Một cuộc họp báo về vụ mất tích của máy bay Malaysia tại Việt Nam. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 800 cơ quan báo chí và hơn 17.000 phóng viên được cấp thẻ.

Báo chí trong nước dẫn lời Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 10/3 cho biết sẽ ‘tạm dừng cấp phép thành lập các cơ quan báo chí’.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn được trích lời nói sẽ ‘rà soát giảm bớt những báo hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích’.

Đây được coi là nội dung nằm trong báo cáo Quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2020, và nếu được thông qua, tin cho hay, ‘đây sẽ là một cuộc cách mạng trong hoạt động báo chí, nhằm mục đích hướng tới số lượng báo chí hợp lý, chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu xã hội’.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 800 cơ quan báo chí và hơn 17.000 phóng viên được cấp thẻ.

Nhưng theo ông Sơn, báo chí ‘vẫn còn những hạn chế, yếu kém, nhiều báo của ngành, địa phương đưa quá nhiều tin tiêu cực, và nhiều báo còn đưa tin sai, không kiểm chứng, gây bức xúc, hoang mang cho xã hội’.

Ông Sơn cũng được trích lời nói rằng báo điện tử ‘sẽ trở thành loại hình truyền thông chủ lực’.

Liên quan tới tình hình báo chí Việt Nam, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm 26/2 đã quyết định ‘thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và giấy phép hoạt động báo điện tử trên Internet của Báo Sài Gòn Tiếp thị’.

Bộ này cho biết thu hồi giấy phép hoạt động mà Bộ này cấp cho tờ báo do ‘cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính”.

Trước đó, tin tức từ trong nước cho hay, các nhà báo Sài Gòn Tiếp Thị đã gửi đơn kêu cứu lên Bí thư TP HCM với kiến nghị ‘cho tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị được tồn tại độc lập’.

vietditru

vietditru

Posted by vietditru

: