Một đêm ở phố ‘sung sướng’ vùng ven Biên Hòa

Chỉ cần có người đi chầm chậm trên cung đường “sung sướng” là hàng chục cô gái ăn mặc mát mẻ ngồi 2 bên lao ra mời gọi mua vui. Ngoài “đội quân trực chiến” này, nơi đây còn có vài chục quán cắt tóc không… kéo.

Vài năm trước, con đường Đồng Khởi (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) nối đường ĐT 768 (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) dân cư còn thưa thớt, hoang vắng. Nhưng những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp mọc lên ở địa bàn H.Vĩnh Cửu nên thu hút lao động ngoại tỉnh. Thấy có “ăn”, nhiều cô gái bán dâm ở trung tâm thành phố kéo về đây hành nghề. Những quán cà phê đèn mờ, tiệm cắt tóc không kéo bắt đầu mọc lên như nấm.

Đường này chỉ dài hơn 1km, nhưng có tới 100 quán cà phê, hớt tóc, massage. Vì vậy khu này trở thành phố “đèn đỏ” có tiếng ở Biên Hòa. Người ta không nhớ chính xác gái mại dâm kéo đến đây mưu sinh từ khi nào, nhưng ai cũng chắc chắn ít có con đường nào ở Biên Hòa nhộn nhịp cảnh mua bán sắc dục như ở đây.

mai dam
Gái bán dâm ngồi bên đường, hễ thấy khách là lao ra để chèo kéo, mời gọi.

Khi màn đêm buông xuống, các cô gái ăn mặc sexy, thả dáng bên đường vẫy khách; tại những quán cà phê đèn mờ thì gái thản nhiên ngồi “tềnh hềnh” trước cửa; còn trong các tiệm hớt tóc, “thợ” mặc những bộ đồ ngắn cũn cỡn để lộ ra vòng một đầy đặn dưới ánh đèn mập mờ. Những cuộc ngã giá chóng vánh diễn ra ngay trên vệ đường. Nhiều chủ quán giàu lên cũng nhờ dịch vụ “bóc bánh trả tiền” nhanh gọn này.

Vào một buổi tối cuối tuần, vào vai khách làng chơi đi tìm “đào” giải khuây, tôi tấp vào một quán đèn mờ nằm trên con đường “sung sướng” này. Vừa thấy có người, một tiếp viên mặc chiếc áo mỏng tang, quần ngắn nhanh chân ra mời. Khi khách vừa ngồi xuống, cô tiếp viên kéo chiếc ghế bên cạnh rồi tươi cười như “chào” đầu cho một câu chuyện thú vị phía sau đó.

Đang tò mò quan sát “động đèn mờ” thì cô gái đưa bàn tay lên đùi khiến tôi giật thót người, rồi ưỡn ẹo: “Sao anh, thấy em sao?”. Khi chưa kịp nhìn kỹ hơn nhan nhắc thì cô ta đã đưa tay mơn trớn những khu vực “nhạy cảm” của khách và cố tình cúi xuống để lộ vòng một đầy đặn như “mời” ngắm. Bạo hơn, cô gái còn sà vào lòng khách nói giọng ngọt ngào: “Các anh đi thư giãn chút nhé, giá bình dân thôi, 200k một dù (200.000 đồng)”.

Tôi thắc mắc: “Ở đây toàn công nhân, bọn em lấy giá đó là hơi cao, khách còn phải trả tiền thuê khách sạn nữa”. Vừa nghe xong, cô phân trần: “Không có đâu anh, giá đó bọn em bao hết rồi. Các anh đồng ý thì mình ra phía sau “xử” thôi, chứ khách sạn gì đâu cho xa”. Biết tôi có vẻ tò mò về phía sau cái “động” này, cô gái lên tiếng: “Chắc anh không phải là khách hay tới khu vực này. Ở đây quán cà phê nào cũng vậy, phía sau có phòng đầy đủ tiện nghi để các anh cảm thấy thoải mái”.

Muốn “tận mục sở thị”, tôi đồng ý đi…“dù”. Thấy khách chịu đi, vẻ mặt cô gái như dãn ra rồi cười khanh khách. Cô gái đi trước, tôi bước theo vào phía sau quán cà phê. Đi qua căn phòng đầu tiên, liếc mắt ngang tôi thấy có khoảng 4 – 5 cô gái nữa đang ngồi tô phấn son lên mặt dưới ánh đèn mờ. “Anh ơi, đi cẩn thận không vấp té đấy”, tiếng cô gái nhắc nhở.

Khi vào phòng, cô gái bật bóng đèn quả nhót. Ánh sáng yếu ớt nhưng cũng soi đủ căn phòng khoảng 3m2. Căn phòng được ngăn vách bởi tấm bạt nhựa cũ, rách; trong góc phòng là một chiếc ghế salon cũng thủng nhiều chỗ. “Thế giường đâu em?”. “Giường làm gì anh?”. “Không có giường sao làm?”. “Hi, đi “dù” mà phải dùng giường á? Ở đây quán cà phê nào cũng dùng ghế, vừa nhanh gọn, vừa tránh công an kiểm tra”.

Nghe cô gái nói vậy, tôi hiểu rõ hơn “bến đáp” của những gái bán dâm ở các quán cà phê đèn mờ: Họ chỉ cần một chiếc ghế nửa ngồi, nửa nằm để “giao dịch”. Thấy vậy tôi thoái thác: “Anh không quen như thế này. Thôi, hay khi khác mình đi khách sạn cho thoải mái nhé”. “Anh không đi nhưng cũng phải trả đủ đấy”, cô gái khó chịu. “Em yên tâm, anh trả đủ”, tôi nói. Cầm tiền của khách, cô gái tươi tỉnh ra ngoài.

mai dam
Những quán hớt tóc, cà phê trá hình mọc lên như nấm ở cung đường “sung sướng”.

Khi ra bên ngoài tôi thấy có 3 thanh niên mặc đồ công nhân bước vào. Thấy có khách, các chân dài từ trong buồng ào ra nắm tay. Rất thuần thục, những vị khách này theo chân các cô gái đi thẳng ra sau, nơi có những chiếc ghế salon đã được đặt sẵn. Tôi và người bạn đi cùng đắt xe rút lui.

Chúng tôi chạy xe máy chầm chậm trên con đường “đèn đỏ” này. Ánh sáng mờ mờ, xanh, đỏ, vàng… yếu ớt hắt ra từ những quán cà phê, gội đầu với các tấm biển bụi bặm, cũ kỹ. Xen lẫn với hàng chục quán cà phê, cắt tóc trá hình còn có nhiều tốp “đào” mặc áo 2 dây mỏng tang, quần ngắn đứng bên đường mời gọi, chèo kéo khách mua dâm.

Khi phát hiện có đàn ông đi xe máy nhìn ngang liếc dọc, thì những cánh tay với ra vẫy chào mời: “Thư giãn đi anh ơi!”, “Anh ơi vào đây vui vẻ tí nào!”, “Anh ơi giá rẻ, chất lượng nào!”, “Anh ơi, ở đây các em trẻ, xinh lắm!”… Nhiều cô gái bạo hơn lao ra giữ đường chặn xe để “chào hàng”. Thấy chúng tôi chê “hàng kém”, thì gái bán dâm giọng ráo hoảnh: “Thế mới có giá rẻ chứ”.

Giá mua dâm ở đây “bèo”, chỉ bằng 2 ngày làm của công nhân bình thường. Còn những tiệm hớt tóc thì “đào” đẹp hơn nên “chát” hơn một chút.

 

H.Thu

Theo Infonet

 

*********************

Chồng tủi phận khi bị vợ cắt ‘của quý’ ném xuống ao

Vì nghi ngờ chồng có “vợ bé” bên ngoài, người vợ quyết định “triệt” đường sinh sản của chồng. Sau khi cho chồng uống thuốc mê pha trong ly cà phê, người vợ dùng dao cắt phăng “của quý”.

Chiều 21/7, chúng tôi đã tìm đến gia đình nạn nhân để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới sự việc làm xôn xao cả vùng quê.

Căn nhà của vợ chồng anh Long nằm cuối con đường đất đỏ lầy lội sau cơn mưa thuộc ấp 3 (xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu).

Bà Sinh buồn bã nghĩ về tương lai của đứa con trai mình.

Kể về việc con dâu Đào Thị Biên (SN 1978, quê Nghệ An) “triệt sản” chồng bằng cách dùng dao cắt phăng “của quý”, bà Phạm Thị Sinh (60 tuổi, Nghệ An) cho biết, khoảng 15 năm trước, Biên và con trai bà là Biện Văn Long (SN 1977) kết duyên vợ chồng.

Thời gian này đôi vợ sống rất hạnh phúc, nhất là khi người vợ trẻ sinh được con 1 gái, 1 trai.

Vì ở quê nghèo, 9 năm về trước cả gia đình anh Long khăn gói xã Châu Pha (huyện Tân Thành) lập nghiệp. Sau một thời gian, anh Long mở vựa thu mua phế liệu và mua được một chiếc xe tải chở thuê, còn vợ ở nhà nội chợ và chăm sóc con cái.

Từ khi có chiếc xe tải, anh Long dần cũng có nhiều mối quan hệ xã hội, khiến người vợ bắt đầu nghi ngờ chuyện “vụng trộm” của chồng.

Những khi chồng đi làm về, chị Biên liền lấy điện thoại ra kiểm tra. Phát hiện có tin nhắn hay số lạ là vợ liền “chất vấn” chồng.

Gần đây chị Biên nghe phong phanh tin chồng có “bồ nhí” bên ngoài. Máu ghen nổi lên người vợ liên tục yêu cầu anh Long giải thích những lời đồn bên ngoài.

Trưa 17/7, chị Biên ra chợ thấy mọi người lại bàn tán chuyện chồng mình có “vợ bé” nên về nhà to tiếng với chồng.

Thấy vậy anh Long liền giải thích: “Mình là đàn ông ra ngoài cũng có gì đó không thì là pê-đê à, nhưng phải biết giới hạn. Anh làm gì cũng nghĩ đến mẹ già, nghĩ đến vợ, con. Sao em nghe những chuyện tào lao người ta nói vậy?”.

Tuy nhiên, chị Biên vẫn cương quyết bắt chồng ký đơn li dị rồi đuổi ra khỏi nhà.

“Nếu anh không đi sẽ có án mạng xảy ra”, chị này dọa. Thấy vợ cương quyết như vậy, anh Long khóc nói với mẹ: “Làm đàn ông mà bị vợ đuổi khỏi nhà, đòi ly dị nhục lắm. Con sẽ ra Bắc ở nhà ông bà ngoại (tức bố vợ) để nhà con biết con đi đâu”.

Nói xong, anh Long lấy xe máy đi qua nhà một người bạn uống rượu. Tuy nhiên, vì không biết đi đâu và muốn “hàn gắn” với vợ nên anh Long ngồi uống một chút rồi về nhà.

Cắt “của quý” của chồng vứt xuống ao?

Căn nhà xảy ra vụ việc làm xôn xao dư luận địa phương.

Khi về nhà, thấy vợ đang nằm nghỉ trong buồng, anh Long cũng vào nằm cùng.

Lúc này người vợ tuyên bố: “Tôi không muốn nhìn thấy mặt của anh nữa”. Anh Long liền xin lỗi vợ và mong được tha thứ, hứa sẽ không chơi bời gì nữa.

Nghe chồng nói vậy, chị Biên liền hỏi: “Anh uống cà phê không? Em muốn anh tỉnh táo để chúng mình nói về chuyện này”.

Tưởng vợ đã chịu bỏ qua nên anh Long đồng ý và không hề nghi ngờ gì. Khoảng 5 phút sau, bà Sinh vào phòng gọi vợ chồng con ra ăn cơm thì thấy anh Long đã ngủ say nên quay ra.

3 phút sau, bà Sinh hoảng hốt nghe tiếng kêu cứu của con trai. Đúng lúc này chị Biên từ phòng ngủ lao ra ngoài, chạy mất dạng.

“Tôi vừa nghe nó nói chuyện với vợ, thế mà khi vào phòng đã thấy ngủ say như chết rồi. Quay ra được ít phút, thằng Long đã gào khóc kêu cứu.

Tôi vội chạy vào buồng thì thấy tay nó ôm bộ hạ, máu chảy lênh láng. Dưới nền nhà là con dao Thái Lan. Kinh hãi, tôi lao ra ngoài hô hoán mọi người đưa nó đi cấp cứu”, bà Sinh kể lại.

Sau khi đưa nạn nhân đi cấp cứu, những người hàng xóm vội đi tìm “của quý” của anh Long để nối lại. Ban đầu mọi người gọi điện hỏi chị Biên về chỗ vứt “của quý” của chồng thì người vợ này cho biết: “Vứt ở trong nhà”.

Lúc này, hàng chục người lục tung, tìm kiếm từ trong nhà ra đến ngoài vườn, nhưng đều bất lực. Tiếp tục gọi điện hỏi người vợ thì chị ta nói: “Vứt xuống ao gần nhà”.

Ao tù, nơi mà người vợ cho rằng, đã vứt “của quý” của chồng ở đó.

Tất cả những người có mặt tiếp tục nhảy xuống ao mò. Nhưng vì ao nhiều rau, cỏ dại nên dù quần thảo cả tiếng đồng hồ vẫn không thấy “của quý” của anh Long đâu. Từ lúc này số điện thoại của người vợ cũng tắt máy.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân Long được cấp cứu trong tình trạng bộ phận sinh dục bị thương tổn nặng, chỉ còn hơn 1cm. Vì không có phần bị cắt nên các bác sĩ đành phải băng bó vết thương tạm thời.

Từ khi bị vợ “triệt sản” và biết không còn cơ hội nối lại “của quý” nên anh Long rơi vào trạng thái hoang mang cực độ.

“Mấy ngày nay nó khóc mãi, chẳng muốn gặp bất kỳ ai cả. Một phần tủi phận một phần đau khổ khi nghĩ đến việc vợ hại mình một cách dã man như vậy. Sau này 2 đứa con nó lớn lên sẽ nghĩ sao về chuyện của cha mẹ”, bà Sinh nghẹn ngào.

Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường, thu thập thông tin để điều tra. Hiện hung thủ vẫn đang lẩn trốn.

Theo Vietnamnet

**********************

Những câu chuyện cảm động ở đám tang Wanbi Tuấn Anh

Phạm Quỳnh Anh mở lại những ca khúc song ca cùng Wanbi, Tóc Tiên từ Mỹ về, tình nguyện đeo khăn tang, đứng trả lễ mọi người đến viếng như một thành viên trong gia đình.

 Phạm Quỳnh Anh luôn ở bên Wanbi trong những giờ phút cuối.

Khi biết tin Wanbi đang chìm trong hôn mê sâu, nữ ca sĩ Người dưng ngược lối đã cùng Thu Thủy đến thăm anh để hỏi han tình hình, động viên. Lúc hai nữ nghệ sĩ đến, não của Wanbi đã ngừng hoạt động nhưng mạch vẫn chạy. Quỳnh Anh đã rất xúc động khi nắm bàn tay đang lạnh dần của cậu em. Nhưng khi cô về đến nhà cũng là lúc nhận được tin Wanbi không qua khỏi cơn bạo bệnh.

Là người thân thiết với Wanbi Tuấn Anh từ những ngày đầu, nên kể từ lúc bệnh tình của nam ca sĩ trở nặng cho đến lúc gia đình tang gia, Phạm Quỳnh Anh luôn túc trực tại nhà của Wanbi để an ủi cũng như giúp đỡ chuẩn bị hậu sự. Sáng nay, khi trở lại căn nhà của Wanbi trên một con hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Quỳnh Anh đã quyết định mở lại ca khúc cả hai cùng hòa giọng ngày trước. Khi đó, mẹ Wanbi đến nói nhỏ với con trai rằng có chị Quỳnh Anh đến hát cho con nghe, nữ ca sĩ ngồi sụp xuống và bật khóc.

Trong đám tang, mọi người cũng không khỏi xúc động khi nhìn thấy Tóc Tiên sát cánh bên gia đình người bạn thân thiết trong giờ phút đau thương. Đồng hành cùng Wanbi Tuấn Anh trong quãng thời gian đầu cả hai cùng phát triển sự nghiệp, Tóc Tiên có thể được xem là người bạn thân thiết nhất của nam ca sĩ trong nhiều năm qua. Chuyến về lưu diễn vài tuần vừa rồi cũng là lúc cô đón nhận tin dữ về anh. Chiều nay, Tóc Tiên đã cùng ba đến viếng và nhìn mặt người bạn cũ lần cuối. Sau khi chia buồn cùng gia đình, cô đã đeo tang, đứng túc trực bên linh cữu của Wanbi và giúp trả lễ khách đến viếng như một thành viên trong gia đình.

 Tóc Tiên và Wanbi thân thiết như người trong gia đình.

Đặc biệt, trong lễ viếng sáng nay, một số chuyện trùng hợp lạ lùng đã xảy ra, khiến cho gia đình, người thân và bạn bè của Wanbi Tuấn Anh nghĩ rằng anh vẫn chưa nỡ rời xa mọi người. Khi lễ tang của Wanbi đang diễn ra, nhà anh bị mất điện 2 lần trong khi hàng nhà hàng xóm vẫn bình thường. Mỗi lần như vậy, mẹ Wanbi lại đến bên linh cữu con trai để hỏi xem có điều gì khiến anh khó chịu.

Lần đầu, mẹ Wanbi phát hiện trên cổ áo của anh có vết bẩn, nhưng vì đã liệm nên không thể thay đổi trang phục được nữa. Lúc đó, cả gia đình đã thắp nhang và cầu khấn mong anh bỏ qua. Chỉ sau đó vài phút, điện mở trở lại.

Trong lần mất điện thứ 2, người nhà phát hiện lẫn trong giỏ hoa trắng đặt trên nắp quan tài có một món quà nhỏ. Khi vừa nhấc hộp quà lên, đèn lại bật sáng khiến mọi người kinh ngạc. Đây là món quà của một fan nữ muốn âm thầm gửi tặng cho Wanbi, như một lời chia tay với thần tượng.

 

Phương Giang

Theo Infone

 

**********************

Minh Hằng mặc áo xanh đến thăm hỏi gia đình Wanbi Tuấn Anh

Vốn thân thiết với nam ca sĩ, nên khi biết nguyện vọng cuối đời của anh, nữ ca sĩ “Sắc môi em hồng” đã mặc bộ trang phục màu xanh để đến chia buồn cùng gia đình Wanbi Tuấn Anh. Nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh khi quay trở lại nhà Wanbi đã mặc áo màu trắng.

Minh Hằng ăn mặc giản dị khi đến thăm người bạn đồng nghiệp mà cô rất yêu quý. Cô cho biết, khi được người thân của Wanbi báo tin về nguyện vọng của nam ca sĩ là mong mọi người đến viếng mặc trang phục trắng hoặc xanh, 2 màu yêu thích của anh, cô đã chọn cho mình bộ jeans xanh từ trên xuống dưới.

Minh Hằng bằng tuổi với Wanbi và dù không hợp tác song ca hay hiếm khi biểu diễn chung trên sân khấu nhưng cô và chàng nghệ sĩ vừa qua đời cũng rất thân thiết với nhau. Với Minh Hằng, Wanbi không chỉ là người có tài, mà còn là một nghệ sĩ rất đáng mến bởi tính cách hòa nhã, thân thiện và đặc biệt là không thích dính đến tai tiếng.

Minh Hằng hiện đang bận túi bụi cho lịch quay của bộ phim truyền hình Vừa đi vừa khóc, nhưng khi hay tin người đồng nghiệp thân thiết của mình qua đời, cô đã nhanh chóng bỏ hết công việc để đến nhìn anh lần cuối.

Đi cùng với Minh Hằng là Phạm Quỳnh Anh và Mai Phương Thúy. Với Quỳnh Anh, đây là lần thứ hai trong ngày cô đến nhà Wanbi Tuấn Anh. Trước đó, khi biết tin Wanbi đang chìm trong hôn mê sâu, nữ ca sĩ Người dưng ngược lối đã cùng Thu Thủy đến thăm anh để hỏi han tình hình, động viên. Lúc hai nữ nghệ sĩ đến, não của Wanbi đã ngừng hoạt động nhưng mạch vẫn chạy. Quỳnh Anh đã rất xúc động khi được nắm bàn tay đang lạnh dần của cậu em. Khi về đến nhà, hay tin, Wanbi không qua khỏi cơn bạo bệnh sau đó, Phạm Quỳnh Anh đã quay trở lại. Lần này, cô mặc áo trắng, quần xanh như mong ước của người em.

Mai Phương Thúy không biết được nguyện vọng của Wanbi Tuấn Anh nên cô ăn mặc giản dị với màu đen – đỏ. Trên trang cá nhân, cô cũng chia sẻ niềm thương tiếc dành cho người bạn nghệ sĩ.
Chia sẻ đầy cảm động của Phạm Quỳnh Anh trên trang cá nhân.
Lẵng hoa của ca sĩ Phương Linh.
Cao Thái Sơn cũng mặc trang phục trắng để đến nhà Wanbi Tuấn Anh.
Anh xuất hiện cùng người mẫu – diễn viên Cao Thùy Dương.
Đăng Khôi ăn mặc giản dị. Anh chia sẻ rất nhiều về tình cảm quý mến của mình dành cho người em nghệ sĩ vắn số.
Quang Đăng – giải ba cuộc thi Thử thách cùng bước nhảy cũng có mặt để chia sẻ cùng người thân của Wanbi Tuấn Anh.

Vào buổi chiều ngày 21/7, ngay sau khi hay tin Wanbi Tuấn Anh mất vào lúc 16h23, các thành viên của nhóm V.Music và quán quân So you think you can dance Lâm Vinh Hải đã đến nhà để thăm viếng anh cũng như phụ giúp gia đình nam ca sĩ lo phần hậu sự.

Nhóm V.Music.
Lâm Vinh Hải.

Buổi trưa cùng ngày, cộng đồng mạng đã rất xôn xao trước thông tin chàng ca sĩ trẻ qua đời vì không vượt qua được cơn bệnh nguy kịch. Tuy nhiên, nguồn tin chính xác sau đó xác nhận, anh đang dần hồi tỉnh, đang cố gắng chống lại cơn bạo bệnh. Thay cho những lời chia buồn không đúng thực tế, cộng đồng mạng đã đăng tải những lời cầu nguyện, lời chúc cho anh sớm bình phục.

Phạm Quỳnh Anh qua thăm Wanbi.

Khi hay tin Wanbi Tuấn Anh đang nguy kịch, Phạm Quỳnh Anh đã có mặt ở nhà anh. Trước đó, nữ ca sĩ Thu Thủy cũng một mình sang thăm Wanbi. Cô luôn cầu nguyện cho người bạn của mình hồi phục.

Thu Thủy còn tâm sự, cô và Wanbi không chỉ là đồng nghiệp thân thiết mà còn là những người bạn rất hiểu ý nhau. Với cô, Wanbi là một ca sĩ hiền lành, đáng yêu hết mực. Cô mong luôn được nhìn thấy nụ cười đáng yêu của anh trên sân khấu, ngoài đời thường.

Thu Thủy cũng đến từ sớm. Sau khi thăm Wanbi xong, cô ở lại đợi Phạm Quỳnh Anh.
Thu Thủy và Wanbi vừa là đồng nghiệp vừa là bạn bè thân thiết.

Với Phạm Quỳnh Anh, Wanbi là một người em mà cô rất quý mến. Cô rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của nam ca sĩ và chỉ cầu mong anh sớm qua khỏi cơn nguy kịch.

Từ cuối năm ngoái, Wanbi Tuấn Anh bất ngờ chia sẻ về tình hình bệnh tật của mình. Sau cái chết của bố anh năm 2009, thị lực của anh giảm dần và bác sĩ chuẩn đoán anh bị khối u ở tuyến yên trong não. Rất nhiều đồng nghiệp trong nước đã tổ chức những đêm nhạc từ thiện nhằm quyên góp tiền giúp anh chữa bệnh. Mặc dù sức khỏe ngày càng kém đi nhưng Wanbi Tuấn Anh vẫn rất lạc quan và kiên cường

thành luân

Theo Infonet

*******************

Phát minh chơi khăm “gây điên đảo” đầu thế kỉ 20

“Chơi khăm” ở đây hiểu theo nghĩa có thể biến người khác thành trò cười “vỡ bụng”, gây cảm giác xấu hổ đến tột độ.

Từ năm 1896 đến 1929, anh em nhà DeMoulin đã sáng chế ra một loạt những cỗ máy quái dị với mục đích… chơi khăm người khác và khiến họ một phen hết hồn. Ở Hoa Kỳ, vào đầu thế kỉ 20, những cỗ máy này thường được các hội nhóm sử dụng để trêu đùa những thành viên mới gia nhập. Cùng điểm danh một số phát minh ấn tượng nhất trong thời kì này các bạn nhé!
Điện thoại lừa lọc
Khi bạn nhấc ống nghe điện thoại, một tiếng nổ lớn sẽ khiến bạn thót tim và ù tai. Chưa hết, người nhấc ống nghe còn bị bột phụt thẳng vào mặt.
Máy đánh đòn
Bề ngoài cỗ máy này trông không khác mấy một cái hòm bình thường với hai quai nắm ở một đầu. Nếu một người nắm lấy quai hòm và nhấc lên, một miếng ván sẽ bật lên từ phía sau và đập mạnh vào mông anh kèm theo tiếng pháo nổ đùng. Nạn nhân cũng bị nước phun thẳng vào mặt.
Cưỡi dê quanh nhà
Người chơi được bịt mặt và mời đạp thử một cỗ xe bốn bánh. Anh ta nghĩ rằng chẳng qua đó là một trò trẻ con nhưng thực ra, chỉ có một bánh xe lớn gắn với trục là chạm đất còn bốn bánh xe kia đều là giả! Chiếc xe sẽ tròng trành dữ dội và chuyển động của xe phụ thuộc vào một người lén điều khiển từ bên ngoài.
Bệ thờ kinh dị
Trong không gian mờ tỏ, một người được yêu cầu quỳ xuống bên bệ thờ và cầu nguyện. Đột ngột, một bộ xương vọt ra với hốc mắt lập lòe ánh sáng. Nước phụt từ miệng đầu lâu vào mặt người đang quỳ còn đầu gối của anh ta liền bị điện chích.
Ghế ngạc nhiên
Đây là chiếc ghế được thiết kế sao cho khi có người ngồi lên, ghế sẽ bật ngửa ra về phía sau kèm theo một tiếng nổ đùng gây bất ngờ.
Cưỡi rết
Những người tham gia trò chơi này cưỡi trên một con rết nhồi bông. Khi trò chơi bắt đầu, người ngồi ở đầu con rết sẽ bí mật chích dòng điện nhẹ vào những người ngồi sau làm họ phát hoảng và chạy cuống cuồng.
Ghế trượt dốc
Một người bị bịt mắt và ngồi trên một cái ghế ở phần trên của máy. Khi thả chốt, cả người và ghế sẽ bật về phía sau rồi trượt xuống dốc. Một người khác đứng dưới cầm sẵn súng phun nước và xịt vào người ngồi trên ghế.

****************

Những sở thích “rợn tóc gáy” của người dân thế kỷ 18, 19

Đốt lửa trại bằng… mèo, chụp ảnh chân dung theo phong cách “người không đầu”… là những sở thích đáng sợ của người xưa.

Có lẽ khoảng cách giữa các thế hệ là quá xa để chúng ta có thể hiểu được những sở thích kỳ lạ đến “rợn tóc gáy” của người xưa. Cùng điểm lại một vài sở thích mang phần quái đản qua danh sách của trang Cracked dưới đây.
1. Đốt lửa trại bằng… mèo
Đây là một cách giải trí vô cùng quái dị của người Pháp vào thế kỷ XVIII. Người dân thời đó (và cả ngày nay) rất thích đốt lửa trại. Mỗi năm, cứ đến Hạ chí, người dân lại tập trung tại Quảng trường Hôtel-de-Ville, Paris cùng nhau đốt một đống lửa thật to, rồi sau đó ca hát, nhảy múa, uống rượu…
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 1
Tất cả sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu không có một bao tải toàn… mèo sống được treo phía trên, bắt lửa từ từ cho đến khi cháy rụi. Đến sáng, mọi người tỉnh dậy sau một bữa no say, họ đến bên đống lửa và đem một ít tro của mèo về nhà làm bùa may mắn.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 2
Theo quan niệm của những người dân Paris thời đó, loài mèo không có linh hồn, đôi khi, chúng là hiện thân của quỷ dữ hoặc là hóa thân của phù thủy mà thôi. Mang tro mèo về nhà sẽ như lời nhắc nhở những con ma quỷ rằng, nếu chúng vào nhà thì sẽ có kết cục giống như thế – chỉ là nắm tro tàn màu đen.
2. Chụp ảnh chân dung theo phong cách “người không đầu”
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 3
Rất lâu trước kia, khi Photoshop chưa ra đời, người ta đã có thú vui chụp những bức ảnh đánh lừa thị giác. Và “mốt” chụp ảnh chân dung theo phong cách “người không đầu” rất được ưa chuộng vào thế kỷ XIX.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 4
Trên đây là một bức hình gia đình, chỉ khác là người mẹ bị con trai mình chặt đầu với một chiếc rìu. Nếu không biết, người xem có thể có một đêm mất ngủ vì sự ghê rợn của nó.
Tuy nhiên, bằng việc kết hợp hình ảnh từ nhiều âm bản (phim máy ảnh) khác nhau, các nhiếp ảnh gia thời xưa đã tạo nên những bức ảnh khiến người xem có thể “choáng” và sửng sốt.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 5
Nhưng không phải bất cứ nhà nhiếp ảnh nào cũng có đối tác sẵn sàng chụp những bức ảnh mà bản thân là nạn nhân, nên người dân thời đó chuộng các kiểu ảnh “tự xử” hơn.
3. Sưu tầm những kẻ giết người
Vào thế kỷ XIX, rất nhiều người có sở thích sưu tầm những bức tượng người nổi tiếng. Nhưng tại London, người xưa lại có sở thích “quái” hơn, đó là sưu tầm bức tượng của những kẻ giết người.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 6
James Blomfield Rush là tên sát nhân được ưa chuộng thời bấy giờ. Đây kẻ phải chịu trách nhiệm về hai cái chết tại tòa thị chính Stanfield . Tại đây, hai người chủ của công ty Rush – Isaac Jermy và con trai là Isaac Jermy Jermy đã bị sát hại vô cùng dã man vào năm 1848.
Một tác phẩm khác về hiện trường “vụ án mạng tại chuồng gia súc” cũng rất được ưa chuộng. Tác phẩm mô phỏng lại cảnh William Corder dụ dỗ Maria Marte -nhân tình của hắn vào nhà kho.
Sau đó, hắn đánh ngất Maria rồi dùng khăn tay siết cổ đến chết. Xác chết của Maria được chôn ngay dưới sàn, còn khi vụ án được phơi bày thì lại trở thành niềm vui cho các nhà sưu tầm.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 7
Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng chi trả cho những bức tượng hào nhoáng và đắt tiền như vậy. Họ chọn phương án khác hợp lý hơn: sưu tầm những tờ rơi về kẻ giết người.
Vào ngày thi hành án, những người bán hàng rong sẽ rao bán một bản thông tin chi tiết từ thân thế, quá trình diễn ra vụ án, đến những bức ảnh về kẻ thủ ác. Một số vụ án nổi tiếng thậm chí bán được hàng triệu bản, ngang với single của nhiều ca sĩ nổi tiếng thời nay.
4. Đến thăm… nhà xác
Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, với mật độ chiến tranh dày đặc, những thành phố lớn của Pháp như Paris có rất nhiều xác chết vô danh. Để giải quyết, họ quyết định xây “nhà xác Paris” ngay dưới chân Nhà thờ Đức Bà với những buồng lạnh bọc kính để công chúng có thể ngắm nhìn và sàng lọc thi thể vô danh.
 Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 8
Ý tưởng này có vẻ khá hợp thời khi qua đó có thể giúp công chúng tìm lại thi thể người thân, góp phần xác minh những xác chết vô danh. Tuy nhiên, theo thống kê, số người đến thăm nhà xác lên đến… 40.000 người mỗi ngày, tương đương với lượng người đến thăm Disney World.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 9
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 10
Nhưng những người đến thăm chủ yếu là khách du lịch, họ coi việc ngắm nhìn những tư thế của xác chết như ngắm tác phẩm nghệ thuật. Số ít còn lại là những người dân Paris đến với mong muốn tìm lại thi thể người thân. Nhà xác Paris còn được đưa hẳn vào sách hướng dẫn du lịch của thành phố hoa lệ này. Sau khi vận hành khoảng nửa thế kỷ, nhà xác Paris đã đóng cửa.
5. Đến thăm sở… người
Vườn bách thú được xây dựng để lưu giữ, chăm nuôi và giúp con người có cơ hội chiêm ngưỡng những loài thú hoang dã quý hiếm. Tuy nhiên, con người thời xưa còn tiến xa hơn thế, họ đã thiết kế ra những sở thú để giam giữ đồng loại.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 11

Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 12
Một “sở người” ở Nhật Bản.

Không chỉ thế, những “sở người” kỳ lạ này tồn tại đến hàng trăm năm từ châu Âu, qua Nhật Bản và Mỹ. Họ cưỡng chế, bắt cóc người dân bản địa từ khắp nơi trên thế giới, rồi nhốt họ sống trong những ngôi nhà xập xệ, gọi là “làng”. Sau đó, người quản lý thản nhiên thu tiền người xem.
Những sở thích "rợn tóc gáy" của người dân thế kỷ 18, 19 13
Những kẻ sẵn sàng trả tiền để mua vé vào “sở người” thản nhiên làm những gì họ thích như ném đồ ăn, trêu chọc thổ dân. Những hành động có thể coi là mất nhân tính này chỉ thực sự chấm dứt khi “sở người” bị buộc đóng cửa vào năm 1958.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cracked, Flavor Wire, Wikipedia…

*************************

Ông lão đâm chết tình địch 71 tuổi và người tình rồi tự sát

Đã bước đến độ tuổi 70, ấy thế mà ông Dương Văn Cập (sinh năm 1953) vẫn bỏ vợ, bỏ con để đi theo tiếng gọi của bồ trẻ. Sau nhiều năm sống chung mặn nồng thì ông bị người yêu phản bội cặp kè với một cụ ông khác.

Quá phẫn uất, ông Cập dùng dao để truy sát người yêu và tình địch khiến một người chết, một người nguy kịch. Còn về phần mình, ông trở về nhà dùng dao tự sát những mong kết thúc bi kịch của cuộc đời.

Từ câu chuyện tình “chú cháu”

Ông Dương Văn Cập (ngụ khóm Tân Quới, phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên) năm nay đã bước sang tuổi 60. Chừng ấy tuổi có lẽ đã đủ độ chín để phân biệt và hiểu rõ cuộc đời mình, ấy thế mà ông vừa mang tội giết người rồi tự sát và đã chết tại Bệnh viện Đa khoa An Giang sau khi được người nhà đưa đi cấp cứu.

Ông lão đâm chết tình địch 71 tuổi và người tình rồi tự sát 1

Hiện trường nơi xảy ra vụ án.

Trước đây, ông Cập đã có gia đình, vợ con đuề huề như bao người đàn ông khác. Đến năm ông 53 tuổi, con cái đã lớn và lập gia đình, có lẽ ở tuổi này ông sắp được hưởng phước từ con cháu, an hưởng tuổi già. Thế nhưng không vừa lòng với cuộc sống hiện tại, ông Cập lại léng phéng với người phụ nữ gần nhà mà tuổi người phụ nữ ấy chỉ đáng bậc con cháu. Người phụ nữ đó là Đặng Thị Mỹ Ánh (sinh năm 1982) nhỏ hơn ông đúng 30 tuổi. Nhà của Ánh và nhà của ông Cập chỉ cách nhau đúng một căn nhà, Ánh cũng có một đời chồng nhưng không may người chồng chết sớm, bỏ lại Ánh một mình, cô đơn.

Ánh mở một quán cà phê tại nhà để buôn bán qua ngày, ông Cập nhà ở gần bên thường hay qua ngồi tâm sự, uống cà phê cùng cô chủ quán còn trẻ mà chết chồng. Thế rồi lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy, chuyện gì tới cũng phải tới. Ông Cập và cô gái trẻ chết chồng có quan hệ với nhau, hậu quả là Ánh mang thai đứa con của ông Cập.

“Thiệt là mất mặt quá thể, ai đời ông Cập vợ con đề huề, ở từng tuổi đó rồi lại đi cặp với đứa đáng tuổi con mình. Mà ê chề hơn khi đứa con gái lại chịu “ăn” ở với một ông già đáng tuổi cha mình như thế. Là hàng xóm lâu năm với nhau giờ lại “dan díu” với nhau thì chỉ có cách bỏ xứ mà đi thôi”, một người dân chia sẻ. Và cuối cùng ông Cập cùng Ánh bỏ đi thiệt, mặc cho vợ của ông Cập là bà Nguyễn Thị Lành (năm nay 59 tuổi) từ nhẹ nhàng khuyên ngăn cho đến làm tình làm tội hai người. Đến khi biết không thể làm người chồng bội bạc hồi tâm chuyển ý, bà Lành ngậm đắng nuốt cay nhìn chồng hạnh phúc với bồ trẻ.

Đôi tình nhân, một già một trẻ ra đi tìm thuê nhà trọ ở phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên để sinh sống. Ông Cập trước kia vốn làm nghề thu mua phế liệu, sau nhiều năm dành dụm tích cóp, ông cũng dư dả được chút đỉnh. Khi bỏ nhà ra đi, ông cũng không quên lấy đi một phần tài sản để lo cho cuộc sống với gia đình mới của mình. Ngoài ra, thỉnh thoảng hết tiền xài, ông lại trở về nhà vợ cũ để lấy tiền và một phần trông chờ vào tiền viện trợ của người anh trai từ nước ngoài gửi về. Những người sống quanh khu trọ của hai “vợ chồng” ông Cập cho biết, ông Cập rất cưng chiều vợ mình, cô ấy muốn cái gì là được cái đó, chưa bao giờ thấy ông làm phật ý vợ.

Vợ chồng “đũa lệch” sống hạnh phúc được hơn 6 năm qua rồi cũng có chuyện. Ở độ tuổi của ông Cập, rồi cũng sẽ đến ngày không “chiều chuộng” được cô vợ trẻ nữa, và nguồn cung cấp tiền bạc của ông cũng ngày một vơi dần như tình cảm của người vợ trẻ dành cho ông. Vài tháng gần đây, Ánh cũng không muốn mang tiếng ăn bám mãi nên cũng mở một tiệm bán hủ tiếu ở cạnh nhà để kiếm đồng ra đồng vô. Thế nhưng, những đồng tiền vất vả mới kiếm được quá còm cõi, một người phụ nữ vốn “ngồi mát ăn bát vàng” như vậy là chuyện không thể chịu được. Ánh muốn tìm cho mình một chỗ dựa mới, một chỗ dựa tiềm năng hơn.

Trả giá vì thích gặm cỏ non

Bà Nguyễn Thị Lành, vợ trước của ông Cập, cho biết khoảng nữa năm nay, ông Cập về nhà thường hơn và còn ở lại. Vì tình cảm vợ chồng đã hết, bà Lành cũng không muốn tìm hiểu làm gì nữa. Cũng trong thời gian này ông Cập lộ vẻ buồn phiền nhiều hơn và thường xuyên uống rượu than buồn phiền với bạn nhậu. Cũng từ đây, những người bạn của ông Cập mới hiểu hết cuộc sống không hạnh phúc như mọi người vẫn tưởng của ông Cập và Ánh.

Ông lão đâm chết tình địch 71 tuổi và người tình rồi tự sát 2

Bà Lành trò chuyện cùng PV.

Dù chỉ đáng tuổi con cháu của ông Cập, nhưng Ánh thường xuyên lên mặt và chửi bới ông Cập thậm tệ, coi ông chẳng ra gì. Sau khi tuyên bố chấm dứt với ông, Ánh tìm vui với một cụ ông khác là ông Nguyễn Ngọc Bá (71 tuổi) ngụ tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Vợ ông Bá đã qua đời cũng đã tròn một năm, ông sinh được 6 người con thì đứa nào cũng đi làm ăn xa, ngoài ra ông còn có con gái lấy chồng ở Đài Loan.

Cuộc sống về già của ông Bá có vẻ no đủ và ông cũng muốn tìm một niềm vui mới để an hưởng phần đời còn lại. Qua nhiều mối làm quen giới thiệu, ông Bá và Ánh gặp nhau, từ đây mối quan hệ hai người được bắt đầu, cũng là lúc ông Cập không còn giá trị gì nữa.

Sự mâu thuẫn giữa ông Cập và Ánh lên đến đỉnh điểm khi Ánh đuổi ông Cập về nhà và tuyên bố cắt đứt hoàn toàn với ông. Thậm chí, Ánh còn không cho ông Cập nhìn nhận đứa con gái sắp vào lớp 1 của hai người. Người dân sống quanh khu trọ của Ánh và ông Cập cho biết trước khi xảy ra án mạng không bao lâu, ông Cập có đến tìm thăm con thì bị Ánh cùng bạn bè của mình đánh cho ông một trận chết đi sống lại. Rất may trong trận ẩu đả đó công an kịp thời can thiệp nếu không ông Cập còn phải chịu đòn nặng hơn.

Từ trận đòn hôm đó, Ông Cập càng đâm ra hận Ánh, ở độ tuổi của ông, đã từ bỏ gia đình ra đi là tự xác định không có đường quay lại. Hơn nữa, ông Cập đã đặt nhiều tiền bạc và tâm huyết vào Ánh, những mong có một cuộc sống yên ả cho phần đời còn lại. Nhưng trước sự tráo trở của Ánh, ông Cập ôm hận trong lòng, quyết một ngày nào đó sẽ đòi lại công bằng cho mình.

Sự tức giận, âm ỉ suốt một thời gian dài đã khiến cho ông Cập đi đến một quyết định cuối cùng. Khoảng 20 giờ 30 ngày 27/6, tại một ngôi nhà ở phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang, ông Bá cùng với cô Ánh đang ngồi nói chuyện thì ông Cập xuất hiện bất ngờ và tấn công hai người. Ông Bá, tuổi đã cao sức khỏe không còn được bao nhiêu nên không thể chống cự trước sự hung bạo được nung nấu bấy lâu nay của ông Cập.

Còn Ánh cũng quá bất ngờ trước đòn thủ ác của tình cũ nên không kịp chống cự. Hậu quả đau lòng của cuộc tấn công trên là ông Bá chết ngay vì những vết thương quá nặng bởi con dao dài, sắc bén gây ra, còn Ánh cũng bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu. Sau khi “xử” xong người tình và tình địch, ông Cập trở về nhà cũ, trên chiếc giường đặt trước phòng khách, ông hét lên đau đớn rồi tự vung dao kết liễu đời mình. Nhát dao đâm trúng mạng sườn phía bên trái, mất khá nhiều máu, được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Hiện ông Cập đã chết tại Bệnh viện Đa khoa An Giang vào sáng 1.7 với nhiều vết thương do mình tự gây ra. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã bàn giao thi thể ông Cập cho gia đình mang về an táng. Sức khỏe của cô Ánh rất yếu và đang tiếp tục nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa An Giang.

Hành động của ông Cập là vi phạm pháp luật nhưng đó là hậu quả của những tháng ngày bị dồn nén đến đường cùng. Đó là hành động mù quáng của người đàn ông bị phản bội. Còn ông Bá, những tưởng quãng đời còn lại sẽ được vui vẻ bên người tình trẻ nhưng cái kết dành cho ông quá bi thảm, mất cả mạng sống. Còn Ánh nếu may mắn còn sống sót, cô cũng phải rút ra bài học đắt giá cho mình từ lối sống bất cần, quan hệ với người đàn ông đã có gia đình sau đó lại trở mặt, đó là một hành động trái với luân thường đạo lý.

**********************

Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung

Viên San San đang bị điểm tên chỉ mặt là nữ chính vô dụng bậc nhất làng phim ảnh Hoa ngữ khi liên tục bị các mỹ nữ vai phụ lấn lướt và qua mặt.

So với nhiều diễn viên khác phải chật vật đi lên từ những vai bé xíu, sự nghiệp của Viên San San khá xuôi chèo mát mái khi hầu như đều được đóng chính trong các dự án đình đám. Tuy nhiên, Viên San San đang bị điểm tên chỉ mặt là nữ chính vô dụng bậc nhất làng phim ảnh Hoa ngữ khi liên tục bị các mỹ nữ vai thứ lấn lướt và qua mặt.
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 1
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 2
Viên San San lần đầu được đảm nhận vai chính là trong Cung – tỏa châu liêm, sau khi được Dương Mịch tiến cử cho Vu Chính. Ngay trong lần đầu được làm trung tâm, Viên San San đã bị dìm hàng tơi tả khi dàn diễn viên nữ vốn để phụ họa cho cô lại… hùng hậu quá mức cần thiết: Thư Sướng, Tôn Phi Phi, Triệu Lệ Dĩnh, Bạch Băng…
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 3
Thư Sướng
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 4
Triệu Lệ Dĩnh
Những nỗ lực thể hiện của Viên San San trong Cung 2, thật đáng tiếc, lại bị chê là “già nua về ngoại hình và non nớt về diễn xuất”. Rốt cuộc, Cung – tỏa châu liêm kết thúc trong ấn tượng sâu sắc của khán giả về nét diễn xuất đa dạng của Thư Sướng hay vẻ diễm lệ của Triệu Lệ Dĩnh mà hoàn toàn quên phắt mất nàng Hy Quý phi (Viên San San).
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 5
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 6
Hải Lan Châu (Trương Mông)
Nhưng kể cả khi không phải đối đầu với một dàn mỹ nữ “chất” như vậy, Viên San San cũng tỏ rõ sự bạc nhược trong vai trò nữ chính của mình khi “một chọi một”. Đơn cử là Mỹ nhân vô lệ, với “đối thủ” Trương Mông. Vẻ nữ tính, mặn mà của nàng Hải Lan Châu (Trương Mông) không chỉ hớp hồn Hoàng Thái Cực mà còn khiến khán giả mê mẩn.
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 7

Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 8

Đại Ngọc Nhi của Viên San San…
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 9
…thậm chí còn “nhạt” hơn cả cô em Tiểu Ngọc Nhi (Đặng Sa)
Trái lại, nhân vật Đại Ngọc Nhi của Viên San San lại khá nhạt nhẽo, không những không có khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ mà còn tỏ ra hơi… ngô nghê. Rốt cục, cả Viên San San lẫn nhân vật của mình đều thua cuộc – Đại Ngọc Nhi thất bại trong chuyện giành lấy trái tim Hoàng Thái Cực còn Viên San San vô vọng với việc khắc họa hình ảnh Hiếu Trang hoàng hậu trong lòng khán giả.
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 10
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 11
Tuy nhiên, “đỉnh cao dìm hàng” của Viên San San phải kể đến Tiếu ngạo giang hồ 2013. Biên kịch Vu Chính đã làm một cú lừa đảo khán giả ngoạn mục khi mạnh dạn chuyển giới cho Đông Phương Bất Bại và thẳng thừng đưa nhân vật này lên thành nhân vật trung tâm. Nữ chính Thánh cô (Viên San San) vốn đã bị thu hẹp đất diễn, lại không thể chứng tỏ nổi thực lực của bản thân mình.
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 12
Đông Phương Bất Bại
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 13
Nhạc Linh San
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 14
Nghi Lâm
Những khán giả trung thành của Tiếu ngạo giang hồ phàn nàn rằng, họ không thể nào nhận ra được hình ảnh nàng Thánh cô duyên dáng và thông minh. Diễn xuất “đơ toàn tập” của Viên San San cùng nét biểu cảm gượng gạo khiến khán giả khó lòng nuốt trôi. Và đặt bên cạnh một Đông Phương Bất Bại quyến rũ, một Nhạc Linh San đáng yêu, một Nghi Lâm dịu dàng, nàng Doanh Doanh 2013 lại càng thêm nhạt nhòa.
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 15
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 16
Mới nhất, nữ chính Viên San San lại chìm nghỉm giữa dàn ca nữ của Yêu giữa mùa xuân. May mắn cho Viên San San, dàn nữ phụ của Yêu giữa mùa xuân không quá nổi bật như các tác phẩm trước mà cô tham gia. Bên cạnh đó, biên kịch của phim cũng không có hứng (và có gan) gây sốc cho khán giả như Vu Chính.
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 17
Nữ diễn viên chính vô dụng hàng đầu xứ Trung 18
Phải thừa nhận rằng, Viên San San đang quá nóng vội gây dựng danh tiếng khi mà bản thân còn “thiếu” về nhan sắc và “yếu” về khả năng diễn xuất. Những vai diễn mà Viên San San thể hiện tuy đều là vai chính trong các phim bom tấn song lại thực sự quá “tầm” của cô. Và với Cung 3 – Cung tỏa liên thành sắp tới, khả năng mà Đới Kiều Sảnh và Dương Dung tiếp tục “nhấn chìm” Viên San San là hoàn toàn không nhỏ.

****************************

Chuyện đời người phụ nữ đẹp bị bạo hành gây chấn động

 

Chị đã khóc rất nhiều. Những giọt nước mắt đắng cay thi nhau rơi trên khuôn mặt đẹp nhưng buồn khi nhắc đến chuyện cũ.

 

 

Câu “hồng nhan bạc mệnh” dường như ứng vào cuộc đời chị, để rồi những cảm giác đau đớn, hoảng hốt thỉnh thoảng lại tái hiện trong giấc mơ của chị. Giờ đây niềm hạnh phúc, tình yêu còn sót lại trong chị là đứa con bé bỏng K.Ly, nhưng có lẽ trong tiềm thức chị vẫn ao ước có được mái nhà xưa.

Bình yên trong thổn thức

Nhân vật mà trong câu chuyện không ai khác là chị Lê Thị Lý (SN 1981, trú tại xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội). Người phụ nữ này đã một thời phải hứng chịu những hậu quả đau lòng từ thói vũ phu của chính người chồng đã bao năm đầu gối tay ấp. Ở cái xã Vạn Thắng này, từ thuở nhỏ Lý đã nổi danh là người con gái xinh đẹp có tiếng của vùng. Tuy cuộc sống gia đình Lý thời ấy cũng khó khăn nhưng ba mẹ Lý vẫn cố gắng cho con được học hành tử tế để sau này bằng bạn bằng bè. Vậy mà, trong khi Lý đang ngập tràn trong hạnh phúc vì gia đình đùm bọc yêu thương thì một tai họa bất ngờ ập xuống.

Chị Lê Thị Lý ở thời điểm sóng gió, đớn đau vì câu chuyện buồn quá khứ

Bố của Lý từ xưa đến nay nổi tiếng là có sức khoẻ, là trụ cột cho mái ấm gia đình bỗng nhiên bị bệnh nặng rồi nằm liệt một chỗ. Gia đình chạy vạy thuốc thang, chữa chị nhiều nơi nhưng bệnh tình của ông vẫn không hề thuyên giảm. 12 năm trời đằng đẵng nhìn cha bệnh tật, Lý đau đớn đến cùng cực. Thời gian bố bị bệnh cũng là giai đoạn Lý đang học lớp 9. Ở cái tuổi đang mộng mơ, hoài bão của lứa tuổi học trò, thấy cha bị bệnh, mẹ làm quần quật để gánh nỗi lo về tài chính, cô gái tuổi trăng tròn này chỉ biết khóc thầm trong đêm vì thương cha mẹ.

Gia đình lúc ấy lâm vào cảnh khó khăn đến bi đát. Nhiều lúc mẹ cô phải tính đến phương án bán nhà để lo cho cuộc sống gia đình. Tuổi thơ của Lý đã không còn êm đềm như những giấc mơ mà cô thường mơ thấy. Nhưng cô bé Lý ngày ấy cũng tự biết nhủ với chính mình rằng phải biến nỗi đau thành động lực để học tập và phấn đấu. Thương mẹ, xót xa khi bố nằm liệt giường, mỗi lần đi học về cô lại sà vào chỗ bố nằm để nắm lấy bàn tay gầy guộc của ông. Những giọt nước mắt cứ chảy dài trên gò má: “Phải làm gì đây để bố mẹ và các em bớt khổ”. Lý tự nhủ. Mỗi lần chứng kiến người bố bệnh tật, Lý dường như được tiếp thêm sức mạnh. Cô đã cố gắng học tập thật giỏi, sống thật nghĩa tình với bạn bè, láng giềng xung quanh.

Quãng thời gian phấn đấu và rèn luyện tại trường PTTH cũng dần trôi qua. Với học lực tương đối tốt, cô thi đỗ vào hệ cao đẳng chuyên ngành kế toán tại một trường ở Hà Nội. Xa nhà, lại không có tiền, Lý xin ở nhờ một người thân trong gia đình với quyết tâm học tập thật giỏi để sau này ra trường kiếm được một công việc phù hợp để có thể giúp đỡ được cha mẹ và các em. Ra trường, cầm tấm bằng đỏ trên tay, Lý dễ dàng xin vào làm kế toán tại một doanh nghiệp lớn tại Hà Nội với mức thu nhập khá cao. Thời gian đầu đi làm, Lý miệt mài với hàng đống sổ sách, giấy tờ. Lãnh đạo công ty luôn coi cô là một nhân viên mẫu mực.

Công việc ổn định, cuộc sống gia đình cô cũng phần nào gượng dậy sau những sóng gió của thời gian. Những lần đi giao dịch công việc, Lý quen với Nguyễn Tiến Thịnh (SN 1980, trú tại thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc  là chồng của Lý sau này – PV). Trong mắt cô, cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, Thịnh thực sự là một bạch mã hoàng tử bước ra từ trong những giấc mơ màu hồng. Cô hạnh phúc khi trong cuộc đời có hai đấng trượng phu mà cô yêu mến và trân trọng. Một người là cha cô, người suốt cuộc đời cô mang ơn dưỡng, người còn lại chính là Thịnh, chàng hoàng tử trong trái tim cô. Nhưng nếu như người cha đã cho cô một ý chí phấn đấu, một động lực để cô vươn lên thì Thịnh sau quãng thời gian mặn nồng hạnh phúc với đứa con đẹp như thiên thần đã đẩy cô vào cuộc sống theo đúng nghĩa địa ngục trần gian cũng chỉ vì ghen tuông mù quáng.

Bé K.Ly giờ đây là niềm hạnh phúc và hy vọng của LýBé K.Ly giờ đây là niềm hạnh phúc và hy vọng của Lý

Trò đùa số phận

Trong mắt cô kế toán xinh đẹp, giỏi giang Lê Thị Lý thời ấy, Thịnh thực sự là mẫu người đàn ông lý tưởng. Thịnh đẹp trai, ga lăng, lại là người đàn ông lịch lãm, có học thức. Những lần hẹn hò, những buổi đi chơi đầy lãng mạn khiến Lý ngập tràn trong men say tình yêu. Cô nhận lời yêu Thịnh và cùng vun đắp một cuộc sống hạnh phúc với chàng trai mà trái tim cô loạn nhịp sau mỗi lần gặp gỡ. Ai cũng chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ, nhiều người còn tỏ ra ghen tỵ trước hạnh phúc viên mãn của cô. Nhưng niềm vui, hạnh phúc của cô chẳng được bao lâu. Cái câu “hồng nhan bạc mệnh” dường như ứng vào cuộc đời Lý, như trò đùa của số phận vậy!.

Khó khăn một lần nữa lại thách thức Lý. Khi vừa mới bước chân về gia đình nhà chồng thì bố chồng cô bị bệnh phổi. Khoản lương thu nhập của chồng chị cộng với thu nhập của Lý cũng không đủ lo cho bố chồng và sinh hoạt của gia đình.

Giữa lúc ấy cô con dâu hiếu thảo bàn với chồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài để mong có tiền trang trải. Giấu vội những giọt nước mắt, tạm biệt chồng và cô con gái chưa tròn một tuổi, Lý xách va li đi lao động tại Angola. Cuộc sống nơi đất khách quê người cực nhọc lắm mới có được đồng tiền gửi về cho gia đình. Suốt ba năm trời xa nhà, chị nhớ chồng, con da diết.

Hàng đêm, mỗi khi đi làm về chị chỉ có thể sẻ chia nỗi nhớ với chồng qua những cuộc điện thoại ngắn ngủi và ngắm chồng, ôm con qua những tấm hình. Chị bật khóc vì cuộc sống tương lai đã đẩy mình phải xa con gái từ khi nó chưa tròn một tuổi. Lý vui mừng, hạnh phúc khi nghĩ đến việc con gái cất tiếng gọi mẹ. Và, điều chị cảm thấy mãn nguyện là những năm tháng mưu sinh xứ người giúp gia đình chồng không còn vất vả như trước… Dòng ký ức chợt vụt tắt khi trên khuôn mặt của Lý thấm đẫm những giọt nước mắt. Tại sao cuộc đời lại bất công và đùa giỡn với tôi như thế! Lý ngước đôi mắt buồn hỏi tôi và cũng như hỏi chính mình.

Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, chị đã chia sẻ với tôi những thăng trầm của cuộc đời, niềm hạnh phúc, nỗi đau, những bất hạnh mà số phận đã mang đến cho cuộc đời mong manh của chị.

 Quãng thời gian chị trở về Việt Nam cũng là lúc giữa chị và Thịnh xảy ra mâu thuẫn. Đó là do lỗi của ai?

Tôi thấy mình không có lỗi, chỉ vì anh ấy quá ghen tuông mà thôi. Sau 3 năm lao động vất vả ở nước ngoài tôi mong chờ giây phút đoàn tụ nhưng Thịnh lại cho rằng tôi có quan hệ mờ ám với một người tên là Minh ở bên Angola. Và cũng từ thời điểm ấy tôi trở thành kẻ tội đồ trong mắt Thịnh và gia đình nhà chồng.

Thời điểm ấy, rộ tin đồn mối quan hệ giữa Thịnh và cô gái tên An, chị chắc cũng biết chuyện ấy?

Tôi có nghe chuyện, có thể đó là lý do để anh ấy ruồng rẫy tôi nhưng bản thân, tôi vẫn luôn tin vào chồng mình vì anh ấy là chỗ dựa tinh thần cho tôi suốt trong 3 năm bôn ba xứ người. Những chuyện buồn, tôi xin phép không nhắc lại nữa, bởi mỗi lần nhắc tới, trái tim tôi thêm tứa máu.

Bây giờ cuộc sống của chị như thế nào?

Tôi mới trở về gia đình từ sau khi ở ngôi nhà bình yên tại Thụy Khuê – Hà Nội. Hiện nay tôi đang theo học thêm lớp nghiệp vụ để chuẩn bị cho công việc sau này. Đối với tôi, quá khứ xin hãy để nó ngủ yên, bởi tôi không dám tin vào sự thật này, nó khủng khiếp quá. Cuộc sống với tôi bây giờ là đứa con K.Ly bé bỏng. Tôi sẽ sống và nuôi nấng nó nên người.

Từ khi Thịnh bị kết án, chị có đến thăm Thịnh và gia đình bên chồng hay không?

Ngay cả tại những phiên toà xét xử, đến lúc tôi trở về từ Ngôi nhà bình yên, tôi vẫn thường xuyên thăm hỏi và tiếp tế cho anh ấy. Gia đình nhà chồng thì vẫn không muốn chấp nhận tôi. Có lẽ cuộc đời tôi bạc bẽo quá. Chưa bao giờ trong suy nghĩ, tôi hết yêu anh ấy. Tôi chỉ mong được một ngày gia đình đoàn tụ, vang tiếng cười trẻ thơ. Nhưng hình như ước mơ nhỏ nhoi của tôi đã quá xa vời.

(BNDT)

********************

Thực hư về cái gọi là ‘trùng tang’

Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện “quyền lực” siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã… chết. Vậy “trùng tang” có thật hay không và nên hiểu nó như thế nào trên cả hai phương diện khoa học duy tâm và duy vật?

Những cái chết “liên trận kỳ hồi”
Cách đây hơn một năm, nhiều tờ báo đưa tin về trường hợp “trùng tang” ở quận Tây Hồ, Hà Nội rất đáng sợ. Đó là một gia đình trong một ngày xảy ra 2 cái chết của bố chồng và nàng dâu cách nhau chưa đến 5 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là người con dâu đang khỏe mạnh bình thường, vẫn còn đang tất bật chuẩn bị “hậu sự” cho bố chồng thì bỗng nhiên đột tử vì cảm. Để tránh không chôn cất cùng một giờ, hơn nữa, chưa được “giờ đẹp” nên người bố “hạ huyệt” trước, sau đó người con dâu mới được khâm liệm và hạ huyệt sau.
Khỏi phải nói gia tộc đó hoảng sợ đến mức nào, nhất là người con trai cả đồng thời cũng là chồng của người vợ quá cố. Anh rất lo lắng cho đứa con trai độc nhất 15 tuổi và cả bản thân mình. Vì người ta bảo nhà anh bị “trùng tang”. Từ trước tới nay anh có biết “trùng tang” là gì đâu, hơn nữa, những chuyện như vậy chẳng khi nào anh quan tâm do không biết thực hư thế nào. Nhưng khi trong gia đình mình cùng lúc 2 cái chết của bố và vợ thì anh hoảng hồn thực sự, đến nỗi ai bảo gì anh làm nấy để gọi là tránh chuyện tương tự xảy ra.
Như gia đình trên đây, thì một gia đình ở ngay phố Ngọc Hà, quận Ba Đình cũng xảy ra những cái chết tương tự. Chỉ khác là gia đình này, trong vòng 3 năm, 2 người con trai duy nhất trong gia đình đều “đi” theo bố và “đi” một cách “bất đắc kỳ tử”. Người bố sau một thời gian bị bệnh nan y thì qua đời khi ở tuổi “thất thập cổ lai hy”. Nỗi đau của những người trong gia đình chưa qua thì chỉ sau cái lễ 100 ngày của ông ít hôm, lại đến con trai trưởng của ông mất. Cái chết của anh ở tuổi “vẫn còn đang xoan” không chỉ khiến cho người ta thương tiếc mà còn làm cho câu chuyện về “trùng tang” được tin nhiều hơn và thêu dệt nhiều hơn.
Đêm hôm trước, anh vẫn còn ngồi quán nước và nói chuyện oang oang về thế sự, không một chút biểu hiện của người đau ốm, bệnh tật. Thế mà sớm hôm sau, khi vợ gọi anh dậy để đỡ chị dọn hàng bán đồ ăn sáng như mọi khi, anh đã mãi ngủ không bao giờ dậy. Liên tiếp 2 cái chết xảy ra trong vòng hơn 3 tháng, tưởng như gia đình anh không thể gắng gượng được.
Vậy mà chưa hết, 2 năm sau, người con trai út đang phơi phới tuổi xuân bỗng dưng một chiều đi làm về kêu mệt, vào giường nằm rồi mất lúc nào cũng không ai biết. Cả gia đình nhộn nhạo, hoảng loạn. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân vì sao chỉ trong thời gian ngắn mà cả 3 người đàn ông trong nhà đều ra đi ngoài lý do duy nhất: “Trùng tang”. Và trùng tang như thế được gọi là “trùng tang liên táng”.
Chùa Hàm Long ở Bắc Ninh, được cho là nơi nhốt “trùng” lớn nhất Việt Nam

Ngày “kiếp sát”

Vậy trùng tang là gì?
Thực ra, từ trước tới nay, chưa bao giờ có một định nghĩa chính thống về “trùng tang” mà chỉ dựa trên hiện tượng rồi đúc kết thành quan niệm. Ngay cả, Phật pháp cũng không định nghĩa về hiện tượng này, mặc dù đây là “hồn cốt” của thế giới tâm linh. Theo cách hiểu dân gian “trùng tang” là trường hợp người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng” (có khái niệm cho rằng là “âm binh”) rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.
Nhưng phải trong 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết của những người trong cùng dòng tộc mới coi là “trùng tang”. Còn nếu không thì không phải. Có rất nhiều người nhầm lẫn điều này nên thấy trong gia tộc có nhiều người mất nhưng không phải trong 3 năm liên tiếp vẫn nhận là bị “trùng tang”.
Cách tính “trùng tang” theo “Phật pháp bách vấn” thì như thế này: Đối với những người tuổi thân, tý, thìn nếu mất vào một trong bất kể ngày hoặc tháng, năm, giờ tỵ thì coi là bị mất vào ngày trùng tang, còn được gọi là ngày “kiếp sát”. Tức là những tuổi đó “kỵ tỵ”. Mà đã ‘kỵ tỵ” thì những người tuổi thân, tý, thìn càng không được an táng vào ngày tỵ. Tương tự cách tính ấy, tuổi dần, tuất, ngọ kỵ hợi; tuổi tỵ, dậu, sửu kỵ dần; Hợi, mão, mùi kỵ thân.
Còn cách tính ngày trùng là chẳng hạn, ngày dần, tháng dần, năm dần, hay ngày thân, tháng thân, năm thân… cũng được gọi là ngày “trùng”. Ngày “trùng” này không tính riêng cho một tuổi nào mà bất kỳ người tuổi nào mất vào ngày “trùng” cũng “kỵ”.
Sách “Tam giáo chính hội” còn nói đến cách tính “trùng tang” cổ xưa là phải tính theo niên, nguyệt, nhật, thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”. Hoặc những người tuổi tý, ngọ, mão, dậu nếu mất vào một trong các năm tuổi ấy, cũng coi là “trùng tang”…
“Lực siêu nhiên” hay tình cờ?
Tuy nhiên, việc “trùng tang” có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?
Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày “trùng tang” nhưng Phật giáo lại quan niệm về “trùng tang” như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác…”.
Trên cơ sở khoa học, GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, những nhà vật lý thuộc Hội Vật lý Việt Nam cũng đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này đã lý giải theo cách của mình.
Mà cách lý giải ấy rất giống với những kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương – nhà vật lý học nổi tiếng – từng giải thích hiện tượng “trùng tang” theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.
Còn TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người, về những cái gọi là “thế lực siêu nhiên”… đồng thời là tác giả của rất nhiều bài viết lý giải về vấn đề này dưới góc độ khoa học cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.
Như vậy, với những cách giải thích trên đây, mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu “tai nghe mắt thấy” nhưng rõ ràng “trùng tang” chỉ là một quan niệm “siêu thực”, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người thì nhận định như nhà văn hóa Trần Lâm Biền “cần gì phải biết đúng – sai; thực – hư mà cứ để nó như vậy. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan”.
Còn cách “hóa giải” trùng tang như Phật giáo khuyên: “Vì là tập tục đã ăn sâu vào tâm thức mọi người nên trong tinh thần phương tiên, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để “âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm của Phật giáo”.
Còn để “trấn an” tinh thần của những người còn sống, dân gian có cách “giải” trùng tang là: dùng các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào một cái túi rồi đặt trong quan tài người chết. Hoặc có thể dùng bộ linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên ngực, hoặc lót dưới quan tài… Bộ linh phù này được biết ở chùa Hàm Long, Bắc Ninh có bộ ván in khắc phù giải đã có mấy trăm năm nay. Người dân có thể đến đây nhờ các sư thầy tư vấn mà không nên lập đàn tế lễ tốn kém, gây hoang mang cho người còn sống…

 

Nguyễn Anh

( Theo Petrotimes )

 

*************************

Bên trong nhà máy sản xuất ‘cỗ máy tình dục’

Những con búp bê trong nhà máy Abyss Creations ở California (Mỹ) được tạo hình cẩn thận, lắp ráp và bán với giá 7.000 USD/một con.

Nhiếp ảnh gia Zackary Canepari đã ghi lại những hình ảnh bên trong nhà máy sản xuất búp bê tình dục. Ông đặt tên cho chùm ảnh là “Các cỗ máy làm tình”.
Giá mỗi con búp bê tình dục bán ra khoảng 7.000 USD. Hình dáng có thể do yêu cầu của khách hàng.
Matt McMullen là người tạo hình ra những em búp bê tình dục này. Matt thực sự say mê với công việc sáng tạo của mình nhưng gia đình không hề ủng hộ việc anh làm. Có thời điểm, nhà điêu khắc Matt giam mình dưới gara để thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, tất cả những gì mà anh cho là sáng tạo lại trở nên kỳ quặc với các thành viên trong gia đình.
Matt chọn cách im lặng trước lối sống của những khách hàng tới đây, anh không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào phong cách sống của khách hàng dù họ có sống thế nào đi chăng nữa.
Để hoàn thành một tác phẩm của mình, Matt phải trải qua hàng tháng để tạo hình cho búp bê, sau đó đặt tên, cất chúng trong kho. Theo anh mỗi búp bê thể hiện một cá tính khác nhau.

 

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: