Đối với một số cựu chiến binh khác, chuyến đi này của TT Obama là sự nhắc nhở cho hai thế hệ Mỹ đã đến tuổi kể từ lúc cuộc chiến chấm dứt, nó minh hoạ tầm quan trọng của cuộc chiến đối với Hoa Kỳ. Với hai thế hệ này, bóng ma của cuộc chiến không dễ gì yên nghĩ.
Hình ảnh này ắt hẳn phải tới, đó là cảnh TT Obama sẽ đáp máy bay xuống Hà Nội vào ngày Chủ nhật này. Những ký ức xưa tha hồ tái hiện. Rồi nào thợ chụp hình, quay phim phóng viên những người chuyên săn tin tha hồ làm việc nhất là lúc vị tổng thứ 3 của nước Mỹ sang thăm VN kể từ lúc chấm dứt cuộc chiến.
Ông Chuck Hagel, cựu bộ trưởng quốc phòng của Mỹ cho rằng ông chuẩn bị cho hàng loạt hình ảnh đầy cảm hứng này. Theo ông những hình ảnh đó sẽ làm ông xúc động cho một người từng có 12 tháng làm một lính Mỹ phục vụ trong cuộc chiến tại VN trước khi ông trở thành thượng nghị sĩ hay bộ trưởng quốc phòng. Tất cả hình ảnh quá khứ đang trở lại với ông.
Đối với TT Obama chuyến thăm VN này không chỉ là củng cố sự xoay trục của Mỹ lại với Á Châu mà còn thắt chặt sâu đậm mối liên hệ kinh tế đang gia tăng trong vùng.
Nhưng đối với cựu chiến binh Hoa kỳ trong Chiến Tranh VN, cuộc du hành của một tổng thống Mỹ tới một nơi họ đã mất đi bao đứa bạn thân vô tư, và họ đã đánh mất một thời trai trẻ đang là những cảm xúc vô tận cứ mãi đậm nét trong tâm tư họ như là những hậu chấn của chiến tranh.
Ông chuck Hagel năm nay đã 69 tuổi, ông trả lời với một cuộc phỏng vấn rằng “vẫn còn nhiều hồn ma quanh quất nơi đó, vẫn còn nhiều vấn đề lớn bàn về VN và cần phải hiểu đất nước đó bây giờ là gì nữa?”
Ông cho biết “những cái chết oan khiên vô ích đã ám ảnh đời ông, những bài học chúng ta học được từ xứ sở đó, những bài học kinh khủng cứ mãi lơ lững trong đầu óc chúng ta”.
Cựu bộ trưởng Hagel còn cho biết mỗi quyết định trong thời làm bộ trưởng, mỗi một lời khuyên đến TT Obama đều dựa vào kinh nghiệm lúc ông còn chiến đấu tại VN. Giờ đây ông cố gắng tự tìm cho ra những suy nghĩ về cái năm ông phục vụ tại VN trong thập niên 1960s. Ông đoan quyết TT Obama sẽ gặp những thảm vườn xanh tốt cùng hình ảnh biểu tượng của những cái nón hình chóp mà người dân VN hay đội.
Một trong những cản trở giữa hai quốc gia là chuyện một số người ở Mỹ vẫn còn tin rằng tù binh Mỹ còn bị giam giữ tại VN, như một chuyện thần thoại, bị kích động bởi những cuốn phim vào thập niên 1980 như “Mất tích trong Công vụ” do Chuck Norris đóng hay một loạt phim “Rambo” do Sylvester Stallone thủ vai.
Một lá cờ đen mang ký hiệu P.O.W./M.I.A vẫn còn phất phới bay trước điện Capitol hay điện capitol của các tiểu bang. Phía quân đội và các nhà làm luật đang chú ý đến vấn đền bù những phần còn lại cho những người đã chết cùng hoàn thành những việc chưa làm xong. Hiện nay người cầm đầu các tổ chức cựu chiến binh Hoa kỳ đòi hỏi cuộc gặp mặt TT Obama tại Toà Bạch Ốc vào thứ Sáu vừa qua, họ đã đòi hỏi TT Obama chất vấn Hà nội liệu vẫn còn tù binh Mỹ hiện đang còn sống và giam giữ họ hay không? Đó là ý tưởng của Frank Francois III, giám đốc Hội Cựu Thương Binh Hoa Kỳ.
Ông Francois nói rằng nên hỏi Hà Nội liệu còn giam giữ người tù binh Mỹ nào trong tù hay trong một vùng bí ẩn nào đó và còn sống, chúng ta cần biết chuyện đó.
Đối với một số cựu chiến binh khác, chuyến đi này của TT Obama là sự nhắc nhở cho hai thế hệ Mỹ đã đến tuổi kể từ lúc cuộc chiến chấm dứt, nó minh hoạ tầm quan trọng của cuộc chiến đối với Hoa Kỳ. Với hai thế hệ này, bóng ma của cuộc chiến không dễ gì yên nghĩ.
Bobby Muller, một cựu thương binh Mỹ, tâm sự “Hôm nay người ta đã hoàn toàn quên hình ảnh cuộc chiến VN rồi”. Ông là người hoạt động phản chiến, một cựu thuơng binh, đời ông rất cảm hứng với cuốn phim “Về Nhà” vào năm 1978 do Jane Fonda đóng. Theo ông thời kỳ đầy bi kịch đó đã không còn tồn tại và đã xoá mất trong ý thức của toàn đất nước hôm nay.
Ông Muller ở Washington, trong một căn chung cư. Phòng ông tràn ngập sách cũ về chiến tranh và những nhà lãnh đạo như TT Richard Nixon hay cố vấn Henry Kissinger chẳng hạn.
Khác với chuyến đi trước đây của cựu TT Bill Clinton, người mang nhiều hồ sơ về hi sinh trong chiến tranh khi sang VN trong năm 2000; TT Obama thì khác hẳn, ông chủ tâm kêu gọi hợp tác vấn đề chất độc Da Cam. Và một TT của thế hệ đến tuổi sau cuộc chiến ông ta không chắc chắn là một biểu tượng hàn gắn vết thuơng tâm hồn mà các cựu chiến xưa kia từng chịu đựng khi hồi huơng, và chịu sự khinh bỉ của đồng bào sau khi chiến đấu tại đất nước VN trở về?
Chính TNS John McCain thường tâm sự rằng, “nước Mỹ đáng hổ thẹn khi thiếu vắng sự tiếp đón những chiến binh Hoa Kỳ trở lại”. John McCain cựu chiến binh từng là tù binh trong cuộc chiến, ông ta trở về như một anh hùng. Còn những người khác thì sao “nhũng chiến binh 18 hay 19 tuổi đời hồi hương, chỉ bị người dân Mỹ “nhổ nước bọt” khinh khi?
TNS McCain cho rằng, nước Mỹ đã học ra bài học đắng cay kia, hiện nay có mặt các cựu binh Mỹ thông thường tại các hội thể thao hay hay các ngày công lễ to lớn.
Dù sao, đối với một số cựu chiến binh Mỹ, chuyến đi của TT Obama đang làm sống lại những ký ức cay đắng của một thời kỳ họ từng bị bạc đãi trên quê huơng mình.
TNS McCain là người cổ động tích cực cho vấn đề bình thường hoá quan hệ Mỹ-Việt. Sau này ông hay về thăm VN nhất là Hà Nội, trên những đường phố mà ông còn được người VN “dễ dàng nhận ra ông hơn trên những con đường của thành phố Phoenix, quê huơng ông”, một cảm nghĩ chua chát Ông McCain từng thổ lộ.
Hi vọng những việc làm sau này của ông, sẽ xoá đi bao ký ức tệ hại của cuộc chiến VN cùng những ngày tù tội.
Ông tâm sự trong một cuộc phỏng vấn rằng: “lúc sau này tôi hay dậy thật sớm đi bộ tới Khu Tưởng Niệm Cuộc Chiến VN vưa khi mặt trời ló dạng” theo ông đó việc làm hay nhất giúp ông hồi tưởng cùng suy nghĩ.”
By Gardiner Harris / The New York Times