Cơ trưởng bị cấm bay khen Lý Nhã Kỳ tử tế
Cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý cho biết “Lý Nhã Kỳ đã hành xử rất tử tế, hết lòng chia sẻ và quan tâm khắc phục hậu quả” khi chủ động làm rõ sự việc cùng Thanh tra Cục hàng không và xin nộp phạt thay anh.
Cơ trưởng và cơ phó đã mời Lý Nhã Kỳ vào buồng lái chụp hình khi đang máy bay đang bay. Việc làm uy hiếp tới sự an toàn của cả chuyến bay. |
Trong những chia sẻ gửi tới báo giới hôm 11/5 thông qua công ty quản lý truyền thông của Lý Nhã Kỳ, cơ trưởng Như Ý khẳng định còn có nhiều điều mà người ngoài cuộc chưa nắm rõ. Ví dụ như việc ngay khi sự việc xảy ra, cựu Đại sứ du lịch đã “gỡ ngay hình ảnh trên trang cá nhân, chủ động liên hệ với các báo để lấy hình ảnh của cô xuống khỏi các trang mạng”. Không dừng ở đó, Lý Nhã Kỳ còn trực tiếp gặp gỡ lãnh đạo của Cục hàng không để nói rõ về sự việc và xin được nộp phạt hành chính thay cơ trưởng, cơ phó cũng như tiếp viên trưởng của chuyến bay VN 595.
Nói về sự cố này, cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý chia sẻ anh thấy buồn khi “Lý Nhã Kỳ bị ảnh hưởng trong khi cô hoàn toàn không có lỗi. Nếu chúng tôi không cho phép thì cô đã không thể bước vào buồng lái”.
Trước đó, vào sáng ngày 10/5, dư luận xôn xao với vụ việc cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng chuyến bay vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn bay khi mời người đẹp họ Lý vào buồng lái máy bay Airbus 321 tạo dáng, chụp ảnh trong chuyến bay Hong Kong – TP.HCM ngày 11/4. Thông tin ban đầu cho biết, tiếp viên đã mời Lý Nhã Kỳ vào buồng lái máy bay vì quá mến mộ cựu Đại sứ du lịch. Ở thời điểm đó, dù các phi công đang điều khiển máy bay, nhưng họ vẫn rời ghế lái để nhường chỗ cho người đẹp và thay phiên nhau quay mặt lại cùng chụp ảnh với Lý Nhã Kỳ.
Ngay sau khi nhận được thông tin về sai phạm này, Thanh tra Cục hàng không đã có buổi làm việc với tổ bay và cựu đại sứ du lịch Việt Nam. Thanh tra kết luận Lý Nhã Kỳ không có lỗi khi vào buồng lái “giao lưu” vì đã được sự đồng ý của cơ trưởng.
Ngày 10/5, Thanh tra Cục hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định xử phạt đối với cơ trưởng, cơ phó và tiếp viên trưởng của chuyến bay VN 595 từ Hong Kong về TP. HCM ngày 11/4 vì đã chụp cho Lý Nhã Kỳ vào khoang lái chụp ảnh. Cụ thể, cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý bị phạt 7 triệu đồng, cơ phó Nguyễn Xuân Hải bị phạt 3 triệu đồng, tiếp viên trưởng Lâm Quang Tiến 750.000 đồng vì lỗi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình theo quy định. Đồng thời, 3 người này cũng bị tước quyền bay trong vòng 1 tháng.
Tâm thư cơ trưởng Nguyễn Ngọc Như Ý gửi tới báo giới thông qua công ty quản lý truyền thông của Lý Nhã Kỳ:
Kính gửi quý anh chị nhà báo,
Tôi là Nguyễn Ngọc Như Ý, cơ trưởng chuyến bay từ Hong Kong về Việt Nam có hành khách Lý Nhã Kỳ và sự cố không mong muốn đang ồn ào trên báo chí. Tôi cảm thấy rất tiếc và rất buồn về sự việc đã xảy ra. Tôi càng buồn hơn khi thấy cô Lý Nhã Kỳ bị ảnh hưởng trong khicô hoàn toàn không có lỗi. Nếu chúng tôi không cho phép thì cô đã không thể bước vào buồng lái. Có nhiều điều mà quý anh chị nhà báo chưa rõ nội tình. Thực ra, khi sự việc xảy ra, cô Lý Nhã Kỳ đã rất cố gắng, nỗ lực giúp đỡ chúng tôi hết lòng. Cô đã gỡ ngay hình ảnh trên Facebook cá nhân, chủ động liên hệ với các báo để lấy hình ảnh của cô xuống khỏi các trang mạng. Cô cũng đã nhiệt tình và chủ động gặp gỡ ban lãnh đạo của ngành để giải thích mọi việc. Không chỉ vậy, cô cũng đã xin phép để đóng phạt hành chính thay cho chúng tôi. Trong sự việc vừa qua, dù không có lỗi nhưng cô Lý Nhã Kỳ đã hành xử rất tử tế, hết lòng chia sẻ và quan tâm khắc phục hậu quả. Chúng tôi rất cảm kích hành động của cô và tha thiết mong quý anh chị báo chí thấu hiểu và chia sẻ với những điều mà cô Lý Nhã Kỳ đã làm. Để một sự cố không mong muốn như vậy xảy ra, chúng tôi đã rất ân hận và hối lỗi. Chúng tôi rất buồn vì danh tiếng của cô Lý Nhã Kỳ bị ảnh hưởng do lỗi của mình. Rất mong quý anh chị nhà báo thương tình và bỏ qua sai sót của chúng tôi, đồng thời xin đừng trách cô Lý Nhã Kỳ nữa vì cô đã rất cố gắng để giúp đỡ chúng tôi. Trân trọng. |
G.A.
Theo Infonet
******************
Đàm Vĩnh Hưng đã chuộc được đồng hồ tiền tỷ
Nam ca sĩ nhận được mail thông báo của người giữ chiếc đồng hồ Cartier đã mất vào ngày 10/5 và ngay trong 11/5 anh đã đến thành phố Cà Mau để thương lượng chuộc lại chiếc đồng hồ nạm kim cương.
Chiếc đồng hồ Cartier đã trở về với chủ nhân. |
“Ông hoàng nhạc Việt” đã tranh thủ viết một bức thư dài ngay trên xe, chia sẻ niềm vui bất ngờ này. “Chỉ tiếc là trong lúc tuyệt vọng thì Hưng đã đi mua cái đồng hồ mới y chang như thế rồi mới nhận được mail này, thành ra bây giờ có tới 2 cái như anh em sinh đôi, nếu biết sớm thì đỡ quá, khỏi tốn tiền mua cái mới rồi” – Mr Đàm viết.
Dưới đây là nội dung bức thư của Mr Đàm:
“Chiều hôm qua khi Hưng kiểm tra mail để xem có tin tức gì mới về chiếc đồng hồ haykhông, quả nhiên là phép lạ đã xảy ra, một cái mail được gửi với tiêu đề: “Có phải đồng hồ của anh không?” Hưng cũng mở ra nhưng không hy vọng gì vì trước đó đã có rất nhiều mail gửi tới chọc phá và gửi những hình ảnh bậy bạ của những người vô ý thức với tâm địa tàn nhẫn, vô cảm… Nhưng Hưng đã nổi da gà khi thấy bức ảnh đó, lập tức liên lạc ngay nhưng rất lâu sau chủ nhân địa chỉ email đó mới trả lời, cuộc thăm dò kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ thì mới có được số điện thoại chính thức của người ấy, và họ ở rất xa…Cà Mau! Và họ yêu cầu Hưng phải xuống để xem có phải Đàm Vĩnh Hưng thật hay không, thật may, ngay đêm qua Hưng phải đi Cần Thơ để hôm nay hát, thế là cũng tiện đường, mặc dù phải lái thêm 3 tiếng nữa mới tới được Cà Mau, Hưng tới nơi là 3 giờ chiều và nhanh chóng gặp được người ấy, họ là những người bình thường nhưng rất hâm mộ Đàm Vĩnh Hưng, thật là một sự lương duyên cả nhà ạ!
Họ kể rằng có 3 người: một nam khoảng 50, một nữ khoảng 45 và một nam vóc dáng gầy gò khoảng 25 tuổi đem đồng hồ tới bán và nói là đồng hồ của người thân ở nước ngoài tặng, họ kẹt tiền nên muốn bán, sau khi thương lượng, ngã giá khá lâu thì ngày hôm sau họ mới chịu bán. Hưng xin phép không nói tên và giá tiền vì đã hứa với người ta, họ cũng không muốn bị ồn ào và dòm ngó, thấy Hưng bị mất đồ mà còn bị “những người xấu người, xấu nết, ở không…” (trích nguyên văn lời người vợ của người đàn ông mua được chiếc đồng hồ đã nói) mình là khán giả của Hưng nên thấy thương. Và rất đau lòng, mấy đứa nhỏ ngày nào cũng nói: “Ba mẹ liên lạc với chú Đàm Vĩnh Hưng đi”. Thật là cảm động!
Cuối cùng thì cũng gặp lại một trong những “người yêu” của mình rồi! Chỉ tiếc là trong lúc tuyệt vọng thì Hưng đã đi mua cái đồng hồ mới y chang như thế rồi mới nhận được mail này, thành ra bây giờ có tới 2 cái như anh em sinh đôi, nếu biết sớm thì đỡ quá, khỏi tốn tiền mua cái mới rồi…Số phận!.
Cảm ơn những người đã thông cảm việc mất của và đá xéo những người ác mồm, ác miệng. Hưng cảm ơn tất cả những lời chúc và những lời cầu nguyện của các bạn đã viết trong mail gửi cho Hưng, có lẽ có quá nhiều những lời chúc may mắn cộng với những lời cầu nguyện của các bạn nên phép lạ đã xảy ra”.
Chiều ngày 10/5, Mr Đàm nhận được mail của một người tên Tài, hỏi: “Có phải đồng hồ của Đàm Vĩnh Hưng không?”, kèm theo hình ảnh chiếc đồng hồ Catier quen thuộc. Mr Đàm đã trả lời: “Tài có cho Hưng chuộc lại được không?”. Khi bị mất chiếc đồng hồ, Mr Đàm đã viết một thư ngỏ, để cả địa chỉ mail của mình, hy vọng có ai đó nhặt được cái đồng hồ thì liên lạc với anh. |
Đến thành phố Cà Mau, Mr Đàm đã gọi điện thoại nhiều lần với người đàn ông tên Tài, hẹn cuộc gặp. |
Mr Đàm bước ra khỏi chiếc Lexus RX 350 màu trắng, đi một mình đến gặp người đàn ông đang giữ chiếc đồng hồ quý giá. |
Mr Đàm mừng rỡ khi nhìn thấy chiếc đồng hồ quen thuộc của mình nằm trên tay người đàn ông lạ mặt. Người đàn ông này đã mua lại chiếc đồng hồ từ một người khác. |
Sau khi thỏa thuận giá chuộc, Mr Đàm đã trao tiền cho người đàn ông lúc nãy, vui vẻ nhận lại vật kỷ niệm mà mình đã đánh mất trong một chuyến lưu diễn ở Bạc Liêu gần đây. |
Theo Giáo dục Việt Nam
**************************
Đang nhậu, 2 nữ sinh viên nắm tay nhảy sông tự tử
Khi cả nhóm sinh viên ngồi nhậu bên bờ sông thì bất ngờ 2 nữ sinh dắt tay nhau lao xuống sông tự tử, hậu quả 1 người chết đuối, 1 bất tỉnh nhập viện.
Vụ việc xảy ra tại bờ sông Vàm Thuật, đoạn bến đò An Phú Đông, P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM vào sáng 12/5. Nữ sinh chết đuối được xác định là Tô Nữ Thanh Huyền (SN 1993, quê Đăk Lăk), nữ sinh bất tỉnh phải đi cấp cứu là Đinh Thị Dung (19 tuổi, quê Lâm Đồng) – cả 2 là sinh viên của một trường cao đẳng ở Q.Gò Vấp.
Lực lượng cứu hộ triển khai công tác tìm kiếm thi thể nữ sinh. |
Thông tin từ những người bạn của 2 nữ sinh cho biết, khoảng 3h sáng, cả nhóm tổ chức nhậu trên đường Trần Bá Giao, đoạn gần bến phà An Phú Đông. Nhậu được một lúc, Huyền và Dung nắm tay nhau đi xuống bờ sông Vàm Thuật rồi bất ngờ nhảy xuống tự tử.
Phát hiện vụ việc, một số bạn nam hốt hoảng phóng xuống cứu 2 nữ sinh nhưng chỉ kịp đưa Dung lên bờ trong tình trạng đã bị ngất, nên nhanh chóng chuyển đi bệnh viện cấp cứu. Các thành viên còn lại vừa tích cực tìm kiếm thi thể Huyền vừa trình báo lên cơ quan chức năng.
Lực lượng cứu hộ người nhái của phòng cứu hộ cứu nạn triển khai đến hiện trường lặn tìm Huyền. Hàng trăm người dân trong khu vực kéo đến theo dõi vụ việc. Khoảng 15 phút sau, lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể Huyền và giao cho các cơ quan chức năng điều tra vụ việc.
Thi thể nữ sinh Huyền được tìm thấy và chuyển cho cơ quan chức năng. |
Trường Nguyên
*******************
Mỹ nhân ‘Hồng Lâu Mộng’ ngày ấy – bây giờ
Cùng với “Tây Du Ký”, “Hồng Lâu Mộng” (1987) là một trong những bộ phim truyền hình đáng nhớ nhất trong lịch sử màn ảnh nhỏ Trung Quốc.
Lâm Đại Ngọc – nhân vật đáng yêu, nhẹ nhàng và nữ tính, nhưng cũng là một người đa sầu đa cảm. |
Thể hiện vai Lâm Đại Ngọc là Trần Hiểu Húc – một người phụ nữ tài năng và xinh đẹp. Không chỉ là một diễn viên, Trần Hiểu Húc còn là một doanh nhân và sau này chọn con đường bên cửa Phật. |
Trong cuộc đời làm nghệ thuật, Trần Hiểu Húc chỉ tham gia 2 phim là Hồng Lâu Mộng và Gia xuân thu. Năm 2007, Trần Hiểu Húc đã qua đời ở tuổi 42 vì bệnh ung thư. |
Tiết Bảo Thoa – một tính cách trái ngược với Lâm Đại Ngọc, lý tính và bản lĩnh. |
Đảm nhiệm vai Tiết Bảo Thoa là Trương Lợi. |
Sau thành công của vai diễn trong Hồng Lâu Mộng, Trương Lợihoàn toàn biến mất khỏi làng giải trí. |
Sau này, người hâm mộ mới biết Trương Lợi đã sang Mỹ sinh sống và trở thành một doanh nhân thành đạt. |
Sử Tương Vân – tiểu thư Sử gia – một trong tứ đại gia đất Kim Lăng – và là cô cháu yêu của Sử Thái Quân. |
Người thể hiện nhân vật Sử Tương Vân là Quách Tiêu Trân – một diễn viên kịch Hoàng Mai (một thể loại kịch truyền thống ở Trung Quốc). |
Quách Tiêu Trân trên sân khấu kịch. |
Giả Nguyên Xuân: là con gái Giả Chính và Vương phu nhân, chị cả hơn Bảo Ngọc gần 10 tuổi. Sau này được tuyển vào cung làm Nữ sử rồi được phong Hiển Đức phi, coi giữ cung Phượng Tảo. |
Thành Mai là người thể hiện nhân vật Giả Nguyên Xuân. |
Vương Hy Phượng: mợ hai, là con dâu của Giả Xá, Hình phu nhân. |
Đảm nhiệm vai diễn này là Đặng Tiệp. Bà là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của Hồng Lâu Mộng về sau này. Một số bộ phim khác của bà như Tể tướng Lưu Gù, Khang Hy vi hành… Bà là vợ của nam diễn viên Trương Quốc Lập. |
Thám Xuân: con gái Giả Chính và nàng hầu Triệu Di Nương, em gái cùng cha khác mẹ của Giả Bảo Ngọc, là cô ba trong Giả phủ tứ xuân. |
Người thể hiện vai Thám Xuân là nữ diễn viên xinh đẹp Đông Phương Văn Anh. |
Giả Tích Xuân: con gái thứ hai của Giả Kính phủ Ninh Quốc, là cô tư trong Giả phủ tứ xuân. |
Dù về già, Hồ Trạch Hồng – người đảm nhiệm vai Tích Xuân – vẫn giữ được nét đẹp của thời con gái. |
Hồng Giang
Theo Infonet
******************
Cuộc truy đuổi cặp tình nhân của 20 cá voi sát thủ
Một cặp đôi người Florida (Mỹ) trong chuyến du lịch kỷ niệm 20 năm ngày cưới đã có những giây phút đáng nhớ khi một đàn cá voi sát thủ 20 con bám riết lấy thuyền của vợ chồng họ trong khoảng một giờ đồng hồ.
Rich Howard ghi lại được hình ảnh một chiếc vây cá khổng lồ khi anh và vợ quay lại thuyền. |
Rich và Laura Howard lặn ở vùng biển La Paz của bang Baja California Sur của Mexico. Đột nhiên, người người dẫn lặn ra hiệu cho họ quay trở lại thuyền.
Theo lời chỉ dẫn trên, Rich Howard, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đại dương, cùng vợ quay trở lại. Tuy nhiên, họ không tin vào mắt mình khi nhìn thấy cả một đàn cá voi đang truy đuổi theo như muốn nuốt sống hai vợ chồng.
Hình ảnh những con cá voi nhảy múa dưới đại dương, tung nước biển trắng xóa. |
Hai vợ chồng Laura Howard và Rich Howard. |
đỗ quyên
Theo Infonet
*************************
Đám cưới rước dâu bằng… 20 con voi
Lần thứ hai tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk, lễ cưới độc đáo với đoàn rước dâu di chuyển bằng 20 con voi diễn ra trước sự chứng kiến và cổ vũ nồng nhiệt của đồng bào các dân tộc bản địa.
Cô dâu của lễ cưới này là em ruột của cô dâu từng được về nhà chồng trên lưng voi lần thứ nhất.
Đám cưới độc với 20 voi nhà rước dâu. |
Nhân vật chính của buổi lễ là cô dâu Trà My (con gái ông Đàng Năng Long – người sở hữu nhiều voi nhất nước) và chú rể Trọng Bảo. Hiện tại, cả hai đều công tác tại TP HCM, Trà My làm kế toán ở công ty Điện lực, còn Trọng Bảo là nhân viên ngân hàng ACB.
Theo đó, nhà trai sẽ rước dâu từ huyện Lắk về TP Buôn Ma Thuột với “đội ngũ” ô tô lộng lẫy. Còn tại huyện Lắk quê hương của nhà gái, đoàn rước dâu trên lưng voi sẽ diễu hành suốt quãng đường xuyên qua thị trấn.
Trưa 11/5, đám cưới được tổ chức trang trọng tại Buôn Lê (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) theo nghi lễ truyền thống người bản địa với 700 khách mời. Mở màn cho đám cưới là những âm thanh náo nhiệt của cồng chiêng thay cho tiếng pháo.
Đám cưới gắn liền với truyền thống địa phương. |
Và giây phút được chờ đợi nhiều nhất có lẽ là màn rước dâu bằng voi dạo quanh thị trấn Liên Sơn. Cô dâu, chú rể mặc trang phục thổ cẩm đơn giản mà đẹp và lạ mắt, hạnh phúc vẫy chào công chúng đông đúc bên đường.
Trong lễ trao dâu tiễn con về nhà chồng, bà Nguyễn Thị Thu Ba (mẹ cô dâu) đã bện bộ vòng tay làm từ lông đuôi voi, đeo tặng con gái và con rể (mỗi người một chiếc), với mong muốn “trong cuộc sống luôn gặp may mắn, có sức khỏe và vợ chồng yêu thương son sắt trọn đời”.
Nghi thức đánh cồng chiêng trước lễ cưới. |
“Tôn vinh bản sắc”
Ông Đàng Năng Long chia sẻ: Trước đây, đám cưới được người dân nơi đây tổ chức rất đơn sơ ngay tại sân nhà, bà con đến dự mang con gà, bình rượu là xong. Nay, theo xu hướng hiện đại nên mình cũng thay đổi, cùng với các lễ cúng truyền thống, phải dựng rạp, dọn tiệc cho long trọng.
Rước dâu bằng voi còn để tôn vinh bản sắc văn hóa và nghề nuôi voi truyền thống của đồng bào bản địa Tây Nguyên. Mặt khác, voi cũng là thành viên trong gia đình nên việc cưới hỏi không thể thiếu voi được.
Rước dâu qua thị trấn Liên Sơn. |
Trước ngày diễn ra tiệc cưới, gia đình đã tổ chức lễ cúng voi, báo cho voi biết tin vui con gái đi lấy chồng. Việc rước dâu bằng voi vừa thể hiện truyền thống, vừa là tâm nguyện của con gái được một lần ngồi trên lưng voi về nhà chồng. Nhiều hộ có voi cũng tự nguyện mang voi đến để chia sẻ niềm vui chung với gia đình.
Gia đình họ Đàng trên đất Tây Nguyên đã trải qua 3 đời nuôi voi. Từ đời ông nội Đàng Nhảy là đại gia voi trên đại ngàn, ông có 3 vợ, 11 người con. Trong 3 bà vợ thì bà ba tên Sao Thong Chăn – người Lào nổi tiếng hơn cả với nghệ danh “mỹ nhân buôn voi”. Không chỉ buôn bán voi, ông Nhảy cũng thường tặng voi, mua voi làm quà ngoại giao. Đến đời ông Đàng Năng Long, ông vẫn duy trì hoạt động nuôi voi kết hợp với du lịch sinh thái. Hiện nay, ông Long quản lý 9 con voi và mở Chi nhánh du lịch sinh thái Hồ Lắk do ông làm giám đốc. Năm 2010, con gái đầu lòng của ông Long cũng về nhà chồng với lễ đưa dâu hoành tráng trên lưng 20 con voi.
|
Quyền Nga – Kiến Hường
**********************
Giải mã bí mật lật đổ hoàng đế Trung Hoa cuối cùng
Phải mất hơn 100 năm những âm mưu và những vụ hối lộ nhằm lật đổ hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa mới được một nhà sử học Trung Quốc xâu chuỗi.
Bị đưa ra khỏi nhà khi còn là một đữa trẻ chập chững và được phong là thánh sống, Phổ Nghi đã gào khóc khi được đưa tới Tử Cấm Thành, để tiếp nối hàng ngàn năm chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Khi đó, Phổ Nghi mới 2 tuổi 10 tháng.
Phổ Nghi được đưa vào cung để làm hoàng đế khi mới 2 tuổi 10 tháng. |
Nhưng chỉ vài năm sau, vào năm 1912, khi cách mạng ở Trung Quốc sôi sục, chính người mẹ nuôi của ông, Long Dụ Thái hậu, ký giấy, ép buộc ông thoái vị.
Kể từ đó, nhiều câu hỏi đã được đặt ra là vì sao bà lại có vẻ như rất tự nguyện làm điều đó. Và giờ đây, Jia Yinghua, nhà sử học 60 tuổi và là một cựu quan chức chính phủ Trung Quốc, đã tìm ra câu trả lời. Bà đã được hối lộ 20.000 lượng bạc và bị đe dọa chặt đầu nếu từ chối.
“Những gì xảy ra nhạy cảm tới mức phải hơn 100 năm sau mới được tiết lộ”, ông Jia, tác giả của cuốn sách mới “Cuộc sống khác thường của Hoàng đế cuối cùng”, cho hay. Thông tin nhà sử học thu thập được từ những kho lưu trữ bí mật tại Trung Nam Hải, quần thể trụ sở của Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc, và từ những cuộc phỏng vấn với những người có mối quan hệ với các cận thần khi đó.
Phổ Nghi vẫn là một nhân vật được công chúng Trung Quốc quan tâm. “Ông ấy đặc biệt”, Jia đánh giá. “Ông đã sống qua 3 triều đại. Toàn bộ những xáo trộn trong thế kỷ trước của Trung Hoa có thể được tổng hòa trong ông. Ông từ một hoàng đế trở thành người làm vườn và trong những năm cuối cùng ông đã treo ảnh của chính mình với Chủ tịch Mao Trạch Đông trên khung giường ngủ”.
Long Dụ thái hậu đã được hối lộ và bị đe dọa để ký giấy buộc Phổ Nghi thoái vị. |
Trên thực tế, một số khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời Phổ Nghi gây ra những rúng động lớn thậm chí trong cả thời nay, khiến cho một số chi tiết trong tiểu sử của ông vẫn không được công bố ở Trung Quốc, do quá nhạy cảm.
“Thời gian ông thoái vị là thời gian tràn ngập tham nhũng và mua chuộc quan chức”, ông Jia cho hay.
Triều đình phong kiến trong những ngày cuối cùng của triều đại nhà Thanh là cái bóng của chính triều đại cũ. Các nước ngoài, đặc biệt là Anh, sau khi đánh bại Mãn Thanh đã “xẻ thịt”các vùng đất trù phú và “rút ruột” chúng.
Hết tiền, triều đình Mãn Thanh thậm chí còn cầm cố cả những bộ đồ lụa sang trọng của vị vua tiền nhiệm của Phổ Nghi, hoàng đế Quang Tự.
Bên ngoài Tử Cấm Thành, những cuộc nổi dậy đã lan rộng, với người dân kêu gọi một nền cộng hòa.
Để bình ổn tình hình, triều đình đã chỉ định Viên Thế Khải, một tướng có nhiều ảnh hưởng với đội quân miền bắc hùng mạnh, làm thủ tướng.
Tướng Viên Thế Khải đóng vai trò quan trọng trong việc buộc Phổ Nghi thoái vị. |
Nhưng theo nhà sử học Jia, ông Viên đã quyết tâm phế truất hoàng đế cuối cùng, bằng cả những lời dụ dỗ, đe dọa rồi sáu đó là hối lộ những nhân vật chính tại triều đình.
Không chỉ hối lộ người mẹ nuôi của Phổ Nghi mà ông còn hối lộ thái giám thân cận nhất của bà, Xiao Dezheng và Hoàng tử Thế Phả, một trong những người quyền lực nhất tại triều đình.
“Năm 1911, tờ The Times của Anh đưa tin Thế Phả có 2 triệu đô la bạc trong tài khoản ở ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải”, ông Jia cho hay. “Đó là tiền hối lộ để phế truất hoàng đế”.
Trong khi đó, viên thái giám cũng nhận được một khoản tiền tương tự, tương đương với hơn 1 tỷ bảng Anh, quy đổi theo tiền ngày nay. Ông ta đã dùng số tiền đó để xây một ngôi nhà ở Thiên Tân và chất đầy của cái ăn cắp từ cung điện.
Đổi lại, viên thái giám nói với Long Dụ Thái hậu rằng bà sẽ giàu có nếu ký giấy buộc hoàng đế thoái vị. “Và nếu bà từ chối, bà sẽ kết thúc giống như Vua Louis XVI trong thời kỳ Cách mạng Pháp: chặt đầu”, nhà sử học Jia cho hay.
Tướng Viên không dừng lại ở đó. Ông còn gây áp lực lên triều đình khi là người đứng sau một loạt các bức thư đe dọa. “Ông có mối quan hệ tốt với sứ quán Nga và đã yêu cầu viết một bức thư nói nếu không ký giấy, những cường quốc phương Tây sẽ ép buộc điều đó”, Jia dẫn nguồn tin lưu trữ tại Trung Nam Hải.
Theo ghi chép của Zeng Yujun, phụ tá của Tướng Viên, vị tướng này cũng bí mật dàn dựng bức điện tín từ 44 chỉ huy quân đội kêu gọi hoàng đế thoái vị.
Sau khi thoái vị, Phổ Nghi bị buộc phải rời Tử Cấm Thành và khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, ông được Phát xít Nhật đưa lên làm vua bù nhìn của Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934.
Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ. Tháng 12/1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một thường dân, có lúc ông được làm việc trong Vườn thực vật Bắc Kinh. Ông qua đời năm 1967, do bị ung thư thận và mắc bệnh tim.
Theo Dân trí
**********************
Nỗi đau gia đình Việt kiều có 5 người bị tai nạn chết thảm
Gần trưa 11/5, anh Lê Công Mẫn mới nhận được hung tin cả gia đình anh có đến 5 người chết trong vụ tai nạn giao thông. Anh thất thần chạy đến hiện trường mới tin đó là sự thật.
Nạn nhân chết tại chỗ có đứa con gái anh Mẫn (ngụ ấp 6, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, Long An), tên Mẫn Nhi đang là sinh viên trường đại học Cần Thơ; em trai tên Lộc cùng con của anh Lộc; em gái tên Tâm cùng con của Tâm và cha anh là ông Lê Văn Tốt, SN 1942, Việt kiều về thăm con gần 2 tháng nay chuẩn bị sang Mỹ lại, bị chấn thương sọ não đang cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Tại hiện trường, nhiều vật dụng cá nhân của các nạn nhân vung vãi khắp nơi. |
Nghe tin, vợ chồng anh Mẫn chạy xuống hiện trường cách nhà khoảng 12 km. Tới nơi mới chứng kiến toàn bộ cảnh đau lòng hiện ra trước mắt, thi thể người thân, con gái anh không còn nguyên vẹn, đồ đạc hành lý của cha và mấy đứa em thấm đầy máu. “Tôi không biết phải làm gì khi đối diện với nỗi đau tột cùng này, đầu óc như bị tê liệt. Trời ơi tại sao gia đình tôi rơi vào thảm họa như thế này”, anh Mẫn nước mắt đầm đìa, kêu khóc.
Theo lời kể của vợ anh Mẫn, cha mẹ chồng ở Mỹ về thăm các con đang sinh sống tại Long An và TP.Cần Thơ. Do chuẩn bị ngày đi, ông Tốt về Cần Thơ kêu các con, cháu lên nhà 3 người con ở Cầu Voi (Long An) tổ chức tiệc chia tay vào chiều ngày 11/5 để sáng 12/5 sang Mỹ. Bà Tốt không đi cùng chồng về Cần Thơ mà bà ở lại cùng vợ chồng anh Quang tại Cầu Voi. Sáng đó, bà ra chợ mua sắm nhiều thực phẩm như khô, mắm, cá lóc ướp đóng thùng sẵn cất trong nhà để mang ra nước ngoài. “Điều gì xảy ra đối với chồng, con và các cháu tôi”, mẹ anh Quang khóc rồi ngất xỉu.
Chị Dung, con thứ 3 của ông vợ chồng Tốt, vừa khóc cho biết: “Hôm trước, ba tôi kêu đi về Cần Thơ chơi rồi hôm sau cùng lên, nhưng bữa đó tôi bị bệnh nên từ chối và nói ở nhà để nấu ăn cho bữa tiệc. Không ngờ đây là chuyến đi định mệnh của ba tôi”.
Khi nghe tin đau lòng, hàng trăm người dân sống tại khu vực Cầu Voi có mặt tại nhà anh Mẫn, chị Dung để phụ lo công việc cho người đã mất. Bà Tốt nằm bất động trên giường. Hai căn nhà với 5 cỗ quan tài nằm im là nỗi đau không gì có thể sánh bằng.
“Chưa bao giờ tôi chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc như thế”
Các nhân chứng trực tiếp tham gia cấp cứu người bị nạn trong vụ tai nạn thảm khốc vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh Nguyễn Minh Hoàng (29 tuổi, nhà đối diện hiện trường vụ tai nạn) kể: “Khi đó cả nhà đang ngủ thì nghe một tiếng ầm, tôi đoán là có tai nạn nên chạy ra xem và trước mắt là một cảnh tượng kinh hoàng. Chiếc xe tải chạy ngược chiều đâm trực diện vào chiếc khách 16 chổ ngồi. Tôi hô hoán mọi người xong vào phá cửa đưa những người còn sống đi cấp cứu”.
Các cơ quan chức năng dọn đẹp hiện trường và điều tra vụ tai nạn. |
Ông Nguyễn Hoàng Quân (40 tuổi, ngụ P.2, TP.Tân An) cũng cho biết: “Khi tôi đang ở trong nhà thì nghe một tiếng va chạm rất lớn, chạy ra thì thấy cảnh chiếc xe tải tông trực diện vào xe khách chạy hướng miền Tây lên. Rất nhiều người bị mắc kẹt trong xe khách kêu la rất thảm thiết”. “Gần 20 năm nay sống ở đây nhưng tôi chưa thấy vụ tai nạn giao thông nào kinh hoàn như vậy”, ông Trần Hữu Dật (60 tuổi, ngụ ấp Quyết Thắng, P.Khánh Hậu, TP.Tân An), thốt lên.
Một nhân viên bảo vệ của Công ty Mien Hua gần hiện trường vụ tai nạn kể: “Khoảng 5 giờ sáng, tôi đang trực tại cổng thì nghe 2 tiếng va chạm rất lớn, khi nhìn ra thì thấy chiếc xe tải bị lật nghiêng, chiếc xe khách bị bẹp nát. Trên xe, đồ đạc văng tung tóe, một bé gái văng ra khỏi xe và chết tại chỗ”.
Ông Quân vẫn còn bàng hoàng kể lại vụ việc. |
Theo một số nhân chứng, chiếc xe tải đang đi ở làn đường sát giải phân cách thì tông vào khối bê tông nên bị mất thăng bằng rồi lao sang làn đường nguo75c chiều rồi tông vào xe khách. Hậu quả, chiếc xe khách bị bẹp nát còn xe tải thì quay ngược lại, tông tiếp vào dải phân cách rồi lật nghiêng giữa lòng đường.
Đến trưa cùng ngày lực lượng chức năng vẫn đang thu dọn hiện trường. Các mảnh vỡ, gương, kính xe, mảnh thủy tinh vương vải khắp hiện trường.
“Ảnh chết rồi, tôi không biết làm sao nữa”
Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (44 tuổi, vợ tài xế Trần Thanh Sang) khóc nghẹn và ngất xỉu tại chỗ khi hay tin chồng gặp nạn ở Long An. Chị Hạnh nằm vật trên giường với dáng vẻ mệt mỏi và dường như không còn sức lực. Mọi việc an táng đều gia bà con hàng xóm, mỗi người phụ giúp một tay. “Ảnh chết rồi, tôi cũng không biết làm sao nữa”, chị Hạnh nói.
Chị Hạnh ôm di ảnh của chồng. |
Hoàn cảnh gia đình tài xế Trần Thanh Sang cũng khá thương tâm. Theo lời gia đình thì anh Sang mới chạy xe chỗ anh Lộc chừng hơn tháng nay, thu nhập cũng bấp bênh. Vợ chồng sống với nhau gần 20 năm, có được 2 mặt con đứa lớn 16 tuổi, đứa nhỏ vừa lên 4. Gia đình 4 người, tá túc trong căn nhà nhỏ, khác chật hẹp trong con hẻm đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.Ninh Kiều).
Hằng ngày, chị Hạnh ở nhà đạp máy may, sửa quần áo cho lối xóm kiếm thêm đồng ra đồng vào. Bi kịch đến bất ngờ nên gia đình chị chưa biết những ngày sau này sẽ sống thế nào, vì anh Sang là lao động chính trong nhà.
Danh tính các nạn nhân tử vong:
1. Lê Thị Phương Tâm (43 tuổi)
2. Quang Minh Phát (10 tuổi, con chị Tâm)
3. Lê Công Lộc (41 tuổi)
4. Lê Công Tài (10 tuổi, con ông Lộc)
5. Lê Hồ Mẫn Nhi (sinh viên).
6. Trần Thanh Sang (tài xế xe khách 16 chỗ).
Danh tính nạn nhân đang cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy:
1. Ông Lê Văn Tốt (82 tuổi, Việt kiều Mỹ).
2. Lương Thị Hồng Nhung (42 tuổi, ngụ xã Nhị Quý, huyện Cai Lậy, Tiền Giang).
3. Nguyễn Thị Hồng Vân (22 tuổi, con gái bà Nhung).
4. Phạm Thị Diệu (37 tuổi, ngụ xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, Bến Tre).
5. Tài xế xe tải Lê Việt Thắng (24 tuổi).
T.An-L.Quân-Đ.Đình
Theo Infonet
****************
Chuyện kiểm tra cơ thể mỹ nữ khi tuyển cung phi
Các mỹ nữ trong cả nước được lựa chọn đều là những người đã trải qua những đợt kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt. Một hội đồng cấp hoàng gia được thành lập để tiến hành tìm hiểu, kiểm tra những cô gái này một cách toàn diện, từ độ tuổi, sinh lý tới tâm lý…
Trong quá trình kiểm tra này, mỗi một bước đều được làm rất cẩn thận và tỉ mỉ. Tiêu chuẩn nói chung là dung mạo xinh đẹp, vóc dáng cao ráo, không được phép có bất cứ khuyết điểm nào về sinh lý. Chẳng hạn như chỉ cần một nốt ruồi nhỏ trên má thì cô gái đó coi như vĩnh viễn bị loại khỏi giấc mơ hoàng cung xa xỉ. Về độ tuổi thì đối tượng được lựa chọn tuyển vào cung là những cô gái trẻ tuổi dưới 20. Tuy nhiên, tùy từng mục đích, nhu cầu cũng như quy chế của các triều đại mà quy định về độ tuổi cũng có khác nhau.
Chẳng hạn triều nhà Hán khi tuyển mỹ nữ đều yêu cầu phải là những cô gái tuổi trên 13 và dưới 20. Đến thời Tam Quốc, vua nước Ngô là Tôn Hạo ra quy định, các mỹ nữ được chọn đưa vào cung tuổi nhất thiết phải là 15, không hơn không kém. Đến thời nhà Bắc Tề thời Nam Bắc Triều, yêu cầu các mỹ nữ phải có độ tuổi từ 14 trở lên, 20 trở xuống. Đến thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, độ tuổi được nâng lên một chút, từ 15 trở lên và 20 tuổi trở xuống.
Đàn ông Trung Quốc có tâm lý thích các cô gái còn trinh tiết, người Trung Quốc gọi đùa là tâm lý “trâu già thích ăn cỏ non”. Theo quy luật sinh lý thông thường, 13 tuổi là độ tuổi các cô gái dậy thì, cũng là độ tuổi đẹp nhất. Chính vì vậy, người Trung Quốc thời xưa mới cho rằng, đây là độ tuổi thích hợp nhất để lựa chọn các mỹ nữ cho hoàng đế.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp các hoàng đế giới hạn tuổi của các mỹ nữ được đưa vào cung xuống chỉ còn 11 tuổi. Đó là chuyện xảy ra vào đời vua Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Mặc dù Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi lên ngôi đã xác lập quy chế tuyển mỹ nữ tuổi phải từ 15 trở lên nhưng vốn là một hoàng đế biến thái nổi tiếng trong lịch sử triều Minh, những quy chế của tổ tông nào có thể trở thành hòn đá ngáng đường với ông ta được.
Theo ghi chép của Minh Hội Yếu, một bộ sách 80 quyển ghi chép về điển chương nhà Minh thì Hoàng đế Chu Hậu Thông từ khi lên ngôi cho tới khi từ giã cõi trần thực hiện rất nhiều lần tổ chức các đợt tuyển mỹ nữ. Các cô gái xinh đẹp trên khắp cả nước có độ tuổi từ 11 đến 16 đều phải tham gia các đợt tuyển này. Vì sao Chu Hậu Thông lại bất chấp quy chế của tổ tiên mình để tuyển chọn những thiếu nữ còn quá trẻ như vậy vào cung phục vụ? Nhiều người nói rằng, nguyên nhân là do Chu Hậu Thông tin vào các loại “xuân dược” và thuốc trường sinh bất lão của bọn đạo sĩ. Theo lời bọn đạo sỹ này thì kinh nguyệt lần đầu tiên của các cô gái có thể dùng làm nguyên liệu để luyện thuốc tráng dương. Vì vậy Chu Hậu Thông đã cho tuyển những cô gái có độ tuổi trước khi phát dục vào cung để các đạo sỹ có thể có một nguồn nguyên liệu luyện đan dồi dào. Nhiều cô gái chưa tới tuổi dậy thì còn bị bọn đạo sĩ hạ lệnh dùng thuật thúc kinh để có nguyên liệu làm thuốc.
Từ trường hợp biến thái và bệnh hoạn của Chu Hậu Thông, có thể thấy những tiêu chuẩn, quy định trong việc tuyển chọn mỹ nữ thực tế chỉ là mang tính tương đối. Trong những trường hợp cụ thể, độ tuổi không phải là thứ cần phải tính đến. Chỉ cần có nhan sắc và lọt vào mắt xanh của hoàng đế thì đến gái góa cũng có thể vào cung. Xem như vậy thì độ tuổi là điều kiện cơ bản tuy nhiên không phải là điều kiện quan trọng nhất.
Trong các tiêu chuẩn tuyển mỹ nữ của hậu cung Trung Quốc thời cổ đại thì dung mạo và nhân phẩm mới là hai thước đo quan trọng nhất. Trong đó, dung mạo là chỉ những điều kiện về sinh lý, còn nhân phẩm là điều kiện mang cách nhìn chủ quan. Trong những tình huống thông thường, điều kiện được các hoàng đế Trung Quốc quan tâm nhất chính là điều kiện về mặt sinh lý.
Các mỹ nữ được tuyển đưa vào hậu cung của hoàng đế có cần kiểm tra cơ thể hay không? Câu trả lời đương nhiên là có. Sách Hậu Hán Thư – Hoàng hậu kỷ, quyển số 10 có chép về việc Đông Hán Quang Vũ Đế là Lưu Tú phái đại thần giúp mình lựa chọn mỹ nữ bổ sung vào hậu cung. Trong quá trình này, một trong những công đoạn không thể thiếu chính là kiểm tra thân thể. Theo ghi chép trong sách này thì phàm là gái có nhan sắc đều là đối tượng tham gia tuyển chọn. Sau khi đã lọc xong đối tượng, người ta dùng xe chở toàn bộ về hậu cung để tiến hành kiểm tra và chọn lựa.
Lần tuyển chọn này chủ yếu dựa trên dung mạo. Sau đó lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa. Mục tiêu là kiểm tra về mặt sinh lý, thực tế là xem các cô gái có còn là trinh nữ hay không, về mặt sinh lý có bị khuyết tật nào không. Sau nhiều lần chọn lọc như vậy, người ta mới tìm và chọn ra cô gái có dung mạo xinh đẹp nhất để dâng cho hoàng đế “sủng hạnh”.
Việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ bao gồm kiểm tra những gì? Câu trả lời là toàn bộ. Tuy nhiên, theo những gì sử sách còn ghi chép lại thì có thể khẳng định rằng, việc kiểm tra cơ thể các mỹ nữ được thực hiện cực kỳ cẩn thận tỉ mỉ và nghiêm ngặt. Người được lựa chọn phải là một mỹ nữ thực sự hoàn mỹ, không hề có tỳ vết, chỉ một vết bớt nhỏ ở ngực hay một nốt ruồi thậm chí ở cánh tay cũng ngay lập tức bị loại.
Với những cuộc kiểm tra “sát sao” như vậy đương nhiên người thực hiện phải là thái giám. Và còn để chắc chắn rằng, hoàng đế là người đàn ông đầu tiên sở hữu cơ thể các mỹ nữ, các thái giám thực hiện việc kiểm tra này đều là các nữ thái giám, tức các nữ quan trong hậu cung.
Hán tạp sự bí tân là một cuốn sách viết khá đầy đủ về chuyện bí sử trong hậu cung nhà Hán. Trong cuốn sách này có đoạn ghi chép về “kết quả” kiểm tra cơ thể của hoàng hậu Lương Doanh, vợ Hán Hoàn Đế Lưu Chí khi lần đầu tiên được tuyển vào cung. Sách chép rằng, Lưu Chí nghe mọi người nói rằng con gái của đại tướng quân Lương Thương là Lương Doanh dung mạo vô cùng xinh đẹp, phẩm hạnh cũng tốt, hiền thục nết na, vì vậy muốn lấy Lương Doanh, phong làm hoàng hậu. Lưu Chí phái một nữ quan trong hậu cung của mình tên là Ngô Hử tới phủ họ Lương để tìm hiểu tình hình, quan sát dung mạo và dáng đi của Lương Doanh. Sau đó, Lưu Chí muốn kiểm tra toàn diện cơ thể Lương Doanh trước khi quyết định. Ban đầu, Lương Doanh không đồng ý, cho rằng đó là chuyện sỉ nhục đối với con gái nhà danh giá như cô. Mãi tới khi Ngô Hử lấy thánh chỉ của Lưu Chí ra, Lương Doanh mới đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Ngô Hử theo tiểu thư họ Lương tới phòng ngủ của cô. Khi cửa phòng được đóng lại, Ngô Hử cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người Lương Doanh, bắt đầu kiểm tra. Theo ghi chép của Hán tạp sự bí tân, đầu tiên họ Ngô bắt Lương Doanh đi vài vòng xunh quanh phòng để quan sát dáng đi.
Tiếp đó lại bắt Lương Doanh dùng tay giữ mái tóc lên cao để lộ cổ và tai. Lúc đó, Ngô Hử mới lại gần sờ nắn, quan sát khắp toàn thân Lương Doanh để khẳng định Lương Doanh vẫn còn là trinh nữ. Cuối cùng, Ngô Hử bắt Lương Doanh hô to nhiều lần câu: “Hoàng đế vạn tuế!” để kiểm tra giọng nói. Lương Doanh khi đó tuổi còn rất nhỏ, lần đầu tiên bị người khác bắt cởi bỏ hết quần áo rồi sờ nắn khắp người nên cảm thấy xấu hổ vô cùng, liên tục lấy tay che hết chỗ này chỗ khác, bị Ngô Hử trách mắng nhiều lần.
Thực tế thì việc tổ chức các cuộc tuyển chọn mỹ nữ vào hậu cung của các Hoàng đế diễn ra trên khắp thế giới theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có lẽ chỉ có ở Trung Quốc với một nền thống trị của các triều đại phong kiến kéo dài hàng ngàn năm thì việc tuyển lựa mỹ nữ cho Hoàng đế mới hình thành những tiêu chuẩn, quy chế và quy trình một cách đầy đủ và chi tiết đến như vậy.
Theo Báo Đất Việt
********************
Cảnh chở gà lợn ‘độc và lạ’ VN trên báo nước ngoài
Nhiều tài xế Việt Nam được các trang báo nước ngoài ví như siêu nhân bởi chở vài con lợn hay một bu gà lớn phía sau xe máy.
Nhà báo Mỹ Declan McCullagh của trang CBSNews.com ghi lại hình ảnh xe máy chở gà tại Hạ Long tháng 7/2008. |
Anh tài lái một tay chở bu gà tại Hạ Long. Ảnh Declan McCullagh. |
Một phụ nữ phóng xe máy chở lợn tại Hạ Long năm 2008 của tác giả Declan McCullagh. |
Hình ảnh thồ hàng chục con lợn quen thuộc ở Việt Nam. |
Bức ảnh này của tác giả Sinue Serra (người Italy). |
Bức ảnh này được đăng tải trên báo nước ngoài. |
Bức ảnh này chụp tại Mạo Khê, Quảng Ninh năm 2006. |
Cảnh quen thuộc tại Việt Nam. |
Cảnh chở gà tại Việt Nam trên Adventuressetravels.wordpress.com. |
Tại Hà Nội năm 2007. |
đỗ quyên
Theo Infone
********************
Cặp giường nóng, lạnh của “Công tử Bạc Liêu”
Mới đây, PV tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và được chiêm ngưỡng cặp giường này ngay trong chùa. Ông Trần Văn Hai (62 tuổi), một người làm công quả sống cố cựu ở chùa, xác nhận, cặp giường này chính là của gia đình “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy. Theo ông Hai, cặp giường được nhà chùa mua lại từ người khác vào khoảng năm 1950 – 1960.Theo quan sát của PV, cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh. Theo ông Hai, ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.
Chiếc giường nóng với mặt giường lót bằng các miễng gỗ giáng hương. |
Nói về giá trị của mỗi chiếc giường, ông Hai cho biết, thời đó nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.000 đồng, còn giường nóng khoảng 9.500 đồng. “Những năm 45, lúc đó lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này”, ông Hai nói.Trải qua thời gian, dù được lưu giữ cẩn thận nhưng hai chiếc giường cũng đã có dấu hiệu xuống cấp, hiện nhà chùa không cho khách lên ngồi, nằm thử khi đến tham quan nữa mà rào lại, chỉ cho phép chiêm ngưỡng.
Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền. |
Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn mà theo ông Hai cũng là của gia đình “Công tử Bạc Liêu”. Ngay tại chiếc bàn tròn, nhà chùa cũng có treo hình “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy.Ông Hai cho biết, mặt bàn dài là gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai; còn mặt bàn tròn trên lót đá, chân bằng gỗ mun đen, hai chiếc bàn đều có cấu trúc, hoa văn đẹp mắt. Theo ông Hai, hai chiếc bàn được nhà chùa mua khoảng năm 1948, trong đó bàn dài có giá 4.000 đồng, còn bàn tròn khoảng 1.200 đồng.
Bàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo. |
Những đồ vật này, theo ông Hai đã trải qua 3 đời trụ trì chùa. Vào những buổi lễ lớn hoặc ngày thường có nhiều người đến chùa tham quan, họ rất quan tâm chiêm ngưỡng khi biết đó là những đồ dùng của gia đình “Công tử Bạc Liêu” – một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh.
Bàn dài làm từ gỗ quý của gia đình “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy. (Ảnh: Huỳnh Hải) |
Qua tìm hiểu một số tưu liệu, gia đình “Công tử Bạc Liêu” có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi), đây là nơi gia đình Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền. Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (Khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lại cẩn xà cừ, giường, tủ…vào cất giữ trong Nhà Lầu. Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói ở trên là những đồ vật ở Nhà Lầu trước đây.Nói về nguồn gốc của những đồ vật đang được lưu giữ ở chùa Chén Kiểu, khi tiếp xúc với PV Dân trí, ông Trần Trinh Đức (con trai “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy) xác nhận, các đồ vật ở chùa Chén Kiểu đều là của cha ông ngày xưa.Theo Dân Trí
************************
Những quan chức “gặp nạn” trong nhà nghỉ
Xe ô tô của ông Nguyễn Gia Khang đưa chị Nguyễn Thị Nhung đến nhà nghỉ (Ảnh: VietNamNet) |
Cụ thể, vào ngày lễ Valentine tháng 2/2013, anh Thìn phát hiện ông Khang lái chiếc xế hộp màu đen chở chị Nhung đi chơi. Vốn trước đó đã nghi ngờ hai người này có quan hệ tình cảm trên mức bình thường nên anh Thìn bí mật thuê taxi bám theo. Sau nhiều giờ chạy lòng vòng, chiếc xe của ông Khang và chị Nhung đã vào một nhà nghỉ và 2 người thuê phòng chung. Tại đây, người chồng đã đập cửa, dọa gọi công an. Ông Khang biết đã bị lộ liền trèo qua cửa sổ tầng 2, nhảy xuống đất chạy thục mạng, bỏ lại ôtô.Sau khi sự việc xảy ra, ông Khang đã làm đơn gửi lên huyện với nội dung “xin thôi giữ chức vụ Đảng và Chủ tịch UBND xã”. Liên quan đến vụ việc này, huyện uỷ Quảng Xương đã có quyết định về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch đối với ông Khang.Trước đó, người dân xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) cũng xôn xao khi xuất hiện thông tin ông chủ tịch xã vào nhà nghỉ “họp” với một nữ cán bộ địa chính trẻ tuổi, xinh đẹp.Theo đơn thư tố cáo của người dân, vào tối 1/3, người dân đã thấy chị Trần Thị A.M. (25 tuổi, cán bộ địa chính xã Lộc Ngãi) đi xe gắn máy vào khách sạn N.V. (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) thuê phòng. Không lâu sau đó ông Nguyễn Quang Sanh (48 tuổi, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi) cũng đến khách sạn trên. Ông Sanh vào phòng mà trước đó chị M. đã thuê. Hai người ở trong phòng gần 2 giờ thì trả phòng ra về.Về vụ việc này, ông Nguyễn Quang Sanh “chống chế”: “Hôm đó, tôi đi tiếp khách, bị say rượu không về nhà được nên phải vào khách sạn thuê phòng nghỉ qua đêm”. Còn chị A.M. lại cho biết, lý do chị có mặt tại khách sạn N.V. là do bạn trai cũ ở TP.HCM lên chơi. Hai người hẹn nhau tại đó để tiện bề tâm sự. Mặc dù vậy lý do vụng về của 2 nhân vật chính đưa ra vẫn không để sức thuyết phục sự đàm tiếu của dư luận xã Lộc Ngãi.Phó chánh VP tỉnh bị đánh ghen tơi tảDư luận những ngày gần đây cũng xôn xao về 3 đoạn clip ngắn xuất hiện trên Youtube vào ngày 3/5, cho rằng có liên quan đến quan hệ bất chính của ông Lê Văn Vương, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định. Clip quay lại cảnh ông Lê Anh Quốc (SN 1969, ở TP. Quy Nhơn) “bắt tại trận” ông Lê Văn Vương mà vợ ông Quốc ở chung phòng tại một nhà nghỉ ở TP Quy Nhơn, Bình Định vào ngày 23/3. Ông Quốc cho biết, ông Vương và vợ ông là bà H. đã lén lút hẹn hò từ lâu, mặc dù ông Quốc đã cảnh báo và nhắc nhở nhiều lần. Do đó vào chiều 23/3, ông Quốc đã cùng 2 người khác xông vào một nhà nghỉ ở TP.Quy Nhơn để bắt quả tang vợ ngoại tình.
Nhà nghỉ nơi ông Lê Văn Vương bị “đánh ghen” (Ảnh: NLĐ) |
Tuy nhiên, ông Vương lại phủ nhận hoàn toàn vụ việc, ông này khẳng định không quen biết bà H. Trong khi đó, bà H., nhân vật nữ chính trong clip, cũng một mực khẳng định không hề biết ông Vương.Hiện, Công an tỉnh Bình Định đã tiến hành xác minh, làm rõ các nội dung liên quan đến vụ việc.Một vị cán bộ khác cũng “gặp chuyện” trong nhà nghỉ là Giám đốc Sở GD&ĐT của một tỉnh vùng trung dụ. Mặc dù công an đã vào cuộc điều tra và đưa ra kết luận tuy nhiên, những lùm xùm xung quanh việc này vẫn chưa thể dập tắt. Theo kết luận của cơ quan chức năng: chiều ngày 21/4, chị Nguyễn Thị A.T (SN 1983) vào nhà nghỉ T.M để gặp một người bạn gái giải quyết việc riêng.
Nhà nghỉ nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Tiền phong) |
Ngay thời điểm đó, có xe ôtô của ông Giám đốc Sở GD&ĐT, vẫn sử dụng hàng ngày, để đối diện nhà nghỉ. Bởi vậy, chồng chị T. nghi ngờ người phụ nữ này cùng ông GĐ Sở đã hẹn nhau ở nhà nghỉ để quan hệ bất chính.Tại cơ quan công an, ông GĐ này cho biết, sáng 21/4, ông này cho anh H.N.Đ mượn ôtô đi có việc riêng và anh Đ. đã đi ô tô đến nhà nghỉ trên. Anh Đa. đã làm việc với cơ quan công an và phù hợp với những gì ông GĐ này nói.Cán bộ bị kỷ luật vì quan hệ với người có gia đìnhMột cán bộ khác bị kỷ luật vì vào nhà nghỉ với vợ người là đại úy Phạm Thanh L. cán bộ phòng chống buôn lậu của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh L.Ông L. bị kỷ luật vì có quan hệ không trong sáng với người đã có chồng. Cụ thể là chồng của một nữ công nhân đã phát hiện vợ mình cùng ông L. đi ra từ nhà trọ.Giải trình với lãnh đạo, đại úy L. thừa nhận đã nảy sinh tình cảm với nữ công nhân khi hai người đi tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Ông L. đã có vợ, nữ công nhân đang sống cùng chồng con. Sau khi nhận kỷ luật, ông L. bị điều chuyển công tác về huyện
.L.Lan (Tổng hợp)
******************
Ngỡ ngàng với loài cá khổng lồ – “quái vật” vùng Amazon
Mới đây, ngư dân sông Hậu đã tóm được một chú cá hải tượng, khiến cả nước xôn xao. Báo chí gọi đó là cá rồng. Người bắt được cá không dám bán, mà đem chôn, vì nghĩ chúng đã… thành tinh.
Tuy nhiên, thực ra, đó là cá hải tượng. Cá hải tượng, còn được gọi là hải tượng long, tên khoa học là Arapaima, hoặc Pirarucu, loài cá khá hiếm hoi ở vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên, chúng có mặt khá phổ biến ở vùng Amazon.
Loài này được giới câu cá săn tìm ráo riết và cần thủ nào săn được chú hải tượng khổng lồ, thì có “số má” trong giới câu cá.
Hải tượng long là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Con cá trưởng thành có chiều dài lên đến hơn 2m, thậm chí là 3m, với cân nặng 200kg. Trên thế giới, đã từng ghi nhận chú cá hải tượng dài tới 4m, nặng 300kg.
Với kích cỡ khủng, thức ăn là loài cá da trơn, thậm chí thể hiện sức mạnh và khả năng săn mồi thiện nghệ bằng cách phi thân lên khỏi mặt nước vài mét để tóm chim đậu trên cây, chúng thực sự là “quái vật vùng Amazon”.
Mặc dù có kích cỡ khủng, nhưng vì có hình dáng đẹp, màu sắc bắt mắt, nên cá hải tượng được cư dân Nam Mỹ nuôi làm cá cảnh. Ở Đông Nam Á, người Thái Lan cũng có sở thích nuôi loài cá này. Người Thái Lan cũng thả loài cá này xuống ao hồ, sông suối.
Hải tượng cũng được sử dụng làm thực phẩm và được coi là đặc sản ở vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên, ở nhiều nước phương Đông, vì được coi là cá rồng, nên người ta kiêng kỵ, không ăn thịt.
Vì bị đánh bắt quá nhiều, nên loài hải tượng ngày một hiếm. Những con hải tượng có kích cỡ khổng lồ ngày một ít dần.
Mời độc giả chiêm ngưỡng những hình ảnh thú vị nhất về loài cá hải tượng long khổng lồ trong slideshows:
An Thái My
*********************
Những lý do để đàn ông đi chợ
Lê Thị Liên Hoan
Nguồn: Báo Mai
http://baomai.blogspot.com/2013/04/nhung-ly-do-e-ong-i-cho.html
*****************
“Quái vật” sông Đà và câu chuyện rùng rợn
(VTC News) – Một người đánh cá ở sông Đà, đoạn dòng Nậm Mu đổ ra, khi quăng chài, đã kéo lên một thi thể đang bị phân hủy, không còn ra hình hài một con người nữa. Một số bộ phận trên cơ thể đã bị biến mất…
Khi thủy điện Sơn La khởi công, cũng là lúc các kỹ sư địa chất gói ghém hành lý ngược dòng Nậm Mu làm công việc liên quan đến địa chất để xây dựng thủy điện Huổi Quảng và thủy điện Bản Chát, đặc biệt là thủy điện Nậm Nhùn rất lớn trên đầu nguồn sông Đà.
Tôi đã từng có thời gian suốt nửa tháng lội núi băng rừng, cưỡi thuyền ngược thác dữ theo những người lính địa chất và được chứng kiến không ít câu chuyện đau lòng, những hi sinh thầm lặng của những người làm địa chất nơi rừng xanh núi đỏ.
Chiếc U-oát cũ rích long sòng sọc như bu gà nhảy chồm chồm trên con đường đá hộc lởm chởm từ xã Ít Ong vượt qua dãy núi đá vôi Pi Toong sừng sững. Đoạn đường chấm dứt ở bản Cun thuộc xã Chiềng Lao (Mường La). Từ đây, muốn đến địa điểm sắp xây dựng thủy điện Huổi Quảng, nơi giáp ranh giữa huyện Mường La và huyện Than Uyên của Lai Châu, phải đi thuyền đến thác Nà Cương, rồi cứ cuốc bộ ngược sông Nậm Mu.
Đứng trên dãy núi Hua Trai cao lừng lững kéo dài từ Trạm Tấu về, nhìn xuống thung lũng, thấy gương mặt dòng Nậm Mu xếp chồng lên nhau những nếp nhăn dài. Nó dềnh lên trong mắt sự hoang vu, mông muội trong cái ánh sáng lấp lánh của những câu chuyện cổ xưa. Doi cát nhô ra, buổi chiều tím lại, trời lạnh cắt da cắt thịt mà các cô gái Thái vẫn khỏa trần dưới sông khoe làn da lên màu men sứ nguyên sơ đến lạ lùng.
Anh Huỳnh Phong, Phó giám đốc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, trông qua dễ nhầm là gã sơn tràng cả đời ăn bờ ngủ bụi, bảo: “Sông Nậm Mu đẹp lắm, nhưng thác thì dữ dội, chẳng năm nào nó không nuốt mất vài mạng sống của ông lái đò, của những trẻ nhỏ, kể cả những người lính địa chất đã quá dạn dày với núi sông, rừng thẳm. Kẻ chìm sông lạc suối ở Nậm Mu không tìm thấy xác, trôi ra sông Đà là bị thủy quái ăn thịt ngay”.
|
Nói rồi, anh Phong dẫn tôi trượt từ sườn Hua Trai xuống bản Nà Lếch, nằm bên sông Nậm Mu. Ven sông mùa nước cạn, những bãi cát lấp lánh, bãi cỏ gianh rậm rì. Anh vạch bụi cỏ gianh, một nấm đất buồn thảm nhô ra, mấy cọng hương vung vãi, mốc thếch. Lâu lắm rồi không có bàn tay người chăm sóc ngôi mộ. Trên tấm bia gỗ khắc dòng chữ đơn sơ: Phạm Văn B, sinh năm 1978, mất năm 2004, quê quán TP. Hạ Long.
Phạm Văn B là một kỹ sư khoan năng động, xốc vác, có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng theo chân lớp kỹ sư già đi hết cánh rừng này đến dòng sông khác để chia sẻ cái nhọc nhằn mà lớp cha chú đã trải qua. Nhớ lại cái chết bi tráng của B ai cũng thương xót, nuối tiếc.
Đó là một buổi chiều tối tháng 5/2004, khi anh em kỹ sư địa chất chuẩn bị dọn cơm trong căn lều bên sông Nậm Mu thì Phạm Văn B, chàng kỹ sư trẻ tuổi, tốt nghiệp Đại học Mỏ địa chất khóa 43, cứ nằng nặc đòi sang bên kia sông kiểm tra lại mũi khoan xem có an toàn, có thành công như mong đợi không. Sớm mai anh được về phép sau mấy tháng xa người vợ mới cưới, nên anh muốn sang sông kiểm tra mũi khoan lần cuối cho an tâm.
Khi anh em đang ăn cơm, một cô bé gái người Thái nước mắt ngắn dài vào lều báo: “Chú B bị lũ cuốn trôi mất rồi!”.
Mọi người chạy thục mạng ra bờ sông, nhưng chỉ thấy dòng sông đỏ au cuồn cuộn. Những súc gỗ đen ngòm lao vùn vụt trong dòng nước xiết. Nhìn dòng nước ấy, người khóc lóc xót thương, người chỉ biết than trời!
Cô bé người Thái kể rằng, em nhìn thấy chú B cứ đi đi lại lại bên sông để tìm chiếc bè (anh em địa chất phải căng dây cáp qua sông Nậm Mu, rồi chân dẫm vào bè, tay lần dây cáp mới qua được con sông hung dữ này), nhưng chắc nước lớn cuốn bè trôi mất rồi. Không có bè, B liều mạng bám vào sợi dây cáp bơi qua sông.
Thế nhưng, khi ra đến giữa dòng thì lũ bất chợt đổ về. Lũ quật anh như cơn bão quật trái cây trên cành. Sức thanh niên trai tráng cũng đâu địch lại với lũ Nậm Mu. B mất hút trong dòng nước đỏ lòm quái quỷ.
Cả đêm hôm ấy, anh em địa chất chạy dọc hai bên bờ sông, đèn pin soi loang loáng mặt nước, chỉ mong tìm được xác B nguyên vẹn cho đỡ tủi thân, nhưng chạy cả chục cây số, ra đến tận sông Đà mà vẫn không tìm thấy B đâu.
Đồng bào Thái ở ven sông Nậm Mu có bao nhiêu lưới, móc câu đều giăng kín sông, nhưng chẳng câu được gì, xác B vẫn mất tăm, mất tích trong dòng nước.
Hơn nửa tháng sau, một người đánh cá ở sông Đà, đoạn dòng Nậm Mu đổ ra, khi quăng chài, đã kéo lên một thi thể đang phân hủy, không còn ra hình hài một con người nữa.
Người dân dọc sông Đà, phần chảy qua Lai Châu, Sơn La đã quen với việc gặp những xác chết bị cá xâu xé như thế. Loài cá lăng, chiên khổng lồ, lừ đừ như quả bom dưới nước nào có tha thứ gì. Những xác chết, động vật thối rữa là khoái khẩu của chúng.
Anh em địa chất đắng lòng nhận ra chàng kỹ sư B qua chiếc áo đã rách tơi tả, chiếc áo mà vợ mua cho B vẫn giữ gìn, vẫn gối đêm đêm trong giấc ngủ đơn côi giữa rừng già. Quá đau đớn, quá khủng khiếp! Người nhà nhìn thấy thảm cảnh này sao mà chịu được! Nghĩ vậy, anh em địa chất mang B lên bãi cỏ gần nơi làm việc chôn để tiện hương khói. Buổi làm tang ma chôn B cũng chỉ có mấy chén rượu tiễn biệt và chứa chan nước mắt.
Sau khi B chết, mấy lần anh em thay nhau về phép tìm gặp vợ B, nhưng không ai đủ can đảm để nói ra sự thật thảm khốc ấy. Cái chết của B quá bi thương, khủng khiếp. Anh Phong và các lãnh đạo Xí nghiệp đều là bậc cha chú, mấy lần định nói sự thật, song khi gặp vợ B ở công ty đều tránh vì không biết phải nói thế nào. Chuyện B chết, lại bị “quái vật” cá lăng, cá chiên sông Đà xâu xé cả cái cơ quan ấy đều sụt sùi kể cho nhau nghe, trong khi phải nửa năm sau vợ B mới biết.
Sau chuyến ngược sông Đà theo những kỹ sư địa chất, tôi tìm gặp vợ B, sống cô độc trong một căn phòng gác hai của một dãy nhà chung cư nằm ở ngoại vi thị xã Hà Đông. Vợ B là Phạm Hồng P, công tác cùng cơ quan với chồng.
Căn nhà trọ độ 25m2 mà có cảm giác rộng thênh thang. P ngồi bó gối ở góc phòng với đôi mắt buồn rười rượi. Tôi ngồi bên P mà không dám hỏi nhiều về B, bởi cứ nhắc đến là P không kìm lòng được.
B và P cùng làm ở phòng Kỹ thuật địa chất. Mặc dù làm cùng cơ quan, song cả năm gặp nhau được vài lần. Trước ngày cưới một tuần, B vẫn còn lặn lội ở sông Nậm Mu. Chưa trọn tuần trăng mật đã lại khăn gói lên đường, rồi sự việc không may ập đến.
P nói trong nước mắt: “Cưới xong một tuần thì anh ấy nằng nặc đòi đi. Anh bảo không có ai theo dõi mũi khoan thì không yên tâm. Anh ấy mất hồi tháng 5 mà đến tháng 11 em mới biết”.
Suốt nửa năm không thấy tin tức chồng, trong lòng như có lửa đốt. Như có linh tính mách bảo, P bắt xe khách, xe ôm rồi đi bộ vào tận Huổi Quảng. Không giấu được nữa, nên anh em địa chất phải nói thẳng chuyện B chết với P. Lúc tìm thấy chồng thì mộ chồng đã xanh cỏ rồi. 24 tuổi, chưa có mụn con, P trở thành góa phụ.
“Vương quốc” của “quái vật” sông Đà
(TC News) – Có một đoạn sông Đà chảy qua địa phận xã Liệp Tè nhiều cá lăng, cá chiên đến nỗi người dân nơi đây ăn không xuể. Một thời, vùng đất này được dân đánh cá gọi là “vương quốc” của cá lăng, cá chiên.
Trong những chuyến lang thang dọc sông Đà, tôi được nghe giới đánh cá kể những câu chuyện nửa thực nửa hư về một vựa cá chiên, lăng khổng lồ ở sông Đà đoạn chảy qua xã Liệp Tè thuộc huyện Thuận Châu (Sơn La).
Đoạn sông Đà chảy qua huyện Quỳnh Nhai. |
Để vào được xã Liệp Tè, phải lên huyện Quỳnh Nhai, rồi từ xã Chiềng Khoang của Quỳnh Nhai đi xe máy vào xã Liệp Muội. Tôi đã từng rong ruổi khắp Tây Bắc, song hiếm thấy con đường nào kỳ lạ như con đường này. Nó dài mấy chục cây số, song chỉ rộng chưa đầy một mét, lúc chênh vênh bên vực thẳm, lúc hun hút trong rừng nguyên sinh. Để xe máy lại trung tâm xã Liệp Muội, cuốc bộ chừng 4 tiếng đồng hồ mới ra đến bến đò Nậm Ét.
Từ đây, phải thuê thuyền xuôi sông Đà gần 2 tiếng đồng hồ nữa mới đến trung tâm xã Liệp Tè. Xã Liệp Tè nằm giữa hai ngọn núi khổng lồ, nên để ra vào Liệp Tè, chỉ có cách duy nhất là đi đường sông.
Trung tâm xã Liệp Tè nằm ngay trên ngọn một quả đồi bên sông Đà, gồm 3 ngôi nhà gỗ, mái gianh. Lúc tôi đến, đã là 4 giờ chiều, mà các cán bộ xã vẫn ngồi bên hiên trụ sở uống rượu suông. Chủ tịch xã Tòng Xuân Sáng bảo: “Hầy dà! Cả ngày trực trụ sở mà chả có việc gì làm nên đành lấy chén rượu làm bạn thôi à! Mười mấy năm nay sống trong cảnh phấp phỏng chờ nước ngập sao mà dài thế, giờ sắp phải đi lại thấy nhớ nhớ cái mảnh đất buồn tẻ này lắm à!”.
Tôi hỏi chuyện về cá lăng, cá chiên, ai cũng hào hứng kể. Ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Lò Văn Sáy ép tôi uống cạn mấy chén rượu ngô, rồi đưa dẫn tôi ra mép sông Đà.
|
Ông Sáy xắn quần lội bì bõm ra giữa dòng nước đỏ ngầu. Ông nhảy loi choi trên đầu những hòn đá đen bóng lấp ló lúc ẩn, lúc hiện giữa những luồng nước. Chúng tôi cũng lội ra theo. Thềm sông thoai thoải, nước lũ còn chưa lên cao nên không nguy hiểm lắm.
Ông Sáy chỉ tay lên mặt những hòn đá, quan sát kỹ tôi mới thấy đó là những hình vẽ cổ rất lạ. Mùa nước cạn, những hòn đá này nằm phơi mình trên thềm sông. Từ ngày sinh ra, ông Sáy đã thấy những hòn đá này, ông cha, tổ tiên ông cũng bảo rằng, từ khi sinh ra đã thấy nó rồi. Sau này tôi mới biết đó là bãi đá cổ Pá Màng với những hình khắc kỳ lạ có tuổi từ vài trăm đến vài ngàn năm, đã được các nhà khảo cổ học nghiên cứu và sẽ khai quật để bảo tồn. Thầy mo trong các bản đều bảo nó là “vật thiêng” từ trên trời rơi xuống!
Trong các huyền thoại của người Thái nơi đây thì rất nhiều chuyện đề cập đến một vị thần đã xuống bãi Pá Màng tắm rồi để lại những hình vẽ và những hình vẽ sẽ mang lại tốt lành cho người dân quanh vùng nếu biết bảo vệ nó. Đặc biệt, đồng bào ở thung lũng Pá Màng sẽ mãi no ấm vì có nguồn cá lớn dồi dào, không bao giờ cạn kiệt.
Đồng bào Thái nơi đây rất tin vào huyền thoại này, bởi vì ở đoạn sông chảy qua Liệp Tè, đặc biệt, đoạn thuộc bản Pá Màng, xưa nay người Thái săn được rất nhiều cá. Những loài cá quý ở khúc sông này như nhồng, quất, dầm xanh, lăng, chiên nhiều vô kể. Đặc biệt nhiều và lớn là cá chiên, loài “quái vật” mà con nào con nấy cứ to như thân cây, da mốc thếch như đá cổ, nặng vài chục kg, thậm chí cả tạ.
Đứng trên sườn núi phóng tầm mắt, thấy núi hai bên sông dựng đứng, lòng sông bị bóp lại, khiến nước chảy như tên bắn, tạo nên hàng trăm vũng xoáy khủng khiếp.
Theo lời ông Sáy, lòng sông đoạn này hẹp, nước chảy mạnh, xoáy nhiều nên rất sâu, tạo ra nhiều hang động ngầm dưới lòng sông, hốc đá, là nơi rất hợp với loài cá chiên. Mùa cạn, nước sông trong vắt, chảy êm đềm, song có những hang hốc sâu 20-30 mét, không thể lặn xuống được nếu không có thiết bị hiện đại vì áp lực nước rất lớn.
Vào mùa lũ lớn, nước sông Đà đặc quánh bùn đất, lại chảy như thác, khiến các loài cá yếu cứ trương bụng nổi lều phều vì sặc, thế là người dân Liệp Tè chỉ việc mang vợt ra đón lõng ở bờ sông để xúc. Có ngày đồng bào xúc được cả tấn cá, đổ trắng bãi cát. Tuy nhiên, đồng bào không đem bán, mà chia đều cho các hộ dân để cùng hưởng. Trong tư tưởng của họ, “mó cá” này là của thần thánh ban tặng, nên mọi người cùng được hưởng.
Ngoài ra, dọc ven bờ đoạn Liệp Tè còn có một số mó cá. Mó cá là những khe nứt của núi, có suối nước ngầm trong vắt chảy ra sông Đà. Vào mùa lũ, nước đục, chảy mạnh, các loài cá yếu trốn vào mó nước để chờ hết lũ mới ra. Mùa lũ, đồng bào ở Liệp Tè cũng tổ chức những buổi vớt cá ở mó. Chỉ cần bịt lưới cửa hang, rồi khua khoắng một lúc, đã kéo lên được vài tạ cá. Những mó cá là của chung, nên bắt được bao nhiêu cá cũng chia đều cho cả bản.
Tuy nhiên, những con lũ dữ, nước đục như nồi cháo đất chỉ giết được những loài cá bình thường khác, còn với lăng, chiên thì chẳng hề hấn gì. Thậm chí, những ngày lũ lớn còn là bữa tiệc của chúng, vì chúng là những “quái vật” săn mồi dữ tợn. Khi các loài cá khác quay cuồng trong làn nước đục, thì bọn lăng, chiên lại rời hang lao ra đớp mồi ủng oảng cả đêm.
Cuộc sống bên sông Đà. |
Nhắc đến chuyện “quái vật” ăn thịt người, ông Sáy kể rằng, từ xưa đến nay, đã có cả trăm xác chết từ Quỳnh Nhai, Lai Châu trôi xuống, thậm chí từ Trung Quốc trôi về, khi qua địa phận Liệp Tè, thì khó có thể còn nguyên vẹn với bọn “quái vật” lăng, chiên. Mùi của xác động vật, đặc biệt là mùi xác người phân hủy rất dễ bị bọn “quái vật” đánh hơi thấy. Những lúc như thế cả đàn cá chiên lao lên mặt nước xâu xé…
Đi tìm “quái vật” sông Đà
(VTC News) – Những con cá to như cây chuối, nặng vài chục kg, thậm chí có con nặng cả tạ, thường sống ở những thác nước lớn, hang đá dưới lòng những con sông chảy xiết, là loài ăn thịt, rất hung dữ và món khoái khẩu của chúng chính là xác động vật…
Mấy năm trước, ngồi trò chuyện với GS-TSKH Đặng Vũ Khúc, chuyên gia địa chất hàng đầu Việt Nam, tại Bảo tàng Địa chất, tôi nhớ mãi lời ông nói: “Sông Đà chảy qua vùng đá gốc cổ với nhiều cấu tạo địa chất, nhiều tầng đá có tuổi khác nhau. Ở những vùng này, nền đá cứng ép lòng sông nhỏ lại, hai bên sông vách đá cao vút, con sông trở nên hung dữ như quái vật, ầm ào lao đi như tên bắn”.
Tác giả đi thuyền ngược sông Đà. |
Tôi ấn tượng mãi về câu nhận xét con sông Đà như quái vật của TSKH Đặng Vũ Khúc, bởi không phải là người từng bỏ lại cả tuổi thanh xuân dưới những gềnh thác sông Đà, thì không thể có được lời nhận xét chí lý đến thế. Và, nếu ai không một lần ngược sông Đà bằng những con thuyền độc mộc nhỏ xíu vượt sóng dữ, thì cũng không thể thấm thía được câu so sánh đó.
Tuy nhiên, người mô tả kỹ càng nhất con sông này và đưa nó vào những áng văn bất hủ phải kể đến cụ Nguyễn Tuân. Cụ Nguyễn Tuân gọi sông Đà là con ngựa bất kham. Đôi lúc, cụ gọi nó là con sông “Ma-cà-rồng”.
Góc thanh bình của con sông Đà. |
Với cụ Tuân, hình ảnh “con sông Ma-cà-rồng” đầy chất thi ca, hình ảnh, nhưng với đồng bào Thái, Mường, Khơ-mú… sống ven sông Đà, thì con sông Đà là một con Ma-cà-rồng thực sự, khi mỗi năm nó “ăn thịt” không biết bao nhiêu mạng người.
Trong nhiều chuyến lang thang ngược lên phía đầu nguồn sông Đà, sống với đồng bào ven sông, tôi được nghe rất nhiều câu chuyện rùng rợn về những con thác dữ được đồng bào gọi là “quái vật” giết người, còn những loài cá lăng, cá chiên khổng lồ dưới lòng sông là những “quái vật” chúng ăn xác động vật và cả xác những người xấu số bị chết đuối.
Tôi cứ ám ảnh mãi với câu chuyện về lão Pàng, sống ở Nậm Cà Nàng, ngay ven sông Đà, vùng đất sơn cùng thủy tận của Quỳnh Nhai, giáp với Sìn Hồ và Than Uyên (Lai Châu). Nơi đây, dòng sông ép lại như cái máng nước, tạo thành thác lớn, nước xối như tên bắn, tạo thành một vũng xoáy khổng lồ.
Lão Pàng chỉ Vũng Pót nuốt người. |
Vũng xoáy khổng lồ này được người dân Quỳnh Nhai gọi là Văng Pót. Theo tiếng Thái cổ, văng là vũng, pót là phổi, do đó Văng Pót có nghĩa là “vũng phổi”. Người Thái nơi đây tin rằng, nó là lá phổi của người đẹp, khi nàng tự mổ bụng ném tim gan phèo phổi của mình ra tứ phía để phản đối chuyện cha mẹ, bản làng ép duyên…
Con đường duy nhất từ huyện lỵ Quỳnh Nhai lên xã là đường sông, dài chừng 20 km. Mùa lũ năm nào cũng vậy, thác nước này lại nuốt chửng những chiếc thuyền mỏng manh của những lái đò chưa có nhiều kinh nghiệm, cuốn những mạng người xấu số xuống vụng xoáy, rồi nhấn chìm trong những vách đá, hang ngầm dưới lòng sông.
Hễ có vụ Hà Bá nuốt người nào, người ta lại gọi lão Pàng. Lão Pàng sống một mình, không vợ con. Lão từng có một người vợ trẻ, là người đàn bà chìm sông lạc lối lão vớt được. Do cảm động ơn cứu mạng mà ở lại với lão, nhưng rồi chỉ ở được một năm chị ta đã bỏ lão đi mất.
Cá chiên – “quái vật” sông Đà. (Ảnh sưu tầm). |
Lão Pàng có khuôn mặt rám nắng, làn da đỏ màu phù sa. Không cần ống thở, bình hơi, lão đâm đầu thẳng xuống vũng xoáy tìm xác người. Có xác mắc kẹt ở chỗ nông thì lão tìm được, còn mắc kẹt ở hang sâu cả chục mét nước thì lão chịu, phải chờ xác trương thối, nổi lên mới mong tìm thấy. Nhiều xác bị dòng nước xiết cuốn mạnh, cứ lăn dưới đáy sông, trôi xa vài chục km mới nổi lên, bị dòng chảy hất văng lên bãi cát, hoặc mắc vào cành cây, bụi cỏ.
Bao nhiêu năm lao xuống vụng xoáy tìm xác người, lão Pàng đã chôn kín một khoảnh đất ven sông những xác chết vô thừa nhận. Có những xác chết là người miền xuôi, không biết người thân là ai mà báo tin, có những xác chết là người bản địa, không còn nguyên vẹn, nên cũng chẳng thể nhận dạng. Lão cứ chôn đại xuống đất, không bia mộ, cũng chẳng hương khói.
Săn cá trên sông Đà. (Ảnh sưu tầm). |
Cái chết chìm sông nào ở vùng đầu nguồn sông Đà này cũng đau lòng ghê gớm. Nhưng, những cái chết không vớt được xác ngay thì đau đớn hơn nhiều. Nếu xác chết chìm dưới dòng sông vài ngày, sẽ không còn nguyên vẹn bởi loài cá lăng, cá chiên, loài cá mà đồng bào Thái ven sông Đà gọi là “quái vật”.
Loài cá này, to như cây chuối, nặng vài chục kg, thậm chí có con nặng cả tạ, chuyên sống ở những thác nước lớn, hang đá dưới lòng những con sông chảy xiết này là loài ăn thịt, rất hung dữ và món khoái khẩu của chúng chính là động vật và tất nhiên những xác chết đuối mà chúng tìm thấy cũng bị chúng xâu xé…
Món ăn khoái khẩu của “quái vật” cá chiên là xác động vật. |
Vậy nên, mỗi khi có người chết đuối, đồng bào Thái dọc ven sông đều đổ ra ven bờ, dùng lưỡi câu giăng ngang sông tầng tầng lớp lớp, rồi lưới bủa vây chặn các luồng nước, để truy tìm xác chết, những mong tìm thấy xác trước khi bị “quái vật” đến xâu xé. Nhưng nhiều lúc lúc tìm được xác, thì người sống đều ngất lên ngất xuống khi chứng kiến cảnh người thân của mình mất tay, mất chân… hoặc rách te tua không còn nhận dạng được nữa.
Một thanh niên ở Quỳnh Nhai săn được cá chiên sông Đà. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng. |
Chuyện những người săn cá quăng lưới vớt được những bộ xương còn mới, song thịt thì đã bị rỉa mất sạch không còn là lạ ở nơi này. Loài “quái vật” lăng, chiên hung dữ kéo đàn rỉa sạch thịt của nạn nhân chỉ trong chốc lát đã là nỗi kinh hoàng của những người dân sống ven đầu nguồn sông Đà.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
******************
Rùng rợn đêm nghe tiếng hổ gầm ở đại ngàn Yên Bái
Kỳ 1: Tiếng hổ gầm
Đã ba chục năm rồi người ta ngỡ loài này đã tuyệt chủng trên mảnh đất này, nay nghe tin chúng xuất hiện khiến người dân vô cùng hoang mang, nhất là khi họ nghe được tiếng hổ gầm.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái, người tổ chức cho phóng viên chuyến đi xác minh các thông tin về hai cá thể hổ xuất hiện tại xã An Phú và Minh Tiến huyện Lục Yên, ông thành thật: “Thông tin rừng Yên Bái xuất hiện hổ là điều rất mừng. Mừng vì rừng được bảo vệ tốt, nên thú rừng vẫn còn, nhất là hổ, loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Nhưng điều đó lại đặt lên vai lực lượng Kiểm lâm một nhiệm vụ rất nặng nề là việc bảo vệ chúng không bị săn bắn và cuộc sống bình an của người dân trong khu vực hổ xuất hiện…”.
Không lo sao được, gần một tháng nay người dân hai xã An Phú và Minh Tiến khu vực nghe thấy tiếng hổ gầm cứ tối đến là họ đóng cửa, không mấy người ra đường.
Khu rừng xuất hiện tiếng hổ gầm |
Ông Lý Kim Ngọc, thôn Tân Lập, xã An Phú năm nay 56 tuổi chưa hết đỗi kinh hoàng khi kể lại đêm đầu tiên nghe thấy tiếng hổ gầm: “Sau khi nghe tin người xã Minh Tiến đi rừng gặp hổ, mấy ngày sau đêm mùng chín tháng ba âm lịch, tôi nhớ như vậy bởi hôm sau là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, khoảng chín giờ tối, tôi và thằng con trai đang ngồi xem ti vi thì bất chợt nghe tiếng hổ gầm rung cả mặt đất từ trên núi Khuổi Ngan vọng xuống, lũ chó hoảng sợ chạy chui hết vào các xó xỉnh im không dám sủa…”.
Ông Ngọc lắc đầu, hai mắt tròn xoe: “Nghe tiếng hổ gầm rợn hết người, mới đầu nghe tiếng hừm…ừm…ừm, tiếp đến là tiếng hào.. ào.. ào át cả tiếng tivi. Nó gầm hai tiếng rồi im, đến gần sáng lại nghe nó gầm một lần nữa khiến cả thôn bừng dậy, con trai tôi mở điện thoại lúc đó là 4 giờ sáng.
Đêm hôm sau hổ lại gầm hai lần nữa, lần thứ nhất khoảng 11 giờ, lần sau vào lúc 3 giờ sáng, hơn 80 hộ dân ở thôn Tân Lập nhiều người đều nghe được tiếng gầm. Tiếng gầm vẫn ở trên núi kia, đúng là tiếng hổ gầm rồi.
Nghe ông tôi kể lại, trước đây vùng này có nhiều hổ, người ta nghe tiếng gầm của nó trên quả núi trước mặt nhà tôi và phía dưới kia.
Năm 1973, khi ấy tôi mới 16 tuổi cùng bố tôi là Lý Kim Tính đi thả bò gần hồ Thác Bà, cách đây hai cây số, chúng tôi ngủ ở trong lán để trông đàn bò. Gần sáng nghe tiếng hổ gầm rung cả lán, đàn bò sợ hãi đứng tụm vào nhau.
Ông Lý Kim Ngọc kể lại chuyện hổ gầm và nhìn thấy dấu chân của hổ |
Ngày ấy rừng còn nhiều, thỉnh thoảng hổ lại về bắt một con bò, con lợn. Tôi sợ quá không dám theo bố đi chăn bò nữa. Sau 40 năm, nay tôi lại được nghe tiếng hổ gầm, giống hệt tiếng hổ gầm ngày bé tôi đã nghe. Sợ lắm!”
Nói rồi ông dẫn tôi ra thửa ruộng trước nhà, nơi sáng hôm sau ông thấy những vết chân hổ. Ông bảo: “Theo dấu chân thì có hai con hổ, một con hổ to và một con hổ nhỏ, có thể là hổ con. Con hổ mẹ thì đi trên đường dấu chân to như cái bát ăn cơm in trên bùn, người ta còn lấy que cắm xung quanh đánh dấu, nhưng ô tô chở đá xoá hết rồi. Dấu chân hổ con đi dưới ruộng, nó đi lăng nhăng không theo hàng lối nào cả tới góc ruộng thì mất dấu…”.
Ông Ngọc dẫn tôi ra ruộng tìm dấu chân hổ con, nhưng không thấy gì, chỉ thấy toàn vết chân chó. Chỉ dãy núi phía xa ông bảo: “Nghe các cụ già kể lại, ngày xưa khi chưa có hồ Thác Bà, nơi đây còn là rừng hổ thường đi từ cánh rừng phía dưới lòng hồ hoặc từ xã Xuân Long của huyện Yên Bình qua đường này rồi lên hang Khau Sum.
Ngày xưa người dân nhiều lần nghe thấy tiếng hổ gầm ở đó, người ta gọi là hang hổ gầm. Mọi người ở đây hoang mang và lo lắng lắm. Nghe cán bộ kiểm lâm giải thích đã yên tâm một chút nhưng chưa hết lo đâu…”.
Ông Lộc Xuân Chỉ kể lại những câu chuyện về hổ trên đất Tân Lập |
Chúng tôi qua nhà cụ La Thị Vẹ. Cụ Vẹ năm nay 86 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xã Tân Lập. Nhà cụ nằm ngay dưới chân núi. Mấy tháng nay gia đình cụ dựng lại nhà mới nên ở tạm trong lán.
Khi chúng tôi hỏi chuyện hổ, cụ rùng mình vẻ mặt hãi hùng: “Ối trời, đêm ấy cả thôn này ai mà chả nghe thấy hổ gầm. Tiếng nó gầm rung cả căn lán này đấy, bà sợ lắm. Đàn chó chạy chui hết vào gầm các đống gỗ dưới sàn nhà kia, nhiều con đêm ấy không dám ló mặt ra và chẳng con nào dám sủa.
Từ hôm đó bà không dám ngủ ở lán này nữa đâu, chưa làm xong nhà nhưng tối lên đó ngủ, không ai ngủ dưới lán nữa…”.
Theo lời cụ Vẹ, đêm 30-4 mọi người lại nghe được tiếng hổ gầm. Đêm 2-5-2013 hai thằng cháu của cụ là Sầm Văn Huấn và Lương Văn Hình đi soi ếch trên núi nghe tiếng hổ gầm bỏ chạy một mạch về nhà.
Như vậy, từ đêm 19-4-2013 đến nay người dân thôn Tân Lập đã 4 lần nghe được tiếng hổ gầm. Bà Vẹ lắc đầu: “Cán bộ ơi, dân chúng tôi ở đây sợ lắm rồi, nhà nước đưa người về xua con hổ này đi, bây giờ không ai dám lên rừng hay đi làm nương rẫy một mình nữa đâu…”.
Người biết nhiều chuyện hổ của xã An Phú là ông Lộc Xuân Chỉ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã. Ông kể: “Xã An Phú trước đây là khu vực hổ sinh sống. Năm 1958 khi đó tôi còn nhỏ được biết có một người ở dưới xuôi lên bẫy được hai mẹ con hổ ở khu rừng Khau Cuống.
Đến năm 1968-1969 lại thấy hổ xuất hiện ở đây. Ông Triệu Văn Vinh một thợ săn lão luyện một lần đi săn ở Lũng Đẩy đã bị hổ đuổi phải chạy bán sống bán chết.
Nhà tôi trước kia ở thôn Tân Lập khu vực nhà cụ Vẹ đang ở bây giờ. Năm 1973 lại thấy hổ xuất hiện. Dấu chân của chúng đi đâu cũng thấy, to bằng miệng bát nước chấm quanh chân núi. Cứ đến sẩm tối mọi người lại nghe tiếng hổ gầm.
Hồi bố tôi còn sống, chiều ấy cả nhà tôi đang ăn cơm, lúc đó trời đã nhá nhem tối, con chó ngồi chầu phía dưới, bỗng kêu oẳng lên một tiếng, cả nhà vội nhìn xuống sàn thấy con chó bị quăng ra phía trước sân nhà. Con hổ nhảy theo quăng con chó sang phía vườn. Bố tôi vớ khúc củi đang cháy dở ném qua cửa sổ theo sau nó, than lửa bắn tung toé khiến con hổ bỏ con chó chạy mất.
Bố tôi bảo, hổ vốn sợ lửa, nên nhìn thấy lửa là nó bỏ chạy. Hoá ra con hổ này về rình con chó từ lâu rồi, khi con chó mải ngóng lên sàn thì bị con hổ vồ. Còn nhớ năm 1973 ông Nguyễn Văn Nguyệt bắn được con hổ nặng trên 40 kg khi nó về bắt một con lợn của dân. Tôi được ăn thịt con hổ này, thịt nó ăn rất ngọt…”.
Đúng như mọi người nói, ông Lộc Văn Chỉ kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về hổ. Im lặng một lúc ông bảo: “Đã mấy chục năm rồi nay lại nghe người dân phản ánh nghe được tiếng hổ gầm, không phải một hai người mà nhiều người nghe được, lạ thế.
Trước đây mỗi năm người dân nghe tiếng hổ gầm vài bận. Nếu có hổ về đây thật thì mấy chục năm qua con hổ này sống ở đâu sao bây giờ mới trở lại đây? Cứ nghe những gì bà con nói với kinh nghiệm của bản thân, tôi tin tám mươi phần trăm rừng An Phú còn hổ…”.
Còn tiếp…
Theo Thái Sinh (NNVN)
****************************