Việc tổng thống Mỹ Barack Obama không thể tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) khiến nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy hụt hẫng, trong khi vai trò của Trung Quốc càng trở nên quan trọng.

Hội nghị APEC diễn ra mà không có Tổng thống Obama. Ảnh: AFP

Chính phủ Mỹ đóng cửa buộc Tổng thống Obama phải hủy chuyến công du Đông Nam Á, trong đó có kế hoạch tham dự hội nghị APEC. Quyết định này khiến đồng minh của Mỹ trong khu vực lo ngại về tương lai của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như thái độ của nước này trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc.

Ông Obama tại APEC và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) cũng khiến vai trò của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC hôm nay, được nêu bật.

Tối qua ông Tony Abbott, tân Thủ tướng Australia đã có cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình, bày tỏ thái độ muốn làm sâu sắc và đa dạng hơn mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Ông Tập cũng hoan nghênh thái độ tích cực của Australia trong việc phát triển mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Theo sắp xếp của chủ nhà Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc hôm nay có bài phát biểu, với chủ đề “Trung Quốc đang chuyển mình: Châu Á – Thái Bình Dương có thể mong đợi điều gì”.

Chính phủ Mỹ hiện nay không những chỉ phải đối diện với khủng hoảng chính phủ đóng cửa, mà còn cả nguy cơ vỡ nợ nếu như Hạ viện không nâng nợ trần liên bang vào ngày 17/10. Áp lực này làm giảm khả năng Mỹ có thể phát huy nhiều hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình.

Với sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của một loạt giải pháp tổng hợp cải cách cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao năng suất, sử dụng lao động và tạo việc làm.

Với Obama, một kế hoạch cải cách tổng hợp sẽ bao gồm kết quả các vòng đàm phán TPP, được mong đợi là sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Obama vốn hy vọng sự có mặt của mình trên diễn đàn APEC sẽ có tác động mạnh mẽ đến các nước tham gia đàm phán.

Nhưng việc ông vắng mặt trong thời điểm quan trọng này, ngày càng có nhiều người nghi ngờ vào tiến độ của kế hoạch, cũng như chiến lược quay lại châu Á của chính quyền Obama.

“Không một quốc gia nào có thể thay thế vị trí của Mỹ ở châu Á”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long không giấu nổi sự thất vọng, mặc dù rất thông cảm với tình cảnh hiện tại của Tổng thống Obama.

Với sự chênh lệch về trình độ phát triển và bất đồng trên nhiều lĩnh vực cần đàm phán, Malaysia một thành viên tham gia TTP, cho rằng mục tiêu hoàn thành đàm phán vào cuối năm là rất khó thực hiện.

Trung Quốc không phải là một thành viên tham gia TTP và đang xúc tiến một hiệp định thương mại đối lập, với sự tham gia của 16 nước trong khu vực. Đây rất có thể là một mâu thuẫn mới giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới trong việc giành ảnh hưởng chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

“Trung Quốc rất quan trọng với nền kinh tế Đông Nam Á, cho dù chúng ta có muốn hay không”, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Chatib Basri bình luận.

Theo thông lệ, lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ chụp ảnh chung lưu niệm trong trang phục truyền thống của nước chủ nhà Indonesia. Tổng thống Obama không thể cùng có mặt để chụp bức ảnh biểu tượng này.

Sự thiếu vắng của tổng thống Mỹ không chỉ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực về chiến lược, mà còn gây ra sự hụt hẫng cho nhiều vị lãnh đạo với các góc độ khác nhau.

“Chúng tôi thực sự mong muốn ông Obama có mặt ở đây, để chứng minh rằng Indonesia là địa chỉ an toàn cho du lịch”, Bộ trưởng Du lịch Indonesia Noviendi Makalam chia sẻ. Tuần này là dịp kỷ niệm 11 năm vụ khủng bố ở đảo Bali khiến 202 người, mà đa phần là khách phương Tây, thiệt mạng.

Thủ tướng Australia Abbott thất vọng vì sẽ không được chụp hình chung với ông Obama. “Thủ tướng Abbott có lẽ sẽ phải đợi một dịp khác”, Ngoại trưởng nước này, bà Julie Bishop cho biết.

Đức Dương (Theo AFP)

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!