Người đàn ông Mỹ cao lớn gầy gò chụp trong tấm ảnh lừng danh năm 1945, đứng ngay giữa ông Hồ và ông Giáp, chính là Henry A.Prunier, đã hắt hơi cuối cùng vào tháng 3 năm 2013, thọ 91 tuổi.
Cali Today News – Người đàn ông Mỹ cao lớn gầy gò chụp trong tấm ảnh lừng danh năm 1945, đứng ngay giữa ông Hồ và ông Giáp, chính là Henry A.Prunier, đã hắt hơi cuối cùng vào tháng 3 năm 2013, thọ 91 tuổi.
Đó là ông thầy quân sự của Việt Minh. Prunier từng dạy cho Võ Nguyên Giáp, thầy giáo Sử Địa lúc đó chỉ biết cầm phấn, chưa biết cầm súng, muốn ném một quả lựu đạn thì phải làm sao.
Photo: PAUL KAPTEYN
Cùng với 6 chiến hữu, Prunier đã nhảy dù xuống một cái làng cách Hà Nội khoảng 75 dặm về hướng Tây Bắc. Đó là các điệp viên của “Office of Strategic Services” (OSS), tiền thân của CIA, có sứ mạng huấn luyện cho 200 lính Việt Minh trong chiến trận chống người Nhật.
Thuở đó Việt Minh hoan hô hết lòng số vũ khí ít ỏi mà Mỹ viện trợ cho họ để đánh Nhật đang chiếm đóng Đông Dương. Người Mỹ còn giúp chữa trị cho ông Hồ đủ thứ bệnh, từ sốt rét (rất nặng), viêm gan đến các bệnh lỉnh kỉnh khác của ông.
Có thể người Mỹ đã cứu mạng ông Hồ trong thời gian ít ỏi hai tháng trụ lại ở VN. Chính ông đã mời họ đến và họ đến đem theo nhiều loại thuốc trị bệnh quan trọng cho ông, cùng với vũ khí. Trước khi nhảy dù, cấp trên cho Prunier hay: “cơ may sống và trở về là 50%”.
Photo: PAUL KAPTEYN
Cùng với 6 chiến hữu, Prunier đã nhảy dù xuống một cái làng cách Hà Nội khoảng 75 dặm về hướng Tây Bắc. Đó là các điệp viên của “Office of Strategic Services” (OSS), tiền thân của CIA, có sứ mạng huấn luyện cho 200 lính Việt Minh trong chiến trận chống người Nhật.
Thuở đó Việt Minh hoan hô hết lòng số vũ khí ít ỏi mà Mỹ viện trợ cho họ để đánh Nhật đang chiếm đóng Đông Dương. Người Mỹ còn giúp chữa trị cho ông Hồ đủ thứ bệnh, từ sốt rét (rất nặng), viêm gan đến các bệnh lỉnh kỉnh khác của ông.
Có thể người Mỹ đã cứu mạng ông Hồ trong thời gian ít ỏi hai tháng trụ lại ở VN. Chính ông đã mời họ đến và họ đến đem theo nhiều loại thuốc trị bệnh quan trọng cho ông, cùng với vũ khí. Trước khi nhảy dù, cấp trên cho Prunier hay: “cơ may sống và trở về là 50%”.
Lúc đó tuy mới 23 tuổi, song Prunier còn là thông dịch viên tiếng Việt cho người Mỹ, nhờ có biệt tài về ngôn ngữ. Ông nhớ lại: “Ông Văn (Võ Nguyên Giáp) làm tôi chới với khi nghiêng đầu ngó vào nòng đạn súng cối, ông ấy chả biết gì cả, nó mà nổ một cái là ông mất cái đầu liền!”
Prunier qua đời ngày 17 tháng 3 năm nay một cách lặng lẽ tại nhà riêng ở Worcester. Ông là “Khủng Long cuối cùng” trong biệt đội OSS năm 1945, cái “khoảng thời gian vàng” mà đỉnh cao hữu nghị Mỹ-Việt lên đến…vũ trụ.
Nhưng chỉ có hai tháng “ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương”, sau đó hai bên mãi miết đánh nhau tận tình trong nhiều thập niên…
Trường Giang (nguồn New York Times)