Vụ treo hình Trầm Bê ở hai chùa: Sư sãi Trà Vinh lên tiếng phẫn nộ

(GDVN) – Ngày 18/4 vừa qua, Phó chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh – Hòa thượng Thạch Sok Xane đã gửi một lá thư phản ứng mạnh mẽ việc có một số thông tin sai sự thật việc “treo hình ông Trầm Bê giữa chánh điện” hai ngôi chùa: Vàm Ray và Cà Hom, tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chưa có ngôi chùa Khmer nào được đặt tên gọi là chùa “ông Trầm Bê”

Mở đầu lá thư, vị hòa thượng từ tốn: :”Vào ngày 11 tháng 4 năm 2013. Chúng tôi được xem trên mạng, có một số bài viết, kèm theo hình ngôi chánh điện hai ngôi chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom. Chúng tôi chú ý nhất đến những thông tin:  “Chùa ông Trầm Bê gây phản cảm

Vị hòa thượng ngoài 60 tuổi này tỏ vẻ bức xúc khi ngôi chùa Vàm Ray có lịch sử tồn tại hơn 600 năm, lại được đổi tên thành “chùa Trầm Bê”:

“Trong địa bàn tỉnh Trà Vinh có 141 chùa Khmer, hơn 3000 sư sãi và trên 99% phật tử theo đạo Phật và cũng là đạo truyền thống của dân tộc. Chưa có ngôi chùa nào được hình thành xây dựng mới và đặt tên là chùa Trầm Bê, theo tiếng của dân tộc (Wat Trầm Bê). Các vị có nhầm lẫn chăng? 141 chùa vẫn còn 141. Nếu tăng thêm được một ngôi chùa Trầm Bê cho người Khmer điều đó đáng mừng, cớ sao lại bị chỉ trích?”

Quay ngược lịch sử, hòa thượng Thạch Sok Xane nói: “Lịch sử hình thành ngôi chùa Khmer Trà Vinh có chùa trên ngàn năm, thấp nhất cũng trên 40 năm, mỗi chùa đều có Pháp hiệu gọi bằng Pali và tên gọi theo phum srok người Khmer đang sinh sống để dễ nhớ tên chùa của mình nếu họ không biết tiếng Pali. Như chùa Bhagaraja DuangKeo Kampong doung thường gọi tắt là (Phnô Đung), Chùa Bong Ray Chas, Chùa Chrey Pra Sat…(không phải chùa Cò, chùa Vàm Ray, chùa Hang, chùa Chim, chùa Dơi.v.v.) như người khác đã thường đặt để gọi. Trong văn học danh từ riêng, tên của người thì không thay đổi hoặc gọi khác hơn phải không? Nếu tuỳ tiện đặt và gọi tên chùa chúng tôi như vậy có nghĩa là muốn đồng hoá ngôn ngữ dân tộc hay miệt thị tên chùa của chúng tôi một cách trắng trợn”.

Vị hòa thượng khiêm tốn: “Tuy rằng chúng tôi còn dốt chữ phổ thông nhưng gọi tên của mình đúng sai cũng biết chút ít chứ và cảm nhận ra sao thưa quí vị?”

Ông Thạch Sok Xane nhẹ nhàng nhưng gay gắt: “Tên chùa chúng tôi đã liệt kê vào danh sách trong đồng bào và sư sãi Khmer, về mặt hành chánh đã được đăng ký danh mục sinh hoạt tôn giáo và GHPGVN, không một ai có quyền thay đổi tên gọi khác được và cũng chưa có ngôi chùa Khmer nào được đặt tên gọi là chùa “Ông Trầm Bê” ở nơi bảng hiệu chùa. Có lẽ quí nhà vị xem chữ Khmer không biết hay không muốn biết hay muốn đặt tên chùa một danh từ khác để xoá tên một ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh”.

“Khắc bia tên hoặc chân dung…đâu có gì gọi là trái nghịch đạo lý, phong tục  của dân tộc Khmer

Trước khi vô vấn đề chính về việc có nhiều thông tin sai lệch việc hai ngôi chùa Vàm Ray và Cà Hom cho treo hình ông Trầm Bê cùng các thành viên gia đình ông giữa chánh điện, hòa thượng Thạch Sok Xane viết:

“Ông Trầm Bê là một người giàu có lại có lòng từ thiện và lòng hảo tâm, Ông đã làm nhiều công trình phúc lợi xã hội, xây trường học, tặng nhà tình thương cho đồng bào nghèo ở Trà Vinh trên nghìn căn, chăm sóc sức khoẻ giúp đỡ bệnh nhân nghèo, tặng quà cho bà con nghèo hàng tấn gạo hằng năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, góp phần nhỏ trong xoá đói giảm nghèo ở Trà Vinh, việc làm đó có thật và một cách tích cực. Sao không thấy biểu dương?”.

Mặt tiền đẹp lung linh của chùa Vàm Ray. Ảnh: Dương Cầm

“Ông và gia đình lại là phật tử sùng bái đạo Phật, việc phát tâm xây dựng và trùng tu, sửa chùa đó là đều đáng được trân trọng và tôn vinh công đức.Tại sao lại bị chê bai, chỉ trích? Hình ảnh, người thật việc thật thì lại bị chê bai, còn hình ảnh trừu tượng mơ hồ thì được tăng bốc.Như vậy đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” đặt ở đâu?” – Hòa thượng Thạch Sok Xane đặt câu hỏi.

Hòa thượng Thạch Sok Xane vào vấn đề chính: “Việc ông Trầm Bê giúp nhà chùa trùng tu, xây dựng chánh điện hay sala tean hoặc Tăng xá…, và việc khắc bia tên hoặc chân dung gia đình trên vách bên ngoài chánh điện,  có phải bên trong chánh điện, nơi Phật ngự đâu thì có gì gọi là trái nghịch đạo lý, thuần phong mỹ tục và phong tục của dân tộc Khmer? Mà đó là việc làm để thể hiện sự tri ân và cảm niệm công đức của Chư tăng và phật tủ trong bổn chùa đối với người đã có công trùng tu, xây dựng, sửa chữa chùa”.

Và vị hòa thượng này cũng không quên việc có thông tin cho rằng ông Trầm Bê đã phá hết ngôi chánh điện cổ của ngôi chùa Vàm Ray, xây mới hoàn toàn (Thực tế, theo ghi nhận của phóng viên thì  trước khi xây mới hoàn toàn ngôi chùa Vàm Ray, ông Trầm Bê đã bỏ ra một số tiền lớn để mời “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy di dời hai ngôi chùa cũ trong cụm chánh điện sang một vị trí mới, trùng tu và giữ nguyên trạng di tích ngôi chùa Vàm Ray cổ):

“Còn nói ông Trầm Bê phá bỏ cái cũ để xây cái mới phải đặt tên và tôn vinh là chùaChùa Trầm Bê. Điều đó càng sai lầm, không thể chấp nhận. Qúi vị nên phân biệt rõ ràng. Thế nào gọi là chùa, cái nào là chánh điện, sala tean , tăng xá… chùa gồm có những công trình gì?  Đâu có chuyện xây sửa chánh điện xong phải lấy tên của mình để đặt bảng tên chùa, chuyện đó không có trên đời và người Khmer cũng không cho phép ai làm như vậy”. Hòa thượng Tạch Sok Xane nhấn mạnh.

Vị hòa thượng viết tiếp: “Chúng tôi rất hoan nghênh việc đóng góp ý kiến xây dựng nét văn hoá chùa chiền bằng nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp, chứ đâu cho phép tuỳ tiện viết bài phản cảm như thế. Thật là mỉa mai, hơi quá đáng”.

Hình ảnh gia đình ông Trầm Bê treo ngay cổng phụ phía sau ngôi chánh điện chùa Vàm Ray. Ảnh: Dương Cầm

Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã về đến tận xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, là quê hương của ông Trầm Bê, để xác minh sự thật thông tin tại chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom. Báo Giáo dục Việt Nam đã có bài phản ánh: “Thực hư việc ông Trầm Bê treo hình giữa chánh điện hai ngôi chùa”, đăng ngày 29/4/2013.

Theo ghi nhận của phóng viên: Chánh điện hai ngôi chùa này đều có 4 cửa: Cửa chính, hai cửa phụ ở hai bên hông và cửa hậu. Lối vào cửa chính hướng về phía Đông, trên vách có một bia lưu niệm công đức đề tên ông Trầm Bê và Phu nhân, bà Viên Đông Anh.

Lối vào cổng phụ bên hông phải chánh điện, trên vách có khắc tên, ảnh của cha ruột ông Trầm Bê (ông Dương Quơ), mẹ ruột ông Trầm Bê (bà Trầm Thị Sinh), mẹ lớn (vợ lớn của bố ông Trầm Bê, bà Thạch Thị Sinh). Lối vào cổng  phụ chánh điện bên hông trái là 3 bảng công đức 3 người con của ông Trầm Bê là: Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa.

Bên trong chánh điện chùa Vàm Ray. Trên các vách tường là hình ảnh tái hiện cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, hoàn toàn không có tấm ảnh nào của ông Trầm Bê như thông tin trên mạng. Ảnh: Dương Cầm

Riêng lối vào cổng hậu chánh điện, có 1 tấm ảnh ông Trầm Bê, vợ và các con  được treo trên vách, bên ngoài chánh điện.

Bên trong chánh điện hoàn toàn không có hình ảnh, bia tên của cá nhân ông Trâm Bê và các thành viên trong gia đình.  Bốn bức tường bên trong chánh điện được trang trí nhiều hình ảnh tái hiện cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì vậy việc có thông tin “Vào chùa Vàm Ray và chùa Cà Hom, lạy Phật cũng lạy luôn đại gia Trầm Bê và gia đình”  là không đúng sự thật.

Ộng Nguyễn Tấn Sự, có thời gian làm Bí thư Đảng ủy xã Hàm Giang từ năm 1981 – 1992, cho biết: “Bản thân tôi từng là một người từng tu học ở chùa Vàm Ray và một thời gian tu ở chùa Cà Hom. Tôi và bà con Khmer rất bức xúc trước thông tin về việc chúng tôi treo hình ông Trầm Bê và gia đình giữa chánh điện hai ngôi chùa”.

Ông Nguyễn Tấn Sự, cựu Bí thư Đảng ủy xã Hàm Giang. Ảnh: Dương Cầm

Ông Sự nói thêm: “Vì quý mến, muốn tri ân ông Trầm Bê bỏ tiền công đức xây dựng hai ngôi chùa, bà con Phật tử và Ban quản trị chùa Vàm Ray, chùa Cà Hom đã đồng ý, đề nghị việc khắc bia lưu niệm, treo hình ông và gia đình trên vách bên ngoài chánh điện. Đó là một việc bình thường, phù hợp với đạo lý uống nước, nhớ nguồn của người Khmer chúng tôi”.

>>>Xem thêm hình hai ngôi chùa có treo hình gia đình ông Trầm Bê

Lê Ngọc Dương C

*******************

Kinh hoàng tục bỏ con bằng cách treo lên ngọn cây giữa rừng

Khủng khiếp thay, khi đẻ đứa con ra mà không muốn nuôi, họ đem vào rừng già sâu thẳm rồi treo lên ngọn cây, phó mặc sinh linh bé bỏng ấy cho thú dữ, cho rừng thiêng nước độc.

 

 Đứa trẻ bị kiến bu trở về kỳ diệu từ rừng già

Xã Xuân Sơn nằm sâu trong rừng quốc gia Xuân Sơn – huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ với hơn 50% người Dao sinh sống. Những cánh rừng nguyên sinh thâm u bao bọc khiến bản làng trở nên heo hút và huyền bí với người khách lạ. Những ngày lang thang ở bản Dù, bản Cỏi, chúng tôi được nghe những câu chuyện rùng rợn về tục bỏ con của người Dao – một hủ tục đã từng “ăn sâu bám rễ” vào cuộc sống của người dân nơi này.

Khủng khiếp thay, khi đẻ đứa con ra mà không muốn nuôi, họ đem vào rừng già sâu thẳm rồi treo lên ngọn cây, phó mặc sinh linh bé bỏng ấy cho thú dữ, cho rừng thiêng nước độc và coi như đã rũ bỏ được đứa con “sinh nhầm thời”, đã vứt đi

thành công “máu mủ ruột già” của mình.

Sự “trở về” của đứa bé

Chuyện người ta rũ bỏ ruột thịt của mình bằng cách treo con lên cây vừa ám ảnh, vừa khó tin. Người tôi tìm gặp đầu tiên để xác minh thực hư của câu chuyện ở xã miền núi xa xôi này chính là ông Bàn Xuân Lâm – Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn. Không hề lạ lẫm và bất ngờ, ông Lâm rót nước mời khách, trầm ngâm một lúc rồi bắt đầu kể rành rọt, chi tiết những chuyện xác thực rằng hủ tục treo con đã từng tồn tại rất lâu ở các bản làng người Dao nơi đây. Ông kể bằng giọng chân chất của người Dao bản xứ: “Ngày xưa, treo con lên cây thì người Dao mình làm suốt ấy mà. Họ bỏ con với lý do rất đơn giản. Sinh con ra không nuôi được thì đem vào rừng bỏ đi thôi…”.

Ở bản Dù, xã Xuân Sơn ngày trước có nhà ông Kh đã sinh được một cô con gái và hai cậu con trai. Vợ ông Kh lại mang thai lần thứ tư rồi sinh ra một đứa trẻ bị dị tật ở chân. Họ “quyết” không để đứa bé thành người. Ông Kh đem bỏ đứa bé bất hạnh ấy vào rọ tre, lầm lũi đi vào rừng sâu rồi treo nó lên ngọn cây. Sau ba ngày mưa gió của rừng thiêng nước độc, lạ lùng thay, tiếng khóc của đứa trẻ vẫn cất lên, vang cả một góc rừng. Người đi rừng truyền tai nhau rằng đứa trẻ vẫn còn sống. Cũng ở bản Dù, có vợ chồng ông Vấn và bà Tiệp nghe tin đó đã lóp ngóp chạy vào rừng, vít ngọn cây, gạt bỏ kiến vàng bu khắp người đứa bé, rồi bế nó về tận nhà, rồi đưa nó sang máng nước để tắm rửa cho nó. Khốn khổ thay, thằng bé vừa lọt lòng đã bị đem treo lên cây, màng máu không được lau rửa đã bốc mùi hôi thối sau ba ngày nắng gió trong rừng thẳm, lại bị kiến vàng cắn khắp người.

Không ai tin rằng thằng bé có thể sống. Họ sợ nó chết trong tay vợ chồng bà Tiệp thì suốt đời bà phải tội, họ khuyên ông Vấn, bà Tiệp mang trả nó về rừng già, nơi cha sinh mẹ đẻ của nó đã “an bài” cho nó. Bà đành cắn rơm cắn cỏ nghe lời. Kỳ lạ thay, bà Tiệp và nhóm người vừa quay lưng đi, thằng bé bật khóc oa oa rồi biết nín khóc khi có người tới gần. Tiếng khóc vang rừng như lời kêu cứu. Thằng bé được Thần Rừng che chở rồi truyền cho một niềm khát sống mãnh liệt. Họ mừng mừng tủi tủi đón cậu bé về bản rồi gọi tên cậu là Nhặt để ghi nhớ sự việc ấy. Sau này, gia đình bà Tiệp đã đặt cho Nhặt một cái tên chính thức là Đặng Văn Phúc – nghĩa là cậu bé có Phúc trời cho.

Ông Đặng Văn Hếnh kể lại nỗi kinh hoàng từ hủ tục treo con của người Dao.

Điều kinh hoàng và ít ai tưởng tượng được rằng khi nhặt Phúc ở rừng về, họ phát hiện trên đầu cậu bé có một vết thương bằng ngón tay. Người ta đồn đoán rằng, đó là vết thương mà những người cố tình bỏ Phúc đã để lại, nó giống với vết thương tạo bởi chiếc que cời bếp của người Dao. Họ không dám khẳng định điều gì, nhưng ai cũng lắc đầu sợ hãi khi nghĩ đến chuyện “hổ cái còn không ăn thịt con”, nữa là… Sau này, phải mất ba tháng trời dịt thuốc lá rừng, vết thương trên đầu Phúc mới lành hẳn.

Khi ông Vấn, bà Tiệp lên rừng nhặt Phúc về là khoảng 19 giờ ngày 22 tháng 5 năm 1990. Bấy giờ, gia đình nào ở bản Dù cũng khó khăn và túng quẫn, nuôi nấng một đứa trẻ không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng bằng tình yêu thương và nâng niu một sinh linh bé bỏng, gia đình bà Tiệp đã bất chấp khó khăn mà nuôi lớn cậu bé đến từ chiếc rọ tre treo lúc lẳng trên búi giang rậm ở trong rừng sâu kia. Nhiều đêm khát sữa, cậu bé Nhặt khóc ngằn ngặt đến tím tái hình hài. Ông bà lại cầm bát đi gõ cửa những nhà có trẻ nhỏ xin sữa về cho cậu ăn.

Thế rồi, Phúc càng lớn càng ngoan ngoãn, ai hỏi chuyện cậu cũng rành rọt trả lời: “Cháu là con bố Vấn, mẹ Tiệp”. Ngặt một nỗi, vết dị tật ở chân từ thuở lọt lòng khiến cậu đi lại vô cùng khó khăn. Thêm một lần chắt bóp, bà Tiệp đưa Phúc đến khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện Sơn Tây (Hà Tây cũ). Ở đây, các bác sĩ đã tạo hình lại bàn chân bé nhỏ của Phúc. Từ đó, Phúc được vô tư chạy nhảy nô đùa trên đôi chân gần như lành lặn giống bao đứa trẻ khác. Kể về sự việc này, ông Bàn Xuân Lâm nhớ lại: “Chính tôi đã cùng gia đình bà Tiệp đưa Phúc đi bệnh viện để chỉnh hình bàn chân bị tật. Thấy cậu ấy bây giờ khỏe khoắn, chạy nhảy như… máy bay, tôi mừng lắm”. Năm nay Phúc đã ngoài 20 tuổi, đã học hành đàng hoàng, tốt nghiệp xong và trở về làm cán bộ thú y của xã nhà. Khó ai tin được rằng chàng trai Phó trưởng ban Khuyến nông của xã Xuân Sơn bây giờ lại chính là cậu bé Nhặt đến từ rừng già thuở trước.

Cậu bé Phúc đã sống sót kỳ diệu và trở về từ rừng già sâu thẳm.
Trong ảnh là Phúc khi vừa phẫu thuật tạo hình bàn chân.

Ở bản này, ai cũng biết câu chuyện của Phúc, nhưng ít người còn kể lại câu chuyện ấy nữa, bởi Phúc đã trở thành người lớn, đã hiểu hơn về số phận chìm nổi của mình. Phúc không than vãn, oán trách cha mẹ đẻ của mình, cũng không muốn nhắc lại câu chuyện bị ruồng rẫy hết sức đau buồn của cuộc đời mình nữa. Bây giờ, Phúc muốn một lòng chăm sóc phụng dưỡng gia đình đã “tái sinh” ra mình và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho tương lai. Và có lẽ, Phúc là đứa trẻ cuối cùng được cứu sống từ ngọn cây trong rừng thẳm, đứa trẻ bước ra từ hủ tục treo con rất đỗi kinh hoàng của người Dao ở xã Xuân Sơn này.

Câu chuyện về hủ tục treo con được xác thực bằng lời kể của ông Lâm, lại được thêm thắt bằng đôi ba câu của những người dân bản. Hầu như, ở Xuân Sơn, ai cũng kể được những câu chuyện đáng sợ về hủ tục bỏ con kinh hoàng của người Dao nơi này: “Ngày xưa thì người ta treo con nhiều lắm mà. Đến những năm 1980 thì ít dần. Đến năm 1990 thì chúng tôi biết trường hợp của Phúc. Một số đứa trẻ sinh ra đã bị dị tật thì họ cũng bỏ đi. Nhà họ nghèo quá, đông con quá, không nuôi được thì họ bỏ đi, không ai nuôi thì họ cho vào cái rọ, cái bu rồi treo lên cây”.

“Treo lên cây thì là cái hoa rụng thôi, không phải làm đám ma”

Những đứa trẻ may mắn được cứu sống như Phúc không nhiều. Hầu hết, những đứa trẻ bị treo trên ngọn cây đều không chịu nổi sự khắc nghiệt và nguy hiểm luôn rình rập của rừng già. Có những đứa trẻ được dân bản phát hiện đưa về cứu chữa nhưng cũng không sống được. Những sinh linh bé bỏng ấy đã phải chịu cái chết vô tội và dã man nhất bởi cái đói, cái nghèo, bởi sự thiếu hiểu biết và mông muội của chính những người sinh ra mình.

Bà Tiệp đã cưu mang và nuôi nấng Phúc như chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra.

Để lý giải nguyên nhân của tục bỏ con đáng sợ này, tôi đi tìm các già làng, trưởng bản. Ông Đặng Văn Hếnh (75 tuổi) làm già làng đã nhiều năm nay. Khi nghe tôi hỏi về tục treo con của người Dao, ông Hếnh lắc đầu thở dài: “Có nhiều cháu đã thoát khỏi cái hủ tục ghê gớm ấy. Nhưng chuyện treo con lên cây và rất nhiều đứa trẻ đã chết là có thật…”.

Thế rồi, ông Hếnh ngồi ngẫm nghĩ như để nhớ lại chuyện của thời trước. Ông liệt kê cho tôi một danh sách dài những cái tên, như để chứng thực cho sự tàn khốc của hủ tục treo con của người Dao: “Ngày xưa họ sinh đẻ bừa bãi, không có kế hoạch, đời sống lại quá khó khăn nên người ta hay treo con. Hiện nay, vẫn còn một vài người, ngày trước bị treo lên cây cách một ngày rồi mà vẫn còn sống đến giờ. Chết thì cũng thấy nhiều. Ở xóm dưới, bà Mìn có treo một con… Ngay xóm này cũng có vài người treo bỏ. Treo thế mà không ai nuôi thì phải chết thôi. Còn có nhà nào họ hiếm con, họ thấy còn khóc thì họ đem về nuôi. Ngay tôi biết đây là nhà ông Chườm treo một con, ông Cầu lấy về nuôi. Nhà ông Lèng treo một con, nhà ông Dầu nuôi, nhà ông Thái treo một con, nhà ông Điềm nuôi. Ông Quân nuôi một con nhặt trên rừng về…”.

Thuở trước, người Dao nơi đây quan niệm một cách mê tín rằng: Những người đã chôn xuống đất, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều đã trở thành ma, gia đình đó phải làm đám ma cho người xấu số ấy. Làm đám ma thì vô cùng “tốn kém” với ba con lợn, ba con gà, xôi, rượu… Như thế, khi không muốn nuôi đứa trẻ nữa, họ treo lên cây để không phải làm đám ma cho linh hồn em bé ấy nữa, họ coi những đứa trẻ là cái hoa, cái quả của cây rừng, khi không nuôi nấng được thì đem trả về với rừng già thâm u. Ông Đặng Văn Liềm (SN 1954) – già làng của xóm Dù kể: “Ngày xưa tôi cũng nghe các cụ truyền lại đấy là trẻ con mới sinh ra khoảng 3 ngày trở lại, nếu không nuôi được thì phải treo lên. Treo thì khỏi phải làm đám ma. Treo thì nó không thành ma. Mới sinh ra, đồng bào tôi gọi là cái hoa cái quả thôi, chứ không phải là người. Treo lên cây thì chỉ là cái hoa nó rụng thôi. Chôn xuống đất thì phải làm đám, phải cúng mo rồi đưa nó về rừng mới được. Nếu không làm đám thì làm ăn làm mướn nó không thành đạt, nó lôi thôi lắm. Nghe các cụ già truyền lại như thế”.

Ông Liềm lý giải thêm: Ba ngày đổ lại là phải treo, bốn ngày trở đi là phải “khai sinh” rồi, đã làm lễ cúng mời tổ tiên về để “nhập hộ khẩu” cho đứa trẻ rồi. Khi ấy, người ta không thể treo đứa trẻ ấy lên ngọn cây nữa. Ông Liềm còn kể một câu chuyện đầy màu sắc mê tín rằng: “Có nhà anh Thành vì thiếu thốn quá mà đứa trẻ sinh ra bị chết, anh Thành đem đặt đứa trẻ lên hòn đá. Nhưng rồi vài ba năm sau gia đình họ cứ thấy người ốm yếu quá, họ đi xem bói thì thầy bói bảo tại đứa con ấy, thế là nhà anh Thành vẫn phải làm đám ma cho đứa trẻ hết sức tốn kém. Lúc ấy, đứa trẻ đã không còn xác, họ lấy áo gọi hồn về mà làm đám cho nó. “Những đứa trẻ còn sống mà bị treo thì cũng nhiều lắm. Họ nhặt cái sọt rách, cái bồ rách, cho rơm rạ vào rồi treo đứa trẻ lên. Cũng không được cho quần áo vào đâu. Treo mà không có ai nhặt là đứa trẻ chắc chắn sẽ chết. Tục lệ nó như thế rồi. Đáng sợ lắm…”.

Trong những ngày lang thang tìm hiểu về tục bỏ con của người Dao tiền ở Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ, chúng tôi đã được

 

nghe những câu chuyện bỏ con rùng rợn và tàn nhẫn nhất. Những đứa trẻ bị treo trên ngọn cây phần nhiều đã mủn ra thành nắm đất, đã ở lại vĩnh viễn với rừng già và “siêu sinh” ở một kiếp khác.
Thế nhưng, cũng có những đứa trẻ đã sống sót kỳ diệu rồi trở về từ ngọn cây. Chị Triệu Thị Thương (SN 1986) là một dấu chấm cảm kỳ lạ bước ra từ câu chuyện kinh hoàng ở vùng núi Tân Sơn heo hút. Sự sống sót và cuộc đời của chị Thương vừa đẹp lạ lùng, vừa chua xót đến nghẹt thở.

Nhét nắm lá rừng vào miệng cho khỏi khóc rồi treo lên cây

Ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn có bà Bàn Thị Đoàn (SN 1948) là người đàn bà giàu lòng yêu thương, lành hiền chất phác như một bà tiên làm người vậy. Từ nhỏ đã sống trong nghèo khó, túng thiếu. Lớn lên, đi lấy chồng, gia cảnh nhà chồng lại càng túng quẫn hơn vì chồng nay ốm mai đau. Bà Đoàn đã gượng sức mọn, lo việc nhà thay chồng, chăm bẵm ba đứa con nhỏ.

Thế rồi một ngày, người em đi rừng chặt nứa về hốt hoảng thông báo, trên rừng có đứa trẻ bị treo trên ngọn cây vẫn còn sống, nó cất tiếng khóc oe oe khiến cậu em tưởng mình bị ma rừng trêu ghẹo, ôm cả bó nứa còn nguyên lá chạy thục mạng về nhà. Trên đường về định thần lại mới nghĩ là người ta treo bỏ con trên rừng. Bà Đoàn nghĩ bụng, chắc nhà Ph đêm qua trở dạ sinh một đứa

 

con gái, nó không nuôi lại đem bỏ trên rừng mất rồi, nhà mình đã có ba đứa con rồi, nhưng mới có một đứa con gái, hay mình đi lấy nó về nuôi kẻo nó chết thì khổ.

Người ta bỏ đứa bé trên ngọn cây ấy đã nửa ngày rồi. Nó ra đời lúc 3h sáng, bố mẹ nó kiên quyết không nuôi, họ đem bỏ vào giọ, đặt xuống xó nhà. Có một bà tên là Oong, đã 80 tuổi rồi, thấy thương xót, cũng muốn xin làm con nuôi nhưng nhà Ph không cho. Đến 7h sáng, họ đem con bé bỏ ra rừng. Đúng 12h trưa ngày hôm ấy, bà Đoàn mới biết chuyện, ra rừng lấy nó về.

Thương lớn rồi nhưng vẫn được mẹ cưng chiều nhất. Bà Đoàn thường ở nhà trông hai đứa cháu ngoại để vợ chồng Thương có thời gian đi làm.

Trước khi đi, bà chạy sang nhà Ph nói chuyện thủ thỉ: “Anh ơi, bây giờ em chẳng biết anh để nó ở đâu, anh đưa em đi với, để em lấy nó về, xin về nuôi”. Ông Ph bảo bà Đoàn là đứa trẻ không còn gì nữa đâu, con ong, con kiến đốt thì nó làm gì còn sống nữa, nó đã thành cái hoa rừng rồi. Bà mới nói rằng: “Không, lúc nãy em cậu nó đi rừng về, nó nói rằng cháu hãy còn sống, còn khóc đấy, nó bảo em đi nhặt lấy, nhưng em lại không biết anh để ở đâu cả”.

Thế rồi chính người bố đẻ của đứa bé đã đưa bà Đoàn đi lên rừng lấy nó về. Thái độ thờ ơ của ông Ph khiến bà Đoàn khó hiểu quá. Trước khi đi, ông Ph còn đủng đỉnh hút thuốc, uống nước xong rồi mới đứng lên, cầm theo con dao đi vào rừng rồi ông ta đứng ở xa, chĩa con dao lên ngọn cây rồi bảo: “Đấy, anh treo ở đấy, bây giờ anh nuôi nhiều con quá, con nào cũng lớn rồi, mà phải đi lên rừng đào củ mài củ nâu về nuôi khổ hết cỡ rồi, khổ đến chết rồi, bây giờ anh cũng không nuôi được nữa, cô mang nó về mà nuôi”.

Hôm ấy là ngày 30 Tết năm 1985. Trời lạnh như cắt da cắt thịt, cái rét của rừng già thâm u càng trở nên khủng khiếp hơn bao giờ hết. Trong cái rét ghê người ấy, không ai nghĩ rằng đứa bé mà bà Đoàn vít ngọn cây mang về lại có thể sống sót sau nửa ngày trời không một miếng vải đắp thân, nằm tít trên ngọn cây cao giữa rừng như thế.

Bà Đoàn rớt nước mắt kể lại: “Lúc tôi nhặt Thương, nó ở trong cái rọ bằng nửa cái bàn này, người không có một chút quần áo nào cả, vải rách cũng không có, chỉ có 2 cái chổi lúa cùn kê ở hai đầu thôi. Cả cái dây rốn cũng vẫn còn, máu me vẫn còn. Về tôi phải tõe cái nứa ra cắt rốn cho nó. Lúc ở trong rừng, tôi phải cởi cái áo ngoài ra, trùm vào rồi ôm lấy nó. Họ bỏ nó lạnh như thế cho nó chết đi thôi. Bố nó còn đút cả cái nắm lá rừng vào mồm nó để nó không thở, không khóc được. Chả biết nó ngoáy thế nào mà nắm lá ấy lại rơi ra ngoài được. Lúc mà tôi đón nó là cái nắm lá đã gần “chín” rồi. Cháu nó cũng muốn sống, nó ngoáy được ra đấy”.

Lúc mới nhặt đứa trẻ về, bà Đoàn vẫn đem nó đến cho mẹ đẻ của nó để bú sữa, nhưng nửa tháng sau, khi sữa mẹ cạn, cô bé được mẹ Đoàn nhá cơm cho ăn hằng ngày. “Ngày xưa không có máy mà nghiền bột đâu, toàn nhá cơm thôi. Có cái ghế cao như thế này thì để đầu giường đấy, với một siêu nước và một nắm cơm để đây. Cứ nắm lại bằng lá chuối đấy. Cứ khóc là lấy ra nhá cơm cho nó ăn, rồi cho nó uống nước. Toàn ăn cơm nhá thôi đấy. Không có sữa gì cả, ăn như thế mà nó vẫn lớn đấy…” – bà Đoàn kể.

Cô bé lớn lên trong sự chăm chút nghèo khổ, thiếu thốn, trong tình yêu thương của bố mẹ và các anh chị. Anh Triệu Văn Kế là người anh trai dành nhiều thời gian chăm bẵm cho cô em gái nhặt của mình hơn cả. Anh Kế thương em lắm, anh đặt tên cho em gái là Triệu Thị Thương. Từ đấy về sau này, ai gọi tên Thương cũng hiểu rằng, tình thương mà gia đình bà Đoàn dành cho Thương là vô bờ bến.

Gia đình Thương nghèo khó nhưng đầm ấm, hạnh phúc.
Chua xót “cái hoa” rụng giữa rừng già Xuân Sơn

Anh Kế nhớ lại: “Khi vít ngọn cây, đem Thương xuống, mọi người chạy lại bảo xem con bé còn sống hay đã chết rồi. Mẹ tôi lại xem, thấy em nó còn thoi thóp thở, nó thở yếu lắm rồi. Lúc lấy nó về nó lạnh lắm, lạnh như hòn đá rồi, lâu lâu mới thấy nó thở, cũng không ai dám bảo thế nào. Cuối cùng mẹ tôi vẫn mang Thương về, đốt lửa từ lúc mang về cho đến nửa đêm mà con bé chưa hết lạnh… Hơ lửa mãi, cơ thể nó cũng ấm dần lên”.

Kinh hoàng thay, cũng trong cái ngày bé Thương được cứu sống từ ngọn cây, có một đứa trẻ khác đã không được may mắn như Thương. Đứa bé ấy cũng bị ruồng bỏ, bị treo lên ngọn cây nhưng với một phương cách tàn nhẫn nhất. Bố mẹ của đứa trẻ vì một lý do nào đó đã tự tay ép chết con mình. Đứa bé ấy sinh vào buổi sáng, người ta không chịu nuôi nó, cho nó vào cái rọ. Nhưng cái rọ ấy quá nhỏ, không thể nhét vừa đứa bé. Họ cố sức ấn nó vào trong ấy, ấn mạnh quá, đứa bé đã chết trước khi người ta tìm ra nó.

Bà Đoàn kể: “Đứa bé ấy sinh sau Thương nhà tôi một chút, nhưng lúc treo nó, người ta đã cố tình ấn nó mạnh quá, khiến nó chết mất. Lúc người ta tìm thấy nó, người nó đã mềm oặt ra, bị gãy hết xương ở giữa người thế này…”.

Có thể, cái đói cái nghèo đã làm cho con người bỗng chốc quên đi mất cả tình thân ruột thịt. Vì đông con, thiếu ăn, vì sự mông muội một thời mà họ phải đem con bỏ vào rừng, để rồi cái hủ tục treo con cứ “bám rễ” một thời gian dài ở nơi núi rừng này. Họ vứt bỏ “máu mủ ruột rà” của mình, nhẫn tâm treo đứa con mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày của mình lên ngọn cây mà không một mảy may ân hận, thương xót. Sau này, bố mẹ của Thương thi thoảng vẫn hỏi thăm bé Thương qua quít, nhưng dường như sự quan tâm ấy làm bé Thương buồn rầu hơn.

Bản Cỏi nhỏ nên nhà bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi của Thương ở rất gần nhau. Có thể không chịu đựng nổi áp lực và buồn bã khi hằng ngày phải đối mặt với đứa con gái mà chính mình đã ruồng bỏ, bố mẹ đẻ của Thương đã chuyển nhà sang Sơn La. Thế mà, đến lúc lớn rồi, hiểu chuyện rồi, ngày Tết, Thương vẫn lặn lội đi tìm gặp mẹ và các chị em vì nhớ tình máu mủ. Khi gặp lại mẹ đẻ lần đó, Thương, mẹ đẻ của Thương và các chị em ai cũng khóc.

Thương nói trong nước mắt như trách móc, oán hận: “Về gặp mặt nhau như thế thì khóc để làm gì nữa. Lúc con còn nhỏ thì bố mẹ vứt con đi sao không khóc. Giờ thì khóc làm cái gì nữa…”. Thương đa sầu đa cảm lắm. Lúc vẩn vơ một mình, Thương hay nghĩ ngợi về cuộc đời mình. Thương tâm sự trong nước mắt: “Em buồn lắm chứ. Em nghĩ đi nghĩ lại thấy mình khổ quá, cuộc đời mình thiệt thòi quá. Các anh chị em ruột đều được sống, con người ai cũng muốn sống mà tại sao bố mẹ lại lấy em đi treo ở trong rừng như thế. Giờ nhà nghèo, em không được đi học, không biết chữ, không biết đọc. Em thấy mình khổ quá…”.

Chân dung người đàn bà tốt bụng của bản Cỏi.

Cuộc sống của cô gái đến từ ngọn cây chưa bao giờ vợi bớt khó khăn. Thương lớn lên, kết hôn với anh thanh niên cùng bản Phùng Văn Thành. Họ sinh được hai đứa con một trai một gái, nhưng cuộc sống của họ thì bộn bề, vất vả vô cùng. Nhà không có một tấc ruộng, vợ chồng Thương phải đi làm thuê làm mướn kiếm tiền nuôi con. Lúc rỗi việc, không có người thuê thì vào rừng kiếm măng, hái rau mà bán. Đôi vợ chồng trẻ vì thương nhau nên bấu víu vào nhau mà sống. Họ luôn ao ước có thể nuôi hai đứa con học hành tử tế, để không phải sống cuộc đời cơ cực như bố mẹ chúng.

Hủ tục treo con của người Dao tiền ở Xuân Sơn đã bị “bài trừ” khỏi cuộc sống hơn chục năm nay. Những bản làng xa xôi này đã không còn những đứa trẻ bị chính bố mẹ đẻ của mình đem vào rừng sâu, treo lên ngọn cây, mặc cho mưa bão rừng già quăng quật. Có những đứa trẻ may mắn được cứu sống bởi những vòng tay nhân ái như Thương, như Phúc giờ cũng đã trưởng thành trong sự đùm bọc, yêu thương của cộng đồng. Cho dù vẫn có những hệ lụy không nhỏ làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần và tương lai của những đứa trẻ ấy, nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng, họ đã là những “đứa trẻ đến từ ngọn cây” cuối cùng ở vùng núi Xuân Sơn xa xôi này.

Ông Bàn Xuân Lâm – Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn – nói bằng giọng tự hào: “Giờ người Dao bỏ cái tục đó rồi, không ai treo con nữa đâu. Vì bây giờ có kế hoạch hóa gia đình rồi. Nhà nào sinh con là Ban kế hoạch hóa gia đình nắm được hết. Nhà nào sinh con thứ ba cũng có danh sách hết rồi. Nhân dân cũng có ý thức lắm, đời sống cũng bớt khó khăn hơn trước …”.( Song Phương chuyển )

************************

Cụ ông nhớ vợ xây đền Taj Mahal mini

Một cụ ông 77 tuổi ở Ấn Độ đang xây dựng một bản sao của đền Taj Mahal, ngôi đền tượng trưng cho tình yêu bất diệt, để tưởng nhớ người vợ quá cố.

Ảnh:
Cụ ông 77 tuổi Faizul Hasan Kadari bên bản sao của ngôi đềnTaj Mahal ông xây để tưởng nhớ người vợ mất hồi năm 2011. Ảnh: Telegraph

Khi nhà vua Shah Jahan của đế quốc Mogul mất người vợ Mumtaz năm 1631, ông đã cho xây dựng ngôi đền bằng đá cẩm thạch trắng Taj Mahal, vốn được nhiều người coi là công trình vĩ đại nhất thế giới về tình yêu và nỗi thương nhớ.

Bởi vậy khi vợ của cụ ông 77 tuổi Faizul Hasan Kadari qua đời hồi tháng 12/2011, ông biết chắc ông sẽ phải làm gì: xây đền Taj Mahal riêng cho người vợ ông yêu không kém tình yêu của vua Shah Jahan dành cho nàng Mumtaz.

16 tháng sau, ngôi đền mini Taj đang hình thành trên mảnh đất rộng hơn 460 m2 ở Bulandshahr, gần Lucknow ở bang Uttar Pradesh, trong khi người nông dân nhớ vợ đang trở thành người nổi tiếng ở địa phương.

Trong khi đền Taj Mahal cao 170 m và được 4 tháp cao gần 40 m bao bọc, lăng mộ của ông Faizul Hasan Kadari, nơi tưởng nhớ cụ bà Begum Tajmulli chỉ là bản sao thô của nó với chiều cao ngang một ngôi nhà rộng, chưa hoàn thành, đang chờ được lát đá cẩm thạch và những dòng chữ Koran.

Ông đã tiêu tốn khoảng 38.000 USD cho ngôi đền Bulandshahr Taj, nhưng vẫn có kế hoạch chi nhiều hơn. “Nó sẽ có mọi thứ mà Taj Mahal có. Khi hoàn thành, nó sẽ trải rộng trên mảnh đất rộng hơn 8.000 m2, với khu vườn tương tự như của Taj Mahal”, ông giải thích.

Ông từng cho rằng đài tưởng niệm của Shah Jahan để tưởng nhớ vợ là hoang phí cho đến khi vợ ông qua đời. “Tôi từng nghĩ rằng Shah Jahan đã xúc phạm người dân thường khi xây một công trình nguy nga dành cho tình yêu. Nhưng sau cái chết của vợ tôi hồi tháng 12/2011, tôi nhận ra rằng tình yêu có sức mạnh mãnh liệt hơn là tiền bạc”, Mail Today dẫn lời ông nói.

Ông cho biết hai vợ chồng không có người nối dõi, nên ông bắt đầu xây công trình Taj Mahal của riêng ông trên một mảnh đất không được dùng để canh tác. Vợ ông hiện đã được chôn cất trong đó và ông hy vọng được đoàn tụ với vợ khi qua đời. “Tôi đã viết trong di chúc rằng mộ tôi sẽ ở bên cạnh cô ấy”, cụ ông nói.

Ảnh:
Cụ ông và bức ảnh vợ Bengum Tajmulli. Ảnh: Telegraph

Trọng Giáp

**********************

Chồng thiệt mạng sau khi ‘đòi yêu’

Rượu về, anh Chiến “đòi yêu” nhưng bị người vợ kém hơn 20 tuổi quyết từ chối. Hai bên lời qua tiếng lại và án mạng đã xảy ra sau đó.

Ngô Thị Phúc (tức Trúc, 23 tuổi) sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Đến tuổi cập kê, cô gái quen biết, nảy sinh tình cảm, rồi sống chung như vợ chồng với người đàn ông lớn hơn mình 21 tuổi là anh Nguyễn Quốc Chiến ở quận Cái Răng, Cần Thơ.

Không đám cưới rình rang như những cặp vợ chồng khác nhưng cả hai chung sống khá hạnh phúc. Cuộc sống êm ấm của cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác này bất ngờ kết thúc trong tấn bi kịch liên quan đến tình dục.

Sáng trung tuần tháng 3/2010, sau chầu nhậu cùng người thân, người chồng “đòi yêu” nhưng cô vợ trẻ một mực từ chối. Hai bên lời qua tiếng lại và xảy ra xô xát.

Bị đánh đau, người vợ nhào đến dùng hai tay bóp cổ chồng, rồi đánh liên tục vào đầu. Sau đó, Phúc thản nhiên quay vào buồng, định lấy túi xách bỏ đi. Sợ mất vợ, người chồng ôm chân năn nỉ giữ lại.

Ít phút sau, Chiến bỏ ra võng thều thào gọi cha vợ: “Con nhức đầu, muốn ói quá cha ơi”. Anh ta ngất xỉu, ngã vật xuống nền gạch, người co giật đùng đùng. Nạn nhân được đưa đến Trạm y tế xã cấp cứu xong ngày hôm sau không qua khỏi. Phúc bị công an huyện bắt khẩn cấp về hành vi cố ý gây thương tích. Gần 10 ngày sau, cảnh sát quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam người phụ nữ này.

Theo kết quả khám nghiệm tử thi của Phòng Kỹ thuật Hình sự (Công an tỉnh Hậu Giang), bên ngoài tử thi có 11 vết thương, đa phần đều tụ máu, tập trung chủ yếu ở vùng đầu, mặt, cổ. Cơ quan pháp y kết luận nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não nặng.

Sau khi cơ quan công an ra kết luận điều tra ban đầu, có nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng cô thôn nữ chân yếu tay mềm, chẳng biết võ vẽ, không hung khí, sao có thể đánh chồng đến chấn thương sọ não. Trong khi đó, bị can khai chồng tự “hành xác” bằng cách liên tục đập đầu vào thành giường.

Đầu tháng 3/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phụng Hiệp ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung. Ba tuần sau, Viện pháp y Quốc gia có kết luận: “Nạn nhân chết do chấn thương sọ não nặng, chấn thương này do vết thương gây tụ máu dưới da đầu vùng thái dương phải gây nên”.

Cùng với đó, cảnh sát có hàng loạt cuộc gặp lại nhân chứng, lấy lại lời khai của thủ phạm. Trong tất cả cuộc hỏi cung, thủ phạm khai trùng khớp diễn biến vụ án và thừa nhận hành vi đánh chồng.

Sau 3 năm điều tra bổ sung vụ án, tháng 4/2013, VKSND huyện huyện Phụng Hiệp có cáo trạng truy tố, chuyển toàn bộ hồ sơ sang TAND cùng cấp đề nghị xét xử Ngô Thị Phúc về Tội cố ý gây thương tích với hậu quả là dẫn đến chết người. Hình phạt cao nhất với tội danh này là 15 năm tù.

Theo Pháp Luật Việt Nam

************************

Băng đảng xã hội đen khét tiếng bậc nhất Hong Kong

Hòa Hợp Đào (còn gọi là Hòa Hợp Đồ) là một băng nhóm xã hội đen thuộc Hội Tam Hoàng, có tổng hành dinh hoạt động tại khu vực Wanchai, trung tâm Hong Kong.

Cái tên “Hòa Hợp Đào” có nghĩa là Hiệp hội Đoàn kết Hòa hợp, hoặc Kế hoạch Liên minh Hòa Hợp. Hòa Hợp Đào là một trong Tứ Đại Hắc Bang của Hong Kong hiện nay, cùng với 3 băng đảng xã hội đen khét tiếng khác là Hòa Thắng Hòa, 14K và Tân Nghĩa An.

Tổ chức công nhân biến tướng

Theo một số tài liệu, băng nhóm xã hội đen này được thành lập năm 1908 ở Sai Ying Pun với danh nghĩa là một tổ chức chính trị bí mật hoạt động chống chính quyền nhà Thanh. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nói rằng tổ chức này được thành lập vào năm 1884, với mục đích “đoàn kết hòa bình, phát triển tiền đồ”.

Hòa Hợp Đào được coi là một tổ chức xã hội đen có thâm niên hoạt động lâu đời nhất tại Hong Kong, đồng thời cũng là “ông tổ” của tổ chức Hòa Tự Đầu. Băng đảng xã hội đen này trên thực tế là do 12 băng nhóm nhỏ hợp thành, trong đó những người đứng đầu các nhóm nhỏ này được gọi là “Thập nhị Hoàng thúc”, hoặc “Thập nhị hữu.” Vào giai đoạn mới thành lập và hoạt động tại Hong Kong, Hòa Hợp Đào đã từng là một tổ chức đoàn kết công nhân và mãi sau này do những biến đổi của xã hội, nó mới biến tướng trở thành một băng đảng xã hội đen khét tiếng.

 
Bảo kê các chợ cá là một trong những nguồn thu chính của băng Hòa Hợp Đào.

Thu nhập chủ yếu của Hòa Hợp Đào là đến từ các hoạt động đường thủy, trong đó có bảo kê các chợ cá ở Hong Kong cùng một số bến phà. Hiện nay số hội viên Hòa Hợp Đào vào khoảng 50.000 người. Các hội viên của Hòa Hợp Đào làm đủ mọi nghề từ đâm thuê chém mướn, bảo kê nhà hàng, kinh doanh thị trường băng đĩa lậu cho tới hóa chất độc hại, miễn là thu được những món lợi kếch xù. Trong số Tứ Đại Hắc Bang Hong Kong, thì Hòa Hợp Đào và 14 K là hai băng nhóm xã hội đen chủ chốt, với thị phần địa bàn hoạt động và ăn chia lớn nhất.

Vài năm gần đây, những nhân vật có máu mặt trong băng Hòa Hợp Đào đã nhiều lần xung đột địa bàn làm ăn với các băng nhóm khác tại khu vực Wanchai cũng như khu vực Vịnh Đồng La. Kết quả là Hòa Hợp Đào đã mở rộng địa bàn kiểm soát từ khu vực phía tây Hong Kong sang cả phía đông.

Tấn công cả cảnh sát

Đại ca cầm đầu của bang Hòa Hợp Đào hiện nay là Trương Chí Thái, 49 tuổi, biệt danh “Tranh Bạo”. Dưới sự lãnh đạo của Trương Chí Thái, Hòa Hợp Đào vươn cánh tay làm ăn sang nhiều lĩnh vực, trong đó đáng chú ý có lĩnh vực kinh doanh tàu du lịch, vui chơi giải trí, buôn lậu. Các hoạt động làm ăn phất lên như diều gặp gió, qua đó thu hút được sự gia nhập ngày các đông đảo của các hội viên trẻ.

Theo những người am hiểu tình hình xã hội đen Hong Kong, các hội viên Hòa Hợp Đào hiện nay tung hoành ngang dọc khắp đặc khu, gây nhiều khó khăn cho lực lượng cảnh sát trong công tác đảm bảo trị an. Với vị thế có thể nói là gần như độc tôn ở Hong Kong, các thành viên Hòa Hợp Đào giờ đây “coi trời bằng vung” và trong nhiều vụ còn ngang nhiên bao vây và thách thức cả cảnh sát, khiến lực lượng an ninh Hong Kong nhiều phen chật vật.

 
Băng Hòa Hợp Đào nhúng tay vào những tụ điểm vui chơi giải trí của Hong Kong.

Trúng xổ số 31 triệu đô-la vẫn không hay

 

ANTĐ – Tại Sydney, Úc có người đã trúng giải thưởng 31 triệu đô-la mà vẫn chưa hề hay biết.

 

Triệu phú may mắn này đã mua một vé số Powerball Giải đặc biệt 62 triệu đô-la do hãng Chifley Arcade trao giải vào hôm thứ Năm vừa qua. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa thấy triệu phú này đến nhận giải thưởng.


Nhân viên của hãng Chifley trao thưởng

Có 15 người tại Melbourne đã đến nhận giải trị giá 2 triệu đô-la mỗi người. Mỗi lần có người cầm vé số đến để nhận giải là hai nhân viên Matilda và Harvey Ikladious lại vô cùng hồi hộp mong chờ đó là người đoạt giải thưởng đặc biệt này.

Ông Ikladious cho biết: “Bất cứ ai cũng có thể là triệu phú may mắn đó bởi hôm thứ Tư và thứ Năm, đã có rất nhiều vé số được bán ra. Có người chỉ mua hết 3 đô-la nhưng cũng có người đã trả hàng trăm đô-la để mua vé số. Tôi rất muốn biết ai là người trúng giải?”

Cho tới nay, giải thưởng lớn nhất của hãng Chifley Arcade mới chỉ dừng lại ở giải nhì và một giải Scratchie trị giá 50.000 đô-la đã bán ra 6 tháng trước. Hiện, những cá nhân có liên quan tới công việc kinh doanh của hãng mong rằng giải thưởng này sẽ bị xóa bỏ.

Ông Ikladios cho biết thêm, “Khi nhận được điện thoại từ nhân viên phòng xổ số, tôi đã không thể tin nổi đó là sự thật”.

Nguyễn Đỗ Hà
Theo The Daily

*********************

Nghỉ đêm tại làng cổ Đường Lâm

Hãy ở lại một đêm, thay vì đến và đi trong ngày, để tận hưởng màn đêm tĩnh mịch và buổi sáng trong lành ở ngôi làng Việt cổ chỉ cách Hà Nội khoảng 50km.

Nếp đá ong của ngôi làng.

Nếp đá ong của ngôi làng.

Thong thả một chiều, tôi đạp xe về Đường Lâm. Thay vì những ồn ã ào ào của chiếc xe máy trên con đường quốc lộ, đi xe đạp có cái thú vị riêng của nó. Không vội vã, những guồng quay đều đều. Thời tiết dễ chịu, chỉ có những cơn gió mát lành cùng ánh mặt trời nhàn nhạt trên đầu. Cứ chạy một mạch qua đủ ruộng vườn, qua đủ các làng nghề hay hay, cuối đường là đến đất Sơn Tây. Gần 2 tiếng chạy quãng đường 50km dài, tôi cũng đến được với làng Mông Phụ cổ kính. Đã thấy bóng cổng làng thấp thoáng xa xa. Ai chưa từng về Đường Lâm, nhìn cánh cổng đặc trưng bên gốc đa cũng biết, còn ai đã đến làng nhiều lần, thế nào cũng dừng xe từ xa ngắm nghía một chút mới đi xuyên qua cổng ngôi làng.

Chạy zíc zắc xe xuyên trong những con ngõ nhỏ, tôi có một cảm giác thú vị khác với những lần mình lang thang dạo bộ trong làng những lần trước. Bánh xe bám con đường lát gạch cũ kỹ, chạy theo đuôi một đàn những cô bé cậu bé khác đang trên đường đến trường. Trên những ngả đường hình xương cá với những ngõ nhỏ thông nhau, dù bạn có xuất phát từ đâu và đi qua ngõ nào thì điểm gặp nhau cũng là đường chính của làng. Những con đường làng lát gạch được làm theo lệ xưa của làng này. Mỗi chàng trai muốn lấy vợ thì phải mang gạch lát đường làng. Sau mỗi đám cưới, lại có thêm những đoạn đường làng lát gạch mới trong ngõ phố.

Những món quà dân dã, cây nhà lá vườn bán ngoài cổng chùa Mía.

Những món quà dân dã, cây nhà lá vườn bán ngoài cổng chùa Mía.

Tạt qua một con ngõ, tôi dừng xe vào thăm ngôi nhà nổi tiếng với món chè lam thơm phức và tương bần ngon hảo hạng. Trong ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát này, những giàn hoa leo đang vươn mình đón nắng xuân. Giữa sân rộng, hơn chục chum tương lớn nhỏ đứng xếp hàng trong một đội hình vui nhộn. Những vị khách đang ăn thử món chè lam nóng hổi vừa mới ra lò và uống chè xanh bằng bát trên những chiếc chõng tre. Đường Lâm còn có tục danh là Kẻ Mía và có một ngôi chùa mang tên chùa Mía (làng Đồng Sàng). Đây là ngôi chùa có nhiều tượng nghệ thuật nhất nước ta và đã được đưa vào sách kỷ lục Việt Nam. Hiện chùa còn lưu giữ 287 pho tượng thờ. Nổi bật nhất là pho tượng Phật bà Quan Âm. Người Đường Lâm có câu ca dao: “Nổi danh chùa Mía làng ta. Có pho tống tử Phật bà Quan Âm”.

Giờ thì tôi đang ngồi ở đây, trong quán nước chè xanh đầu đình Mông Phụ. Vẫn chiếc chõng tre đơn giản, vẫn những món hàng ấy, tôi ngồi ăn bánh tẻ, kẹo dồi, chè lam, vừa thõng chân trần đong đưa vừa phe phẩy chiếc quạt nan. Ánh nắng xiên xiên trong buổi trưa tĩnh mịch. Chiếc xe đạp cũng đang nghỉ những vòng quay.

Đôi bạn già.

Đôi bạn già.

Tối nay, tôi xin ngủ lại Đường Lâm một tối trong ngôi nhà đơn giản, để có một đêm tĩnh mịch với ngôi làng cổ xưa nhẹ nhàng này.

Bài và ảnh: Lam Linh

Thiết kế tour Đường Lâm

Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng hơn 50 km, cách thị xã Sơn Tây – Hà Tây chừng 5 km về phía đông bắc. Từ Hà Nội, bạn có thể tới Đường Lâm bằng ôtô, xe máy, thậm chí là xe buýt, sau đó bắt xe ôm đến làng.

Nếu đi đoàn đông bằng ôtô khách từ 24 chỗ trở lên thì du khách sẽ được đưa đến trước cổng làng Mông Phụ, và tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt cổ đá ong này. Đi bộ vòng quanh trong làng không xa, nhưng đi bộ để khám phá thì rất thú vị. Nhưng nhớ là đừng đến Đường Lâm vào buổi trưa vì đó là giờ các gia đình đi nghỉ trưa.

Trong thời gian 1 ngày, bạn có thể tham quan được khá nhiều địa điểm ở đây. Đình làng Mông Phụ: Từ cổng làng – cũng là một di tích đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc, đi vào một đoạn là tới đình, một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của nông thôn Bắc bộ.

Các ngôi nhà cổ được xây dựng bằng đá ong có niên đại hàng trăm năm tuổi. Có khoảng 45 ngôi nhà cổ ở đây, bạn nên đưa khách đến nhà ông Huyến, ông Lê, anh Hùng… Đó là những ngôi nhà cổ nhất và đẹp nhất ở làng Mông Phụ, đồng thời chủ nhân của chúng cũng là những người có kiến thức sâu sắc về lịch sử Đường Lâm, sẵn sàng kể chuyện với du khách. Trong một số ngôi nhà cổ có nghề truyền thống làm tương, với những bình (chum) ủ tương xếp đầy khuôn viên nhà, bạn cũng sẽ tìm hiểu được những thủ thuật làm tương này. Bạn có thể tặng quà cho chủ nhân các ngôi nhà cổ vì họ không thu phí du lịch của khách tham quan.

Tham quan vào buổi chiều sau khi ăn trưa, theo con đường phía bên trái đình làng rời khỏi làng khoảng hơn 1km là đến khu di tích lăng và đền của Đường Lâm.

Đền thờ Phùng Hưng: Nằm trên một khu đất cao, xung quanh cây cối tỏa bóng xanh mát. Đền thờ Phùng Hưng mới được tu tạo lại nên có một số điểm khác với ngôi đền cũ trước đây.

Lăng Ngô Quyền: Cách đền Phùng Hưng khoảng 500 mét về phía bên trái. Lăng khá rộng rãi, trước mặt lăng là những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, không khí mát mẻ, trong lành. Xung quanh còn có các di tích khác như: rặng Duối buộc voi chiến của Ngô Quyền khi xưa (cách 15 mét), đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân…

Chùa Mía (Sùng Nghiêm tự): Nằm ngay một ngã ba trên đường tới khu di tích lăng và đền, thờ bà chúa Mía, trong chùa có rất nhiều tượng được làm bằng đồng, gỗ hoặc đất sét, không gian thanh tịnh và êm ả.

Bạn nên đi bộ hoặc thuê xe đạp của dân địa phương, không có dịch vụ chuyên nghiệp, nên khi tới làng bạn hãy thương lượng để thuê xe đạp với chi phí khoảng 20.000 đồng/xe.

Về ẩm thực, các món ăn dân dã được ưa thích ở Đường Lâm là gà quê luộc, mướp hương xào, rau muống luộc chấm tương Mông Phụ, kẹo dồi (một thứ quà quê bán ở quán nước cổng làng), nước chè tươi…

Dịch vụ ăn uống ở Đường Lâm còn khá hạn chế, chỉ phục vụ được một số ít người và hết sức đơn giản, do đó, khi tới làng Mông Phụ, bạn nên tìm quán ăn để đặt cơm trưa trước, sau đó mới đi khám phá ngôi làng cổ. Du khách nước ngoài, đoàn đông… nên chuẩn bị thêm đồ ăn trưa tự túc hoặc lên xe quay về thị xã Sơn Tây để ăn trưa (tại quán Dân Tộc trên đường Lê Lợi), thu xếp thêm thời gian để khám phá thành cổ Sơn Tây (khoảng 1 giờ) rồi quay lại Đường Lâm.

(Theo Tuổi Trẻ)

*********************

Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu

(VTC News) – Sau một năm tạm lắng xuống, chuyện vợ bé của đạo diễn Trương Nghệ Mưu lại bất ngờ bị “xới” lên.
Ngày 6/5, tờ Smweekly đã đăng một tấm ảnh được cho là của vợ bé và hai con trai Trương Nghệ Mưu. Phóng viên tờ này khẳng định đã trông thấy đạo diễn Trương cùng vợ Trần Đình và hai con trở về căn hộ của ông vào 23h30 ngày 5/5, trước đó, Trần Đình đưa hai con đi du lịch London rồi trở về nhà của Trương Nghệ Mưu ở Bắc Kinh.

Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu
Tấm ảnh được khẳng định là của vợ bé và hai con trai Trương Nghệ Mưu.

Chuyện vợ bé của Trương Nghệ Mưu được một diễn viên tên là Hà Quân bất ngờ tiết lộ vào tháng 3/2012. Theo Hà Quân, đạo diễn họ Trương đã bí mật lấy vợ hai và sinh được ba đứa con.

Người vợ bé của Trương Nghệ Mưu là Trần Đình, sinh ngày 30/9/1981, một diễn viên múa sống tại Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc. Không có sắc đẹp rạng ngời như những mỹ nhân khác trong làng giải trí, Trần Đình là một thôn nữ giản dị và hiền lành.

Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu
Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu
Ảnh của Trần Đình và ba đứa con.

Cô đã sinh cho Trương Nghệ Mưu ba đứa con, hai trai một gái là Trương Nhất Nam 12 tuổi, Trương Nhất Đình 8 tuổi và Trương Nhất Kiều 5 tuổi. Đến tháng 12/2011, Trương Nghệ Mưu mới chính thức cho cô danh phận khi tiến hành đăng kí kết hôn.

Trần Đình vốn là người kín tiếng nên không đem chuyện này nói lung tung, tuy nhiên mẹ cô lại thường xuyên khoe khoang về con rể quý nên người dân tại Vô Tích đều biết chuyện. Theo họ, căn nhà mà ba mẹ con Trần Đình đang ở có trị giá 10 triệu USD và do Trương Nghệ Mưu mua cho.

Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu
Trương Nghệ Mưu và con trai.
Trước tin đồn này, đạo diễn Trương Nghệ Mưu chỉ giữ im lặng, có lẽ ông không ngờ scandal này bất ngờ lại bị xới lên sau hơn một năm tạm lắng xuống.

Trước đó, đạo diễn Trương Nghệ Mưu kết hôn với Tiêu Hoa vào năm 1978. Sau 10 năm chung sống và có một cô con gái tên Trương Mạt, đôi vợ chồng này li hôn vì lí do Trương Nghệ Mưu có người khác.

Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu
Lộ ảnh mới nhất vợ bé Trương Nghệ Mưu
Ngôi nhà mà mẹ con Trần Đình đang ở được cho là do
Trương Nghệ Mưu mua.

Năm 1992, Tiêu Hoa đã xuất bản một cuốn sách và chỉ đích danh người đã phá hoại cuộc hôn nhân của mình là nữ diễn viên Củng Lợi. Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi phải lòng nhau sau khi hợp tác trong bộ phim Cao lương đỏ. Tuy nhiên, sau khi cùng nhau đi từ vinh quang này đến chiến thắng khác, cặp đôi đạo diễn – diễn viên nổi tiếng này lại chia tay nhau vào năm 1995.

Hoài An

********************

Sao Việt chửi nhau như hàng tôm, hàng cá

(VTC News) – Hồ Quỳnh Hương từng bảo: “Sao Việt chửi nhau như hàng tôm hàng cá nên tôi không có bạn thân trong showbiz” – Câu nói này thật “chuẩn không cần chỉnh

Mỹ Lệ, cái tên gây sóng gió trong thời gian qua, có lẽ là ngôi sao sáng nhất tại Cặp đôi hoàn hảo năm nay. Ngoài chuyện chị bê nguyên cả hàng tá bao bì mì gói lên sân khấu và chuyện lời qua tiếng lại với giám khảo Lưu Thiên Hương thì chị cũng khéo biết gây sóng gió khi bỗng dưng muốn góp ý cho Lý Nhã Kỳ.

Chị lên báo đưa ra những nhận xét về cựu Đại sứ du lịch: “Lý Nhã Kỳ suốt ngày diện đồ hiệu và đắp lên người mấy tỉ nhưng đẳng cấp ở cái gì?… Tất nhiên người đẹp khoác lên hàng hiệu thì đẹp chứ nhưng trong một xã hội đói kém, một năm khó khăn thế này thì không đẹp.

Mặc thì cứ mặc nhưng làm ơn đừng la toáng lên bộ này mấy tỉ đồng hay mấy chục ngàn đô. Cái đó rất phản cảm”.

Sao Việt chửi nhau như hàng tôm, hàng cá
Mỹ Lệ gây sốc khi lên báo bảo Lý Nhã kỳ đắp lên người mấy tỉ nhưng đẳng cấp ở cái gì?
Ai cũng có quyền có quan điểm riêng, nhưng với một ngôi sao, quan điểm đó lại được nâng lên tầm cao mới khi mỗi phát ngôn của họ nói ra đều có sức ảnh hưởng nhất định tới công chúng. Do đó, việc Mỹ Lệ “bới móc” Lý Nhã Kỳ trên mặt báo chẳng khiến chị được người ta nể.
Trái lại, không ít ý kiến cho, đấy chỉ là  thói “ghen ăn tức ở” thường tình ở chị. Và ngay lập tức, Mỹ Lệ bị không ít đàn em “vạch mặt” trên báo.
Trong trận chiến giữa Mỹ Lệ và Lưu Thiên Hương, người ta được nghe Lưu Hương Giang kể lại câu chuyện đã qua từ lâu nhưng đã khiến cô bị sốc khi cùng Mỹ Lệ tham gia một chương trình ở Quảng Bình.
Khi gặp Mỹ Lệ ở cánh gà một đêm diễn, Lưu Hương Giang chào và hỏi thăm về việc sinh em bé của Mỹ Lệ. Nhưng, thay vì vui vẻ chào lại, Mỹ Lệ lại ‘tương’ một câu: “Chị mà không ở nhà sinh em bé thì nghĩ gì mà bọn em nổi được”.
Tất nhiên sau đó, Mỹ Lệ phủ nhận chuyện Lưu Hương Giang kể. Chị bảo: “Tôi không nói như vậy. Tuổi tác như tôi thì mọi người có tin rằng tôi nói một câu thiếu i-ốt như vậy không?”.
Chẳng biết độ tin cậy của những lời nói trên được bao nhiêu phần trăm. Bởi ngay sau đó, ca sĩ Đức Tuấn, người có tiếng là đàng hoàng trong cư xử, lên facebook của anh kể một câu chuyện khiến người ta phải giật mình.

Anh viết: “Chị thấy em dần hơn chị, chị lên báo nói em hoang tưởng. Em buồn cười. Chị thấy đội hợp ca của em đặc sắc, chị đi đặt điều đi nói xấu em khắp nơi. Em phải dặn mấy đứa con nít của đội em nhịn chị vì chị là người lớn.

Chị đạp M. thê thảm trên báo hết lần này đến lần khác. M. cũng cười thông cảm vì chị cũng cần người ta nhớ đến. Chuyện cũng qua đi êm đẹp vì lời nói tốt đẹp của chị cũng chẳng ảnh hưởng gì đến những người em của chị.

Nhưng chị ơi, thế giới này không phải ai cũng là em của chị, không phải ai cũng nhịn khi bị chị chọc ngoáy vô cớ. Em phục sự dẻo dai của chị khi chị có thể kiếm chuyện hết người này tới người khác, ngoài đời, trên báo và ghê nhất là trên facebook, nơi mà chị cho là chỗ riêng tư nên chị bình luận toàn những từ ngữ nghe nổi hết gai ốc.

Chị ơi, chị có mệt không? Để dành sức để hành động khẳng định tài năng và sự uyên bác của chị mà lâu rồi công chúng không có cơ hội diện kiến. Cố gắng chị nha. Bớt nói lại. Người tốt không phải ai cũng chịu im lặng khi nhận được bánh GATO (ghen ăn tức ở) của chị”.
Sao Việt chửi nhau như hàng tôm, hàng cá
Sau những tranh cãi với Lưu Thiên Hương, Mỹ Lệ liên tục bị đàn em vạch trần những thói xấu.
Dù không nhắc đến tên nhân vật chính trong câu chuyện, nhưng đọc qua người ta cũng có thể đoán ra đó là ai. Tuy sau đó, Đức Tuấn có xóa đoạn status này đi, nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong việc chỉ trích những ai đó dám lên tiếng trước những thói xấu của đồng nghiệp.

Chuyện còn trở nên hài hước hơn, khi Mỹ Lệ đang phải hứng chịu chính những gì chị đã gieo cho người khác. Mới nhất, một chàng ca sĩ chưa được nhiều người biết đến, cũng lên ba bốn trang mạng nói về Mỹ Lệ.

Chàng ca sĩ này thẳng thừng: “Mỹ Lệ thì ai mà cô ấy không lên án. Khi tham gia ca hát ở Việt Nam, tôi cũng nghe khá nhiều người hoạt động trong nghề nói về cô ca sĩ có máu hay “ghen ăn tức ở” này với bao điều tai tiếng”.
Anh này còn bồi thêm: Mỹ Lệ trong mắt tôi chỉ được có mỗi giọng hát. Chị ấy chỉ xứng tầm là ca sĩ hạng B. Tôi nghĩ, một diva mì ăn liền như Mỹ Lệ thì cũng nên xem lại cách đối nhân xử thế.  Chính vì thói xấu này mà Mỹ Lệ bị mất điểm với công chúng miền Bắc và các bầu show tại đây trong những năm vừa qua”.
Tất nhiên, ai cũng rõ lý do tại sao chàng ca sĩ quèn sắp ra album này lại lên báo kể tội Mỹ Lệ. Nhưng quả thật, không ít người thấy nực cười vì những câu chuyện mỉa mai xung quanh Mỹ Lệ. Thật đúng là “gieo gió, thì gặp bão”.
Những phát ngôn kiểu “đập vào mặt” nhau không thương tiếc đang là xu hướng thịnh hành hiện nay trong cách hành xử giữa các ngôi sao với nhau trong showbiz Việt. Khi người ta muốn “đập” ai đó, họ có đủ vốn từ để khiến đối thủ phải “chết bất đắc kỳ tử” trên báo, hoặc trên trang cá nhân của họ.
Sao Việt chửi nhau như hàng tôm, hàng cá
Những phát ngôn sốc của Hà Anh nhận được không ít đá từ dư luận và cả người trong nghề. 
Hà Anh, cô người mẫu luôn “chói lóa” với những phát ngôn gây sốc cũng từng là tâm điểm của những vụ “vạch mặt”, “dìm hàng” đồng nghiệp. Bước chân trên sàn diễn vài năm, giới chân dài thì có vài chục gương mặt, nhưng Hà Anh lên báo hỏi: “Trang Nhung là ai?” khi được người ta hỏi về việc có những chân dài đang ngấp nghé chuyện đi show ở nước ngoài như Trang Nhung.
Khi được mời thay thế ở ghế giám khảo cuộc thi Vietnam Next Top Model 2010, Hà Anh lập tức quay ra chê giám khảo cũ: “Tôi không hiểu sao BGK lại loại bỏ những thí sinh đầy tiềm năng, nếu tôi mà được ngồi từ đầu chắc tôi sẽ chọn được gương mặt ưu tú hơn”.
Những phát ngôn gây sốc của Hà Anh nhận được không ít đá từ dư luận và cả người trong nghề. Siêu mẫu Trang Trần, người nổi tiếng “dám nói” khi đã từng lên báo tố chuyện bán dâm của giới người mẫu, đã có những dòng status “đá xéo” Hà Anh: “Có một con khùng trong tấm hình theo mọi người là bánh bèo nào?”; “Cần phải mua cây cột cho ả đu và liếm…”, kèm theo đó là những đường link đến những bài viết về chuyện ăn mặc của Hà Anh.
Từ ngày truyền hình thực tế nở rộ, công chúng cũng được xem luôn thực tế về cách cư xử của những ngôi sao trên các show này. Cứ mỗi tuần sau khi khép lại một đêm thi, sáng hôm sau mở mạng ra là thấy những câu nói mỉa mai họ dành cho nhau.
Sau khi bị loại sớm tại Cặp đôi hoàn hảo 2013, NSƯT Kim Oanh đã lên lớp cho các giám khảo một bài học: “Nếu có một cuộc thi Cặp đôi hoàn hảo về diễn kịch, chắc chắn tôi sẽ mời một trong ba vị giám khảo ở đây diễn cùng tôi để tôi dạy diễn như thế nào cho nó hay”.
Ca sĩ Thảo Trang cũng không kém cạnh sau khi bị loại, cô “cạnh khóe” Lê Minh Sơn: “Tôi rất mơ hồ về trình độ âm nhạc của Lê Minh Sơn. Trước đây tôi rất hâm mộ những sáng tác của anh… nhưng giờ tôi rút lại sự hâm mộ và thay vào đó là nghi vấn”.
Công chúng đá quá ngao ngán khi phải nghe những màn “đấu khẩu” giữa các ngôi sao. Dường như, thời nay, cứ không hài lòng với ai, người ta sẵn sàng lôi đủ thứ chuyện ra để “dìm hàng” nhau, mà ngôn ngữ thì quá là “hàng tôm hàng cá”, như từ mà Hồ Quỳnh Hương từng có lần dùng.
Thời đại thông tin bùng nổ, mạng xã hội thắng thế, các ngôi sao cũng có “nhiều đất dụng võ” hơn khi dễ dàng được chú ý . Nhưng cũng chỉ bởi thói “ghen ăn tức ở” mà hình ảnh của họ trở nên xấu thậm tệ trong mắt công chúng. Đúng là “chết tại miệng”.

Chu Ngũ Nương

*************

Mỹ Linh hát sung khi gia đình gặp rắc rối nhà đất

– Trong đêm nhạc Bài hát yêu thích tháng 5 diễn ra tối 5/5, cặp đôi Mỹ Linh, Anh Quân đã rất tình cảm trước báo chí, không những thế cô còn hát rất sung trên sân khấu, trong khi gia đình đang vướng vào rắc rối xây dựng nhà trái phép trên đất rừng.
Mỹ Linh e ấp bên chồngĐược coi là cặp đôi vàng của showbiz Việt nhưng vợ chồng ca sỹ Mỹ Linh và nhạc sỹ Anh Quân rất ít khi thể hiện tình cảm với nhau khi tham gia các sự kiện giải trí.

Thế nhưng, mọi việc dường như đã thay đổi vào tối qua. Trong cánh gà liveshow Bài hát yêu thích, cặp vợ chồng này đã liên tục thể hiện tình cảm với nhau ngay trước mặt các phóng viên ảnh.

Nhạc sỹ Anh Quân còn nhẹ nhàng choàng tay qua vai vợ còn Mỹ Linh thì hạnh phúc dựa vào vai chồng
Nhạc sỹ Anh Quân còn nhẹ nhàng choàng tay qua vai vợ còn Mỹ Linh thì hạnh phúc dựa vào vai chồng

 

Hình ảnh ngọt ngào của cặp đôi này khiến không ít người phải ghen tỵ
Hình ảnh ngọt ngào của cặp đôi này khiến không ít người phải ghen tỵ

Khi mới cưới nhau, Mỹ Linh đã từng chia sẻ rằng nhạc sỹ Anh Quân là người ít khi bộc lộ tình cảm ra ngoài. Chính vì thế, giữa hai vợ chồng thường không có nhiều những giây phút lãng mạn.

Trước đó, trong liveshow riêng của ca sỹ Mỹ Linh diễn ra vào năm 2012, sau khi trình diễn xong ca khúc “Gửi anh”, Mỹ Linh đã nghẹn ngào quay về phía chồng. Rất nhanh, nhạc sỹ Anh Quân đã dành cho vợ một cái ôm ngọt ngào ngay trên sân khấu.

Mỹ Linh hết mình trên sân khấu
Mỹ Linh hết mình trên sân khấu

Không chỉ có vậy, trên sân khấu Bài hát yêu thích cô còn thể hiện ca khúc “Mong anh về” song ca cùng ca sĩ Tấn Minh hết sức nồng nàn, xúc cảm, cháy hết mình trên sân khấu.

Gia đình xây dựng nhà trên đất rừng

Trong khi hai vợ chồng đang tận hưởng những giây phút hạnh phúc thì có thông tin từ thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc vợ chồng Mỹ Linh đã xây dựng công trình trái phép trên đất rừng tại xã Minh Phú, Sóc Sơn.

Năm 2001, vợ chồng ca sĩ này nhận chuyển nhượng diện tích 12.691m2 đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên công nhân lâm trường Sóc Sơn).

Theo kiểm tra thực tế của Đoàn Thanh tra, năm 2009, gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng 1 ngôi nhà nhưng vượt quá số diện tích được cấp giấy phép sử dụng.

Gia đình ca sĩ Mỹ Linh cho hay, việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng các công trình cho Đoàn Thanh tra.

Hoài Đan (tổng hợp)

********************

Hoãn xử “kỳ án vườn mít” vì thiếu nhiều nhân chứng

Lê Bá Mai đã từng bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên án tử hình về hai tội “hiếp dâm trẻ em” và giết người, Sau đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM cũng xử y án sơ thẩm. Tuy nhiên, cả hai bản án tuyên tử hình Lê Bá Mai sau đó đã bị cấp giám đốc thẩm hủy án.

Xử sơ thẩm lại lần hai, Mai được TAND tỉnh Bình Phước tuyên vô tội, được trả tự do tại tòa nhưng sau đó Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM ký lệnh bắt tạm giamtrở lại đồng thời xét xử, tuyên hủy bản án tuyên Mai vô tội trên, đề nghị TAND tỉnh Bình Phước xử lại.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ ba, TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai án tù chung thân nhưng tiếp tục bị VKSND tỉnh Bình Phước kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tăng án lên tử hình. Phiên tòa phúc thẩm hôm nay là để xem xét kháng nghị trên của VKSND tỉnh Bình Phước, đồng thời phía bị cáo Lê Bá Mai cũng có đơn kêu oan.

Trong phần thủ tục khai mạc phiên tòa, một trong ba luật sư bào chữa miễn phí cho Mai là luật sư Huỳnh Thế Tân (Đoàn luật sư TP.HCM) đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa để luật sư có thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ. Thời gian luật sư Tân được Tòa cấp giấy chứng nhận bào chữa chỉ hơn 10 ngày trước khi phiên tòa được mở nên luật sư chưa thể nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm và Trịnh Thanh cũng đề nghị Tòa chấp thuận yêu cầu của luật sư Tân bởi vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, có sự mâu thuẫn giữa các cơ quan tố tụng trong quan điểm đánh giá chứng cứ. Trong khi đó, hầu hết các nhân chứng có lời khai buộc tội Lê Bá Mai dù được Tòa triệu tập nhưng đã vắng mặt tại phiên xử phúc thẩm này. Bên cạnh đó, bản án giám đốc thẩm khi tuyên hủy các bản án trước để điềutra xét xử lại có đề cập việc cần làm rõ có sự mớm cung, ép cung bị cáo Lê Bá Mai nên đề nghị Tòa triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên đã thụ lý điều tra vụ án này tới phiên tòa để làm rõ.

 

 

Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã tuyên bố cho hoãn phiên tòa và quyết định sẽ mở lại phiên tòa này vào ngày 20-5-2013.

C.MAI

 

********************

Vợ chồng Diva Mỹ Linh xây nhà trái phép trên đất rừng

(VTC News) – Theo kết luận của thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phủ Thành Chương (tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn) và nhà của vợ chồng nhạc sĩ Anh Quân và ca sĩ Mỹ Linh (tại xã Minh Phú, Sóc Sơn) xây sai phép trên đất rừng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và Phát triển nông – lâm nghiệp Sóc Sơn (Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn) có chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng trên diện tích 2.095,5ha, trong đó đất công ty đang tổ chức sử dụng là 2.064,28ha. Nhưng diện tích đất rừng này đang bị “xẻ thịt” chuyển nhượng với mục đích cá nhân.

Vợ chồng Diva Mỹ Linh xây nhà trái phép trên đất rừng
Phủ Thành Chương xây sai phép trên đất rừng. Ảnh: internet

Nhiều sai phạm đã được thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm rõ như việc ký hợp đồng không đúng quy định của pháp luật trong việc cho công ty cổ phần Cờ Đỏ thuê 2.200 m2 nhà xưởng và sân bãi trên diện tích đất khu văn phòng Công ty để sản xuất, kinh doanh lắp ráp cụm bánh xe máy.

Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn cũng thiếu sâu sát, chưa chặt chẽ trong công tác quản lý đất lâm nghiệp đã để khu dân cư lâm nghiệp xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao trên diện tích 3.000 m2 đất rừng và để các hộ gia đình mua bán chuyển nhượng đất lâm nghiệp, tự chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng công trình nhà ở, sân, hàng rào kiên cố.

Cá biệt có những hộ gia đình xây dựng với diện tích lớn như  trường hợp xây dựng công trình trên đất rừng của vợ chồng nhạc sĩ Anh Quân và ca sĩ Mỹ Linh (tại xã Minh Phú, Sóc Sơn).

Năm 2001, vợ chồng ca sĩ này nhận chuyển nhượng diện tích 12.691m2 đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên công nhân lâm trường Sóc Sơn). Việc chuyển nhượng được UBND xã Minh Phú xác nhận. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn cấp giấy sử dụng đất ở là 600m2 trên tổng 12.691m2 đất rừng phòng hộ.

Theo kiểm tra thực tế của Đoàn Thanh tra, năm 2009, gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng 1 ngôi nhà (1 tầng) diện tích khoảng 300m2; 1 nhà thu âm diện tích khoảng 90m2; 1 bể bơi khoảng 60m2; diện tích trồng cỏ khoảng 300m2.

Toàn bộ khu nhà, đất có tường rào bao quanh kiên cố. Gia đình ca sĩ Mỹ Linh cho hay, việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng các công trình cho Đoàn Thanh tra.

Cũng theo bản kết luận này, phủ Thành Chương (tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn) cũng vi phạm vì xây dựng với diện tích lớn trên đất rừng.

Trước đó, năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về việc sai phạm xâm chiếm đất rừng khi xây dựng phủ Thành Chương (tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn). Theo kết luận 754/TTCP ngày 17.4.2006, phủ Thành Chương với diện tích khoảng 3.000 – 8.000m2 có nguồn gốc là đất rừng đặc dụng.

Ông Nguyễn Thành Chương đã xây dựng công trình kiên cố có kiến trúc khác nhau. Trong suốt quá trình xây dựng, chỉ một lần chính quyền xã phạt 10 triệu đồng, sau đó ông Chương tiếp tục xây dựng cho đến nay.

Kết luận nêu rõ, Phủ Thành Chương xây dựng nhiều công trình quy mô và kiên cố, đang hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tham quan và ăn uống.

Ủy ban nhân dân xã Hiền Ninh đã nhiều lần báo cáo Ủy ban nhân dân huyện có biện pháp xử lý dứt điểm, nhưng đến nay trường hợp này vẫn tiếp tục xây dựng công trình trên đất rừng đặc dụng.

Kết quả Thanh tra của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cũng nêu rõ, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn tổ chức rà soát, thống kê, phân loại chính xác các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đang nhận giao khoán rừng, đất lâm nghiệp, làm rõ các nội dung diện tích nhận giao khoán, tình trạng quản lý và hiện trạng sử dụng.

Đồng thời làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân về những vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai đối với diện tích đất lâm nghiệp đơn vị được giao quản lý, sử dụng.

PV VTC News đã liên lạc để tìm hiểu sự việc với Mỹ Linh, nhạc sỹ Thành Chương để tìm hiểu cụ thể vụ việc tuy nhiên chưa thể kết nối được với họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả vụ việc…

Châu Anh

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: