Luật di trú Mỹ – Kỳ trước tôi đã trình bày Ðiều Khoản 2 của Ðạo Luật Child Status Protection Act (CSPA) và kỳ này tôi xin trình bày tiếp theo Ðiều Khoản 3 của Ðạo Luật Child Status Protection Act.

Ðạo luật này có hiệu lực từ ngày ban hành (tức là ngày 6 tháng 8 năm 2002) và được áp dụng vào những hồ sơ như sau:

  1. Những đơn bảo lãnh (đơn I-130) được chấp thuận mà đơn xin chiếu khán hoặc đơn xin thay đổi tình trạng di trú chưa được quyết định;
  2. Những đơn bảo lãnh (đơn I-130) đang chờ đợi sự quyết định trước khi hoặc sau khi ngày đạo luật được ban hành;
  3. Những đơn đang chờ đợi sự quyết định của Bộ An Ninh Nội Chính (tức là Sở Di Trú) hoặc Bộ Ngoại Giao (tức là Lãnh Sự Hoa Kỳ).
Luật di trú Mỹ: Child Status Protection Act
Luật di trú Mỹ : Child Status Protection Act (Ảnh minh họa)

Nhưng trước khi trình bày những điều khoản đó tôi xin sơ lượt qua những diện bảo lãnh thân nhân. Diện bảo lãnh theo diện thân nhân gồm có 2 loại. Loại thứ nhất là Immediate Relative và loại thứ hai là Family Based Preference.

  1. Diện Immediate Relative là diện bảo lãnh cho Vợ, Chồng, Con độc thân dưới 21 tuổi (con nuôi và con mồ côi cũng được lọt vào diện này), Cha hoặc Mẹ của công dân Hoa Kỳ, và diện này là diện bảo lãnh thân nhân mau nhất so với những diện bảo lãnh thân nhân khác.
  2. Diện Family Based Preference được chia ra làm 5 Preferences (tức là 5 ưu tiên). Ưu tiên 1 được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Ưu tiên 2A được dành cho Vợ, Chồng, hoặc Con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân. Ưu tiên 2B được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của thường trú nhân. Ưu tiên 3 được dành cho những người con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Ưu tiên 4 được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.

CSPA áp dụng cho diện Family Based Preference (diện ưu tiên):

Ðiều Khoản 3 của Child Status Protection Act (CSPA) được áp dụng để ngăn ngừa sự quá 21 tuổi của những người con được thừa hưởng (beneficiaries) của thường trú nhân, và con của người được bảo lãnh (trong những diện như là ưu tiên 3, ưu tiên 4, v.v…). Ðiều khoản này khác với Ðiều Khoản 2 là Sở Di Trú sẽ không dựa vào ngày đơn bảo lãnh nộp để xác định rằng một người dù đã trên 21 tuổi VẪN được coi như là con TRẺ dưới 21 tuổi để được hưởng quyền lợi di trú.

Tuổi của người thừa hưởng tính theo công thức của đạo luật Child Status Protection Act như sau: 1) Tuổi của người thừa hưởng vào ngày đầu tiên của tháng khi ngày ưu tiên đáo hạn hoặc. 2) Tuổi của người thừa hưởng vào ngày đơn bảo lãnh được Sở Di Trú chấp thuận nếu chiếu khán đã đáo hạn khi hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận. Sau đó lấy tuổi của người thừa hưởng trừ đi số ngày từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận, và đó sẽ là tuổi của thừa hưởng tính theo đạo luật Child Status Protection Act với điều kiện người thừa hưởng nộp đơn xin chiếu khán hoặc thay đổi tình trạng di trú trong vòng 1 năm khi ngày ưu tiên đáo hạn.

Ðể áp dụng công thức của đạo luật CSPA, trước tiên chúng ta phải tính tuổi hiện tại của người thừa hưởng trước khi trừ tuổi. Như tôi đã trình bày vừa rồi 1) tuổi của người thừa hưởng vào ngày đầu tiên của tháng khi ngày ưu tiên đáo hạn hoặc 2) tuổi của người thừa hưởng vào ngày đơn bảo lãnh được Sở Di Trú chấp thuận nếu ngày ưu tiên đã đáo hạn khi hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận. Ðiển hình là ngày ưu tiên đáo hạng của hồ sơ bảo lãnh là tháng 6 năm 2008 thì chúng ta phải tính vào ngày 1 tháng 6 năm 2008 tuổi của người thừa hưởng là bao nhiêu vì đó là ngày đầu tiên của tháng khi ngày ưu tiên đáo hạn. Nhưng nếu chiếu khán đã đáo hạn vào tháng 6 năm 2008 nhưng hồ sơ chưa được Sở Di Trú chấp thuận cho khi tới ngày 10 tháng 7 năm 2008 thì chúng ta phải tính vào ngày 10 tháng 7 năm 2008 tuổi của người thừa hưởng là bao nhiêu.

Sau khi tính được tuổi của người thừa hưởng thì chúng ta dùng tuổi của người thừa hưởng trừ đi số ngày từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận và đó sẽ là tuổi của người thừa hưởng theo đạo luật CSPA.

Ðiển hình là người bảo trợ nộp đơn bảo lãnh cho người Anh (Diện Ưu Tiên 4). Dưới diện Ưu Tiên, thì gia đình (tức là Vợ hoặc Chồng và những người con dưới 21 tuổi) của người được bảo lãnh sẽ được hưởng chung một hồ sơ. Khi người Em nộp đơn bảo lãnh cho người Anh thì người Anh có vợ và một người con đúng 9 tuổi. Khi ngày ưu tiên đáo hạn, thì người con là 21 tuổi và 10 tháng. Thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 12 tháng. Tuổi của người đó sẽ được thục xuống 12 tháng. Người con sẽ được xác định là 20 tuổi và 8 tháng và người đó sẽ được tiếp tục xác định rằng là dưới 21 tuổi và sẽ được tiếp tục chung một hồ sơ với người Cha.

Tuy nhiên quí vị cũng nên lưu ý là tuổi của người thừa hưởng theo đạo luật CSPA chỉ được áp dụng với điều kiện người thừa hưởng phải nộp đơn xin chiếu khán hoặc thay đổi tình trạng di trú trong vòng 1 năm khi ngày ưu tiên đáo hạn.

Ðiển hình là khi một công dân Hoa Kỳ bảo lãnh cho người con độc thân trên 21 tuổi và người cháu nội. Lúc nộp đơn bảo lãnh người cháu nội được 20 tuổi. Sáu năm sau, tức là người cháu nội được 26 tuổi, ngày ưu tiên đáo hạn nhưng hồ sơ bảo lãnh chưa được Sở Di Trú chấp thuận cho tới 1 năm 10 ngày sau khi ngày ưu tiên đáo hạn, lúc đó người cháu nội được 27 tuổi 10 ngày, thì Sở Di Trú mới chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Cho nên tuổi của người thừa là 27 tuổi 10 ngày trừ đi thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 7 năm 10 ngày. Tuổi tính theo đạo luật CSPA thì người cháu nội chỉ có 20 tuổi thôi. Nhưng vì người cháu nội này không nộp đơn xin chiếu khán trong vòng 1 năm ngày ưu tiên đáo hạn vì hồ sơ bảo lãnh chưa được Sở Di Trú chấp thuận cho tới khi 1 năm 10 ngày sau cho nên người cháu nội này không được áp dụng đạo luật CSPA.

Một điển hình nữa là người bảo lãnh là thường trú nhân nộp đơn bảo lãnh cho người Con. Khi đơn bảo lãnh nộp, người con đó độc thân và mới có 15 tuổi (Diện Ưu Tiên 2A). Khi ngày ưu tiên tới hạn, thì người con đó là 21 tuổi và 10 tháng. Thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 9 tháng. Tuổi của người đó sẽ được trừ đi 9 tháng. Người con sẽ được xác định là 21 tuổi và 1 tháng và người đó sẽ không được tiếp tục xác định rằng là dưới 21 tuổi và sẽ bị chuyển sang Diện Ưu Tiên 2B (diện ưu tiên cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân).

Darren Nguyen Ngoc Chuong – Người Việt Online
Nam.Nguyen

Nam Nguyễn

Nam.Nguyen

Posted by Nam.Nguyen

: