Chưa tới sáu mươi mà tôi hên quá, có tới những hai chị sui nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Còn hên hơn nữa là cả hai anh sui đều đã đi bán muối mấy năm nay rồi, để lại hai chị phòng không chiếc bóng, ngó thấy muốn ứa nước mắt, thiệt tội nghiệp vô cùng.

Có những lúc phởn chí, tôi ngâm lên bài thơ Chị Sui, giọng ngâm trầm ấm rỉ rả trong canh vắng, nghe hay hơn ông Nguyễn Ngọc Ngạn trong Thúy Nga Paris rất nhiều:

– Đêm nằm bên vợ nhớ chị sui
Thấy tình cảnh chị luống ngậm ngùi
Ước ngày nào đó tôi góa vợ
Ghé thăm nhà chị chắc là dzui…

Bà vợ nhỏ của tôi ban đầu nghe tức lắm, nhưng cũng nhờ như thế mà bà ấy biết chìu chuộng, đối xử với chồng đàng hoàng hơn xưa, chứ cà chớn cà cháo là tôi… ghé thăm chị sui liền một khi… thì mất cả chì lẫn chài.
Bây giờ bả nghe ngâm thơ riết đã lờn rồi, nên tuyên bố thẳng thừng:

– Đi đâu thì đi, càng đỡ mòn của nhà.

Xin quí cụ cao niên đừng hiểu lầm là tôi có vợ nhỏ rồi hừng chí bắt chước. Bởi vì bà xã tôi hơi nhỏ con (nhưng rất mắn đẻ) nên hồi tôi mới quen bả thì gọi là người em gái nhỏ, bây giờ bả đã đến tuổi “mày thuôn lá ổi, vú thõng dưa gang” rồi thì tôi kêu là vợ nhỏ, chứ chính thực bả là vợ lớn.

Hai chị sui tôi hồi còn con gái chắc là đẹp lắm, bởi vì theo lời hai chị mô tả thì đồ đạc còn nguyên si, không có bơm hút, cắt chích gì hết mà trông vẫn còn phông, nói theo kiểu bình dân là “cứng cạy” lắm.
Chắc nhiều người không biết cứng cạy là cái gì.
Đó là trái dừa vỏ hết còn là màu xanh, nó đã biến qua màu xám vàng, cơm ở trong không còn mềm èo, mà cùi dừa cũng chưa khô khốc như dừa khô, làm mứt thì ăn vừa miệng vô cùng.
Nói tóm lại thì dừa cứng cạy vừa dòn, vừa mềm mà còn nước nôi lắm lắm.

Bây giờ nói về chuyện chị sui thứ nhứt:

Con trai tôi quen con gái chị được chừng một năm thì cưới nhau. Ngày thằng Cậu Cả dẫn tôi đến nhà vợ tương lai của nó, tôi đi cắt tóc, nhuộm đen, mặc bộ đồ lớn, đeo kiếng trắng gọng vàng coi cũng oách như ông này ông nọ chớ chẳng phải chơi.
Thấy ánh mắt là tôi biết chị cũng “chịu đèn” tôi rồi, nhưng cả hai còn thẹn thò đâu dám nói ra.
Hôm đám cưới, chị mặc một chiếc váy đen. Chị nhảy đầm tốc cả váy lên coi rất điệu nghệ, tiếc rằng tôi là người chân quê, hồi nhỏ chỉ biết nhảy cò cò, sau lớn lên đi lính thì biết thêm nhảy xổm với nhảy dù, chớ có biết nhảy đầm nhảy đìa chi đâu, bởi vậy cứ ngồi trơ mắt ếch ra xem chị nhảy mà nuốt nước miếng ừng ực.
Ngày tôi có đứa cháu nội đầu tiên thì chị dọn về ở chung với con, để săn sóc cháu ngoại cho tụi nó đi làm.
Mỗi lần phải đi lên City làm giấy tờ gì đó, là tôi lại kiếm cớ tạt ngang thăm cháu nội.

Nhấn chuông xong thì thấy chị vội vàng chạy ra mở cửa, tay bế đứa bé mũm mĩm đang chu mỏ ra phun mưa, chân tay chòi chòi đạp đạp.

Chị đưa đứa nhỏ cho tôi bồng, miệng nói:

-Dễ thương lắm đó.

Tôi nhìn vào tay đứa nhỏ đang níu cổ áo bà ngoại nó mà kéo doãng ra, thấy rõ hai trái ổi xá lị không có gì che đậy nên tôi nói nhỏ:

-Ừ, dễ thương quá à!

Chị ngước lên nhìn tôi, màu hồng đỏ bừng lên tới tận tai, miệng cười mủm mỉm coi dễ thương hết sức.

Chị sui nhỏ nhẻ hỏi:

– Bữa nay anh có rảnh không, mời anh vô nhà chờ chút tui nấu chè anh ăn.
Tôi là tay hảo ngọt có tiếng, nghe chị mời chè thì khoái chí tử, bồng thằng nhỏ xà vào cái ghế bành. Thấy chị sui lấy ra một rổ hột me, tôi quăng thằng cháu nội vô cái lồng con nít rồi ngồi bệt với chị …

Chị sui nói với anh sui
Giờ nầy còn sớm ở chơi khoan về
Vô đây phụ lột hột… me
Để tui chuẩn bị nấu chè mình ăn.

Hôm nay mồng mấy vậy anh?
Nhìn ra ngoài ngõ ánh trăng đã tròn
Hồi xưa ông xã tui còn
Ảnh phụ tui nấu thường hơn anh à

Tụi tui ngồi dưới trăng ngà…
Ăn chè, tán dóc thật là vui tươi
Thắm thoát gần chục năm trời…
Ảnh chết, tui bỏ cả xôi lẫn chè

Hôm nay làm lại đó nhe
Bảo đảm, anh thử sẽ mê tới già…

Tối đó về nhà, vợ tôi thấy tôi bần thần đầu óc mơ màng cứ tưởng tôi bịnh nên giã chén muối ớt, cắt mấy trái khế để tôi ăn chua vào cho giải cảm. Nào ngờ nhìn chén muối ớt mà tôi lại nhớ đến hai trái ổi xá lị, nước miếng cứ dâng lên miệng, cục Adam thì cứ chạy lên chạy xuống. Tôi nuốt nước miếng ừng ực, hít một hơi để dồn chân khí chạy xuống… phía dưới, vừa ăn khế vừa tưởng tượng đến ổi xá lị.

Ăn xong, tôi vội chạy ngay lên giường trùm mền, mơ màng rồi ngủ quên hồi nào không biết. Có ai ngờ là tôi bị bịnh mộng du, thế mới có chuyện xảy ra….Có trời biết, đất biết, Chúa biết, chị sui biết…mà tôi hổng biết.

Hèn chi sáng hôm sau tôi ghé qua thăm thằng cháu nội lần nữa thì chị sui ra mở cửa, mặt ửng hồng, thẹn thùng hỏi:

Tối qua …anh đến nhà tui?
Sao không gọi cửa …mà…chui hàng rào?
Tôi thộn mặt ra chắc chắn là …rất ngố. Tại sao mình lại phải chui hàng rào mà không…vượt rào? Nhưng tôi nhanh trí mạnh miệng chối phăng còn ngố hơn:
Đêm khuya chị ngáy ào ào,
Tui chun dzô đó khác nào tui điên?

Than ôi, nhưng đó chỉ là giấc mơ, cơn mộng du thôi, chớ có bóng đèn làm chứng cho tôi, mối tình anh sui chị sui vẫn còn ngây thơ trong trắng không vướng chút bụi trần. Ai không tin thây kệ.

Bây giờ kể đến chị Sui thứ hai:
Thằng con trai kế của tôi ra trường đi làm việc đã lâu. Thành phố nó ở lại không có mấy người Việt, mà từ hồi các con còn nhỏ, chúng tôi thường khuyên nhủ là nên lấy người Việt Nam, kẹt lắm thì lấy Tàu, Thái, Phi cũng còn đỡ, chứ lấy Mỹ hay Mễ thì ba má không phản đối nhưng cũng không thích đâu.

Mấy đứa nhỏ nghe lời, nên bạn bè cặp xách thì cũng có lai rai, nhưng khi lấy vợ thì tuân theo ý cha mẹ, là cô dâu phải biết húp nước mắm. Nhân dịp về Việt Nam thăm bà nội, nó được giới thiệu với một cô gái đẹp lắm, lại con nhà giàu.

Nghe người ta đồn là con gái bây giờ ma mãnh lắm, nó lợi dụng qua đây được rồi là đá liền mà theo thằng khác, nên tôi phải thân chinh về tận bên đó coi lại cho chắc, chứ thằng con tuy gần 30 tuổi rồi mà còn ngây ngô như đá.

Gia đình chị Sui ra rước tận phi trường. Đứa con dâu tương lai ôm bó hoa lớn tặng cho tôi ngay khi gặp mặt tại cổng.

Dĩ nhiên tôi để ý theo dõi nét mặt, tướng đi, lời nói của con nhỏ thì thấy được quá. Con nhà giàu mà không chưng diện, mặc chiếc áo đầm trắng đơn giản, giống như thiên thần.

Còn chị Sui tương lai của tôi thì khỏi nói, mới chừng bốn mươi thôi và nhan sắc thì ôi thôi.. chậc chậc.. giới địa ốc bên Việt Nam gọi là “điện nước đầy đủ cả”.

Anh Sui đã cất bước theo ông bà khoảng chừng năm năm nay, để lại cho chị một gia sản kếch sù, gồm nhiều căn nhà ở thành phố và các tỉnh miền tây, với một đoàn xe tải ba bốn chục chiếc, chuyên chở hàng từ những cửa khẩu về SG hay các tỉnh. Tôi choáng ngợp trước sự giàu có của họ, cho dù ở bên Mỹ tôi cũng chẳng nghèo hèn gì.

Nhà đàng gái có nhiều xe, nhiều tài xế, nhiều người làm, nên nếu sau này con nhỏ đó có về làm vợ thằng con tôi, chắc nó cũng không biết nấu ăn, giặt quần áo gì đâu, chỉ tội cho thằng con lo hầu vợ mà thôi. Nhưng ngẫm đi nghĩ lại, bà xã tôi ngày xưa có là tiểu thư khuê các con nhà giàu gì đâu, mà bây giờ tôi cũng vẫn phải nai lưng ra hầu việc bả vậy. Thôi cũng đành phó thác cho mệnh trời.

Giấy tờ làm hôn thú, bảo lãnh cũng còn khá lâu, nên chị Sui muốn nhờ tôi làm một thư mời bả qua Mỹ, thực tế là đi chơi, nhưng giấy tờ là mời một “đối tác” từ bên VN qua để làm ăn.

Chắc bả muốn coi gia đình tôi có môn đăng hộ đối không, thằng con tôi là kỹ sư thiệt hay dỏm, nó đang làm ông Sếp hay đang cong đít lau sàn nhà.

Thư mời, tôi có bấm con dấu nổi của công ty, bả dòm thấy nổi cộm lên một cục chắc lé con mắt, vì mộc bên VN đóng đỏ toè loe, nhưng làm sao oai bằng con dấu của tôi được.

***
Mấy tháng nay, kinh tế Mỹ lao xuống vùn vụt, thằng Cậu Cả nhà tôi bị lay off, nó đành dọn về nhà cha mẹ ở chứ không còn đủ khả năng ở nhà lớn nữa, mà nhà tôi thì các con dần dần như con chim mọc đủ lông cánh, bay đi khắp bốn phương trời.
Chị Sui ở một mình cô quạnh nên tôi phải thường xuyên ghé thăm thay thế cho đám nhỏ. Một bữa tôi nghe chỉ than mà thấy thương quá.
Cám ơn anh đã ghé qua…
Con gả đi hết cửa nhà quạnh hiu!
Làm tui cảm thấy buồn thiu
Riết rồi sanh bệnh ít nhiều anh ơi!

Thế rồi tôi và mấy đứa con thuyết phục bà vợ nhỏ của tôi nên rốt cuộc mời được chị Sui về ở chung với gia đình tôi.

Sắp tới chị Sui thứ Hai qua đây chơi, tôi cũng không đành để chỉ ngụ tại Khách sạn, nó lạnh lẽo và bất tiện lắm, tôi sẽ đem về ở chung nhà.

Tưởng tượng đến cảnh mấy người đề huề “chung một mái nhà” mà tôi thấy mình như sắp lên thiên đường.

***

Chị Sui hai chưa qua mà tôi bây giờ đã biết thế nào là cảnh 1 ông nhiều bà. Trời ơi là sướng như tiên mặc dù hơi…điên cái đầu.
Trước hết nói về cái Sướng là bởi mấy bà trong nhà lúc nào cũng chìu chuộng, trổ tài chinh phục trái tim mong manh của tôi.

Bà xã tôi hồi giờ ăn hiếp bắt tôi nội trợ lo cơm nước thì nay lại chịu khó lăng xăng lí xí nấu nướng bưng cơm dâng tận tay tôi, lại còn bưng nước, xĩa răng cho tôi nữa. Tôi mới ưỡn lưng than mỏi là bả xà vào đấm bóp, massage cho tôi ra cái điều tôi là sở hữu của bả.

Còn chị Sui thì tự nhiên đòi dạy tôi nhảy đầm. Chỉ bảo là hôm đám cưới thấy tôi ngồi thộn mặt ra ngó thiên hạ nhảy nhót giống y mặt con cóc tía mà tiếc cho tôi và…chỉ hết sức nên phải kiếm dịp mà luyện võ nghệ cho tôi. Chỉ bảo điệu sì lô cóc khô gì gì đó là dễ nhất và hợp với cái tướng to con của tôi. Ừ, nhảy thì nhảy, tôi sợ gì mà không tập. Sẵn bà vợ nhỏ của tôi mắc đi đánh tứ sắc ở nhà bạn, vợ chồng thằng Cậu Cả được dịp xúi vào, hổng hiểu tụi nó có dụng ý gì:
– Má đi rồi, Ba tới đi Ba.
– Ừ, tới thì tới. Nhảy đầm là một môn nghệ thuật mà.
Thế là thằng con mang đờn ra, còn tui thì diện bộ đồ vía vào. Chị Sui vào trong thay đồ thật lâu làm tui sốt ruột quá xá, không tranh thủ mà làm phí thì giờ vàng ngọc thật là uổng. Nhưng úi trời, lúc chị Sui ỏn ẻn từ trong phòng bước ra hai con mắt tui muốn nổ đom đóm, máu cam từ từ ứa ra từ mũi y hệt trong phim Tàu. Chỉ mặc bộ đồ kiểu gì mà cứ y như không mặc. Hai trái ổi giờ được che bởi những bông hoa vải đỏ nho nhỏ được đính trên cái áo voan màu da mỏng dính. Còn thêm những cái tua đỏ dài dài như tấm màn mỏng nửa che nửa hở. Kiểu này mà nhảy nhót sao được, chưa chi tui đã cứng cả cẳng, run cả đầu gối.
Nhưng phải công nhận chị Sui thật là tài, chỉ dìu tôi đi tới đi lui theo tiếng nhạc dìu dặt mê ly. Biết nhảy đầm mà hấp dẫn như vầy là tôi đã xin đi học nhảy từ hồi mới chui ra khỏi bụng mẹ. Ô, mê lý, mê ly đời ta! Hai trái ổi của chị sui lâu lâu chạm nhẹ vào tôi làm tôi nỗi cả da gà da rắn…Mà đâu cần chị sui chạm, chỉ cần nhìn bộ đồ chỉ mặc kiểu “có mà như không” là trái tim tôi cứ thắt lại, mắt nổ hào quang.
Ấy chỉ là mấy điều sung sướng của tôi, kể nhiều lộ hết bí mật. Còn nổi khổ thì trời ơi là khủng khiếp.
Cái thằng cậu Cả của tôi thật là ngu đại ngu. Cái ngu thứ nhất là nó đem ông Sui bà Sui ghép với nhau. Cái ngu thứ hai là nó thấy hai sui nhảy đầm hết xảy nên biểu con vợ vào lấy máy chụp hình chụp vài “bô” làm kỷ niệm. Thế mới có cái hình đẹp ác chiến và cũng là nguyên cớ cho cái trận ghen ác liệt xảy ra.
Anh sui cùng với chị sui,
Đôi ta say đắm mùi ơi là mùi.
Cái hình này tôi đã nhét dưới mấy cục tạ mà hổng hiểu sao nó lại lọt vào tay vợ tôi. Sau này mới biết hóa ra thằng con nó thấy đẹp rửa ra và gởi cho Paris by night xin ghi tên cho 2 đứa tôi dự thi khiêu vũ. Lại thêm một cái ngu của nó là xớn xác ghi địa chỉ không đúng nên thơ được châu về hợp phố và lọt vào tay con vợ chằn lửa của tôi. Ngu gì mà ngu truyền kiếp! Đúng là con hơn cha nhà mất nóc.
Trước con sư tử dơ nanh vuốt, tôi quỳ thụp xuống xin tha mạng và mếu máo ngâm bài thơ:
Trên đời quý nhất là CON
Cho nhau chẳng tiếc, mình còn dùng chung.
Tiếc chi cái tấm … thân còng
Còn “ngon” mà chẳng ai dùng, phí đi!!!
Dĩ nhiên là nghe tôi ngâm xong, bả gầm lên và nhào vô cấu xé “tấm thân còng” và xé tan nát luôn cái hình làm tôi tiếc đứt ruột. Nhưng nghĩ cho cùng, cái hình đã được save trong computer thì mắc mớ gì mà tiếc.
Chỉ tiếc có một điều là con vợ của tôi nó ra tối hậu thư:
«Một chị Sui chung nhà là đủ. Còn chị Sui hai thì ông lo mà đem chỉ đi đâu thì đi. Tui không cho phép rước thêm vô căn nhà này.»

Nguyễn Viết Tân và Thanh Mai

Tâm Hiền trích đăng (tác giả là bạn văn của TH)
( Quang Nguyen chuyển )

***************************

Phụ nữ khỏa thân cho đàn ông bình phẩm

Một chương trình truyền hình ở Đan Mạch đang bị chỉ trích vì phát cảnh hai người đàn ông ngồi bình luận về cơ thể của một phụ nữ khỏa thân.

Một cảnh trong show truyền hình “Blachman. Ảnh: The Sun

Trong chương trình truyền hình thực tế này, những người phụ nữ sẽ lần lượt bước vào trường quay và thản nhiên lột đồ ngay trước mặt người dẫn chương trình Thomas Blachman và khách mời. Hai người đàn ông sau đó sẽ tự do lia mắt khắp cơ thể người phụ nữ trước khi đưa ra bình luận về những đặc điểm trên cơ thể họ.

Trong một clip được ghi lại, ông Thomas Blachman – cũng là người sáng tạo nên chương trình này – còn hỏi một người phụ nữ rằng: “Phiền cô quay người lại một lúc được không?” bởi ông ta chỉ thích ngắm vòng ba của phái đẹp. Sau đó Thomas còn đưa ra những lời bình luận rất thô tục về bộ ngực của người phụ nữ này.

Theo The Sun, ngay sau khi được phát sóng, “Blachman” – tên của chương trình – đã nhận được rất nhiều lời chỉ trích về sự phân biệt và bình luận thô tục đối với phái yếu.Tuy nhiên ông Thomas Blachman, một nghệ sĩ nhạc jazz, thì tự nhận mình là một “thiên tài” khi nghĩ ra ý tưởng về show truyền hình thực tế này.

 

 

Ông Thomas Blackman khẳng định mục đích của chương trình là nhằm “tạo ra cuộc tranh luận về tính thẩm mỹ của cơ thể phụ nữ mà không khiến cho cuộc tranh luận ấy mang tính khiêu dâm hoặc đúng đắn về mặt chính trị”. Mặc dù vậy Backman thậm chí đã phải bay sang New York để tránh phẫn nộ của dư luận từ sau khi chương trình của ông ta được lên sóng.

Lotte Hansen, nhà phê bình hàng đầu tại Đan Mạch đang khởi động một chiến dịch để yêu cầu đài truyền hình Đan Mạch hủy bỏ việc phát sóng chương trình này.

 

Hướng Dương

**********************

Đôi trai gái tự tin khỏa thân đi khắp thế giới

Cặp đôi từng lái xe chạy qua cầu cảng Sydney mà không mặc gì trừ đội mũ bảo hiểm, đi giày và đeo găng.

Cặp đôi người Australia thoải mái khỏa thân trên đường phố nước Anh. Ảnh: TNI Press Ltd

Sam Hatfield và Fiona Skelton vừa xuất hiện tại một số điểm thu hút khách du lịch ở thủ đô London, nước Anh, trong bộ dạng khỏa thân hoàn toàn. Theo Ibtimes, hoạt động này nằm trong chiến dịch “Nakedme”, một chiến dịch vận động lớn trên khắp thế giới nhằm giúp hoạt động khỏa thân được chấp nhận rộng rãi.

Cặp đôi người Australia đã tự tin trút bỏ xiêm y và diễu hành qua điện Buckingham, tòa nhà Nghị viện, London Eye và Tower Bridge. Đôi nam nữ thậm chí còn trình bày cách hiểu của họ về ban nhạc The Beatles bằng việc đi bộ qua đoạn giao nhau của đường Abbey giống như các chàng trai Liverpool từng làm.

Đây không phải là lần đầu tiên, đôi nam nữ Australia này khỏa thân ở nơi công cộng. Họ từng đến một thị trấn ở Wuppertal, Đức, cùng khiêu vũ với những người đi trên một chuyến xe lửa trong tình trạng khỏa thân. Trước đó, cặp đôi còn lái xe chạy qua cầu cảng Sydney mà không mặc gì trừ đội mũ bảo hiểm, đi giày và đeo găng.

Trên website của mình, cặp đôi viết: “Trong khi những người khác ngần ngại thì chúng tôi sẵn sàng trút bỏ xiêm y. Dũng cảm khỏa thân là cách của chúng tôi. Chúng tôi muốn thách thức sự xấu hổ, vốn khiến nhiều người ngượng ngùng về bản thân mình”.

Hướng Dương

*****************************

10 status ấn tượng trong tuần trên Facebook

‘Mình đã lớn so với cái áo mặc gần 10 năm, nhưng cởi nó ra và thay áo mới đòi hỏi thời gian và cả may mắn nữa’, Mai Phương Thúy Viết.

Status số 1

“Nếu thực sự yêu thương mẹ thì bất cứ ngày nào cũng sẽ là Mother’s Day“. – Thúy Vinh (cựu người mẫu)

Status số 2

 

 

“Mấy bạn đi thi với mình bảy năm trước và những bạn mình gặp khi đi sự kiện, đóng quảng cáo từ năm 2006, 2007…, giờ gặp lại hay nghe tin cũng đều phát triển và ổn định cuộc sống. Một mình mình vẫn ở đây lông bông và vẫn làm những việc bảy năm nay mình đã làm. Mình đã lớn so với cái áo mặc đi mặc lại gần 10 năm, nhưng cởi nó ra và thay tấm áo mới đòi hỏi thời gian và cả may mắn nữa”. – Mai Phương Thúy (Hoa hậu Việt Nam 2006)

 

Mai Phương Thúy.

Hoa hậu Mai Phương Thúy.

 

 

Status số 3

“Nóng quá thể cả nhà nhỉ. Nhớ hồi sinh viên cũng có những đêm oi bức thế này, lại còn thêm cả mất điện nữa, căn phòng trọ lợp tấm xi măng nóng hầm hập, mở hết cửa ra cũng chẳng mát hơn chút nào. Mấy thằng sinh viên thuê trọ bọn mình bèn lột hết chiếu, ra múc nước giếng khoan dội lên phản gỗ cho mát. Mất điện tối om nên cũng chẳng có gì ngại ngần, mấy anh em hồn nhiên trút bỏ trang phục ngồi uống với nhau chai bia cỏ và thả hồn theo tiếng guitar bập bùng cho quên cái nóng.

Đêm oi bức nên chẳng phòng nào ngủ, các cô gái trọ trong dãy nhà cũng ra hành lang ngồi hóng gió, vài cô còn đứng cạnh cửa sổ phòng mình để nghe bọn mình đàn hát đến tận đêm khuya…

Bất ngờ có điện, âm nhạc lãng mạn biến mất, các nghệ sĩ sinh viên trong phòng vứt hết cả đàn, cả bia, thằng chạy đi tìm công tắc để tắt điện, thằng định phi ra đóng cửa, thằng thì chạy đi tìm quần áo… Khán giả cũng chạy tán loạn về phòng… Cả dãy nhà lại khúc khích cười đến gần sáng, vui đến tận mấy hôm sau…” – Giáo sư Xoay (Trưởng Ban Đoàn thể tập đoàn FPT)

Status số 4

Cách của một người thông minh: “Để giữ tình yêu của mình khi có kẻ thứ ba, người thông minh không tác động đến kẻ thứ ba, cũng không gây áp lực cho người mình yêu. Họ yêu một nửa của mình nhiều hơn” – Đinh Mạnh Ninh (ca sĩ))

Status số 5

“Chẳng biết tại sao người ta lại yêu mình, vừa xấu lại vừa nghèo, chắc chỉ thu hút được người ta bởi cái tính thật thà thôi. Nhớ có lần sắp đến sinh nhật bạn gái rồi, nhà cô ấy cũng bình thường thôi, đâu có cần mình phải quà cáp gì cầu kỳ đâu. Nhưng cái tính của mình đi sinh nhật mà không có gì là không được, nhưng khổ một nỗi là lúc đó không có một đồng tiền nào cả. Thế là mình đi kéo xe bò kiếm tiền mua quà tặng bạn gái. Hồi đó mình kéo xe ra cảng xúc cát, thì mỗi xe mình được ít tiền thù lao, làm vài ngày cũng đủ tiền mua quà, lại còn sắm thêm được một số đồ

 

cho mình

 

 

 

nữa chứ. Nói chung là mình không có ngại nghề gì cả, miễn là kiếm được đồng tiền lương thiện”. – Quang Thắng (nghệ sĩ hài)

Nghệ sĩ Quang Thắng

Nghệ sĩ hài Quang Thắng.

 

 

 

Status số 6

“Làm người, khi sinh ra ai cũng phải khóc. Không khóc mấy bà mụ cũng đánh cho khóc. Thế mới biết, khi ra đời làm cái kiếp người không ai sung sướng. Nghèo khóc theo nghèo, giàu khóc theo giàu… Tại sao khi lọt lòng mẹ không ai cất giọng cười mà chỉ cất cao giọng khóc, càng khóc lớn càng tốt?

Mình sợ nhất là đến ngày sinh nhật, nếu không muốn nói là mình ghét ngày sinh nhật của mình! Vui sướng gì để ăn mừng… Mà cuộc đời mình bao nhiêu năm qua rồi, hễ cứ đến gần ngày sinh nhật là có chuyện rất buồn lòng. Gần nhất là năm ngoái phải nằm bệnh viện, năm nay là chuyện bài báo đăng về vụ Cặp đôi hoàn hảo không đúng sự thật! Mấy ngày nay tâm trạng mình không được bình thường cho lắm. Nhưng đọc những lời chúc sinh nhật của mọi người mà lòng ấm lại, miệng cười, nước mắt chảy… Và đó là niềm hạnh phúc đối với cô Cát!” – Cát Phượng (diễn viên)

Status số 7

“Trong mấy đứa con, có lẽ tôi là người mà mẹ lo lắng nhiều nhất, vì tôi là nghệ sĩ nên cuộc sống không được phẳng lặng như các anh chị em khác. Khi tôi vui, hạnh phúc thì mẹ sang ở với các anh chị em của tôi để tôi có không gian riêng, nhưng khi tôi thất bại hay đau khổ thì mẹ lại lụi cụi quay về bên tôi để chăm lo cho tôi, cho các con của tôi. Tôi làm gì để có thể báo hiếu cho những hy sinh của mẹ bây giờ? Chỉ biết suốt cuộc đời còn lại, tôi nguyện sẽ sống vui, sống yêu đời để mẹ không phải lo, phải buồn và phải rớt nước mắt vì tôi nữa, và đó là điều duy nhất mà mẹ mong mỏi ở các đứa con của mình. Tôi có thể mất đi rất nhiều thứ nhưng khi tôi còn mẹ là tôi còn tất cả” – Trizzie Phương Trinh (ca sĩ)

Status số 8

“Thích một người thì rất dễ và rất nhanh, nhưng thích rồi thì muốn tìm hiểu người ta, muốn người ta yêu mình, điều này lại khá khó. Rồi nhận ra một người quá tốt trong mọi tiêu chuẩn như thế mình lại không xứng đáng. Thế nên trước hết phải sống tốt cái đã”. – Hoàng Thu Thủy (người mẫu)

Status số 9

“Sự tinh tế của con người là học cách hiểu và cảm thông với một ai đó khác thay vì bộc bạch những suy nghĩ tinh tế của bản thân mình” – Jana Nguyễn (kế toán)

Status số 10

“Trước đây cứ nghĩ rằng tình yêu mà hai người có thể chết vì nhau thật đáng ngưỡng mộ, nhưng càng già, càng từng trải thì lại nhận ra rằng, tình yêu mà khiến hai người dám sống vì nhau mới thực sự xứng đáng để yêu.

Trong cuộc đời, đôi khi ta tự ảo tưởng rằng mọi thứ sẽ sụp đổ khi mất đi người mà mình yêu thương, nhưng hóa ra việc đó chẳng làm mình chết đi, mà chỉ là mất nụ cười, trở nên chai lỳ và ngang bướng. Thời gian vẫn trôi, Trái đất vẫn quay và thế giới vẫn tồn tại, chỉ có nỗi đau còn đó, có thể phai nhạt nhưng cũng có thể ùa về trong chốc lát với những cảm xúc đớn đau giằng xé. Vậy mà con người vẫn chấp nhận để yêu.

Vì tình yêu như thần dược, có thể khiến một người bình thường trở nên điên loạn, cũng có thể biến một người điên loạn trở nên bình thường. Yếu đuối hay mạnh mẽ, quên hay nhớ, hãy để thời gian xoay vần… Yêu thương sẽ trở về, và nếu đó thực sự là duyên số thì dù thế nào cũng không tránh khỏi”. – Chu Hải Quân (blogger)

Studs tổng hợp

Nếu bạn có tình cờ bắt gặp một status ý nghĩa, sâu sắc khi lướt qua các mạng xã hội (Facebook, Twitter, các blog…), hãy gửi về thugiang@vnexpress.net để chia sẻ cùng các độc giả khác nhé. Chúc các bạn những ngày cuối tuần tốt lành.

****************************

Những kỷ lục nắng nóng chết người trên thế giới

Mỹ, Nga, Australia là nơi trải qua những đợt nắng nóng kinh hoàng, gây tử vong và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Mỹ năm 1936

Khắp nước Mỹ có tới 997 người chết trong đợt nắng nóng kéo dài 10 ngày tại quốc gia này. Riêng New York có 76 người thiệt mạng. Hơn 20 trường hợp tử vong là do bị chết đuối vì nhảy xuống nước giảm nhiệt.

Đợt nắng nóng này xảy ra khi Mỹ vẫn đang khôi phục từ cuộc Đại khủng hoảng. Một số khu vực nhiệt độ cao tới 49 độ C. Nhiều ruộng đồng, mùa màng bị phá hủy bởi quá nóng và thiếu độ ẩm.

Mỹ năm 1948

Hồi tháng 8/1948, nhiệt độ ở thành phố New York lên tới 42 độ C. Nhiệt độ sau đó giảm ở mức 38 độ C trong vòng 5 ngày. Ít nhất 33 người thiệt mạng.

Anh năm 1976

Anh trải qua đợt nắng nóng lịch sử liên tiếp trong vòng nhiều ngày vào tháng 8/1976. Nhiều vùng 45 ngày không mưa, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân. Cháy rừng phá hủy cây cối và mùa màng.

Mỹ năm 1988

Nhiệt độ tăng cao năm 1988 khiến khoảng từ 4.000 đến 17.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, nắng nóng còn gây cháy rừng ở miền Tây của nước Mỹ.

Châu Âu 2003

Mùa hè năm 2003 là đợt nóng kỷ lục ở châu Âu kể từ năm 1540. Hơn 40.000 người tử vong, nhiều nhất là ở Pháp. Nhiệt độ ở miền Bắc Pháp nóng kinh hoàng trong vòng 7 ngày khoảng 40 độ C.

Bắc Mỹ năm 2006

Hơn 220 người thiệt mạng trong đợt nhiệt độ tăng cao ở Bắc Mỹ tháng 7/2006, nhiệt độ nhiều nơi tăng lên tới hơn 48 độ C. Ở Nam Dakota, mức nhiệt đỉnh điểm là 54 độ C.

Australia 2009

Nắng nóng 43 độ C liền trong vòng 3 ngày tại miền Đông Nam Australia khiến điều hòa chạy liên tục, mạng lưới điện quá tải, gây mất điện và cháy rừng đầu năm 2009. Nhiệt độ cao nhất ở Hopetoun, Victoria là 49 độ C, Melbourne 46 độ C. Tồi tệ hơn là sự việc diễn ra vào ngày thứ 7 đen tối, rừng ở Victoria cháy lan rộng khiến 173 người tử vong. 10 tháng sau đó, tức tháng 11/2009, đợt nắng nóng thứ 2 lại xảy ra cùng khu vực này.

Nga 2010

Nga trải qua tháng 6/2010 đầy khó khăn khi cháy rừng hoành hành. Đây cũng là đợthạn hán tồi tệ nhất trong vòng 40 năm. Cơ quan dự báo thời tiết Nga tuyên bố, nước này chưa bao giờ trải qua thời gian có mức nhiệt cao như vậy trong vòng 1.000 năm. Hàng ngàn người tử vong, nhiều trong số họ chết chìm.

 

 

đỗ quyên

Theo Infone

 

******************

Xôn xao vụ kiện “người hiến tinh trùng phải chu cấp nuôi đứa trẻ!”
Trong những ngày này, truyền thông Mỹ đua nhau đăng tải một vụ án chưa có tiền lệ trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ, khi một người đàn ông hiến tinh trùng bị buộc phải chu cấp tiền nuôi dưỡng cho đứa trẻ ra đời theo phương pháp nhân tạo, cho dù trước đấy đương sự đã ký giấy cam đoan khước từ quyền làm cha của mình.

 

Nguyên đơn là Văn phòng Bảo vệ quyền lợi gia đình và trẻ em (ORFC) trực thuộc chính quyền tiểu bang Kansas, còn bị đơn là ông William Marotta, 46 tuổi thợ cơ khí ở thành phố Topeka, thủ phủ của tiểu bang. Nhằm đáp ứng lời cầu khẩn qua trang quảng cáo trực tuyến Craigslist, W. Marotta đã đồng ý cung cấp tinh trùng của mình cho một cặp uyên ương đồng tính nữ là Jennifer Schreiner 34 tuổi và Angela Bauer 40 tuổi.

 Marotta, người hiến tinh trùng ‘làm ơn mắc oán.

Đến tháng 3/2009, cả 3 người đã chấp bút ký bản hợp đồng trên giấy trắng mực đen, rằng người hiến tinh trùng không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào với đứa trẻ sắp sinh ra. Đồng thời họ cũng thỏa thuận trong giấy khai sinh sẽ chỉ ghi tên mẹ là Jennifer Schreiner, còn mục người cha để trống…

Mọi chuyện khởi sự khi bà mẹ bé gái chia tay người tình đồng giới vào cuối năm 2010 sau 8 năm chung sống, rồi gửi đơn yêu cầu ORFC hỗ trợ tài chính để nuôi con nhỏ và được chấp thuận. Trong quá trình bổ túc hồ sơ cho ngân sách trợ cấp của năm kế tiếp, ORFC phát hiện ra rằng, do luật pháp bang Kansas không công nhận hôn nhân đồng tính, nên J. Schreiner không được coi là một bà mẹ độc thân và được yêu cầu phải tiết lộ tên của “cha đẻ” tức là người đã cho tinh trùng.

Thoạt tiên, J. Schreiner từ chối cung cấp danh tính của người đàn ông đã giúp con cô chào đời, nhưng trước áp lực từ ORFC là bé gái sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế theo chương trình Medicaid của nhà nước với chi phí rất cao nếu bà mẹ tự trang trải, nên rốt cục J. Schreiner buộc phải đồng ý viết vào tờ khai bổ sung. Theo bản khai thì đó là W. Marotta, người được sự chấp thuận từ vợ và 2 người con đã trưởng thành cho hành động nhân bản của mình. Nhưng khi ORFC tiếp xúc với W. Marotta thì đương sự không thừa nhận mình là cha đứa trẻ được ông hiến tinh trùng, dựa theo bản hợp đồng đã ký với người mẹ trước khi bé chào đời.

Cặp vợ chồng đồng tính A. Bauer (trái) và J. Schreiner lúc còn mặn nồng.

ORFC liền đệ đơn lên Tòa án thành phố Topeka chính thức khởi kiện W. Marotta vào đầu tháng 10/2012. Trong phiên điều trần đầu tiên do tòa triệu tập vào ngày 8/1 vừa qua, vị đại diện ORFC cho rằng, bản giao kèo là không hợp lệ, do việc thụ tinh nhân tạo của đương sự không thực hiện theo đúng các quy định của Đạo Luật ban hành năm 1994 về lĩnh vực này. Theo đó việc thụ tinh nhân tạo phải được thực hiện tại một bệnh viện chuyên ngành với các thiết bị y tế đầy đủ. Trong khi J. Schreiner tự rao tìm người cho tinh trùng, mà không đến các bệnh viện chuyên khoa về thụ tinh nhân tạo với chi phí khoảng 3.000 USD có hóa đơn xác nhận. Khoản kinh phí này sẽ được ORFC trang trải cho các trường hợp thuộc dạng bà mẹ độc thân.

Đại diện ORFC lập luận trước tòa rằng: Chiểu theo luật hiện hành của tiểu bang Kansas, thì W. Marotta là người cha hợp pháp nên phải có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa bé. Căn cứ vào đạo luật nói trên, người hiến tinh trùng sẽ không được coi là cha của đứa trẻ dưới sự giám sát của một bác sĩ chuyên môn, chứng thực người nhận không phải là vợ theo hôn thú của đương sự. Nhưng thay vì hành động với sự hiện diện của thầy thuốc chuyên khoa, bị đơn lại đi cung cấp tinh trùng của mình tại nhà cặp vợ chồng đồng tính vào tháng 12/2009, để 2 phụ nữ… tự xử lý việc thụ tinh nhân tạo bất chấp rủi ro có thể xảy ra. Kết quả là J. Schreiner đã mang thai rồi sinh ra một bé gái.

 

Bản giao kèo giữa 2 bên lập cuối tháng 3/2009 bị cho là vi hiến.

Có mặt tại Tòa án thành phố Topeka, trong vai người có trách nhiệm liên quan, J. Schreiner khẳng định không muốn bất cứ khoản chu cấp nào từ người hiến tinh trùng, bởi ông Marotta đơn thuần chỉ là một người trợ giúp cho việc đậu thai được suôn sẻ. Quan hệ giữa họ chỉ giới hạn ở mức độ này và không có gì ràng buộc với đứa trẻ đã sinh ra 3 năm trước.

Còn đại diện ORFC thông báo đã chính thức cắt trợ cấp nuôi con nhỏ của J. Schreiner kể từ đầu năm 2013, đồng thời đòi bị đơn W. Marotta phải chu cấp cho bé gái đến tuổi trưởng thành, cũng như bồi hoàn lại cho ngân sách thành phố 6.000 USD, là số tiền mà J. Schreiner đã nhận với tư cách là một bà mẹ đơn thân trong 2 năm trước đó.

Sự kiện chính quyền ở Kansas từ chối cấp phúc lợi cho một đứa trẻ ra đời qua phương pháp thụ tinh nhân tạo, lại còn buộc người hiến tinh phải chu cấp tiền nuôi  dưỡng đã tạo nên một làn sóng phản đối rộng khắp trên mặt báo. Độc giả tranh luận không ngớt về quan điểm của ORFC, đi ngược lại bản chất nhân đạo vốn có trong các chính sách của nhà nước dành cho bà mẹ và trẻ em.

Được biết phiên điều trần kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 9/4 sắp tới. Theo tạp chí Topeka Capital thân cận với giới tư pháp địa phương, thì phiên xử được dự kiến sẽ bắt đầu sau 5 tháng nữa theo lịch làm việc của tòa án

Trần Hồng tổng hợp (ANTG)

**************************

Bí mật hậu trường karaoke ‘ôm’ Hà Nội

Để duy trì quán luôn đông khách, nhiều ông trùm karaoke đã nghĩ ra nhiều chiêu để giữ chân khách đến quán, thậm chí là cho dùng “miễn phí”… tiếp viên khi lần đầu đến quán…

Tuấn Minh – một tay chơi tại đất Hà thành cho chúng tôi biết, tại Hà Nội có rất nhiều quán karaoke, hầu như mỗi con phố có ít nhất hai quán, chưa kể đến những con phố “mang tiếng” ăn chơi như Đê La Thành, Thái Hà, Nguyễn Chí Thanh, Chùa Láng… thì con số ấy còn nhiều hơn gấp bội. Và để “hút” khách đến, nhiều quán đã có những chiêu bài “độc đáo” nhằm kéo khách quay lại quán nhiều lần tiếp theo.

Tiếp viên… phải học hát

Tại những phố là “thiên đường” của dân “nghiền” hát karaoke, nhiều người nhận thấy rằng, có nhiều quán karaoke mọc san sát nhau nhưng không phải quán nào cũng “hút” được khách. Có quán, khách chỉ vào một lần và “một đi không trở lại”. Trong vai một thành viên của hội sành điệu đi xả stress cuối tuần, tôi và một vài người bạn có điều kiện “mục sở thị” những chiêu trò của một số quán karaoke trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Hoa – tiếp viên “ôm” đang chờ khách tại quán karaoke D.A.

Tại quán karaoke X.M., chúng tôi vừa dừng xe đã có hai người trông xe hồ hởi chạy ra hướng dẫn đánh xe vào bãi. Với những quán karaoke ở trong phố, có được bãi đỗ xe rộng để có thể để được ôtô và xe máy là rất hiếm, vì thế, X.M. cũng được dân “sành hát” lựa chọn vì có “địa thế” đẹp. Nhiều đại gia khi tiếp khách, thường rủ bạn bè tới quán này vì có thể đỗ xe thoải mái mà không bị… tuýt còi.

Vì không gọi điện đặt phòng trước, nhưng chúng tôi may mắn chọn được một phòng hát trên tầng 4 của quán. Mạnh – quản lý của quán bảo với chúng tôi: “Ở Hà Nội, quán em là bậc nhất rồi anh ạ, cầu thang máy từ tầng 1 đến tầng 6, quán được sửa sang mất gần 7 tỷ với hệ thống phòng hát đẹp, đồng bộ, đảm bảo nhà bên cạnh cũng không nghe được bất kỳ tiếng động nào. Vì chúng em dùng cách âm nhập khẩu, hệ thống loa, âm ly hiện đại… nhiều khách vào lần đầu ngạc nhiên và rất thích, lần sau rủ bạn bè đến đông…”.

Trong thời đại công nghệ số, những quán karaoke biết cách “chiều” khách bằng những công nghệ hiện đại, khác với những quán karaoke “tầm tầm” quán X.M. này không còn việc khách muốn nghe, hát bài nào thì ghi ra giấy, đưa cho nhân viên trong quán bật lên từ phía ngoài phòng hát. Quán này hiện đại ở chỗ, đã trang bị máy tính và âm ly, cộng với mã số bài hát tự động, nếu khách muốn nghe bài nào, chỉ cần chỉ vào màn hình cảm ứng, bấm đúng mã số là có thể cùng bạn bè hát hò, nhảy nhót mà không cần chốc chốc lại đưa list bài hát cho nhân viên ở bên ngoài. Thao tác hiện đại này không phải quán karaoke nào ở Hà Nội cũng có, thế nên nhiều “khách sộp” muốn đến những quán karaoke kiểu này để… thử hát và thử… công nghệ hiện đại.

Nhiều quán karaoke hiện đại còn trang bị dàn âm ly “nâng giọng”, máy tính điểm “chuyên nghiệp” vì thế nhiều khách hát chênh và phô nhưng được dàn âm ly “át” đi, khách nào có lỡ “hát không hay” cũng được máy chấm đến… 100 điểm, nhiều khách muốn lấy le với bạn bè, chứng tỏ mình hát cũng… không đến nỗi tệ, nên thường xuyên quay lại để… ra oai với bạn bè. Chúng tôi đang hát thì Mạnh mở cửa “nháy” mắt bảo với bạn tôi: “Các cậu có muốn người hát cùng không? Các em ở đây hát hay như ca sĩ, đảm bảo nghe là mê luôn”. Đang muốn tìm hiểu về vấn đề này nên chúng tôi đồng ý, Mạnh vừa ra thì có ba cô gái – là nhân viên của nhà hàng trang điểm lòe loẹt, ăn mặc gợi cảm vào ngồi rót bia, và hát cùng chúng tôi.

Toàn – bạn tôi cho biết: “Đây là những “chim mồi” của các quán karaoke, những em này chính là nguồn thu nhập chính của quán, chứ khách hát có vài tiếng, thì thu tiền cũng không nhiều đâu, cái chính là các em ấy… “mọi” tiền của khách mang về cho chủ quán”.

Tại các quán karaoke như X.M. những tiếp viên của quán, trước khi làm nghề được đào tạo một khóa học từ 5 – 7 ngày. Gọi là khóa… học hát, nhưng thực chất họ chỉ học thuộc, biểu cảm một số bài về tình yêu, những bài tình ca để “chiều” khách và hát cùng khách. Nguyên tắc làm việc ở quán karaoke X.M. là “đào nữ” phải mặc váy cách đầu gối… 5cm trở lên và phải mặc áo dây hở hang để… “hút” khách lần sau quay lại.

Hoa – tiếp viên “ôm” đang chờ khách tại quán karaoke D.A.

Biết hát tiếng Anh để… tiếp khách Tây

Tại quán karaoke D.A. trên phố Thái Hà, Hà Nội, Lưu Ly – một cô gái trong nhóm hát “ôm” cho chúng tôi biết, để vào được quán karaoke “ôm” này làm tiếp viên, cô đã phải nhờ chị họ “nói khó” với chủ quán. Do Ly ở Hưng Yên, thường xuyên nói ngọng giữa “n” và “l” nên khi hát cô vẫn còn tật ngọng ấy. Vào được 3 tháng, do thường xuyên “luyện thanh” và hát cùng với khách nên Lưu Ly đã bớt ngọng, biết cách rót bia “chiều chuộng” khách.

Trong phòng hát karaoke, chỉ còn ánh đèn mờ ảo, ai hát cứ hát, còn những người “rảnh rỗi” khác đã bị những cô tiếp viên “kèm chặt” ngoài việc liên tục bật gần hết thùng Heniken, các cô ấy “tiện tay” bóc hết bim bim, bò khô, bánh kẹo ra bàn. Những quý ông ngồi bên cạnh không biết vì “phê” bia hay nhạc mà mắt lim dim, bàn tay di chuyển vào những chỗ nhạy cảm của mấy “đào” mà không hay biết rằng, chính những chiêu dụ khách “ngọt” như thế mà sau gần 2 tiếng đi hát, nhiều người mới “tá hỏa” khi nhìn thấy hóa đơn thanh toán gần… 5 triệu đồng.

Để đáp ứng nhu cầu của những quý ông “dửng mỡ” nhiều quán karaoke còn có thêm dịch vụ… tới Z, chỉ cần khách có nhu cầu, họ sẵn sàng đưa “đào” và khách đi nhà nghỉ. Một số quán karaoke và nhà nghỉ có mối quan hệ mật thiết với nhau, hễ khách có “cầu” là họ sẵn sàng có một đội xe ôm đặc nhiệm, đưa “đào” tới tận nơi khách yêu cầu, hoặc đưa sang nhà nghỉ bên cạnh để thỏa mãn… tới Z.

Thường thì giá của những cuộc tới Z này khá đắt. Đại gia vào hát chọn khách sạn, nhà nghỉ làm “bãi đáp” đã hết 10 triệu đồng một buổi chiều. Số tiền này quán karaoke sẽ được 50%, còn lại là chia cho đào và chủ khách sạn. Chỉ với những chiêu trò “dụ” ngọt như thế, nhiều quán karaoke “ôm” đã có thu nhập khủng, đó chính là lý do họ sống rất ung dung, kinh doanh trên nhu cầu “vui vẻ” của những quý ông lắm tiền.

Trong lúc đợi tới ca của mình, Hoa – tiếp viên trong quán karaoke cho tôi biết: “Ban đầu làm công việc này cũng thấy xấu hổ, nhưng dần thành quen, chẳng phải mưa nắng vất vả mà chúng em vẫn có tiền tiêu. Cũng do số phận đưa đẩy, chứ em không muốn theo cái nghề này. Bạn em làm tiếp viên ở quán karaoke trên Bờ Hồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trước khi vào làm tiếp viên, chủ quán còn bắt hát cả tiếng Anh, và kiểm tra xem có biết cách nũng nịu, “chiều” khách Tây không?!. Kiếm tiền của Tây cũng dễ, vì người nước ngoài không “cáo” như Việt Nam, chỉ cần quán thường xuyên “update” (tức tải – PV) những bài hát mới, phục vụ tốt thì kiếm tiền đô rất dễ…”.

Hoa cho biết thêm, đội tiếp viên karaoke “ôm” của quán rất trẻ, tuổi chỉ từ 16 – 22, làm việc không có ngày nghỉ. Vào cuối tuần hay các ngày lễ, khách đến quán đông, có khi chồng chéo nhau để phục vụ, điều quan trọng là biết cách “chiều” khách thì sẽ “hút” được họ lần sau lại đến quán. Hoa nói, khi hát các bài về tình yêu, mướt át thì phải biết “biểu cảm” cùng khách.

Nhiều quán karaoke tung ra chiêu bài “khuyến mại”, còn cho khách dùng “đào miễn phí” lần đầu ngay tại quán để khách “nhớ mặt đặt tên”… Khi khách hát, phải biết tán dương, nếu như vào những ngày quán đông, mỗi tiếp viên không “mồi” được khách 1triệu đồng là bị chủ quán… phạt và kiểm điểm. Nhiều người vào quán cho biết, khách “phê” có khi dùng cả thuốc lắc và “quậy” như trên sàn nhảy cũng không bị chủ quán nhắc nhở, điều quan trọng với họ là tiếp viên “moi” được tiền của khách mang về cho quán.

Theo Người Đưa Tin

****************************

Sinh viên thuê trọ thành osin “cao cấp”
Lấy danh nghĩa cho thuê trọ miễn phí, bao điện, nước, không ít sinh viên trở thành osin “cao cấp” cho những gia đình là chủ trọ này.

Đối với sinh viên (SV) có hoàn cảnh khó khăn, việc thuê được một chỗ ở miễn phí hoặc rẻ tiền sẽ bớt đi nhiều gánh nặng chi phí. Tuy nhiên, không ít bạn khi đi thuê trọ dạng này đã gặp phải những tình huống dở khóc, dở cười. Thông thường, mỗi nhà trọ này chỉ cho 1-2 SV thuê, bao điện, nước, chủ yếu dành cho nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoan hiền, chăm chỉ…

Osin cho chủ nhà

Gia đình khó khăn, ngay từ khi mới nhập học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Hoàng Thị N. đã rất vất vả tìm chỗ trọ rẻ tiền. Khi đến Trung tâm Hỗ trợ SV tìm hiểu thông tin về nhà trọ, N. vui mừng khi có một nhà trọ cho SV ở miễn phí trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh). Đến nhận chỗ ở, N. mới biết chủ nhà là một phụ nữ gần 40 tuổi, sống một mình vì hai con học ở nước ngoài, chồng đi công tác.

Ở được hai ngày, chị chủ bắt đầu lên lịch làm việc nhà theo tuần, cũng như dặn dò những lưu ý khi ở đây. Theo đó, mỗi ngày N. phải dậy từ 4 giờ 30 sáng quét dọn nhà cửa, đi chợ mua đồ nấu ăn cất vào tủ lạnh. Chiều tối, N. phải rửa chén, dọn dẹp

 

xong trước 20 giờ. Mỗi ngày N. phải dắt hai con chó đi vệ sinh và cho chúng ăn ba lần/ngày. Bữa nào chỉ học sáng, N. phải về trước 11 giờ 30 để nấu ăn trưa, nếu đi đâu cả ngày thì phải về trước 20 giờ. Vi phạm hai lần/tháng sẽ không cho ở.

 

 

 

 

Không ít SV trở thành người giúp việc nhà khi ở nhà trọ miễn phí. (Ảnh mang tính minh họa) Ảnh: HÀ AN

“Nhiều khi nghĩ mình giống đi làm osin “cao cấp” miễn phí hơn là ở trọ. Chó ị không sạch cũng bị nói, có ngày về trễ 15 phút cũng dứt khoát không được vào nhà. Đã vậy mỗi tháng mình phải đóng thêm 1 triệu đồng tiền ăn. Mình chỉ ở đến hết tháng này là về quê nghỉ hè, khi vào sẽ kiếm chỗ khác ở để được đi làm thêm” – N. nói.

Khác với N., Hồng G. (SV Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) sau khi nhận giấy giới thiệu từ Trung tâm Hỗ trợ SV đã nhận thuê một phòng trọ với giá 350.000 đồng/tháng, bao điện, nước trên đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình). Chủ nhà trọ là hai ông bà đã ngoài 70 tuổi, có một phòng cho thuê trên lầu. Nghĩ chỉ cần chỗ ngủ nghỉ ban đêm, còn ban ngày đi học hoặc lên trường học thêm nên G. quyết định thuê cho đỡ tốn tiền. Sau khi đóng một tháng tiền nhà, bà chủ nói mỗi ngày G. phải rửa chén, phơi quần áo từ máy giặt và lau dọn nhà cửa mới được miễn tiền điện, nước. Đồng ý thì ở, không thì thôi chứ không được đóng bù tiền. Ở được nửa tháng, G. bỏ luôn số tiền nhà còn lại và chuyển ra ngoài ở cùng bạn để thoải mái học tập hơn.

Bảo mẫu trông trẻ nhỏ

Sau khi tìm kiếm thông tin trên một số trang web có cho thuê nhà trọ, Nguyễn Quỳnh C. (SV Trường CĐ GTVT TP.HCM) đã thuê được một chỗ trọ miễn phí dành cho SV khó khăn.

Nhà trọ của C. ở lầu bốn, trong một căn hộ chung cư, được bao toàn bộ tiền trọ, điện, nước. Sau khi xem thẻ SV, giấy chứng nhận hộ nghèo, chủ trọ đồng ý cho C. thuê trong ba tháng, dặn C. vừa học bài vừa trông giùm em bé ba tuổi và một bé đang học lớp 2. Ở được khoảng một tuần, chị chủ liền mang về nhà thêm… hai bé nữa để C. trông giúp, nói là con của mấy người hàng xóm gửi.

Ngoài việc nấu ăn, C. phải giao hàng khách đặt may quần áo và trông ba đứa trẻ. “Phòng ở mà không khác gì nhà trẻ, cứ 7 giờ sáng là nghe ầm ĩ hết lên. Bữa nào muốn ở nhà ôn bài cũng không được nhưng nếu lên trường học hoài sẽ bị la vì trong lịch học không có ghi. Mỗi tháng mình chỉ đóng thêm 500.000 đồng tiền ăn nhưng chắc mình phải xin thôi để có thời gian đi làm thêm hoặc học thêm cùng bạn bè” – C. nói.

Trên một số trang web tìm kiếm nhà trọ, những thông tin về nhà trọ miễn phí cũng được đăng tải dành cho những SV. Nhiều tin có ghi điều kiện cụ thể như dành cho SV nghèo, có thẻ SV và lý lịch rõ ràng, hiền lành, yêu trẻ em, sạch sẽ, chăm chỉ. Theo đó, SV ở sẽ được xem như anh em trong nhà, thỉnh thoảng phụ dọn dẹp nhà cửa, đi chợ nấu ăn, kèm trông em bé mới 15 tháng tuổi…

SV cần phản ánh ngay về trung tâm

Trung tâm chưa nhận được phản hồi nào của SV khi gặp rắc rối về chỗ ở nên không nắm rõ tình hình.

Hiện tại, trung tâm có khoảng 2.500 chỗ trọ cho SV thuê, trong đó có vài chục chỗ ở miễn phí dành cho những bạn khó khăn. Trước khi nhận đăng ký cho thuê trọ từ người dân, trung tâm đều xác minh thông tin đăng ký cho thuê trọ như phòng ốc, điện, nước, giờ giấc, chỗ đi lại,… để đảm bảo xác thực. Nhất là dạng nhà ở miễn phí, trung tâm chỉ nhận những địa chỉ đến đăng ký có tấm lòng giúp đỡ SV khó khăn thật sự, không kèm theo bất kỳ điều kiện làm việc gì gây khó khăn cho người ở, cùng lắm cũng chỉ hạn chế về khuya. Nếu có điều kiện kèm theo, trung tâm nhất quyết không nhận.

Hiện nay, mỗi giờ giúp việc nhà, trông trẻ em của SV được khoảng 25.000 đồng, tiền thuê trọ chỉ trên dưới 500.000 đồng. Nếu các bạn ở miễn phí mà phải giúp việc nhà hay trông trẻ em trong một tháng như vậy mà không được tiền là quá thiệt thòi vì tiền làm công còn gấp mấy lần tiền ở.

Vì vậy, khi đến nhận nhà trọ, nhất là dạng ở miễn phí, SV nên hỏi kỹ lại điều kiện ở. Nếu có phát sinh khi mới đến nhận chỗ ở hoặc trong quá trình ở, SV cần phản ánh ngay để trung tâm làm việc lại với chủ nhà hoặc hủy việc đăng ký của chỗ ở đó và giới thiệu chỗ ở mới cho SV. SV cũng cần cảnh giác những nhà trọ miễn phí bên ngoài vì rất khó đảm bảo an toàn thông tin.

 

Anh NGUYỄN TRỌNG HOÀNG, Trưởng phòng Hỗ trợ đời sống SV, Trung tâm Hỗ trợ HS-SV TP.HCM

 

 

HÀ AN

**************************

Nhà Mỹ Linh xây trót lọt vì lợi nhuận khiến mờ mắt?

“Cấp huyện, cấp thành phố phải xem xét đây là sai sót về đạo đức hay nghiệp vụ, cố tình hay không cố tình”, nguyên Thứ trưởng Bộ TN – MT Đặng Hùng Võ đưa quan điểm về vụ nhà Mỹ Linh xây trên đất rừng.
Sự việc liên quan đến kết luận của Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội về việc nhà ca sĩ Mỹ Linh xây dựng trên đất rừng vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là sự vênh thông tin giữa cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương.

Khuôn viên nhà ca sĩ Mỹ Linh được cho là xây dựng trên đất rừng phòng hộ.

Nới lỏng quản lý do “siêu lòng vì lợi nhuận”?

Kết luận của Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội nêu rõ việc xây dựng nhà của gia đình ca sỹ Mỹ Linh là trên đất rừng phòng hộ. Thế nhưng, ông Dương Ngọc Oanh, Chủ tịch UBND xã Minh Phú, Sóc Sơn lại khẳng định với báo chí rằng, đất này không phải là rừng phòng hộ và cũng không phải đất lâm nghiệp; theo quy hoạch thì đó là đất trồng vườn quả!?
“Trước năm 1997, huyện thực hiện chủ trương giao đất theo mô hình hộ gia đình để trồng cây ăn quả. Sau đó, trong mỗi mô hình, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 600m2”, ông Oanh lý giải.
Ông Oanh cũng xác nhận diện tích đất của gia đình ca sỹ Mỹ Linh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc chuyển nhượng cũng đã có báo cáo chính quyền nhưng có vi phạm là chưa sang tên đổi chủ.
Trao đổi với pv, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận định, trong vụ việc này, trách nhiệm đầu tiên là nới lỏng quản lý ở cấp xã,nguyên nhân có thể do “siêu lòng vì lợi nhuận”.
“Từ khi Sóc Sơn trở thành một huyện ngoại thành Hà Nội, khung cảnh huyện miền núi mất dần, đất đai tăng giá. Việc nới lỏng quản lý dễ xảy ra do giá trị đất cao hơn là khi nó còn thuần túy là một huyện trung du. Từ đấy, người ta có cảm giác rừng dần dần biến mất và dễ siêu lòng vì lợi nhuận. Trong khi đó, công tác thanh kiểm tra của cấp trên lại chưa tốt nên để diễn ra tình trạng lấy đất rừng làm đất ở tại khá nhiều nơi”, ông Võ phân tích.
Về việc vênh nhau giữa kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội và cách giải thích của lãnh đạo xã, ông Hùng Võ cho rằng, ý kiến của thanh tra là có căn cứ, điều này ông cũng từng nghe chính người dân địa phương nói.
“Trong 5-6 năm trước đây, tôi từng nghe người dân nói đất đó (đất khu ca sĩ Mỹ Linh xây nhà) là đất rừng phòng hộ. Nó được biến tướng từng bước và đã được bán cho rất nhiều người ở Hà Nội lên. Tôi cho rằng, chúng ta nên tin vào ý kiến của cơ quan chức năng cấp cao hơn vì khi họ nói, tức là họ phải có căn cứ, giấy tờ, văn bản. Trách nhiệm về đất đai cao nhất là cấp tỉnh, cấp thành phố, khi địa phương nơi lỏng thì sẽ phải có hình thức xử lý nếu làm đúng, làm nghiêm”, ông Võ nói.
Cũng theo ông Đặng Hùng Võ, đất rừng do huyện quản lý nên người chịu trách nhiệm trực tiếp là chủ tịch huyện. Chủ tịch xã có trách nhiệm phát hiện ngăn chặn tất cả những trường hợp vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, chủ tịch xã cho rằng, người xây nhà đã làm đúng các quy định về mua bán đất thì cấp tỉnh, cấp huyện phải xem xét – đây là sai sót về đạo đức hay nghiệp vụ, cố tình hay không cố tình.

Công an phải vào cuộc 

Về hướng xử lý, ông Võ cho rằng, sai phạm thì phải xử lý. Tuy nhiên, đừng bao giờ nghĩ đến việc phá hủy và không phá hủy không có nghĩa là phải chấp nhận.
“Thu hồi đất và tài sản trên đất, pháp luật đã quy định rõ ràng. Trong trường hợp nhà Mỹ Linh, Nhà nước có thể thu hồi đất và mua lại công trình xây dựng trên đất, chứ không nhất thiết phải phá.
Chuyện sử dụng sai mục đích đối với đất rừng là trách nhiệm của huyện, trong đó lãnh đạo thành phố cũng có trách nhiệm trong việc không kiểm tra, thanh tra, không theo dõi thường xuyên. Chủ tịch xã phải chịu trách nhiệm trực tiếp hơn vì để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn của mình”, ông Võ đưa ý kiến.
Luật sư Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) trên báo Dân Việt cho rằng, vụ việc trên rất phức tạp, về hành vi xây dựng trái phép chỉ có một, nhưng nó lại phạm vào 2 hệ thống pháp luật. Thứ nhất là hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, thứ 2 là sử dụng đất không đúng mục đích.

Đây là sai phạm có tính chất nghiêm trọng nên khi xử lý cần phải thực hiện triệt để. Bên cạnh việc xử lý công trình sai phạm, còn phải xử lý người để xảy ra sai phạm.
“Để xảy ra sai phạm này là hệ quả của sự buông lỏng trong quản lý Nhà nước về đất đai, liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của các cá nhân trong hệ thống chính quyền. Theo tôi cần phải giao cho cơ quan công an để họ vào cuộc điều tra.
Với nhiệm vụ được giao quản lý mà không biết, vô ý để xảy ra sai phạm gây hậu quả lớn là hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Còn nếu có sự cấu kết giúp sức cho sai phạm để trục lợi đó là hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ông Dũng phân tích.
Ông Dũng cũng cho rằng, đối với đối tượng có công trình sai phạm, có thể xem xét trách nhiệm hình sự của họ khi cố tình sử dụng đất sai mục đích gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên để chứng minh những điều đó thì cơ quan công an phải vào cuộc. Kết quả xác minh sẽ chỉ rõ các cá nhân nào để xảy ra sai phạm và đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Thuần Lương/kienthuc

*********************

Chuyện buồn của gia đình bác Ba Phi

Sau nhiều năm lên kế hoạch xây dựng khu tưởng niệm bác Ba Phi, người nói dóc nổi tiếng miền Tây, cơ quan chức năng vẫn chưa thực hiện được do con cháu của ông chưa giải quyết xong tranh chấp đất.

Thửa đất cỏ mọc um tùm cạnh nhà bà Nguyễn Thị Anh là nơi bác Ba Phi cất nhà ở cùng con cháu đến cuối đời (hưởng thọ 80 tuổi). Căn nhà này có bàn thờ nghệ nhân dân gian nhưng di ảnh Ba Phi được chủ nhân gỡ xuống và thường xuyên khóa cửa ngoài. Ảnh:Duy Khang

Qua khỏi trung tâm xã Khánh Hải (Trần Văn Thời, Cà Mau) gần 5 km, cuối con đường nhựa ở ấp Lung Tràm là nơi cố nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) sinh sống đến cuối đời. Dân miền Tây không xa lạ với bác Ba Phi bởi ông là nhân vật trong văn học dân gian gắn liền với những mẩu chuyện cười mộc mạc.

Sinh năm 1884, đến tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, Phi cao lớn hơn người. Khi ấy gia đình cơ cực, ngày khẩn hoang tìm miếng cơm manh áo nhưng đêm đến ông tham gia đờn ca vui vẻ với hàng xóm. Ông được mọi người quý mến bởi tính tình vui vẻ, khảng khái và đặc biệt là luôn kể chuyện dí dỏm lôi cuốn người nghe.

Thấy Phi khỏe mạnh, thật thà nên Hương quản Tế giàu nhất vùng nhận vào làm công rồi gã ái nữ Trần Thị Lữ kém ông 6 tuổi. Tá điền gọi bà là Ba Lữ nên từ đó về sau mọi người gọi Phi bằng Ba Phi theo thứ của vợ. Thương rể siêng năng, cha vợ cắt đất cho Ba Phi đến 500 mẫu. Sau đó ông hiến lại cho chính quyền, chừa hơn 50 ha cho con cháu canh tác.

Bà Dung là cháu nội lớn nhất của bác Ba Phi. Ở tuổi 58, bà sống độc thân và cất nhà ở riêng vì tranh chấp đất với mẹ. Bà cho rằng nếu gia đình không mâu thuẫn nhau thì khu tưởng niệm bác Ba Phi đã được xây dựng. Ảnh: Duy Khang

Sống với vợ cả không có con, đêm đêm Ba Phi kéo đờn não ruột. Sợ ông buồn, bà Lữ bàn cách cưới vợ cho chồng. Lúc đầu Ba Phi không đồng ý nhưng vợ nhiều lần nài nỉ nên ông đồng ý ở với cô gái Khmer. Vài năm sau, Cà Cham sinh cho Ba Phi 3 người con gái rồi bệnh mất khi mới 24 tuổi. Chiến tranh loạn lạc, Ba Phi mất đi hai con gái, người còn lại đang sống ở huyện Trần Văn Thời.

Đối với con trai đích tôn Nguyễn Tứ Hải, mẹ ông này gặp Ba Phi rồi mang bầu trong những lần Hương quản Tế cho rể chở cá bán tận Mỹ Tho. Ông Hải có 5 người con, vợ là bà Nguyễn Thị Anh (81 tuổi) sống một mình vì mâu thuẫn với con gái lớn Nguyễn Thị Dung.

Theo bà Dung, trước khi mất cha bà đã chia đất đầy đủ cho 2 con gái, 3 con trai và mọi người đều có sổ đỏ. Khi Nhà nước đầu tư lộ nhựa vào Lung Tràm, lên phương án xây khu tưởng niệm bác Ba Phi thì mẹ bà xung đột với các con. Giận mẹ, bà Dung dựng nhà lá ở riêng.

Không qua lại với con gái lớn, bà Anh thường xuyên khóa cửa nhà đi đâu không ai rõ. Trong căn nhà vách tôn nền đất thờ Ba Phi với hai người vợ, di ảnh nghệ nhân có tài kể chuyện cường điệu gắn với đồng bưng miệt rừng U Minh đã bị gia chủ giấu mất. “Chính quyền vận động mẹ mang di ảnh ông nội đặt lên bàn thờ nhưng không được. Mẹ tranh chấp đất với các con, tòa đã có phán quyết nhưng mẹ tiếp tục khiếu kiện”, bà Dung cho biết.

Đường vào khu mộ bác Ba Phi với 2 người vợ. Ảnh: Duy Khang

Trao đổi với VnExpress.net, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Trần Triều Tiên khẳng định nguyên nhân chậm tiến độ xây dựng khu tưởng niệm bác Ba Phi là do gia đình bà Anh chưa giải quyết xong tranh chấp đất. “Đường được trải nhựa đến nhà bác Ba Phi cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến dự án mang ý nghĩa văn hóa của vùng. Đúng ra công trình xây dựng cùng lúc với khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu nhưng vì gia đình bà Anh tranh chấp đất nên chưa biết bao giờ khởi công được”, ông Tiên cho biết thêm.

Tại hội thảo quốc tế về truyện cười dân gian Ba Phi được Bộ Văn hóa Thông tin tổ chức 10 năm trước, các nhà nghiên cứu đều cho rằng truyện cười Ba Phi mang đậm phong vị của làng quê Nam Bộ. Tiếng cười sảng khoái vui tươi, gắn chặt với đồng ruộng, chim thú, cây rừng, có giá trị nghệ thuật cao.

Ví dụ chuyện rắn tát đìa bắt cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân, le le tập thể dục, tàu rùa chạy nhanh như tàu máy, rắn hổ mây tát nước khô cả đìa cá, lúa nở dưới nước, nếp dẻo đến mức treo được con chó trên xiên nhà, chim chóc bay rần rần che mát cả góc trời, cá rô ăn xoài nhiều nên nấu canh chua không cần dầm me hay chuột vừa chắp tay sau đít vừa hứng lúa…

Năm 2003, Ba Phi được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tỉnh Cà Mau đã đầu tư dự án xây dựng khu tưởng niệm ông.

Duy Khang

*************************

Ký ức kinh hoàng về thú dữ

Những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, khi những cánh rừng già ở xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) còn hoang dại, nhà của người Hà Nhì còn lưa thưa, hổ, báo, gấu… rất nhiều. Chúng gieo rắc tai ương cho con người.

Đến tận bây giờ, ký ức về những câu chuyện liên quan đến hổ dữ ăn thịt người vẫn còn in hằn đậm nét trong tâm trí người Hà Nhì ở bản Thu Lũm, xã Thu Lũm. Các cụ cao niên trong làng kể lại, hơn 30 năm trở về trước, khi Nhà nước chưa nổ mìn phá núi làm đường cho xe chạy, mỗi gia đình người Hà Nhì sống gần như biệt lập ở một quả đồi, may mắn lắm mới có một chòm xóm khoảng 5-6 nóc nhà, sống nhờ làm rẫy, trồng thuốc phiện và chăn thả gia súc.

Chuyện hổ, báo vào bản bắt trâu, lợn, ngựa tha về rừng xé thịt là thường tình. Nhưng, sự liều lĩnh của chúng được đẩy lên tột độ khi dám đặt con người là mục tiêu săn mồi. Ông Chu Phì Hừ (56 tuổi, ở bản Thu Lũm) kể, năm 1977, cụ nội ông là Phù Lỗ Mư đang lấy củi trong rừng thì không may lọt vào tầm ngắm của con hổ vằn cái. Có tiếng động sau lưng, cụ Mư ngoảnh lại thì thấy con hổ đang nhe nanh há mồm tiến đến.

Bây giờ không còn thú lớn nữa, người dân ở bản Thu Lũm chỉ dùng bẫy kiềng loại nhỏ để bẫy lợn rừng, sóc, dúi. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Quá sợ hãi, cụ vừa chạy vừa kêu to “À dừ! À dừ” (ý muốn nói là “Con hổ! Con hổ!”, đọc đúng phải là “Khà dừ! Khà dừ” nhưng sợ hãi quá nên nói chệch). Tiếng kêu cứu của cụ Mư vọng vào vách đá. Những người làm nương rẫy gần đó vội đến cứu, nhưng khi tới nơi, cụ đã bị hổ ngoạm vào cổ đến tắc thở. Để giành giật lại xác cụ, người dân đã cầm đá mài dưới suối ném khiến hổ bỏ chạy vào rừng.

Khi ấy, ông Chu Pô Hử (bố ông Chu Phì Hừ) đang công tác ở Tỉnh đội Lai Châu. Nghetin cụ Mư bị hổ sát hại, ông xin phép lãnh đạo tỉnh đội mang súng về quê diệt hổ. Ông đã huy động 3 bẫy kiềng cỡ đại có đường kính 70 cm của dân bản, mua thịt trâu rồi vào rừng lần tìm dấu chân hổ đặt bẫy.

Ngửi thấy mùi thịt, con hổ tiến đến ăn, chân trái phía trước của nó đặt trúng bẫy, hai cánh răng cưa hình bán nguyệt khép lại, ghim vào thịt hổ toé máu. Chúa tể rừng xanh vùng vẫy, gầm gào như xé núi. Ông Hử vội chạy đến, giương súng bắn. Giãy giụa hơn gần 20 phút, nó mới tắt thở. Con hổ vằn dài 2 m, nặng không dưới 200 kg, răng nanh dài và nhọn hoắt được 6 người trói và khiêng về chia cho cả bản.

Trước đó năm 1972, khi đang chích quả thuốc phiện ở cách nhà khoảng 500 m, thanh niên Chu Xử Xá cũng bị hổ cắn chết rồi lôi xuống khe suối Lố Khổ Khổ Ma (bây giờ đổi thành Pì Gia Lố Khổ). Khi người dân phát hiện, thi thể anh Xá chỉ còn sót lại bàn chân và vài mảnh xương.

Người Hà Nhì quan niệm, người chết ở dưới nước thì không được sạch sẽ, bởi thế hàng năm, gia đình có người quá cố phải cúng 1 con lợn nái, 1 con chó, 5 con gà, 3 quả trứng rồi mời cả bản (hoặc ít nhất 10 hộ) đến ăn để giải trừ những tai ương. Mấy chục năm trôi qua, nhưng hiện tại, em trai của Chu Xử Xá là Chu Phí Xá vẫn phải đảm trách nhiệm vụ cúng bái vong hồn của anh.

Năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra, mỗi hộ dân ở bản Thu Lũm được cấp một khẩu súng trường. Ngoài việc chiến đấu tiêu diệt quân thù, người Hà Nhì còn dùng nó để hạ gục thú dữ. Số người bắn được hổ, gấu nhiều, nhưng hiện còn duy nhất một “thợ săn gấu” vẫn sống, đó là cụ Lỳ Mò Tư. Bước sang tuổi 82, những nếp nhăn đã khắc sâu chằng chịt trên khuôn mặt, thế nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn.

Nhớ lại cuộc chiến sinh tử với con gấu ngựa cái 30 năm trước đây, cụ Tư kể, sáng hôm ấy, một người dân trong bản đi nương về báo tin có con gấu ngựa cái đang dẫn theo 3 con ăn quả vải ở gần khe suối trong rừng, ông liền vác súng trường và rủ em trai Lỳ Ha Lòng vào rừng lần tìm theo dấu chân gấu để bắn. Khi đuổi đến nơi, 4 mẹ con nhà gấu bỏ chạy. Ông cầm súng bắn chết một con gấu con, sau đó giấu vào bụi rậm và tiếp tục săn lùng gấu mẹ.

Ông Lỳ Mò Tư (82 tuổi) vừa chỉ vào vết thương bị nanh gấu bập vào, vừa kể về trận chiến sinh tử với gấu ngựa. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.

Không ngờ, con gấu mẹ phục sẵn ở gần đường. Khi nhóm người đi ngang qua, nó phóng nhanh cắt chụp lấy ông Tư. “Tôi giơ tay phải lên che mặt thì bị nó cắn vào khuỷu tay, 4 răng nanh đan chéo dài hơn 10 cm phập thủng xương. Thằng Lòng cầm dao cóng bổ thẳng vào lưng gấu khiến nó đau quá nhả tay tôi ra và quay sang vả tới tấp vào mặt, vào người thằng Lòng. Những cái móng sắc nhọn của nó chạm vào đâu, máu trên người thằng Lòng chảy tới đó, bộ quần áo bị xé nát bươm”, ông Tư nhớ lại.

Vì cánh tay phải không thể cử động nên ông Tư không thể kéo bệ khoá nòng của súng trường, đành phải đặt báng súng xuống đất, dùng 2 chân kẹp chặt rồi lấy tay trái lên đạn và bắn trúng đầu con gấu. Khi con gấu chết cũng là lúc Lòng tắc thở. Dân làng biết tin kéo đến đông đảo, 6 người khiêng con gấu to như con ngựa, 2 người khiêng xác Lòng về nhà và một người cõng Tư đến nhà thầy lang cầm máu đắp thuốc. Hai năm sau đó, cánh tay của ông bị liệt, phải tập luyện rất nhiều mới có thể cử động được.

Đêm đêm, ông Tư vẫn thường choàng tỉnh giấc vì mơ thấy cảnh tượng kinh hoàng của cuộc chiến đấu đẫm máu ấy, rồi chạy sang nhà em trai ở ngay kế bên để thắp hương. Ông cũng bỏ nghề săn thú dữ từ đó.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: