Bill Gates vẫn rửa bát mỗi tối

TTO – Trong chuyến thăm Úc, tỷ phú Mỹ Bill Gates tiết lộ dù giàu có nhất thế giới nhưng ông vẫn rửa bát mỗi tối.

Bill Gates là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản 72,7 tỷ USD – Ảnh: Reuters

>> Bill Gates trở lại vị trí người giàu nhất thế giới

Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, khi được hỏi tại sao ông chỉ cho mỗi người con 10 triệu USD, Bill Gates cho biết ông không muốn cho con cái quá nhiều tiền bởi muốn họ “có sự tự do để lựa chọn những gì chúng muốn làm trong đời”.

Tỷ phú cho rằng việc để lại cho con cái quá nhiều tiền của chỉ có tác dụng tiêu cực thay vì tích cực. “Tôi nghĩ rằng một đứa trẻ khi lớn lên cần biết rằng nó sẽ phải tự tìm cách để có công việc và tiền bạc. Và nó phải hiểu rằng sẽ không thể tự dưng có tất cả tiền bạc của cải như mong muốn” – Bill Gates nhấn mạnh.

Bill Gates kể: “Tôi đã đánh mất nhận thức về nhiều thứ trong cuộc sống. Tôi đã không dọn cỏ vườn nhà trong một thời gian dài – Bill Gates đùa – Tôi đã quên mất công việc đó như thế nào. Tuy nhiên tôi vẫn rửa bát mỗi tối. Có những công việc đáng để duy trì”.

NGUYỆT PHƯƠNG

***********************

Bắt nghi phạm hiếp, giết nữ tiếp viên 14 tuổi giấu vào bụi cây

TTO – Chiều 29-5, thượng tá Hoàng Quốc Việt – Phó phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an tỉnh Kiên Giang – cho biết đã tiến hành bắt khẩn cấp nghi phạm Trần Thanh Tuấn (SN 1985), quê ở Thới Lai (TP. Cần Thơ) để điều tra hành vi hiếp dâm trẻ  em, giết người và cướp tài sản.

Theo điều tra ban đầu, vào khoảng 7 giờ sáng ngày 26-5, người dân ấp Tây Sơn I, xã Đông Thái (huyện An Biên, Kiên Giang) phát hiện thi thể một thiếu nữ trần trụi nằm ven đường được che đậy bằng lá chuối khô.

Sau khi vụ việc được trình báo, cơ quan công an nhanh chóng vào cuộc và xác định nghi phạm là Trần Thanh Tuấn – một đối tượng lang thang, có ba tiền án về tội trộm cắp tài sản.

Nạn nhân xấu số được xác định là Trần Thị B., sinh ngày 3-3-2000 (vừa qua tuổi 14), quê ở xã Thạnh Đông A (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).

Cơ quan công an cho biết Trần Thị B. về An Biên làm tiếp viên cho một quán nhậu chưa đầy hai tháng.

Tại cơ quan công an, bước đầu Tuấn khai nhận gặp B. đi trong đêm trên một con đường vắng nên đã dùng vũ lực quật ngã nạn nhân xuống đường thực hiện hành vi hiếp dâm và bóp cổ B. cho đến chết.

Sau đó Tuấn kéo B. vào bụi cây ven đường, lấy lá chuối khô phủ lên người.

Tuấn bị bắt khi đang ăn trộm một chiếc xe gắn máy của người dân địa phương để tẩu thoát khỏi địa phương.

KHOA NAM

********************

Bố đánh gãy chân con 2 tuổi vì quấy khóc

TPO – Đang ăn cơm, con quấy khóc không chịu ăn cơm, người bố vơ que tre dài khoảng 60 cm thẳng tay đánh gãy chân con trai mới 2 tuổi.

 

Thấy con quấy khóc không chịu ăn cớm, người bố vơ que tre dài cỡ 60 cm thẳng tay đánh gãy chân con trai mới 2 tuổi
Thấy con quấy khóc không chịu ăn cơm, người bố vơ que tre dài cỡ 60 cm thẳng tay đánh gãy chân con trai mới 2 tuổi. Ảnh: mang tính chất minh họa

Sáng nay, 30/5, lãnh đạo Công an huyện An Dương, TP Hải Phòng cho biết vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Văn Hưng (32 tuổi, ở xã Đại Bản, huyện An Dương) về hành vi cố ý gây thương tích. Nạn nhân của Hưng chính đứa con trai ruột của hắn mới 2 tuổi.

Trước đó, trưa 22/5, Hưng cùng hai con ruột là cháu Phạm Thị Mai Lan (5 tuổi) và cháu Phạm Trung Hiếu (2 tuổi) ăn cơm. Trời nóng bức, cháu Hiếu quấy khóc nhất quyết không chịu ăn cơm.

Dỗ dành con mãi không được, Hưng nổi “cơn điên” vơ que tre dài cỡ 60 cm thẳng tay vụt vào mông và chân tay cháu Hiếu. Chỉ đến khi cháu Hiếu khóc ngất vì đau, Hưng mới dừng tay.

Sau trận đòn roi điên cuồng của bố, cháu Hiếu phải nhập viện cấp cứu vì bị gãy xương chân trái và nhiều vết thương bầm tím khác. Kết quả giám định ban đầu thì cháu Hiếu bị giảm 21% sức khỏe.

Tại cơ quan công an, Hưng đã khai nhận hành vi phạm tội. Được biết, Hưng thường xuyên đánh đập vợ con mỗi khi trái ý hắn.

Lam Khê

***************************

Nhà cha con ở, cha ra ở chuồng heo

TT – Mấy tháng nay, ông Nguyễn Tấn Lộc (61 tuổi) ở xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ôm đơn kiện các con mình gõ cửa hầu hết các cơ quan từ huyện đến tỉnh nhưng không được giải quyết thỏa đáng.

Ông Lộc phải mắc võng, che bạt sống ngoài vườn sau khi con ông chiếm giữ căn nhà – Ảnh: Trường Giang

Ông đến báo Tuổi Trẻ với nước mắt lưng tròng: “Tui đi kiện các con ruột của mình không phải để đòi đất đai, nhà cửa mà vì muốn chúng hiểu pháp luật, đừng ngược đãi cha mẹ nữa…”.

Ông Lộc kể mấy tháng nay ông phải mắc võng, che bạt ở gốc cây để sống. Căn nhà của ông đã bị con chiếm. Còn bà Nguyễn Thị Non (vợ kế của ông) cũng về nhà mẹ ruột sinh sống sau trận đòn khủng khiếp của các con ông Lộc.

Tay run run lật hồ sơ, ông Lộc kể vợ chồng ông có bốn người con gái. Vợ ông bỏ đi. Năm 2007, ông Lộc thương bà Nguyễn Thị Non và hai người quyết định về sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn vì theo lời ông là “già cả hết rồi”.

Bi kịch gia đình

 

Phạt 7 người tham gia vụ hành hung bà Nguyễn Thị Non

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Cai Lậy vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 7/11 người tham gia vụ hành hung bà Nguyễn Thị Non và đánh nhau với ông Lộc.

Theo đó, bà Phạm Thị Xuân, Huỳnh Văn Tài, Nguyễn Văn Căng, Huỳnh Văn Hoàng và Huỳnh Thị Kiều Oanh bị xử phạt 750.000 đồng/người về hành vi đánh nhau theo điểm a, khoản 2 điều 7 nghị định 73/CP.

Riêng Huỳnh Thị Kim Yến và Huỳnh Thị Bích Hiền bị phạt 3,5 triệu đồng/người do cố ý làm hư hỏng tài sản người khác theo điểm a, khoản 2, điều 18 nghị định 73/CP. Bốn người còn lại không bị xử phạt do không đủ căn cứ xác định vi phạm.

TRƯỜNG GIANG

Năm ngoái, con gái áp út của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh từ TP.HCM về quê yêu cầu ông chia đất cất nhà ở. Ngày 23-4-2012, ông Lộc chia cho cô này 500m2 đất và định cất căn nhà lá cho con ở tạm, nhưng cô không đồng ý mà đòi phải cất nhà kiên cố.

Ông nói do mình không có tiền cất nhà theo yêu cầu của con nên bị con chửi rủa. Khoảng 10g ngày hôm sau, khi ông Lộc và bà Non đang ngồi trong nhà ăn cơm thì các con ông Lộc và những người khác (tổng cộng 11 người) xông vào nhà trùm mền trên đầu bà Non rồi dùng cây đánh tới tấp.

Ông Lộc kể tiếp: “Nhóm người này còn làm nhục bà Non bằng cách xé và cởi quần áo của bà ra trước rất nhiều người hiếu kỳ, chửi bà Non, lấy điện thoại di động của bà ném xuống sông, làm mất tiền mặt 3,5 triệu đồng. Bà Non bị thương nặng phải lên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) điều trị”.

Ông Lộc im lặng hồi lâu rồi buông từng chữ nặng nề: “11 người đánh tui và bà Non đều là người nhà cả. Ngoài các con tui còn có các em ruột của tui. Có người là đảng viên, một người là vợ chủ tịch xã đều hiểu biết pháp luật mới đau chứ!”.

Lúc 15g30, Công an xã Mỹ Long lập biên bản thu giữ bộ đồ của bà Non bị xé tả tơi. Ông Lộc nói sau vụ này, các con ông liên tục chửi mắng ông bằng những lời lẽ thô tục, khó nghe, bắt ông dỡ nhà đi nơi khác.

Ông phải dọn ra chuồng heo ở. Con ông đã chiếm căn nhà, còn đập phá đồ dùng cá nhân mà ông để ở chuồng heo. “Ngày 24-9-2012, con ruột và con rể tui lại đuổi đánh tui nữa. Bực tức con hỗn với mình, tui có đánh con hai bạt tai nên hai cha con không nhìn mặt nhau nữa. Hết chỗ tá túc nên tui về nhà mẹ ruột rồi ra vườn che bạt, giăng võng dưới gốc cây làm nhà” – ông Lộc kể.

****************************

‘Người khỉ’ ở Hà Giang và chuyện thần kỳ về nghị lực

Kỳ 1: Đi tìm người mọc đuôi

 

“Vùng đất đuôi chồn” là từ mà các chiến sĩ Bộ chỉ huy quân sự Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang gọi vùng đất Pà Vầy Sủ – cực Tây của tỉnh địa đầu Tổ quốc Hà Giang.

Mấy đồng chí bộ đội biên phòng bảo rằng, vùng đất ấy có nhiều chuyện huyền bí. Những truyền thuyết xen lẫn sự thật về con người, thế giới tự nhiên, đến giờ vẫn không thể nào lý giải được.

Trong vô số những chuyện kỳ lạ, thì chuyện một người đàn ông mọc đuôi như đuôi khỉ ở “vùng đất đuôi chồn” có lẽ là lạ lùng nhất. Vậy là chúng tôi lên đường, vượt 200 cây số đến mảnh đất nhìn trên bản đồ đúng như cái đuôi con chồn.

Đuôi của anh Chúng

Vật vã mãi trên cung đường dốc ngược thì cũng đến được Trạm biên phòng Pà Vầy Sủ, nhưng cuốc bộ từ đồn biên phòng này đến bản Tả Lử Thận thì muốn đứt hơi.

Con đường dựng đứng như đường lên trời. Những dốc cao dựng ngược đến nỗi gót người đi trước muốn chạm mặt người đi sau.

Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống thấy trung tâm xã Pà Vầy Sủ, với những mái nhà lợp phi-brôximăng hắt ánh mặt trời như những bông hoa mận rơi vãi dưới thung lũng.

Đến bản Tử Lử Thận, hỏi ai cũng chỉ nhận được hai chữ “chư pâu” (không biết). Đồng chí cán bộ biên phòng dẫn chúng tôi đến ngôi nhà giữa bản. Nhà chẳng có ai. Chị hàng xóm sau một hồi ngượng nghịu thì mới nói bằng tiếng H’Mông, rằng anh Chúng lên nương từ sớm, chiều mới về.

Mấy cậu bé lem nhem rách rưới trong bản xung phong chạy vào rừng gọi người mà dân bản gọi là Chúng “khỉ”.

Mặt trời ngấp nghé dãy núi bên kia của tỉnh Lào Cai thì Vàng Seo Chúng xua đàn trâu 3 con từ trong rừng về bản.

Ở tuổi 43, song anh Vàng Seo Chúng có vẻ khắc khổ, già nua. Vùng đất chỉ có mây vờn gió núi, mùa đông băng tuyết, mùa hè gió như bão, miếng ăn kiếm khó, nên ai cũng có khuôn mặt khắc khổ, chứ không riêng gì anh Chúng. Đồng chí cán bộ biên phòng lý giải như vậy.

Anh Vàng Seo Chúng

Dáng người nhỏ bé, gầy gò, nhưng anh có sức khỏe phi thường. Anh Chúng đi rừng như con dê leo núi. Người đàn ông miền rừng này từng đi bộ ra tận Hà Giang, tới 200km để chơi cho biết.

Mấy năm trước, nghe đài nói Sapa đẹp, anh đã đi bộ 300km cắt sang Si Ma Cai, Bắc Hà, rồi đến tận Sapa của Lào Cai vãn cảnh. Thưởng ngoạn chán chê, anh mới về. Anh chỉ mang theo bọc gạo. Trên đường về, anh luồn rừng săn con sóc, con chuột, hái rau rừng, rồi tạt vào nhà dân nấu nướng nhờ. Gia đình nào đón vị lữ khách kỳ lạ này, thì sẽ được bữa thịt rừng tươm tất.

Chúng tôi vạch ống chân nhỏ xíu của người đàn ông kỳ lạ này ra xem. Ai cũng ồ lên kinh ngạc. Cặp chân nhỏ, nhưng vằn lên từng thớ thịt như nhưng sợi dây leo rừng già.

Ngoài khả năng đi rừng khỏe, Vàng Seo Chúng còn nổi tiếng với khả năng chịu lạnh. Mùa đông ở Pà Vầy Sủ thì thực kinh hoàng. Tuyết rơi lả tả, nước trong khe đóng băng. Tiết trời mùa đông lạnh đến nỗi con gà không dám ra khỏi ổ. Ấy thế nhưng, Vàng Seo Chúng chỉ mặc độc một cái áo may ô, hay chiếc áo sơ mi sờn cũ.

Để khẳng định điều hàng xóm kể là đúng, Vàng Seo Chúng dẫn chúng tôi vào trong nhà, chỉ cái buồng nhỏ. Anh đố chúng tôi tìm được chiếc áo rét nào của anh. Giường anh nằm cũng chẳng có chăn bông. Anh bảo, mùa đông lạnh thế nào, anh cũng chỉ cần đốt lửa, rồi cởi trần và lăn kềnh bên bếp lửa ngủ cho ngon.

Nhìn hàng ngàn bắp ngô treo lủng liểng trên mái nhà, quanh bếp ám khói, tôi bảo: “Ngô nhiều thế này, gia đình anh Chúng không lo thiếu ăn nhỉ?”. Anh Chúng cười hiền: “Người H’Mông mình chỉ nghèo, chứ không đến nỗi thiếu cái ăn đâu. Gạo thóc thì ít, nhưng ngô thì nhiều. Ăn hết gạo thì xay ngô ăn mèn mén. Tổ tiên mình vẫn ăn mèn mén từ xưa rồi, không thấy khổ gì đâu”.

Biết chúng tôi vất vả lặn lội từ Hà Nội lên vùng đất tận cùng này là để tìm hiểu về cái đuôi của anh, nhưng còn ngần ngại chưa dám hỏi, nên anh bảo: “Các chú muốn hỏi về cái đuôi của anh chứ gì. Thích thì anh cho xem thôi mà, không có gì ngại đâu.

Cái đuôi làm cho mình nổi tiếng khắp huyện nên mình vui lắm, chứ không xấu hổ đâu à. Bố mẹ mình sinh ra thế nào, thì mình vui vẻ chấp nhận như thế ấy”.

Vừa nói dứt lời, anh Chúng vén luôn chiếc ao nâu sồng, vòng tay ra sau lưng, kéo tuột chiếc đuôi dài ngoằng cho chúng tôi xem.

Cái đuôi của anh Chúng dài nửa mét

Hóa ra cái đuôi ấy mọc từ thắt lưng anh Chúng, chứ không phải từ phần hông. Cái đuôi dài tới nửa mét, có màu đen nhánh như tóc. Cầm vào đuôi, vuốt nhẹ, thấy rất mượt mà.

Đồng chí cán bộ biên phòng gọi anh hàng xóm tìm mượn giúp chiếc thước dây. Anh đo từ cuống đuôi, thì thấy chiếc đuôi dài đúng nửa mét.

Theo lời kể của anh Chúng, bản Tả Lử Thận tuy cao tận trời, mây vần vũ ngày đêm, nhưng lại chẳng mấy khi trời thả nước xuống, nên rất hiếm nước. Mùa đông, nước càng ít hơn. Chính vì thế, vào mùa đông, đồng bào H’Mông gần như không tắm. Tiết kiệm nước, nên anh Chúng cũng chẳng tắm. Vậy nên, qua mùa đông, cái đuôi ấy chuyển sang màu hung.

Thế nhưng, đến mùa hè, trời hay mưa, nước khe chảy đầy bể, anh thường xuyên tắm thì chiếc đuôi lại chuyển sang màu đen bóng như tóc mun, rất mềm mại.

Theo anh Chúng, anh để ý từ nhiều năm nay, thì thấy mỗi năm đuôi anh lại dài ra thêm khoảng 10cm. Cách đây 4 năm, cái đuôi dài đến nỗi, anh quấn 3 lần vòng bụng mới hết. Khi đó, chiếc đuôi dài phải hơn 3m.

Tuy nhiên, vì chiếc đuôi dài quá, gây vướng víu, nên vợ anh đề nghị cắt vợi đi. Chiều ý vợ, lại cắt quá tay, nên chiếc đuôi chỉ còn như hiện tại. Sau khi cắt đuôi, anh bị ốm một trận tơi bời.

Vợ đã may cho anh chiếc túi nhỏ, đi đâu xa, anh lại nhét túm “đuôi” vào túi buộc lại và treo ở bụng.

Kỳ 2: Nghị lực thần kỳ

Mặt trời lặn nhanh phía bên kia dãy núi. Bóng tối tràn ngập, đại ngàn âm u. Bên bếp lửa bập bùng có cả vợ con ngồi quanh, anh Vàng Seo Chúng, người được gọi là “người khỉ” nhớ lại những năm tháng tuổi thơ của mình.

Anh Chúng là con thứ ba trong một gia đình nghèo đói như những gia đình H’Mông trong bản Tả Lử Thận (Pà Vầy Sủ, Xín Mần, Hà Giang).

Bố mẹ Chúng đều mồ côi từ nhỏ. Lớn lên, về ở với nhau, nương dựa vào nhau để sống. Rừng già, núi đá, nên cuộc sống của bố mẹ chúng rất khó khăn, đói ăn triền miên.

 

‘Người khỉ’ ở Hà Giang và chuyện thần kỳ về nghị lực
Cái đuôi của anh Vàng Seo Chúng

Bà Hạng Thị Chở, mẹ Vàng Seo Chúng nhớ lại ngày sinh ra cậu con mọc đuôi của mình: “Ngày đẻ thằng Chúng rét lắm. Nước dưới suối đóng băng, tuyết trên trời rơi xuống trắng xóa. Tôi đi nương về thì đau bụng dữ dội, chỉ muốn ngã thôi. Phải vất vả lắm tôi mới lết được vào nhà. Tôi tự đẻ nó, tự cắt rốn cho nó bằng cái cật nứa”.

Ngày đó xã chưa có trạm xá nên tất cả đàn bà H’Mông trong bản đều đẻ ở nhà. Khi Chúng sinh ra cũng giống như bao đứa trẻ khác, chỉ có điều ở vùng thắt lưng có một nhúm lông. Điều này khiến bà Chở hết sức lo lắng. Bởi lẽ từ xưa đến nay chưa bao giờ bà nhìn thấy một đứa trẻ nào có bộ phận đặc biệt đó.

Chồng bà gọi thầy cúng đến nhà. Ông thầy cúng nhìn thấy nhúm lông ở thắt lưng cậu bé thì sợ hãi, chạy mất. Chồng bả Chở lại phải cất công mời thầy cúng ở xa đến. Ông thầy cúng này bảo Chúng bị “ma khỉ” nhập, nên phải làm lễ trừ tà rất to.

Lễ cúng diễn ra suốt nhiều ngày. Thầy cúng giết rất nhiều gà, rắc máu tươi xua đuổi tà ma. Cúng xong, ông bảo vợ chồng bà Chở nên mừng, vì theo ông, nhúm lông này sẽ mọc ra một cái đuôi và nhờ cái đuôi đó, mà gia đình bà sẽ khấm khá về sau.

‘Người khỉ’ ở Hà Giang và chuyện thần kỳ về nghị lực

Chẳng biết lời phán của ông thầy cúng kia có hiệu nghiệm không, nhưng sau này, Chúng mọc đuôi dài, thì đại gia đình bà Chở bớt khổ hơn. Cây lúa trên nương trĩu hạt, bắp ngô to như hoa chuối rừng, mọi tai ương bệnh tật trong nhà cũng sợ hãi mà “chạy trốn” hết.

Nhà bà Chở từ chỗ đói nghèo nhất bản, giờ đã trở thành gia đình khấm khá nhất. Từ đây, ai cũng tin một điều rằng, chính nhờ cái “đuôi” của Chúng gia đình bà Chở mới được như vậy.

Chúng lớn đến đâu thì cái “đuôi” cũng dài thêm đến đấy. Năm lên 7 tuổi, tự nhiên cái đuôi của Chúng bị đứt. Chúng lăn đùng ra ốm. Bố mẹ đã chạy thuốc thang khắp nơi mà Chúng chưa khỏi bệnh.

Mãi cho đến một ngày cái túm lông ở thắt lưng mọc lại, tự nhiên bệnh tình của Chúng thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Từ ngày đó Chúng rất sợ hãi khi nghĩ đến chuyện phải cắt cái đuôi đó đi.

Không chỉ mang đến may mắn cho gia đình, Chúng là hiện thân của điềm lành cho dân bản nên cả bản Tả Lử Thận xem Chúng như báu vật. Từ người già cho đến đứa trẻ, ai cũng cho rằng được ngồi nói chuyện với Chúng, được uống với anh chén rượu nghĩa là thần may mắn từ Chúng sẽ “lây” sang họ nên dễ hiểu vì sao Chúng được hâm mộ.

‘Người khỉ’ ở Hà Giang và chuyện thần kỳ về nghị lực
Anh Chúng rất chăm chỉ, lại có sức khỏe hơn người

Khi Chúng đến tuổi trưởng thành các cô gái trong bản mê Chúng lắm. Anh vừa là hiện thân của thần may mắn vừa là người chí thú làm ăn và biết tính toán hơn người. Chẳng thế mà cô gái ở cùng bản, tên là Giàng Thị Chá đã không ngần ngại làm vợ Chúng.

Một năm sau ngày cưới, vợ Chúng sinh một cô con gái kháu khỉnh. Trước khi vợ mang bầu, Chúng lo lắng, liệu đứa trẻ có giống mình không?

Khi đứa bé chào đời, Chúng mừng như bắt được vàng, vì nó không có cái thắt lưng giống bố. Và lần lượt 4 đứa con nữa của Chúng ra đời cũng vậy. Chúng mừng lắm!

Lạ hơn là cái đuôi ngày nào đó không là một điều đáng lo ngại với Chúng nữa. Chúng bỗng nổi tiếng khắp vùng. Đi đâu mọi người cũng muốn chiêm ngưỡng khiến Chúng cũng vui lây.

Một lần Chúng sang Trung Quốc làm thuê, đang mải vác gỗ, nên cái đuôi lòi ra lúc nào không biết. Mấy người bạn người Trung Quốc nhìn thấy một mẩu đuôi cứ đung đưa phía sau Chúng, họ hết sức ngạc nhiên.

Mấy chục người đều đổ dồn ánh mắt tò mò vào Chúng. Một người thì bảo: “Đó là cái đuôi giả. Chúng lắp vào để trêu mọi người…”. Chúng giải thích thế nào họ cũng không tin. Cuối cùng Chúng đành trưng bộ phận đó ra cho mọi người xem. Một số người còn sờ tay vào thử xem có phải là thật không.

‘Người khỉ’ ở Hà Giang và chuyện thần kỳ về nghị lực
Anh Vàng Seo Chúng

Chúng là một người chồng, người cha tuyệt vời trong gia đình. Chúng rất chịu khó làm lụng. Chị Chá vợ Chúng bảo: “Nhà đông con, nên Chúng luôn phải lăn ra làm. Vất vả suốt cả ngày, nhưng chưa bao giờ Chúng mắng chửi vợ con cả”.

Trưởng bản Giàng Seo Hầu cũng hết lòng khen ngợi: “Chúng và Chá là cặp vợ chồng đặc biệt trên đỉnh Tả Lử Thận. Chúng không bao giờ uống rượu, nát rượu như người khác đâu.

Mùa khô, khi gió lạnh về, không cây gì mọc nổi, vườn rau cải trong vườn cũng cháy rụi lá vì lạnh giá và sương muối thì cũng là thời điểm Chúng đi sang Trung Quốc làm thuê, kiếm tiền mua áo ấm cho con và mua lợn giống, phân bón… chuẩn bị mọi thứ cho mùa sang năm”.

Ngoài làm nương, làm rẫy, Chúng còn là người đầu tiên của bản nghĩ đến chuyện trồng rừng. Cái ngày Chúng đánh những cây sa mu lên núi trồng, bà con cho Chúng là ngớ ngẩn.

Sau 10 năm, rừng sa mu của Chúng, cây nào cây nấy lực lưỡng như cột chống trời. Nhà nào trong bản thiếu gỗ làm nhà Chúng cho luôn vài cây. Giờ thì người dân ở bản Tả Lử Thận hết lòng ủng hộ cái sáng kiến phải trồng rừng để giữ nước và lấy nguyên liệu làm nhà của Chúng.

Tôi đã hỏi Chúng, nếu có một khoản tiền lớn anh có làm phẫu thuật cắt bỏ đuôi không? Anh Chúng lắc đầu nguầy nguậy: “Nhờ nó tôi mới có được sức khỏe, nhà tôi mới ăn nên làm ra. Bản làng cũng rất xem trọng cái đuôi của tôi, nên tôi không bỏ nó đi đâu”

Dương Thụy Bình

( VTC )

***************************

Nam bán dâm: Gõ cốc thủy tinh theo nhịp điệu để ra tín hiệu

  Khi một nam bán dâm đã sẵn sàng phục vụ khách, họ thường ra tín hiệu bằng cách gõ những chiếc cốc thủy tinh vào nhau theo nhịp điệu…

Mại dâm nam có từ thế kỷ 17 và đến thế kỷ 19, trở nên rõ ràng hơn và hoạt động phổ biến hơn ở các nước như Mỹ, đặc biệt là tại khu vực New York. Hiện nay mại dâm nam hoạt động rầm rộ ở nhiều tuyến phố nổi tiếng trên thế giới như Santa Monica Boulevard ở Los Angeles ; Piccadilly Circus ở London , “The Wall” ở Sydney, đường Saint Anne ở Paris, Quảng trường Taksim ở Istanbul và nhiều quán bar ở Patpong Thái Lan…

Theo Wikipedia, mại dâm nam được phát hiện đã tồn tại ở hầu hết các nền văn hóa hiện đại và cổ xưa. Vào thế kỷ 19, mại dâm nam đã được báo cáo đã diễn ra trong các nhà thổ ở New York và trong một số nhà tắm đồng tính.

Một tụ điểm có mại dâm nam ở Pattaya, Thái Lan.

Tại Nhật Bản, mại dâm nam được gọi là Kagema, khách hàng chủ yếu là nam giới đồng tính.

Tại khu vực phía nam của Trung Á và Afghanistan, mại dâm nam thường có tuổi đời từ 12 đến 16 tuổi, thực hiện những bài hát và điệu nhảy khiêu dâm để mời gọi khách làng chơi. Các chàng trai trẻ này thường được gọi là baccha. Trong khi đó, ở Ấn Độ thì mại dâm nam thường được gọi là Hijra, ăn mặc như phụ nữ và khiêu vũ khêu gợi tại các đám cưới và các sự kiện để thu hút khách.

Tuy nhiên, ngày nay, mại dâm nam ở Ấn Độ đã biến tướng và thường ẩn dưới danh nghĩa khác như nhân viên mát xa, nhân viên phục vụ quầy bar… Tại Dubai, nhân viên mát xa nam mời mọc khách hàng trên đường phố. Họ báo hiệu sẵn sàng bán dâm bằng cách gõ những chiếc cốc thủy tinh với nhau theo nhịp điệu. Giá cả của mỗi lần bán dâm đều được thỏa thuận trước khi hành sự. Một số người khác có tổ chức hơn thì dùng điện thoại di động để liên lạc với khách quen.

Còn tại Cuba, mại dâm nam được gọi là jinetero có nghĩa là “con ngựa đua ngựa”, thường hoạt động kín đáo và chịu sự dè bỉu của dư luận. Mại dâm nam ở Caribean thì thường thấy xuất hiện trên các bãi biển, gạ gẫm khách và thường chấp nhận phục vụ khách cả nam và nữ.

Trái ngược với hầu hết các địa điểm du lịch khác, ngày nay có rất nhiều phụ nữ có tiền thường tham gia các chuyến du lịch tình dục. Phụ nữ thường đi du lịch đến các nước châu Âu như Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Phần Lan và các nước vùng Caribbe như Jamaica, Barbados, Dominica và Martinique, các nước châu Phi như Tunisia và Kenya, các nước châu Á như Indonesia, Thái Lan…

Những phụ nữ giàu có thường đến đây để tận hưởng một kỳ nghỉ và tìm cho mình một người “bạn trai tạm thời”, phục vụ nhu cầu tình dục, đồng hành, hướng dẫn viên…

Phụ nữ Đức thường tìm đến Dominica, Hy Lạp và Maroc để tìm kiếm mại dâm nam. Phụ nữ Nhật Bản thì thường tìm đến Bali ở Indonesia, trong khi phụ nữ Canada và Bắc Âu không cố định một điểm đến cụ thể nào. Họ thường thử ở rất nhiều nơi có mại dâm nam. Những khách hàng nữ này chủ yếu ở độ tuổi trung niên, có nhiều tiền và nhu cầu tình dục cao.

Hạ Anh

Theo Wiki, Times of India, CBS

****************************

Lãnh đạo an ninh Hàn Quốc sống ở cơ quan ba tháng vì Triều Tiên

Dân Việt – Người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Jang-soo đã sống ở cơ quan ba tháng liền do những nguy cơ tấn công tên lửa từ phía Triều Tiên.

 

Ngày 28.5 hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, ông Kim Jang-soo đã rời nhiệm sở hôm 24.5 vừa qua để trở về nhà sau ba tháng trời ròng rã sống ở một căn phòng nhỏ ngay tại cơ quan.

Ba tháng trước, ông Kim Jang-soo gần như không rời khỏi tòa nhà dinh tổng thống, nơi cơ quan của ông đặt văn phòng.

Ông Kim Jang-soo

Ông Kim Jang-soo ăn tại chỗ làm và ngủ qua đêm trong một căn phòng bên cạnh. Điều này liên quan đến mối quan ngại về việc gia tăng căng thẳng giữa Hàn Quốc với Triều Tiên có thể kết thúc bằng một cuộc tấn công quân sự. Trong thời điểm đó, Triều Tiên liên tiếp đưa ra những lời đe dọa sẽ tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Ngoài ra, Triều Tiên cũng dọa sẽ thử tên lửa và đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong.

Hãng tin Yonhap nhận định rằng, việc ông Kim Jang-soo không còn phải ngủ lại cơ quan cho thấy, Hàn Quốc đã nới lỏng cảnh giác đối với Bình Nhưỡng.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng đang được giới phân tích đánh giá là có phần lắng dịu. Mới đây nhất, ngày 28.5, Bình Nhưỡng cũng đã lên tiếng hối thúc Seoul quay trở lại tổ chức các sự kiện chung cũng như đàm phán về khu công nghiệp chung Kaesong mà chính Bình Nhưỡng tháng trước đây đã tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn.

T.V

******************************

Oan cho Nick Vujicic!

Thông tin chuyến đi của nguồn động lực sống Nick Vujicic đến Việt Nam ngốn hết 36 tỉ đồng từ phía nhà tài trợ đã gây tranh cãi trong dư luận. Có nên bỏ một số tiền lớn như thế để “kích hoạt” nghị lực sống trong giới trẻ và trong cộng đồng người khuyết tật? Thực hư số tiền tỉ đó là như thế nào?

 

Nick Vujicic. Ảnh: Vũ Thịnh

Cũng theo phía nhà tài trợ, số tiền ký hợp đồng với Cty First News (Trí Việt) để mời được Nick Vujicic sang VN là 150.000USD. Thế nhưng, chiều 26.5,  ông Nguyễn Văn Phước – GĐ Cty First News – lại cho biết, số tiền ký hợp đồng với Nick chỉ là 50.000USD (và với số tiền đó, rất có thể anh lại dành cho mục đích từ thiện).

Vậy thì làm sao mà số tiền “khủng” đội sổ lên như vậy cho một chuyến đi mà đôi khi chính giới truyền thông cũng phải ngạc nhiên vì  không nhận ra Nick qua các đoạn video anh thường nói chuyện với sinh viên, học sinh thế giới, mà như có một Nick  khác “vo tròn” theo khuôn khổ của những chương trình truyền

hình trực tiếp?

Cũng theo ông Phước, với số tiền còn lại, First News dành trao 240 triệu đồng cho 12 gương ”hạt giống tâm hồn”. Trong đó, cũng phải tính đến chi phí đi lại cũng như giao dịch suốt hai năm trời mới được bên đại diện của Nick Vujicic đồng ý. Tiếp đó, để ký hợp đồng với nhà tài trợ chính, First News phải hủy  và bồi thường hợp đồng với một số đơn vị từng tham gia với tư cách đồng tài trợ khác. Bên cạnh đó là chi phí in, dịch và phát hành 3 cuốn sách của Nick, chi phí truyền thông và tặng miễn phí sách cho nhiều mái ấm, nhà mở, trại giam

Trên thực tế, chuyến đi của Nick đến VN được xem là đình đám, ồn ào, mà nổi cộm là  khâu tổ chức, tiếp đón còn có không ít điều chưa hay. Một con người bình dị như Nick, người từng yêu cầu tiếp đón bình thường, lặng lẽ, chắc sẽ không vui nếu biết được đoàn xe hộ tống rình rang nghênh ngang  hụ còi trên đường, biết được nhóm bảo vệ cản phóngviên tác nghiệp, thậm chí chắn người không cho chụp Nick và dọa đập bể ống kính?

Nick hẳn chẳng vui khi  đêm giao lưu với những ”hạt giống tâm hồn Việt”, mà những người tham dự lại không được tiếp xúc với anh và chỉ biết ngậm ngùi nhận… tiền trước ống kính truyền hình và báo giới. Họ bỏ thời gian, thậm chí đi máy bay vào TPHCM không phải để làm chuyện đó. Hơn thế, tấm bảng của nhà tài trợ to đùng che lấp cả mặt người khuyết tật khiến hình ảnh trở nên phản cảm.

Thế nhưng, trước khi ra về, Nick vẫn hứa có ngày anh đưa vợ và con trở lại VN trong một chuyến thăm âm thầm hơn, vì anh “vô cùng xúc động trước sự nhiệt thành của bạn đọc VN và ấn tượng  bởi tâm hồn ẩn chứa nhiều khát vọng của VN”. Anh nói, anh muốn thăm  và nói chuyện ở các trại giam, trường mồ côi, khuyết tật, các TT giáo dục thanh-thiếu niên, muốn gieo ”hạt giống tâm hồn” tốt, tích cực và hy vọng cho những con người đang gặp khó khăn về tinh thần nhất.

Bất kể ai được lợi gì từ chuyến đi của Nick Vujicic, thì sứ mệnh của anh vẫn rất giản dị. Tuy nhiên, đôi khi, sứ mệnh đó cũng bị “ăn theo” hoặc đẩy lên quá đà, thành một sự kiện quảng cáo hơn là mục đích thiết thực của nó.

******************************

 

Bin Laden tự sát trước khi đặc nhiệm Mỹ ra tay? Bin Laden (trái) và cựu vệ sĩ Abdul Fattah.

Bin Laden tự sát trước khi đặc nhiệm Mỹ ra tay?

10 năm cuối đời, trùm khủng bố khét tiếng Osama Bin Laden luôn đeo đai nịt bom quanh mình để tự sát bất cứ lúc nào nếu bị tóm. Đó là cách mà Bin Laden tránh bị bắt sống, xóa mọi dấu vết.

 

Nabeel Naeem Abdul Fattah – một cựu vệ sĩ của Bin Laden – tiết lộ, tên trùm khủng bố đã cho nổ tung mình với “đai bom tự tử” sau khi bị lực lượng đặc nhiệm của hải quân Mỹ SEAL bắn vào đùi.

Tuyên bố trên tờ Gulf News, vệ sĩ Abdul Fattah cho rằng, Osama Bin Laden đã không bị đặc nhiệm Mỹ bắn chết mà do chính ông ta đã tự sát. Theo lời Nabeel Naeem Abdul Fattah, Bin Laden đã đeo đai bom rồi kích nổ khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ đột nhập vào khu nhà, giết chết 2 lính gác và bắn một viên đạn vào đùi của Bin Laden.

Tuy nhiên, nói trong một cuộc phỏng vấn, Abdul Fattah thừa nhận ông đã không có mặt tại thời điểm diễn ra cuộc truy sát Bin Laden, nhưng đã được biết “những gì đã xảy ra” từ một người thân của Bin Laden kể lại.

Abdul Fattah cũng nói với Gulf News rằng, ông ta đã tìm thấy những câu chuyện chính thức về việc chôn cất thi thể Bin Laden và cựu vệ sĩ này cũng cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama “nói dối”.

Abdul Fattah nói rằng: “Thi thể của Bin Laden đã bị cắt thành nhiều phần, tương tự như trong các cuộc đánh bom tự sát. Bin Laden làm như vậy là không để lại bất kỳ manh mối nào cho Mỹ điều tra”.

Abdul Fattah cũng nói thêm rằng, Bin Laden đã mặc một chiếc đai nổ trong mười năm cuối cùng của cuộc đời mình như là một cách để “giữ bí mật về mình cho đến chết”.

Tuy nhiên, trái với những thông tin chưa được kiểm chứng nói trên, Mỹ vẫn tự hào về chiến tích truy diệt tên trùm khủng bố khét tiếng Bin Laden.

Vụ tiêu diệt Bin Laden đã làm cho uy tín của Tổng thống Obama tăng lên rất nhiều và góp phần tạo nên chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 của ông.

Theo Dân Việt

**********************

 

Đáng thương bé gái TQ trở thành “người sói”

 

(Kienthuc.net.vn) – Bé gái Jing Jing, 4 tuổi, ở Trung Quốc khiến nhiều người xót xa khi trở thành “người sói” với lông lá mọc kín cả mặt và toàn bộ cơ thể.

 

 

 Gương mặt bé gái Jing Jing mọc đầy tóc.

 

Bé Jing Jing đến từ tỉnh Changsha, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung  Quốc. Ngay từ khi sinh ra, bé đã không may mắc phải căn bệnh lạ, khiến tóc không chỉ mọc trên đầu mà còn phủ kín khuôn mặt và toàn bộ cơ thể bé. Lo lắng, cha mẹ bé vội vàng đưa con đến bệnh viện.

 Một bệnh viện đã đề nghị giúp bé Jing Jing trị bệnh.

 Mẹ con bé Jing Jing.

Các bác sĩ cho biết, Jing Jing mắc một hội chứng di truyền hiếm gặp được gọi là Hypertrichosis (hay còn gọi là “người sói”).
Theo đó, một đột biến di truyền khiến các tế bào chịu trách nhiệm ngăn chặn sự mọc tóc ở các khu vực bất thường như trán, mí mắt hay mặt không làm việc. Những người mắc hội chứng Hypertrichosis như bé Jing Jing sẽ mọc tóc ở cả mặt lẫn toàn bộ cơ thể. Những phụ nữ mắc bệnh nhẹ hơn thường mọc râu trên mặt.

 Việc trị bệnh cho bé sẽ kéo dài trong 2 năm.

Các bác sĩ ở một bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ ở Changsha đã đề nghị giúp bé Jing Jing trị bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bé Jing Jing sẽ phải điều trị liên tục trong khoảng 2 năm.

Bạch Dương (Theo DLM)

 

 

 

 

 

***********************

Bị bố xâm hại tình dục: Ám ảnh mỗi lần về nhà

Lầm lì, ít giao tiếp, trầm cảm… là hậu quả đau lòng của những bé gái bị chính người thân trong gia đình mình xâm hại tình dục. Xót xa hơn khi khúc sau cuộc đời của các em không biết sẽ về đâu…

Khi người thân trở thành “yêu râu xanh”

Gặp M tại Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ (hẻm 30/31 Lâm Văn Bền, Q.7, TP.HCM) – Tổ ấm của những bé gái bị xâm hại tình dục. Nhìn em khá phổng phao so với tuổi 15 của mình. Tôi kéo ghế ngồi lại gần trò chuyện nhưng em cũng chỉ cúi mặt để tránh ánh nhìn và cứ ngồi vân vê tà áo. Phải mất một lúc khá lâu nói những câu chuyện ngoài lề một cách vui vẻ, M mới chịu kể về quá khứ đau lòng của mình.

Ở Mái ấm này, các em được học văn hóa, học nghề nhưng các vết thương về tâm hồn không biết đến khi nào lành. Ảnh TN

M khẽ rùng mình nhớ lại: “Nhà chỉ có 2 anh em, mẹ thường hay đi làm xa nên em ở nhà với ba. Vào một ngày cuối năm 2010, khi đó em mới có 13 tuổi à, khi chỉ có hai ba con ở nhà thì bất ngờ ba bế em vào trong giường. Ba làm em đau lắm. Làm xong, ba nói: Cấm mày nói cho ai biết”.

 

Cứ thế, người cha mất hết nhân tính liên tục giở trò đồi bại với chính đứa con gái bé bỏng của mình. Do quá

hoảng sợ và nghĩ đây là người sinh ra mình nên M đành câm lặng. Chỉ đến lần cuối cùng vào cuối năm ngoái, khi mấy cô hàng xóm đi ngang qua và phát hiện ra hành vi của người cha với con gái nên đã đứng ra tố cáo. Lúc này, người mẹ mới biết chuyện và phát hoảng lên thì chuyện cũng đã rồi. Bố M bỏ trốn, mãi sau này mới ra đầu thú rồi bị đi tù.M cho biết thêm, dù đã vào mái ấm từ tháng 7/2012 đến nay, được các cô trong mái ấm cưu mang, che chở và chuẩn bị cho học nghề, nhưng mỗi khi nhớ đến chuyện cũ, em lại cảm thấy tủi nhục vô cùng.

“Nhà em xa lắm, ở tít Kiên Giang kia. Tết vừa rồi em có về nhà 1 lần, em thấy ám ảnh không thể chịu được. Em không muốn quay về nhà nữa đâu. Em chỉ mong học lấy cái nghề rồi tự đi làm kiếm sống…”, M nói như mếu.

Bi đát hơn là trường hợp của T, quê ở Thanh Hóa. Không như những bé gái khác, thường chỉ lưu lại trong Mái ấm chừng 1 – 2 năm là trở về với cuộc sống gia đình, T đã lưu lại nơi này đến tận 5 năm, từ lúc 12 tuổi cho đến 17 tuổi.

Cuộc sống nghiệt ngã đã cướp mất người mẹ của em, ba em vì buồn chán đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. Nhà có 2 chị em, đành phải mỗi người một nơi, người em trai ở lại Thanh Hóa nhờ cô chú trông nom, còn T được gửi gắm vào Sài Gòn cho người bác ruột.

Người bác gái vốn bị bệnh tâm thần nên từ khi nhận cháu gái ở quê lên chăm sóc, ông bác tỏ ra vui mừng, chăm sóc cháu chu đáo. Bi kịch cũng bắt đầu từ đây, khi máu “yêu râu xanh” nổi lên, người bác đã nhẫn tâm hại đời cả cháu ruột của mình khi ấy mới 12 tuổi. Sự việc cũng được phát hiện và người bác vướng vào vòng lao lý, còn T được đưa vào Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ.

Đau lòng hơn, khi cách đây hơn 1 năm, ba T cũng theo mẹ đi sang thế giới bên kia. Vậy là T chỉ còn thân côi cút. “Giờ em chẳng còn nhà nữa rồi. Mái ấm cũng chỉ nuôi em được đến hết năm 18 tuổi thôi. Thế nên giờ em phải tranh thủ vừa học văn hóa vừa học nghề may thật giỏi để có thể tự lập được. Em còn đứa em trai ở quê nữa, từ lúc đi đến giờ em chưa gặp mặt nó lần nào, không biết giờ này nó ra sao? Sau này, nhất định em sẽ về nuôi nó…”, T rưng rưng kể.

Tương lai em về đâu?

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Mai, Phó Chủ nhiệm Mái ấm cho biết, các trường hợp của M và T không ít. Mỗi năm, Mái ấm nhận chừng 20 em gái từ 12 – 18 tuổi. Hầu hết các em đều nằm trong nhóm bị xâm hại tình dục, có nguy cơ bị xâm hại và bị bạo hành. Tính từ thời điểm thành lập Mái ấm năm 1992 đến nay đã có khoảng 400 em được cưu mang tại đây.

Đáng lưu ý, phần lớn các bé bị hại đời đều là những người thân trong gia đình các em, từ ba, anh trai, chú ruột, bác ruột… nên nỗi ám ảnh này lớn gấp hàng ngàn lần so với việc bị những người lạ xâm hại. Bởi các em luôn cảm thấy tội lỗi, không biết phải đối diện với người thân mình trong suốt quãng đời còn lại ra sao. Chẳng thế mà khi các bé được đưa đến đây luôn trong tình trạng lầm lì, khóc nhiều hơn nói, trầm cảm… kéo dài hàng tháng trời.

“Chúng tôi chỉ có thể giúp các em ổn định lại tâm lý, chấp nhận quá khứ để tiếp tục sống. Sau đó, sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng sống, học văn hóa, học nghề và tìm việc làm cho các em bằng tất cả sự chân thành của mình. Nhưng các vết thương thể xác và tinh thần các em không biết đến khi nào mới lành. Nhất là đến lúc các em đến tuổi yêu đương, lập gia đình, sinh con cái có được bình thường không”, bà Mai trăn trở.

Cũng theo bà Mai, hiện tại Mái ấm cũng gặp rất nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ thuộc các tổ chức phi chính phủ lần lượt ngừng hỗ trợ Mái ấm. Gần đây nhất, Dự án của Hội Hữu nghị Đan Mạch – Việt Nam tuyên bố sẽ rút dần sự hỗ trợ đến cuối năm 2013. Họ cho rằng, trong khoảng thời gian làm dự án từ năm 2005 đến nay, họ đã giúp về chăm sóc và truyền thông, đào tạo quỹ cho Mái ấm và kì vọng Mái ấm sẽ có thể tự độc lập được.

Tuy nhiên, bà Mai cho hay, dù hiệu quả của dự án mang lại là giúp những thành viên trong Mái ấm trở thành giảng viên nguồn trong lĩnh vực truyền thông về các vấn đề như xâm hại tình dục, song, để kiếm được nơi chấp nhận những giảng viên về dạy ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Vì thế, Mái ấm rất mong nhận được sự trợ giúp từ những tổ chức, nhà hảo tâm.

Thúy Ngà

*************************

Tâm sự đắng lòng của cặp vợ chồng làm mẫu nude

 

Vợ chồng anh T. chị M. (Hoàng Mai, Hà Nội) làm mẫu nude đã gần chục năm nhưng chưa từng công khai công việc này với bất kỳ ai vì sợ dị nghị. Mỗi lần cần nói chuyện công việc, vợ chồng anh thường “nháy” nhau ra quán bia.

Nhà có người chết cũng phải đi làm mẫuPhải khó khăn lắm phóng viên mới có thể tiếp cận được một số người chuyên làm mẫu nude cho các trường nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội. Nghề rõ ràng rất chân chính, không có gì sai trái nhưng lại lắm thị phi khiến những người làm nghề này luôn sống khép mình.

Gặp mẫu T trong căn phòng chật chội chỉ đủ kê 2 chiếc giường nhỏ cùng với một vài vật dụng cần thiết, dù đã đảm bảo không tiết lộ tên thật nhưng trong câu chuyện với phóng viên,  mẫu nude này vẫn có chút dè dặt với ánh mắt đề phòng.

mẫu nude, dám cởi, thị phi, chân chính

Mẫu T. trước làm bốc vác ở bến xe Giáp Bát, công việc vất vả, lại cạnh tranh có khi giải quyết bằng dao kiếm nên anh nản. Được cô ruột giới thiệu, anh T. xin đi làm mẫu nude tại trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2004. Theo mẫu T. nghề này, điều quan trọng nhất không hẳn ở ngoại hình, cơ bản là ở bản lĩnh có dám cởi trước mặt nhiều sinh viên và vượt qua được dị nghị của người đời.

“Với mức chi trả cho mẫu ngồi 85.000 đồng, mẫu đứng 140.000 đồng cho mùa Hè và 140.000 đồng, 180.000 đồng cho mùa Đông trong vòng 3,5 tiếng, thoạt nghe nhiều người sẽ nghĩ thu nhập vậy là tạm ổn nhưng chỉ có 10% mẫu nude sống được bằng thu nhập này, còn lại 90% phải làm thêm từ bảo vệ đến xem ôm để có tiền trang trải cuộc sống”, mẫu T. khẳng định.

Mẫu T. giải thích, nếu ngày nào cũng làm mẫu thì thu nhập cũng ổn, nhưng đa phần các mẫu tuần chỉ được gọi 2 lần. Nếu không nhanh nhẹn tìm mối thì “chết đói”.

Hợp đồng giữa mẫu và các trường chỉ là hợp đồng miệng nên thích thì người ta gọi, không thích thì thôi. Việc cạnh tranh giữa các mẫu nude cũng quyết liệt không kém nghề khác. “Trừ khi bố mẹ mất thì nghỉ, chứ nếu cô, dì, chú, bác mà mất đúng hôm mình được gọi đi thì cũng cáo lỗi, miếng cơm manh áo mà, nếu mình từ chối họ sẽ gọi người khác, thế là mình mất mối”, mẫu T. nói.

mẫu nude, dám cởi, thị phi, chân chính

Ai chọn nghề này toàn người thần kinh có vấn đề

Mẫu T. bảo công việc này tuy hơi nhạy cảm nhưng “mưa chẳng đến mặt, nắng chẳng tới đầu” nên đa phần các mẫu đã làm rồi đều trung thành cho tới lúc không được gọi nữa. “Trước tôi làm bốc vác, ra khỏi nhà không biết hôm nay có kiếm được đồng nào hay không nhưng từ khi làm mẫu nude, cứ được gọi là chắc chắn hôm nay có tiền nên cũng yên tâm”.

Là người nhanh nhẹn hoạt bát nên mẫu T. vui vẻ khoe anh sống được với nghề. Tuy không dư giả nhưng cũng đủ nuôi hai con ăn học. Anh chỉ về phía chiếc ti vi mới coong bảo vợ chồng anh vừa quyết định mua trả góp. Hai con của anh rất vui nhưng anh thì đang lo, vì vừa quyết định mua ti vi trả góp mỗi tháng 500.000 đồng thì anh lại phải nằm viện.

Sau nhiều năm làm mẫu với nhiều tư thế khó khiến anh bị thoái hóa đốt sống cổ. Nằm viện hơn chục ngày, về nhà phải cố định cổ cả tháng trời nhưng cũng chẳng có chế độ gì. Không đi làm tức là không có tiền. Cả tháng nay cuộc sống gia đình anh theo kiểu giật gấu vá vai.

Mẫu M. (vợ mẫu T.) sau nhiều năm làm vệ sinh cho một công ty cũng chuyển sang làm mẫu nude. Chị kể: “Những ngày đầu làm mẫu rất căng thẳng, cứ mỗi khi thấy sinh viên thì thầm to nhỏ hay cười với nhau là chị lại thấy sợ sợ, tức giận. Vẫn biết là sinh viên chỉ bàn luận với nhau về hình vẽ hay nói chuyện tếu táo chứ họ chẳng bình luận mình. Cứ sau mỗi buổi làm mẫu về tới nhà là nằm vật ra giường, toàn thân mỏi nhừ”.

Mẫu M. bảo, mùa hè thì đỡ chứ mùa đông rất khó khăn. Những mẫu sau giờ giải lao thường tám chuyện cho vui rằng những ai chọn nghề này toàn người thần kinh có vấn đề. Mùa đông người ta tìm cách mặc cho ấm thì mình cứ tranh nhau đòi đi cởi. Dù trước khi cởi các mẫu luôn thực hiện vài động tác cho nóng người và nhà trường cũng cung cấp một máy sưởi nhỏ nhưng cũng không tránh khỏi cái lạnh thấu xương.

“Chỉ cần sinh viên đi qua đi lại hoặc vô tình đánh rơi bảng vẽ là lạnh toát người. Thường bên có lò sưởi thì da thịt ửng đỏ còn bên không có thì tím tái”, chị M. kể.

Chị M. đã từng nhiều lần không hài lòng với tư thế mà giáo viên yêu cầu. “Thường gặp được giáo viên dễ tính, họ sẽ xếp tư thế để người mẫu dễ chịu. Phải giáo viên khó tính, họ bắt uốn éo nên rất mỏi. Nếu người mẫu nào cố chịu thì về sẽ đau khắp người suốt cả tuần. Nếu ai thấy tư thế khó thương lượng với giáo viên không được, bỏ về là chuyện thường. Vì chỉ là hợp đồng miệng, không có cơ chế gì nên việc hủy ngay tại chỗ không hiếm”, chị M. chia sẻ.

Vợ chồng chị M. làm mẫu khá lâu nhưng người trong nhà ít ai biết (trừ bà cô ruột và mẹ đẻ). Nghề này chân chính sao phải giấu?, tôi hỏi. Mẫu M. bảo: “Chỉ có những người làm mẫu mới hiểu điều này còn người đời mấy ai chịu hiểu, họ cho đàn bà làm nghề này là loại lẳng lơ. Vợ chồng tôi không bao giờ nói chuyện công việc ở nhà, nếu bức xúc quá thì nháy nhau ra quán bia tâm sự. Gần chục năm nay, hàng xóm vẫn nghĩ tôi làm lao công còn chồng làm xe ôm”.

TL

********************

Người ta cứ bảo dở hơi
Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
Dở hơi nào dở hơi gì
Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình
Làng này khối kẻ sợ anh
Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
Sợ anh chửi đổng suốt ngày
Chỉ mình em biết anh say rất hiền
Anh không nhà cửa bạc tiền
Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
Cái tên mơ mộng Chí Phèo
Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao
Quần anh ống thấp ống cao
Làm em hồn vía nao nao đêm ngày
Khen cho con Tạo khéo tay
Nồi này thì úp vung này chứ sao
Đêm nay trời ở rất cao
Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà
Người ta mặc kệ người ta
Chỉ em rất thật đàn bà với anh
Thôi rồi đắt lắm tiết trinh
Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.
(Nỗi niềm Thị Nở, Quang Huy)
Người ta cứ bảo dở hơi
Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
Dở hơi nào dở hơi gì
Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình
Làng này khối kẻ sợ anh
Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
Sợ anh chửi đổng suốt ngày
Chỉ mình em biết anh say rất hiền

Anh không nhà cửa bạc tiền
Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
Cái tên mơ mộng Chí Phèo
Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao

Quần anh ống thấp ống cao
Làm em hồn vía nao nao đêm ngày
Khen cho con Tạo khéo tay
Nồi này thì úp vung này chứ sao

Đêm nay trời ở rất cao
Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà
Người ta mặc kệ người ta
Chỉ em rất thật đàn bà với anh

Thôi rồi đắt lắm tiết trinh
Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.

(Nỗi niềm Thị Nở, Quang Huy)

*********************

 

Tuyệt chiêu làm đẹp từ trái vải của Dương Quý Phi

Để gìn giữ dung nhan, đại mỹ nhân Dương Quý Phi coi trái vải như thứ “thần dược” giúp vòng một căng đầy, da dẻ hồng hào nhuận sắc.

 

Dù sở hữu ba ngàn mỹ nữ trong cung, Đường Huyền Tông vẫn không thể rời mắt khỏi Dương Quý Phi. Ở cạnh nàng, đấng quân vương có cảm giác ấm áp, lãng mạn đến lạ lùng. Nhan sắc khuynh nước khuynh thành của đại mỹ nhân khiến vị vua già mê đắm không dứt.

 

 

Ông hoàng nâng niu nàng như nâng niu báu vật và từng xúc động thốt lên: “Trẫm có được Dương Quý Phi như có được ngọc quý”. Bạch Cư Dị trong Trường hận ca cũng viết:

 

Ba nghìn cung nữ bao người 
Mà lòng yêu dấu riêng nơi một nàng .
Mô tả vẻ đẹp “tu hoa” của Dương Ngọc Hoàn, Lý Bạch có bài Thanh bình điệu

Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng.

(Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong.
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông
 – Ngô Tất Tố dịch).

Thời nhà Đường, nét phú thái đầy đặn của Dương Quý Phi được xem là vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ. Theo ghi chép của sử sách Trung Quốc, trong số vô vàn những tuyệt chiêu làm đẹp được đại mỹ nhân áp dụng, không  thể không nhắc tới lệ chi – tức trái vải.

Đỗ Mục có bài thơ nổi tiếng Quá hoa thanh cung:
Trường An hồi vọng tú thành đồi , 
Sơn đính thiên môn thứ đệ khai. 
Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu, 
Vô nhân tri thị lệ chi lai!
(Trường An trông tựa gấm hoa thêu 
Nghìn cửa trên nên đã mở đều 
Ngựa ruổi bụi hồng, phi mỉm miệng 
Ai hay vải tiến đã về triều!  – Lê Nguyễn Lưu dịch – Theo Thivien.net)
Vậy cũng đủ thấy người đẹp Ngọc Hoàn mê mẩn trái vải tới mức nào. Tương truyền, ngay từ thuở bé, Dương Quý Phi đã rất thích ăn loại quả này. Sau khi nhập cung, sở thích thuở xưa của nàng vẫn không thay đổi.  Nhưng vải chỉ trồng được ở vùng phía Nam, lại không thể bảo quản lâu ngày. Cứ đến mùa vải, Đường Huyền Tông lại sai người, ngựa lặn lội đường xá xa xôi, tới phương Nam để chở về kinh đô Trường An, dâng lên người đẹp. Thú ăn vải của Dương Quý Phi được sách vở bàn tới bấy lâu nhưng vì sao người đẹp lại mê mẩn loại quả có vị ngọt ngào thơm ngon này đến vậy – đó là bí mật chưa hẳn ai cũng biết.
Theo sử liệu, Dương Quý Phi sở dĩ rất thích ăn vải bởi người đẹp nhận ra công hiệu giải độc, dưỡng dung nhan của loại quả ngọt thơm này. Trong trái vải chứa hàm lượng đường cao, có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường dinh dưỡng. Người phụ nữ ăn vải sẽ giúp ngực nở, vòng ba căng tràn. Đó chính là vẻ đẹp “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” đạt tới độ chuẩn mực thời bấy giờ.

Thêm nữa, ăn vải khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi, giúp giải trừ độc tố trong người. Loại quả này chứa hàm lượng protein và vitamin phong phú nên có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến da dẻ hồng hào, nhẵn nhụi; trị chứng hôi miệng…Đó quả là những công dụng tuyệt vời để giữ gìn dung nhan ở người phụ nữ.

Tuy nhiên, tục ngữ Trung Quốc cũng có câu: “Nhất chích lệ chi tam bả hỏa”. Ăn nhiều vải dễ bị nóng trong, nặng thì lở miệng, chảy máu mũi… Dương Quý Phi cũng chẳng ngoại lệ. Để đối phó với những nhược điểm trên, nàng tích cực thu thập kinh nghiệm dân gian để phòng ngừa.

Theo ghi chép của “Khai nguyên thiên bảo di sự”, Dương Quý Phi có hai bí quyết giải nhiệt nhuận phế cực nổi tiếng thời bấy giờ, một là ngậm “ngọc ngư”, hai là uống sương đọng trên hoa. “Ngọc ngư” được nhắc tới ở đây ý chỉ miếng ngọc được mài giũa thành hình con cá. Theo sử sách, hằng ngày, người đẹp đều ngậm một miếng ngọc trong miệng, vừa để giải khát, lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc, rất tốt cho phổi.

Thùy Liên (theo Ifeng, Wiki, Thivien)

 

 

 

 

 

**************************

Người mẹ Việt khiến báo Pháp cảm động

Chị Hélènne Pucci, sinh năm 1945, người gốc Sài Gòn đã khiến báo chí Pháp nể phục bởi tình yêu thương vô bờ với con trai và sự dũng cảm đối mặt với các cơ quan công quyền của Pháp.

Khác với bao người mẹ trên đời, chị ít khi dám nhắc đến con trai út của mình bởi đó là tình yêu mà chị có thể đánh đổi bằng cả sinh mạng mình, đồng thời cũng là nỗi đau lớn nhất và chưa bao giờ nguôi ngoai trong cuộc đời chị.

Nói về con trai, chưa bao giờ chị Hélènne Pucci cầm được nước mắt.

Vụ thắng kiện gần 1 triệu đô la nổi tiếng nước Pháp

Chuyện xảy ra vào năm 1994, khi đó Jean Marc Pucci – con trai út của chị mới 16 tuổi. Ở cái tuổi “bẽ gãy sừng trâu” khi ấy, Jean đam mê bơi lội và có thể bơi sải đến 700m hai lượt đi về trên biển ở Paris. Một buổi sáng, Jean đến hồ bơi. Quăng mình xuống hồ, Jean vấp cú va chạm mạnh với một người bạn đang đứng dưới hồ, khiến đầu Jean bị đập vào thành hồ. Máu tuôn ra, Jean ngất xỉu.

Trước cửa phòng cấp cứu, bác sĩ cho biết Jean bị gãy và bể tủy đốt sống cổ, khả năng sẽ bị liệt đến chết, còn nếu cho mổ thì xác suất hồi phục là 0%. Chị vừa nghe xong thì loạng choạng, bước ra sân bệnh viện đứng khóc.

12 giờ đêm đó, hai cánh tay của Jean mất cảm giác, đến 3 giờ sáng thì liệt hết cả người. Y tá gọi bác sĩ đến xem, bác sĩ khẳng định diễn biến như vậy là bình thường. Chị như bị đứt từng đoạn ruột, nhưng bằng linh cảm kỳ lạ của một người mẹ, chị nhận ra có sự khuất tất trong kết luận và quá trình điều trị của bệnh viện. Chị đâm đơn kiện bệnh viện ra tòa.

Tòa giam hai vị bác sĩ điều trị chính cho Jean là Francois Vaxemédecins và Samir Daoui trong 24 giờ, họ vẫn khăng khăng bảo mình điều trị đúng quy trình. Giam họ thêm 24 giờ nữa thì bất ngờ một y tá đứng ra làm chứng hai vị này đã giấu và thay đổi chứng cứ, rằng nếu được mổ kịp thời thì Jean hoàn toàn có khả năng hồi phục. Hai bác sĩ bị nhốt tù 30 ngày.

Bất nhẫn trước sự bất tương xứng giữa hình phạt và mất mát quá lớn mà Jean phải gánh chịu, chị kiện lần thứ hai. Lần này, tòa bắt bảo hiểm bệnh viện phải bồi thường cho Jean 900.000 đô la.

Thời điểm đó, dư luận nước Pháp đặc biệt quan tâm theo dõi vụ kiện hy hữu kéo dài gần 2 năm của người phụ nữ gốc Việt. Vụ việc được phản ánh trên nhiều mặt báo Pháp làm rung động hàng triệu trái tim bạn đọc trước tình yêu, nghị lực phi thường và sự dũng cảm của một người mẹ.

Người mẹ 1,6m thoăn thoắt bê đỡ con trai cao… 2,05m

Tờ Le Parisien đăng bài viết về vụ đòi lại công lý cho con trai của chị Hélènne Pucci, với tiêu đề: “Cái chết hay là sai lầm điều trị?”.

Trước khi Jean bị nạn, chị Hélènne Pucci có hãng phim tư nhân, chuyên sản xuất phim cho các kênh truyền hình ở Pháp, cũng là bà chủ của một khách sạn 3 sao ở Paris. Nhưng chị đã bỏ hết công việc và sự nghiệp, bán tháo gần hết tài sản để tiếp tục chạy chữa cho con.

Suốt 15 năm dài từ khi con trai bị tai nạn cho đến khi mất, chị Hélènne đã gạt nước mắt chăm lo cho Jean từng li từng chút một bằng tình yêu thương và sự chu đáo đến lạ kỳ, không khác hồi con mới lọt lòng hay mới lên ba, lên năm tuổi. Chị hầu như túc trực bên Jean suốt 24/24, từ làm vệ sinh cá nhân thay con, đến đút mớm cơm nước, lo từng bữa ăn giấc ngủ đến diễn biến buồn vui nhỏ nhặt của con đều không thể thiếu chị. May sao qua một thời gian điều trị thuốc thang theo kiểu “vái tứ phương” và tích cực tập vật lý trị liệu, Jean hồi phục vận động hai cánh tay, nhưng vẫn phải vĩnh viễn ngồi xe lăn.

Trong suốt 15 năm gắn bó như hình và bóng với đứa con trai bất hạnh của mình, mỗi đêm chỉ dám chợp mắt khoảng 3 giờ đồng hồ, chỉ có duy nhất một lần chị Hélènne tạm rời con vào năm 2006, khi chị bị nhồi máu tim. Chỉ có sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể cắt nghĩa nổi vì sao chị có thể tỉnh dậy khỏe mạnh như thường sau hai ngày nằm liệt giường. Cũng không hiểu do đâu người mẹ 1,6m này có thể ngày ngày thoăn thoắt bê đỡ con trai cao lớn 2,05m lên xuống xe lăn và ra vào ôtô.

Ở một mặt trận khác phức tạp hơn, chị còn làm nên một cuộc thay đổi lớn lao trong quan điểm sống và tâm hồn con trai. Từ một người suy sụp, chán sống sau khi sức khỏe bị tước đoạt, Jean dần cảm thấy tự tin và sống hạnh phúc trong sự quan tâm ấm áp của mẹ và mọi người xung quanh. Đã có lúc Jean tủi thân mình, chạnh lòng cho mẹ buông câu: “Con đã phá nát đời mẹ rồi, con đáng chết!”, nhưng câu trả lời của người mẹ đã đem lại ý chí sống cho Jean: “Con là tất cả ý nghĩa cuộc sống của mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Ba năm trước khi Jean mất, mỗi đêm ngủ của con là một đêm trắng của mẹ. Chị nằm ghé dưới chân con, canh chừng không để chiếc chân lành của con đạp lên một bên chân bị sưng phù khiến con đau đớn tỉnh giấc.

Ngày cuối cùng của Jean, chị kể trong nước mắt: “Jean hôn mê một ngày một đêm, nhịp tim gần bằng 0 thì bỗng bừng tỉnh dậy, thều thào cho biết là “Con đang chết nửa đường thì nghe tiếng mẹ gọi con thảm thiết quá nên con quay trở lại!”. Sau đó, Jean lịm dần rồi ra đi với hai dòng nước mắt chảy dài.

Đoạn đời còn lại đầy ý nghĩa

Từ nhiều năm nay, chị Hélènne Pucci gắn mình với rất nhiều hoạt động từ thiện tại quê mẹ Việt Nam. Ngoài các hoạt động từ thiện với tư cách cá nhân, chị còn là thành viên của Quỹ hỗ trợ giáo dục Nhân đạo Việt Nam. Có đợt hưởng ứng kêu gọi xin thuốc cho bệnh nhân phong cùi ở Việt Nam của chị, ông Giám đốc Khách sạn Equinox Paris 13 ở Pháp đã vận động và tài trợ đến… 300kg thuốc.

Về bản thân, chị nói: “Tôi đã và đang chịu đựng nỗi đau mất con nên càng thông cảm cho nhiều người cũng gặp bất hạnh. Hơn nữa, lâu nay tôi không chỉ sống cho mình mà còn sống thay cho cả đời sống của con, tôi làm những việc này cũng là thay cho con. Hồi còn sống, nó luôn ủng hộ tôi làm từ thiện”. Câu chuyện đặc biệt về trái tim người mẹ của chị Hélènne còn là nguồn cảm hứng để mới đây nhà văn, nhà biên kịch Lê Văn Duy chấp bút thành kịch bản phim truyền hình Gió đồng, giữ đúng tên hai mẹ con chị trong kịch bản.

Theo Tiền Phong

*************************

Nghẹt thở cuộc chinh phục vực sâu nhất đại dương

“Tôi đã mất nhiều năm chuẩn bị để được chiêm ngưỡng khoảnh khắc này nhưng không thể nói là mình không sợ hãi”, đạo diễn phim Titanic kể về thời điểm chinh phục điểm sâu nhất của đại dương.

Nổi tiếng khắp thế giới sau thành công của bộ phim Titanic lừng danh, không quá khi nói rằng đạo diễn James Cameron biết rõ sức mạnh khủng khiếp của biển cả. Thế nhưng, việc chinh phục đáy vực sâu nhất đại dương, nằm trên rãnh Mariana trong chiếc tàu ngầm đường kính 1,1 m là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

 
Cách tàu lặn Deepsea Challenger tiếp cận đáy đại dương.

National Geographic cho biết, để trở thành người đàn ông đầu tiên một mình chinh phục đáy vực sâu nhất đại dương nằm trên rãnh Mariana, Cameron đã mất nhiều năm nghiên cứu, lập kế hoạch và chuẩn bị. Trên chiếc tàu ngầm đặc biệt Deepsea Challenger, Cameron đã chinh phục thành công vực thẳm có chiều sâu so với mặt nước lớn hơn độ cao từ đỉnh Everest tới mặt biển.

Kể về chuyến đi, đạo diễn lừng danh mô tả, mọi tưởng tượng mà ông mất hàng tuần dài hình dung đều sai. Khi con tàu lặn bắt đầu hành trình xuống đáy biển, sự lo âu trong lòng Cameron được thay thế bằng “sự phấn khích như của một đứa trẻ con”.

 
James Cameron trong khoang lái chật hẹp của tàu lặn Deepsea Challenger.

Mô tả về điều kiện bên trong chiếc tàu ngầm Deepsea Challenger, Cameron cho biết ông ngồi trong đó “như vỏ quả óc chó bao quanh hạt của nó”, dù không ngột ngạt nhưng điều kiện bên trong khoang lái chiếc tàu ngầm chỉ được coi là “vừa đủ” để chinh phục đáy đại dương.

“Tôi cảm thấy mình bình tĩnh tới mức đáng ngạc nhiên. Là người tham gia vào quá trình thiết kế, tôi biết mọi bí mật của chiếc tàu ngầm, nó như một phần cơ thể tôi, và tôi như một bộ phận không thể tách rời của tàu”, Cameron chia sẻ.

Đạo diễn bộ phim Avatar lừng danh còn cho biết, ông hy vọng sẽ gặp một vài sinh vật kỳ dị sống dưới đáy biển sâu để làm hình mẫu cho những nhân vật mới trong các bộ phim sắp tới của bản thân nhưng thực sự, chuyến hành trình tới điểm sâu nhất của đại dương không giúp ích Cameron được nhiều. “Hoàn toàn không có dấu vết của động vật dưới đáy biển ngoại trừ những sinh vật giống tôm phàm ăn với kích thước cơ thể không lớn hơn 2,5 cm”, Cameron kể.

 
Tàu lặn Deepsea Challenger chuẩn bị bổ nhào xuống khu vực sâu nhất dưới đáy đại dương.

Tính tới thời điểm hiện tại, đạo diễn lừng danh James Cameron là người duy nhất một mình tiếp cận vực sâu nhất dưới đáy đại dương. Trong lần lặn cách đây 53 năm, Jacques Piccard (kỹ sư người Thụy Sỹ) và Don Walsh (một chỉ huy của Hải quân Mỹ) đã cùng lặn xuống điểm sâu nhất của rãnh Mariana và ở dưới đó 20 phút. Nắm giữ những công nghệ hiện đại, James Cameron đã một mình xuống đáy đại dương và ở dưới đó trong khoảng 3 giờ trước khi buộc phải lên mặt nước vì sự cố với tàu lặn Deepsea Challenger.

Hồng Duy

Theo Infonet

***************************

Hãng đồ lót tiết lộ về trang phục của phi hành gia

Những chuyến tàu Apollo đưa con người lên mặt trăng đã đi vào lịch sử nhân loại thế nhưng, công nghệ được sử dụng, trong đó có quy trình chế tạo bộ quần áo phi hành gia, chỉ vừa mới được tiết lộ.

Ít ai biết, đội ngũ thợ may từ công ty sản xuất đồ lót Playtex chính là những người tạo ra bộ quần áo phi hành gia, giúp con người thoải mái bước đi và làm việc trên bề mặt mặt trăng. Cụ thể, họ đã làm việc với các kỹ sư của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để tạo ra một bộ đồ giúp duy trì mạng sống của con người trong môi trường không gian.

Bộ quần áo giúp các phi hành gia thoải mái khám phá mặt trăng.

Trên thực tế, việc con người đặt chân xuống mặt trăng được coi là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất thế kỷ 20. Tất cả công nghệ gắn liền với những chuyến tàu Apolloxứng đáng được coi là huyền thoại, trong đó bộ trang phục giúp con người an toàn khám phá mặt trăng là một trong những chi tiết không thể bỏ qua khi nhắc đến sứ mệnh này.

Bộ quần áo bao bọc các phi hành gia được cấu thành từ nhiều lớp, trong đó có các phần giống như một bộ đồ bay, lốp xe, áo ngực, chiếc thắt lưng, áo mưa… Không chỉ là sự kết hợp tài tình giúp duy trì áp suất, nhiệt độ và dưỡng khí cho người mặc, những đường may để tạo thành chiếc áo cũng phải chính xác đến từng milimet.

Bộ trang phục phi hành gia thực chất là một công trình nghệ thuật, được tạo ra dưới bàn tay khéo léo của các công nhân lành nghề.

Những người thợ khâu được tuyển chọn để tạo ra những đường chỉ siêu nhỏ mà hoàn toàn không được hỗ trợ bởi bất kể phương tiện chuyên dụng nào, bao gồm cả những chiếc ghim, giúp cố định các mảnh trang phục. Thực sự, việc tạo ra chiếc áo phi hành gia giống với một công trình nghệ thuật đầy tỉ mỉ hơn là một sản phẩm công nghệ hàng đầu thế giới.

Trên thực tế, những người thợ may của Playtex được gọi là những người nắm giữ mạng sống của các phi hành gia bởi thực tế, chỉ cần một sai sót nhỏ của họ trong quá trình chế tạo chiếc áo phi hành gia, tính mạng những người tiên phong bay vào vũ trụ sẽ bị đe dọa.

Không khí làm việc tại khu vực chế tạo trang phục cho các phi hành gia.

Không chỉ mang trên mình áp lực, các công nhân lành nghề của Playtex còn phải chịu nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, NASA không bao giờ tin tưởng một công ty hay tập đoàn nào đó đến mức giao toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị. Trang phục phi hành gia cũng không phải ngoại lệ và cùng với Playtex là nhiều tập đoàn khác cùng nghiên cứu, chế tạo những nguyên mẫu đầu tiên để NASA lựa chọn.

Đội tổng công ty cao su quốc tế (ILC), một bộ phận của Playtex bao gồm nhóm các thợ may và kỹ sư được dẫn đầu bởi một chuyên gia ô tô và một thợ sửa ti vi đã làm việc cật lực trong suốt 6 tuần nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để chế tạo chiếc áo, giúp nó giành được ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh trước khi chính thức được NASA lựa chọn.

Các phi hành gia chuẩn bị bước lên phi thuyền Apollo 11 trong chuyến hành trình chinh phục mặt trăng đầu tiên của nhân loại.

Trong khi phần thiết kế chiếc áo được các chuyên gia hàng đầu NASA đảm trách, việc biến những ý tưởng đó trở thành sản phẩm hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Chất liệu đột phá, cách thức thực hiện sáng tạo cùng đội ngũ công nhân tay nghề cao biến chiếc áo trở thành công trình nghệ thuật hoàn hảo, vượt ra ngoài sự cứng rắn của các yêu cầu kỹ thuật.

Nhờ những ưu thế vượt trội, bộ quần áo được NASA chọn lựa để làm trang phục cho các phi hành gia trong hành trình chinh phục vệ tinh duy nhất của trái đất. Tiếp nối theo thành công của bộ trang phục phi hành gia, ILC tiếp tục được NASA chọn lựa để chế tạo loại túi đệm giúp các tàu thăm dò sao Hỏa Mars Pathfinder và Mars Exploration Rover (MER) hạ cánh an toàn xuống người láng giềng trái đất.

Ngoài ra, công ty này còn nổi tiếng với các sản phẩm nhẹ hơn không khí như khinh khí cầu các loại cũng như các loại mặt nạ hóa học, sinh học, phóng xạ hạt nhân… Sản phẩm của ILC còn được sử dụng trong y khoa, với các loại bột linh hoạt, được sử dụng cho ngành công nghiệp dược phẩm.

Để được chọn lực, bộ trang phục phải trải qua hàng loạt kiểm tra vô cùng khắt khe.
Bộ quần áo của phi hành gia Neil Armstrong, người đàn ông đầu tiên đặt chân xuống mặt trăng.

Trịnh Duy

Theo Infonet

***********************

Đi xe đạp uống cà phê được giảm giá

Những chiêu khuyến mại không giống ai như: Giám giá cho khách uống cà phê đi xe đạp, mua điện thoại di động được tặng xăng… đang được các doanh nghiệp ở Hà Nội tung ra thời bán hàng khó khăn.

Chị Thu Thủy (Hàng Gai, Hà Nội) cho biết trong một lần đi lạc trên đường Thái Hà, chị vô cùng ngạc nhiên khi thấy một quán cà phê có treo tấm biển viết tay “Giảm 20% đồ uống cho khách đi xe đạp”. Bên dưới dòng chữ có kèm theo 3 hình trái tim khá dễ thương.

Chị Thủy cho biết, chị khá ngạc nhiên với hình thức khuyến mại này và lên kế hoạch sẽ vào quán cà phê này uống thử khi rảnh rỗi. Ban đầu, chị tưởng đây chỉ là một “chiêu” mà chủ quán nghĩ ra để câu khách nhưng sau khi tìm hiểu, chị được biết đây là trào lưu khá mới đang diễn ra tại Hà Nội.

Kể từ đầu tháng 4 năm nay, hơn 50 quán ăn, cửa hàng tại Hà Nội đồng loạt đưa ra các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách đi bộ để cổ vũ dự án “You cycle – You save”. Mọi khách hàng sử dụng phương tiện xanh, đặc biệt là xe đạp, xe đạp điện đến các điểm này đều nhận được các ưu đãi, giảm giá từ 5%-20% cùng nhiều quà tặng từ các cửa hàng.

Quán cà phê giảm giá cho khách đi xe đạp.

Chiến dịch “You cycle – You save” kỳ vọng trong tương lai xa có thể từng bước từng bước thay đổi được nhận thức, hành động và thói quen của người dân thủ đô Hà Nội trong việc bảo vệ một Thủ đô xanh-sạch-đẹp.

Khuyến mại cho người cao tuổi

Bên cạnh nhiều chương trình khuyến mại khác, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng lựa chọn đối tượng khách hàng đặc biệt. Đó là người cao tuổi. Không quảng cáo rầm rộ nhưng chương trình ưu đãi độc đáo “Tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên” cũng thu hút được sự chú ý.

Rất nhiều khách hàng có thể rất ngạc nhiên khi biết rằng chương trình ưu đãi này có “tuổi thọ” thuộc Top cao nhất trong các chương trình khuyến mại của cả hệ thống ngân hàng. SCB áp dụng chương trình này từ năm 2006. Trải qua thời gian dài cùng sự thăng trầm của thị trường tài chính và nền kinh tế, các băng rôn giới thiệu chương trình này vẫn được treo tại các chi nhán của SCB.

Từ rất lâu, đại diện SCB đã khẳng định chỉ tính riêng sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng dành cho chủ sổ tiết kiệm trên 50 tuổi, SCB hầu như đã thu hút đủ nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

SCB tặng thêm lãi suất cho khách hàng cao tuổi.

Mua điện thoại tặng xăng

Khuyến mại xăng là hình thức đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng từ trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hầu hết đều có sản phẩm liên quan đến xăng như ô tô, xe máy. Nhưng mua điện thoại được tặng xăng lại là điều không phải ai cũng tưởng tượng được.

Cuối tháng 4, đầu tháng 5, người dân đi qua ngã tư Minh Khai-Trương Định – Bạch Mai đều phải ngước nhìn tấm băng rôn đỏ chói với nội dung mua hàng được tặng xăng. Không chỉ tại Trương Định, chương trình này được áp dụng rộng rãi trong Hệ thống Trung tâm bán lẻ FPT Shop thuộc Công ty CP Kỹ thuật số FPT (FPT Retail). Chương trình kéo dài từ cuối tháng tư đến hết 15/5.

Cụ thể, khách hàng sẽ được giảm giá trực tiếp trên giá trị sản phẩm tương đương với giá trị số lít xăng được hoàn lại (được tặng). Giá trị quy đổi bằng 1 lít xăng tương đương với mức giá 25.000 đồng. Như vậy, nếu bạn được FPT Shop tặng 2 lít xăng, cũng đồng nghĩa với việc được giảm ngay 50.000 đồng trên giá bán sản phẩm. Ví dụ, mua điện thoại  khách được hoàn tiền 2-10 lít xăng, mua laptop được hoàn tiền 5-15 lít xăng.

Lý giải nguyên nhân triển khai chương trình này, FPT Shop mong muốn được hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng trên những chặng đường trong cuộc sống và chạy đua với thời buổi vật giá leo thang.

Mua gạo tặng… cám

Không chỉ các doanh nghiệp, cửa hàng mới nghĩ ra nhiều chiêu khuyến mại độc lạ, chị em buôn bán nhỏ lẻ trên các diễn đàn cũng tung chiêu độc. Một trong các chiêu độc được chú ý chính là quảng cáo “mua gạo tặng… cám”.

Chủ “cửa hàng” giới thiệu quê chồng ở Nam Định, mẹ chồng gửi lên rất nhiều gạo. Vì..thừa gạo nên “chủ cửa hàng” quyết định lập topic để kinh doanh mặt hàng này nhằm cải thiện thu nhập.

Để tăng sức mạnh của sản phẩm của mình, “chủ cửa hàng” giới thiệu: “Gạo nhà em là do chính tay mẹ chồng em gặt cấy và xát nhé, gạo không pha, không một chút chất bảo quản hay tạo mùi nào”. Nhưng thu hút hơn cả là tiêu đề của topic với nội dung “mua gạo đượctặng cám gạo”. Theo các chị em trên diễn đàn, cám gạo này không phải dùng để nấu… cám mà cho chị em làm đẹp.

Theo VTC News

**********************

Bí quyết Hạnh Phúc.

Nhiều tiền ít tiền , không Phung phí là được , 
Ai phải , ai sai , mình không sai là được 
Biết ít biết nhiều , làm xong việc là được 
Người già người trẻ , mạnh khỏe là được 
Người giàu người nghèo , hoà Thuận là được 
Ông xã về sớm về trễ, miễn về là được , 
Bà xã cho ăn cơm , cơm nóng cơm nguội có ăn là được 
Người xấu người đẹp , có duyên là được 
Nhà lớn nhà nhỏ , ấm no là được 
Sung túc hay nghèo nàn , bình an là được 
Xe mới xe cũ , chạy là được 
 
Và……phải nhớ rằng …
 
Vui cười không mệt , buồn phiền mới mệt 
Yêu thương không mệt , ghen ghét mới mệt 
Chân thật không mệt , gian dối mới mệt 
Tương ái không mệt , tương tàn mới mệt 
Rộng rãi không mệt , ích kỷ mới mệt 
Khoan dung không mệt , khó khăn mới mệt 
Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt 
 
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt,
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt 
Chung tình không mệt, Đa tình mới mệt
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt
Chân thành không mệt,giả dối mới mệt
Được mất không mệt, tính toán mới mệt
Thể chất mệt không phải mệt,tâm can mệt mới mệt 
 
Đọc những điều này không mệt , thực hành mới mệt.

Phung Tran chuyển

**********************

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: