Thừa cân có nghĩa là một người có chỉ số IBM từ 25 đến 30. Với chỉ số IBM lớn hơn 30, người đó được xem là đã bị béo phì. Hơn một nửa số người bị béo phì trên thế giới đang sống tại 10 quốc gia, dẫn đầu là Hoa Kỳ. Còn tại Trung Quốc, dữ liệu nghiên cứu cho thấy đã có 62 triệu người béo phì sống tại Trung Quốc vào năm ngoái, cao hơn tổng số người béo phì của thế giới đến 9%.

Lần đầu tiên, Viện nghiên cứu và đánh giá sức khoẻ của Đại học Washington IHME đã tiến hành một cuộc nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 188 quốc gia trong 33 năm và phát hiện ra rằng gần 30% (2.1 tỷ người) dân số thế giới đang ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

Trong khi đó vào năm 1980, con số này chỉ ở mức 857 triệu người. Với cùng một quãng thời gian, tỷ lệ béo phì và thừa cân giữa người lớn đã tăng ở cả phụ nữ và đàn ông (phụ nữ tăng từ 30% lên 38%, còn đàn ông tăng từ 29% lên đến 37%)
Thừa cân có nghĩa là một người có chỉ số IBM từ 25 đến 30. Với chỉ số IBM lớn hơn 30, người đó được xem là đã bị béo phì. Hơn một nửa số người bị béo phì trên thế giới đang sống tại 10 quốc gia, dẫn đầu là Hoa Kỳ. Còn tại Trung Quốc, dữ liệu nghiên cứu cho thấy đã có 62 triệu người béo phì sống tại Trung Quốc vào năm ngoái, cao hơn tổng số người béo phì của thế giới đến 9%.
Tại Trung Quốc, tỉ lệ béo phì ở các em trai (6.9%) đã cao gần gấp đôi tỷ lệ béo phì của nam giới trưởng thành ( 3.8%) Photo Courtersy: scmp.com
Người đứng đầu nghiên cứu này là Tiến sĩ Marie Ng, trợ giảng về ngành sức khoẻ toàn cầu ở IHME, cho biết rằng:
“Tỷ lệ trẻ em bị béo phì ở Trung Quốc thực sự rất đáng phải quan tâm. Tỉ lệ béo phì ở các em trai (6.9%) đã cao gần gấp đôi tỷ lệ béo phì của nam giới trưởng thành (3.8%)”
Trong số 188 quốc gia, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ béo phì thừa cân ở trẻ em tăng mạnh thứ tư. Vào năm 1980, 5.7% số người dưới 20 tuổi trong cả nước bị thừa cân hoặc béo phì. Nhưng vào năm 2013, con số này đã tăng lên đến 18.8%. Đối với những người 20 tuổi trở lên, Trung Quốc là nước xếp thứ 10 về mức tăng, từ 11.3% năm 1980 đã tăng lên thành 27.9% năm 2013. Tiến sĩ Christopher Murray, giám đốc của IHME nói:
“Trong ba thập kỷ qua, không một quốc gia nào thành công trong việc giảm tỷ lệ béo phì. Đặc biệt là ở những quốc gia thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình, mức tăng của béo phì tỷ lệ thuận với mức tăng của thu nhập.”
Nơi có tỷ lệ thừa cân và béo phì cao nhất là ở vùng Trung Đông và Bắc Phi, nơi có hơn 58% đàn ông và 65% phụ nữ từ 20 tuổi trở lên bị béo phì hoặc thừa cân. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng gần 50% vào năm 2013 so với năm 1980.
Vào năm ngoái, hơn 22% trẻ em gái và gần 24% các bé trai ở các nước phát triển bị béo phì – thừa cân. Còn tại các nước đang phát triển, tỷ lệ này là 13%. Sự gia tăng tỷ lệ béo phì trên toàn cầu trong ba thập kỷ qua đã cho thấy một điểm chung mà y tế ở cả hai khu vực: phát triển và đang phát triển cùng gặp phải: tỷ lệ béo phì thừa cân đang tăng cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Nguy cơ mắc phải những căn bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường, viêm xương khớp và bệnh thận mãn tính của một người tăng cao khi chỉ số IBM của người đó vượt quá 23. Vào năm 2010, ước tính có khoảng 3,4 triệu ca tử vong do thừa cân béo phì gây nên, hầu hết trong số đó là những người có vấn đề về tim mạch.
VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: