Li Zhi và em trai Li Peng là một đội hình đáng mơ ước của bất cứ gia đình nào. Anh trai Zhi là người lý trí, tư duy logic và cẩn thận. Em trai Peng là người có khát vọng và tinh thần tự do sáng tạo. Peng, 38 tuổi, luôn mơ ước trở thành một doanh nhân còn Zhi, 41 tuổi, đã có vợ và luôn mong muốn leo lên từng nấc thang của sự nghiệp. Cậu em trai luôn “lôi kéo” anh mình trong nhiều năm. Đến năm 2006, Zhi bỏ công việc kỹ sư kiểm tra chất lượng tại Motorola để về tham gia kinh doanh cùng em mình.
Bộ đôi này đã mở 2 nhà máy tại Trung Quốc và 1 tại Malaysia. Zhi chăm sóc việc lên kế hoạch, cấu trúc và vấn đề pháp lý cho công ty còn Peng tập trung vào nhân sự, vợ anh xử lý hành chính, kế toán.
Zhi là người cứng đầu và anh luôn muốn em trai của mình phải thận trọng hơn nữa. Tuy nhiên, họ rất gắn bó với nhau. Hai anh em Li sống cùng mẹ và vợ sống tại một căn hộ ở phía bắc Thiên Tân.
Gia đình họ chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ sống mà không có Zhi. Vào đầu tháng ba, anh em họ Li đến Kuala Lumpur để kiểm tra nhà máy của công ty. Lên kế hoạch đi nghỉ cùng gia đình tại Hải Nam vào tuần tới nên Zhi đã quyết định bay về nhà trước em mình.
Peng lái xe đưa anh trai đến sân bay. “Trên đường đi, chúng tôi nói chuyện về cuộc sống”, Li nói. Anh hít một hơi thuốc dài rồi nhìn xuống sàn nhà. “Chúng tôi là những người có tính cách khác nhau, nhưng chúng tôi rất thân thiết”.
Zhi lên chuyến bay MH370 của Malaysia vào ngày 8/3. Anh đã biến mất cùng 238 người khác. Các quan chức tin rằng chiếc máy bay đã lao xuống biển nam Ấn Độ Dương rộng lớn. Gia đình không biết nên tin vào điều gì.
Ngồi bên cạnh Peng là vợ Zhi, cô Catherine Yong. Cô và em chồng tới đây để hy vọng sẽ biết được tin tức cập nhật từ các quan chức của hãng hàng không. Yong mặc một chiếc áo thun màu trắng in dòng chữ “sống, yêu và cười” được viết nguệch ngoạc bằng màu xanh lá cây. Cô không trang điểm, đầu tóc rối bù và không có thời gian để đóng gói đồ đạc trước khi đến đây. Những tình nguyện viện đã mua giúp họ quần áo tại gian hàng đồ lưu niệm của khách sạn. Ngoại trừ việc thay đổi khách sạn, cô chưa ra ngoài kể từ khi đến đây vào ngày 12/3.
Cô tự biến mình thành nô lệ của chiếc iPhone khi kiểm tra thông tin hay bằng chứng mới trên đó. “Tôi đọc qua tất cả các giả thuyết và tự hỏi đâu mới là sự thật. Tôi tự đặt câu hỏi và luôn không có đáp án”. Người thân đã cho cô uống thuốc ngủ nhưng khi tỉnh táo lại, cô tiếp tục rơi vào trạng thái giận dữ, tuyệt vọng.
“Nói cho hợp lý thì tôi biết anh ấy không còn sống nữa. Tôi không muốn được an ủi. Tôi chỉ muốn biết sự thật”. Cô và em chồng đã dành cả ngày trong khách sạn Bắc Kinh la hét khi tin tức được cập nhật, khóc lóc trước ống kính máy quay. Họ bỏ lại hàng trăm người, kể cả thân nhân những hành khách đang kéo đến biểu tình trước đại sứ quán Malaysia. Họ cũng không xông vào phòng họp báo tại Kuala Lumpur để tìm câu trả lời.
Họ không muốn làm những việc đó nữa bởi họ biết nó không có tác dụng gì cả. “Tôi không đổ lỗi cho Malaysia hay Malaysia Airlines về sự mất tích của máy bay. Nhưng họ rõ ràng là đang bưng bít thông tin và điều đó thật hèn nhát. Tôi đổ lỗi cho họ về việc cung cấp thiếu thông tin và sự bất tài của họ. Bởi họ đã đưa ra quá nhiều giả thuyết âm mưu”, Peng hét lên.
Họ nghĩ tới sự giúp đỡ của Malaysia. Nhờ thế mà gia đình Li mới có thể giữ liên lạc chặt chẽ với đội tìm kiếm, các quan chức và luật sư.
“Tôi nhìn thấy bóng anh ấy khắp nơi. Tôi không biết về nhà thế nào”, Yong nói, giọng vỡ òa. Tại đó, đứa con gái 5 tuổi của cô vẫn đang hỏi cha ở đâu.
Đêm trước khi lên máy bay trở lại Trung Quốc, Zhi nói với vợ anh bị đau đầu. Những lời cuối cùng cô nói với chồng là “uống vài viên thuốc và đi nghỉ đi. Tôi đã ngắt lời anh ấy. Giọng nói của tôi không được thoải mái. Tôi hối hận vô cùng”. Cô lau nước mắt: “Tôi biết mình không nên nghĩ mãi về điều đó. Nhưng làm thế nào để không nghĩ được đây?”
Vào thời điểm ấy, con gái của họ bị sốt. Và Yong cho rằng đó là điềm báo.
Đội tìm kiếm chuyến bay 447 của Air France bị rơi tại Đại Tây Dương năm 2009 chỉ tìm thấy 50 thi thể trong số 228 nạn nhân. Yong biết điều này. Cô hồi tưởng lại các giai đoạn tìm kiếm máy bay mất tích. Tìm kiếm các thiết bị ghi âm. Không tìm kiếm chúng.
“Nếu họ không bao giờ tìm thấy hộp đen, tôi sẽ tự nhủ anh ấy còn sống và đang hạnh phúc trên một hòn đảo nào đó. Nếu họ không tìm thấy hộp đen và anh ấy đã chết, thì tôi muốn thi thể anh ấy được bảo quản ở đáy đại dương. Tôi không muốn thi thể anh ấy được tìm thấy mà tan nát từng mảnh”, cô nói.
“Người quan trọng nhất trong gia đình tôi 38 năm qua đã biến mất. 50 năm tiếp theo của cuộc đời tôi sẽ rất khác. Rất khác, rất khác”, Li Peng nói.