường hóa đơn này được gửi đến người đại diện sau khi NVC nhận Form DS-261.

• Sau khi đóng phí visa bạn phải vào lại trang đó để điền DS-260 (thay cho DS-230). Điền mẫu đơn DS-260 – Đơn xin thị thực di dân và đăng ký người nước ngoài (điện tử): Mỗi người có tên trang danh sách đóng phí visa đêù phải hoàn tất mẫu DS-260. Xem: Mẫu DS-260 – Cách điền đơn
• In trang xác nhận DS-260 và kẹp trang xác nhận này lên bộ civil documents để gởi cho NVC. Hoặc gởi cho NBL để NBL gơỉ chung với bộ bảo trợ tài chánh cho NVC cũng được.

BƯỚC 3: NHẬN THƯ PHỎNG VẤN VÀ CHUẨN BỊ BẰNG CHỨNG

NVC chỉ sắp xếp lịch phỏng vấn khi một hồ sơ thỏa được cả 2 điều kiện sau:
1. Hồ sơ đã được hoàn thành đầy đủ theo yêu cầu. Xem Cách gọi NVC để hỏi tình trạng hồ sơ
2. Ngày ưu tiên (Priority date) trước ngày đáo hạn (Cut off date) của lịch VB hiện hành.

Thư phỏng vấn sẽ được gửi cho NĐBL hoặc/và người đại điện qua email hoặc/và qua đường bưu điện.

• In thư phỏng vấn đính kèm trong email thành 2 bộ (chỉ cần in 2 trang đầu).
• Đi chích ngừa.
• Khám sức khỏe.
• Chuẩn bị các giấy tờ NVC yêu cầu (Trang xác nhận; Các giấy tờ yêu cầu mang theo khi phỏng vấn và các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ gia đình.
• Đến LSQ phỏng vấn theo đúng lịch hẹn.

BƯỚC 4: NHẬN VISA VÀ CHUẨN BỊ ĐỊNH CƯ

Sau phỏng vấn

. Nếu đương đơn đủ điều kiện để được chấp thuận cấp thị thực sau buổi phỏng vấn. Tất cả mỗi đương đơn xin thị thực di dân đi Hoa Kỳ BẮT BUỘC phải đăng ký hoặc là trực tuyến (http://www.ustraveldocs.com/vn_vn) hoặc là bằng điện thoại (trong nước gọi 19006444 và tại nước Mỹ gọi 17036657350) để sắp xếp giao hộ chiếu và thị thực tận nhà. Không cần phải đóng thêm tiền vì dịch vụ giao tận nhà. Xem chi tiết

. Tùy thuộc vào tình trạng của từng đương đơn, việc cấp thị thực có thể mất từ 5 ngày làm việc đến vài tuần.

. Thông thường, thời hạn của thị thực sẽ giống với thời hạn của kết quả khám sức khoẻ của đương đơn thời hạn của kết quả khám sức khoẻ là 6 tháng). Nếu đương đơn biết mình không thể sắp xếp ra đi trong hạn thị thực của mình, đương đơn có thể thông báo cho chúng tôi để hoãn việc cấp thị thực lại. Việc cấp thị thực có thể hoãn lại trong vòng 1 năm kể từ ngày phỏng vấn.

. Nếu trong gia đình có người sẽ đi sau (không đi cùng NDBL chính) thì sau khi NDBL chính nhập cảnh HK, NDBL chính phải copy: Thẻ xanh hoặc passport trang có dán visa, bằng chứng quan hệ giữa NDBL chính và người đi sau (giấy kết hôn nếu là vợ chồng, giấy khai sinh nếu là cha/mẹ, con) để lỡ hải quan tại sân bay VN đòi các bằng chứng này.

. Trong package này gồm có:
1. Passport(s) của đương đơn và người đi theo (nếu có) có dán visa.

2. Bao mầu nâu đựng hồ sơ sức khoẻ, không được mở bao này, bạn sẽ phải nộp bao này khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay đâù tiên đến Hoa Kỳ).

3. Giấy hướng dẫn đóng phí định cư $165USD. Nên đóng trước khi bay đến Mỹ. Nếu trường hợp không có giấy này thì bạn tìm trong visa của bạn (visa dán trong VN passport) sẽ có DOS Case ID và Alien Number (A-Number).

4. Alien Number (A-Number): Là số thẻ xanh, gồm 9 con số. Nếu số thẻ xanh của bạn ít hơn 9 con số thì bạn ghi thêm số 0 trên đầu dãy số sao cho tổng cộng đủ 9 con số.

Image

PHÍ MỚI ĐỊNH CƯ $165

1.Tôi phải đóng Phí định cư $165 vào thời điểm nào?
Quý vị phải đóng khoản phí này trước khi rời Việt Nam để nhập cư Hoa Kỳ. Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không cấp thẻ xanh cho Quý vị nếu chưa nhận được khoản phí này. Tuy nhiên, trong trường hợp quý vị chưa đóng khoản phí này, các viên chức Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) vẫn sẽ cho phép quý vị nhập cảnh nếu quý vị hội đủ điều kiện nhập cảnh.

2. Nếu tôi đã được cấp thị thực di dân trước ngày 1 tháng Hai năm 2013 thì sao? Tôi có phải đóng khoản phí này hay không?
Không. Chỉ những đương đơn được cấp thị thực từ ngày 1 tháng Hai năm 2013 trở về sau mới phải đóng khoản phí mới này. Các viên chức Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) tại sân bay hoặc biên giới đường bộ sẽ xem xét các hồ sơ di dân và xác định thời điểm thị thực di dân của quý vị được cấp. Nếu thị thực được cấp vào ngày 1 tháng Hai năm 2013 hoặc sau đó nhưng khoản phí này chưa được đóng, bộ hồ sơ thị thực di dân sẽ được thu lại tại cửa khẩu, nhưng Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không cấp thẻ xanh cho tới khi nào khoản phí $165 được đóng đầy đủ.

3. Đối tượng nào phải đóng khoản Phí định cư $165?
Tất cả các đương đơn được cấp thị thực di dân (kể cả thị thực dành cho người trúng thưởng) đều phải đóng loại phí này, ngoại trừ:

– Các trẻ em được nhận làm con nuôi theo diện Trẻ mồ côi (IR-3/IR-4) hoặc theo diện Công ước Hague (IH-3/IH-4);

– Các công dân Iraq và Afghanistan di dân theo loại thị thực đặc biệt dành cho nhân viên thuộc biên chế Chính phủ Hoa Kỳ;

– Các Thường Trú Nhân đánh mất tình trạng thường trú nhân (LPR) của mình ở Hoa Kỳ ( SB1);

– Các trường hợp được cấp thị thực diện Hôn phu/Hôn thê (K visa).

4. Tôi phải đóng khoản phí mới này như thế nào?
Quý vị có thể đóng khoản phí này bằng cách truy cập địa chỉ trang web http://www.USCIS.gov/ImmigrantFee, chọn đường dẫn tới trang yêu cầu thông tin của USCIS trên Pay.gov, trả lời các câu hỏi trên trang yêu cầu thông tin của USCIS, và cung cấp thông tin số tài khoản séc, thẻ ghi nợ, hoặc thẻ tín dụng. Do các khoản thanh toán bằng séc phải được rút tại một ngân hàng thuộc Hoa Kỳ, quý vị có thể nhờ người khác đại diện đóng khoản phí di dân USCIS này.

http://vietnamese.hochiminh.usconsulate … u/ich.html

Khi nào tôi nhận được giấy báo đóng phí định cư $165?

Sau khi phỏng vấn thành công, được chấp thuận cấp visa. Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ gởi bộ hồ sơ visa cho đương đơn kèm theo:
– Một bản thông báo của Sở di trú USCIS, bao gồm số Ngoại Kiều (Alien number) và số Hồ Sơ; và

– Những hướng dẫn cách nộp lệ phí.

Lệ phí nên nộp trước khi đến Hoa Kỳ. Người có chiếu khán di dân nên giữ một bản sao đã đóng lệ phí trong hồ sơ cá nhân của họ. Quý vị có thể xem nhiều chi tiết hơn qua trang USCIS Immigrant Fee

Khi nào cần thanh toán phí và cách thanh toán

Bạn cần đăng ký thanh toán trong khoảng thời gian sau khi nhận được visa và trước khi bạn khởi hành tới Mỹ.

Thanh toán thông qua hệ thống thanh toán trực tuyến Phí nhập cư USCIS. Bạn sẽ phải điền vào mẫu đơn điện tử và cung cấp thêm các thông tin sau:
. Số thẻ xanh (A#)
. Số ID
. Thông tin kiểm tra tài khoản, hoặc
. Thông tin các khoản nợ hoặc thẻ tín dụng.

Tất cả các khoản thanh toán bằng séc phải được lĩnh tại một ngân hàng của Mỹ.

Nếu bạn không thể thanh toán được thì bạn có thể nhờ người khác đại diện thanh toán giúp bạn, tốt nhất là nhờ người ở Mỹ, ngươì đã đóng phí visa cho bạn lúc trước.

Trường hợp bạn đang thực hiện thanh toán phí nhập cư hộ người khác thì hãy chắc chắn rằng bạn nhập đúng số thẻ xanh và số ID của họ.

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu trợ giúp kỹ thuật về vấn đề nộp lệ phí, xin vui lòng liên hệ tới Trung tâm dịch vụ khách hàng: 1-800-375-5283 FREE.

Ðương đơn sẽ không nhận được Thẻ Xanh cho đến khi trả lệ phí di dân cho Sở di trú Hoa Kỳ (điều này có nghĩa là nếu muốn có Thẻ Xanh, qúy vị phải trả lệ phí 165 Mỹ kim). Không thực hiện việc xin Thẻ Xanh, người di dân sẽ khó có thể chứng minh rằng họ được phép làm việc ở Hoa Kỳ hoặc được tái nhập cảnh Hoa Kỳ sau chuyến xuất ngoại ngắn hạn.

Chú ý:
1. Nên nhờ người bảo lãnh hoặc người thân ở Mỹ (đã từng đóng phí $88 và phí visa cho mình) vào trang USCIS Immigrant Fee để đóng phí này cho bạn. Nhớ in lại receipt và gởi về (qua email) để bạn cầm theo nộp lúc làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Hoa kỳ.

2. A# là số thẻ xanh, rất quan trọng, nên bạn không nên nhờ người ngoài, không thân thuộc đóng giùm vì họ sẽ biết số A# của bạn có thể bạn sẽ gặp rắc rối sau này.

3. Alien Number (A-Number): Là số thẻ xanh, gồm 9 con số. Nếu số thẻ xanh của bạn ít hơn 9 con số thì bạn ghi thêm số 0 trên đầu dãy số sao cho tổng cộng đủ 9 con số.

Trường hợp chưa thanh toán lệ phí

Bạn sẽ không nhận được thẻ xanh cho đến khi thanh toán xong khoản lệ phí nhập cư USCIS.

Việc bạn chưa thanh toán khoản phí không ảnh hưởng đến tình trạng cư trú hợp pháp của bạn. Hộ chiếu của bạn sẽ được đóng dấu mộc xác nhận việc nhập cảnh hợp pháp và quy chế thường trú nhân. Dấu mộc này có giá trị một năm, nhưng cần nhấn mạnh rằng những thường trú nhân mới nên trả lệ phí di dân càng sớm càng tốt để tránh việc nhận Thẻ Xanh Thường Trú Nhân quá trễ.

BƯỚC 5: THƯỜNG TRÚ NHÂN

• Thẻ SSN và Thẻ Xanh sẽ được gửi đến địa chỉ NĐBL đã đăng ký cư ngụ khoảng sau 3 tuần, tính từ ngày NĐBL chính thức nhập cảnh vào Mỹ
• Cần tải về và đọc Cẩm nang dành cho người mới nhập cư

Chú ý: Người có thẻ xanh, thường trú nhân, nếu thay đổi địa chỉ phải báo với USCIS trong vòng 10 ngày. Chuyện này đôi khi ảnh hưởng đến việc thi quốc tịch. Có người khó họ sẽ dựa vào lỗi này để từ chối cấp quốc tịch vì bạn đã vi phạm luật Di Trú. Xem thêm Online Change of Address

BƯỚC 6: NHẬP QUỐC TỊCH HOA KỲ

• Hướng dẫn & đăng ký thi quốc tịch
– A Guide to Naturalization
– Application for Naturalization
Các câu hỏi mẫu trong kỳ thi quốc tịch

LƯU Ý:
========================================

• Khi nộp đơn cho USCIS như: Bảo lãnh I-130, renew Green card I-90, I-485,i-751, QT N-400,… thì phải vào website của USCIS để downnload và đọc hướng dẫn trước khi điền và gởi đi. Bởi vì nếu dùng các mẫu đơn quá hạn thì sẽ bị từ chối và mất luôn tiền lệ phí.

vietditru

vietditru

Posted by vietditru

: