Xét riêng ở khía cạnh bảo vệ sức khỏe thì “trượt vỏ chuối” sau kỳ bầu cử tốt hơn nhiều so với làm lãnh đạo quốc gia, bởi người chiến thắng sẽ phải chết sớm hơn kẻ thất bại đến 2,7 năm.

barack-obama-afp-2-copy_nzlbVà vào năm 2015, lúc ông sắp kết thúc 2 nhiệm kỳ – Ảnh: AFP

Đó chẳng phải là nhận định chủ quan, bởi trên đây là kết quả một cuộc nghiên cứu do Tạp chí y khoa Anh quốc tiến hành với 279 nhà lãnh đạo tại 17 quốc gia, khi so sánh tuổi thọ của họ với 261 người đã bị họ đánh bại.

Kết quả cho thấy, trung bình những người đã ở đỉnh cao quyền lực phải “xuống mồ” sớm hơn đối thủ bị đánh bại 2,7 năm. Chưa hết, người chiến thắng cũng phải gánh lấy nguy cơ chết sớm cao hơn 23% so với kẻ buộc phải chọn con đường ít áp lực hơn trên chính trường.
Người chịu “thua kém” nhất mà các tác giả cuộc nghiên cứu phát hiện là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tính toán của cuộc nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của ông kém hơn các đối thủ đã bị ông đánh bại đến 5,7 năm!
Điều này cũng không quá bất ngờ nếu người ta nhìn vào… mái tóc của ông. Sau hơn 6 năm ngồi trong Nhà Trắng, mái tóc đen của Tổng thống Obama đã bạc gần hết.
Cứ phải sống trong tình trạng căng não liên tục làm gia tăng một số loại hormone, trong đó có cortisol, dẫn đến sự gia tăng rủi ro mắc các bệnh tim mạch, Anupam Jena – tác giả cuộc nghiên cứu giải thích.
Nhưng nếu bạn định từ bỏ giấc mơ làm lãnh đạo quốc gia thì hãy suy nghĩ lại, vì cuộc nghiên cứu cũng cho thấy so với thường dân, tuổi thọ của lãnh đạo vẫn cao hơn. Lý do? Làm được tới lãnh đạo quốc gia, sức khỏe của người ta hẳn đã thuộc loại tốt, lại còn thuộc diện “có điều kiện” để được chăm sóc sức khỏe tới tận răng.

Kiều Oanh

Cuộc đời này vốn dĩ là vô thường.

Posted by khaihuy

:

Cuộc đời này vốn dĩ là vô thường.