Tội ăn cắp vặt-Shoplifting-Petty Theft.
Hàng hóa ở các siêu thị tại Mỹ bày bán đầy trong cửa hiệu, và có vẻ như không ai canh chừng như ở Việt Nam. Với số lượng hàng hóa bày bán đầy quyến rũ như vậy, cho dù không cần xài cũng thích có được 1 cái. Thích nó lắm nhưng lại không có tiền mua, hay để xem mình bỏ túi xách họ có phát hiện không, vì bất kỳ một lý do gì, các bạn Mua-Lấy-Cầm nhầm-Quên trả tiền, khi ra khỏi cửa mà không trả tiền, và nếu bị Nhân viên an ninh của cửa hàng bắt được thì các bạn sẽ bị tội “Ăn cắp” từ tiếng Anh thông thường gọi là: “Shoplifting” và từ chuyên môn trong luật là Theft. Tội ăn cắp được chia ra 3 mức độ khác nhau tùy theo giá trị của món đồ “Lấy nhầm” và tùy theo luậ của mỗi tiểu bang. Như ở bang Washington thì sẽ chia ra như sau:
1 – Theft in the First Degree/Class B Felony Theft đôi khi còn gọi là Grand Theft.
Là tội “Cầm nhầm” đồ vật trị giá từ $5000, hay “Giựt” trực tiếp từ tay của chủ nhân.
2 – Theft in the Second Degree/Class C Felony Theft.
“Ăn quịt”, cầm nhầm, hay ăn cắp, hàng hóa, đồ vật hay dịch vụ được cung cấp, có giá trị từ $750 USD từ dưới $5000 USD, thì bị liệt vào tội này.
3 – Theft in the Third Degree/Gross Demeanor Theft.
Là tội ăn cắp, ăn phở bỏ chạy, hay lắm nhầm bất kỳ món đồ vật nào có giá trị không quá $750 USD, thì bị quy vào tội này – tiếng Anh còn gọi là Petty Theft (Ăn cắp vặt).
Phần nhiều du học sinh Việt tại Mỹ, sau giờ học, hay những lúc rãnh rổi “Đeo ba lô” theo chúng bạn “Khám phá USA”, rồi thì không cưỡng nổi cái áo quá là “Hót” hay vì tò mò muốn thử xem không trả tiền có ai biết được không, v.v…. rồi ra tới cửa thì bị Nhân viên bảo vệ chặn lại và dẫn vào trong cái phòng nhỏ tí, khoảng 10 hay 15 phút sau thì cảnh sát địa phương tới lập biên bản rồi cho về, cứ xem như không có chuyện gì xảy ra. Hay có thể vài ngày sau thì nhận được thư của tòa mời lên hỏi chuyện, quan tòa nghe câu chuyện xong thì nói nhẹ nhàng như vầy: “Em lần đầu tiên phạm pháp ở Mỹ, cho nên tòa chỉ cảnh cáo lần sau đừng tái phạm nữa Ok”. Hí hửng ra về, chăm học hơn, rồi tới kỳ nghỉ mua vé về thăm gia đình, lúc nộp hồ sơ lên gia hạn visa thì được Sứ quán Mỹ mời lên phỏng vấn, rồi ra về chờ hoài chờ mãi mà chả thấy cái visa mới đâu, lúc đó hỏi Sứ quán thì mới biết được “Chúng tôi từ chối cấp lại visa cho bạn”.
Nếu các em học sinh Việt tại Mỹ, lỡ tò mò dấu đồ trong người đi ra khỏi cửa hàng và bị bắt, thì đừng bao giờ xem thường cái tội ăn cắp vặt này. Điều trước tiên nếu các em không biết cách thì tham khảo, và nhờ Luật sư hủy án và xóa án dùm, số tiền Luật sư phí, và của tòa không nhiều, và rất là dễ làm, chỉ từ vài trăm đô tới dưới $1000 đô. Khi được tòa đóng dấu “Case Dismissed” thì xem như các em chưa bao giờ phạm pháp ở Mỹ, như vậy khi nộp đơn xin Thẻ xanh, quốc tịch hay gia hạn visa, Nhân viên chính phủ nếu có hỏi “Bạn có bao giờ bị bắt ở Mỹ hay không? Câu trả lời chọn Yes/No – nếu không xóa án mà chọn No thì sẽ là khai gian, chính phủ Mỹ lưu trữ tất cả hồ sơ của du học sinh, và họ biết, cho dù sự phạm pháp xảy ra ở địa phương, còn chọn Yes thì hồ sơ sẽ bị “Administrative Review” đôi khi kéo dài mấy năm, chả có tin tức gì.
Mới bị bắt thì có thể tranh cãi trước tòa, thông thường các cửa hàng không có tiền dư mà thuê Luật sư tranh cãi tội ăn cắp vặt, và họ sẽ không ra tòa – không hầu tòa thì xem như chấp nhận mọi án quyết của tòa – Còn đã lỡ ký giấy nhận tội rồi thì nhờ Luật sư mở lại vụ án, và xin xóa án cho mình. Tuyệt đối không nhận tội, đơn giản Nhận tội thì Sẽ có án trong hồ sơ.
Ăn cắp vặt, đôi khi nó là một cái tâm bịnh, cần phải được trị bịnh, bằng cách những lúc rãnh rỗi thì các em tham gia các hoạt động xã hội, vừa quen biết thêm được nhiều bạn tốt, lại rất có lợi khi xin học bổng sau này, vì hội đồng cấp học bổng Scholarship Committee sẽ xem xét các hồ sơ ở nhiều mặt chứ không đơn thuần là học lực.